Vi Anh
Ngày 19 tháng 10 năm 2011, trên trang web của mình, tạp chí Nature phản ứng việc TC lạm dụng khoa học cho mưu đồ chánh trị của TC bằng một bài bình luận của Ban Biên Tập và một bài viết của tác giả liên quan đến việc làm bậy của TC.
Bài bình luận của Nature nói thẳng thừng “Mọi bản đồ chính trị nhằm mục đích thúc đẩy các đòi hỏi lãnh thổ đều không có chỗ đứng trong các bài báo khoa học.” Bản đồ nhằm thúc đẩy đòi hỏi lãnh thổ mà tạp chí Nature nói là tấm bản đồ TC đã đơn phương chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, theo đó TC tự nhận thuộc chủ quyền không thể tranh cãi được của TC gồm 80% vùng biển mà VN gọi là Biển Đông của VN và VN nhiều lần phản biện lời đơn phương xác nhận của TC.
Cái bậy nhứt là nhà cầm quyền TC quá coi thường giới khoa học và độc gỉả của báo cũng như người dân trên thế giới. Đó là nhà cầm quyền CS Bắc Kinh đã buộc các tác giả Trung Quốc phải lồng vào các bài báo gởi cho các tạp chí khoa học như Nature đăng bản đồ hình lưỡi bò do nhà cầm quyền CS Bắc Kinh đơn phương đưa ra.
Và còn bậy hơn nữa, là nhiều khi những bài báo khoa học đề tài không dính líu gì đến vùng biển này mà TC cũng buộc phải lồng vào. Bài bình luận của Narure nhận thấy “Trong một chiều hướng phát triển đáng ngại, ngày càng có nhiều tấm bản đồ trong đó có một đường gián đoạn bao trùm hầu như toàn bộ Biển Nam Trung Hoa [tức Biển Đông] biểu thị sở hữu của Trung Quốc, được các nhà khoa học Trung Quốc lồng vào những bài báo khoa học của họ. Cũng dễ hiểu là giới khoa học gia và công dân các nước lân cận cảm thấy bị chọc tức vì các tấm bản đồ đó, mà trong đa số trường hợp không liên quan gì đến chủ đề bài báo mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố”.
Tạp chí Nature xác định: “Việc lồng các đường gián đoạn vào bản đồ không phải là một nhận xét khoa học - đó là một nhận định, và có dấu hiệu cho thấy là chính quyền Trung Quốc đã ra lệnh [cho các nhà khoa học Trung Quốc] làm việc này. Đó là một yêu sách về chủ quyền lãnh thổ, và được đưa ra không đúng chỗ”.
Tạp chí Nature còn đăng một bài báo khác trên Nature vể việc làm bậy của TC có dẫn chứng hai bằng cớ cụ thể về viêc TC buộc các nhà khoa học tác giả đưa hình lưỡi bò vào bài báo gởi các tạp chí khoa học đăng. Đó là bài “Angry words over East Asian seas” (tạm dịch: “Những lời lẽ phẫn nộ về các vùng biển Đông Á”) của nhà báo David Cyranoski. Trong đó tác giả đưa ra bằng cớ. Trong một bài viết về biến đổi khí hậu tại Trung Quốc được chính tờ Nature đăng vào năm ngoái, tác giả người Trung Quốc lại đưa vào tấm bản đồ Trung Quốc trên đó 80% Biển Đông như thuộc lãnh hải của TC.
Không phải TC chỉ lập lờ đánh lận con đen trên Tạp Chì Nature, mà TC làm trên nhiều tạp chí khoa học như Climatic Change và Science. Không phải những nhà khoa học VN trong ngòai nước mà nhiều nhà khoa học các nước khác trên thế giới đã lên tiếng tố cáo việc lạm dụng các tấm bản đồ kiểu như trên, trên Nature cũng như hai tạp chí khoa học Climatic Change và Science.
Tạp chí Nature vạch trần thủ đoạn đen tối của CS Bắc Kinh. Nature phối kiểm và kiểm chứng và đưa ra một số lời thú thật của các nhà khoa học gởi bài đăng. Quí vị tác giả những bài báo này xác nhận rằng quí vị ấy được chỉ thị của chính quyền để lồng các tấm bản đồ còn trong vòng tranh cãi vào trong các bài nghiên cứu của họ.
Hai bằng cớ cụ thể có tên người hẵn hòi. Bài báo nêu lên hai trường hợp cụ thể. Một là nhà nghiên cứu Thiệu Tuyết Mai (Xuemei Shao) của Viện Nghiên cứu Địa lý và Tài nguyên Thiên nhiên tại Bắc Kinh đã từ chối đề nghị tạp chí Climatic Change yêu cầu Bà chỉnh sửa tấm bản đồ “lưỡi bò” mà bà đã lồng vào một bài viết đã đăng, với lời giải thích rằng sở dĩ bà đã lồng bản đồ đó vào bài báo, đó là do yêu cầu của chính phủ Trung Quốc.
Bằng cớ thứ hai. Ô. Phương Tinh Vân (Jingyun Fang), một chuyên gia về biến đổi khí hậu thuộc Đại học Bắc Kinh, đồng tác giả bài viết trên Nature giải thích tại sao lồng bản đồ “lưỡi bò” vào bài viết, đó là vì ông phải tuân theo luật pháp của Trung Quốc (tức phải dùng bản đồ đường lưỡi bò).
Lật tẩy quá rõ ràng, quá đủ để Tạp chí Nature kết luận. Tự hậu để tránh lạm dụng khoa học để tuyên truyền và thực hiện mưu đồ chánh trị như những vụ mà TC đã làm nêu trên, ban biên tập Nature đã loan báo một quyết định dứt khoát: Giành quyền can thiệp vào những bài viết bị xét là có vấn đề, yêu cầu tác giả tự điều chỉnh, và nếu tác giả không làm, thì chính tạp chí Nature sẽ làm.
http://www.dangnguoivietyeunguoiviet.org/
https://sites.google.com/site/tochucnguoivietyeunguoiviet/
No comments:
Post a Comment