(THƯỢNG KHẨN & QUAN TRỌNG) GÓP Ý 22 : CÓ THỂ KIỆN TỘI ÁC CÁC LÃNH ĐẠO CSVN & BỌN TAY SAI SÁT NHÂN KHÔNG? - CHIẾN DỊCH VẬN ĐỘNG ĐƯA CSVN VÀO DANH SÁCH CPC
Trân trọng kính chuyển để QUÝ VỊ tham khảo, phổ biến rộng rãi trong ngòai nước và vui lòng đóng góp ý kiến xây dựng về vụ khiếu kiện tội ác các Lãnh đạo đảng CSVN và bọn tay sai sát nhân.
Kính mến,
Bs LÊ Thị Lễ
ĐẠI TÁTRẦN THOMAS (tdtran747@gmail.com) viết :Kính chuyển đọc với sự tán thành ý kiến của BS Lê Thị Lễ: Vi phe Ta NÓI MÀ KHÔNG LÀM nên csVN KHÔNG CHÙN TAY.
LS NGUYỄN THÀNH : KHẲNG ĐỊNH CÓ QUYỀN ĐEM BỌN TỘI PHẠM VIỆT CỘNG RA TRƯỚC TÒA ÁN QUỐC TẾ - Ls TRẦN THANH HIỆP : KHẲNG ĐỊNH KHÔNG THỂ KIỆN TỘI ÁC CSVN TRƯỚC TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ
Kính chuyển để Quý Vị tham khảo, phỗ biến rộng rãi khắp thế giới trên mọi phương tiện truyền thông báo chí. Ls NGUYỄN THÀNH khẳng định đồng bào hay thân nhân nạn nhân bạo quyền CSVN có quyền kiện tội ác CSVN ra trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế(TAHSQT) và các Tòa Án Quốc Gia Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Canada, Bỉ, trong khi đó Ls TRẦN THANH HIỆP khẳng định đồng bào nạn nhân ác quyền CSVN không thể kiện tội ác CSVN trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế mà chỉ có quyền kiện trước ba Tòa Án Hình Sự Tây Ban Nha, Bỉ, Hoa Kỳ.
Chúng tôi trân trọng đề nghị Quý Vị Luật gia, Luật sư, Trí Thức, Nhân Sỉ trong lẫn ngòai nước vui lòng :
- đóng góp ý kiến về sự mâu thuẩn của hai vị Luật Sư kê trên liên quan đến kiện tội ác CSVN trước Tòa Án Hình Sự Quốc Tế ?
- cố vấn, hợp tác, tích cực ủng hộ tinh thần lẫn vật chất cho UBTTTAĐCSVN do Ô. LIÊN THÀNH KHỞI XƯỚNG TRƯỚC TÒA ÁN HÌNH SỰ QUỐC TẾ để nghiêm trị bọn Lãnh đạo tà quyền CSVN và bọn tay sai giết hại dân lành một cách rừng rú cực kỳ dã man vô nhân đạo.
- hướng dẫn cộng đồng người Việt tị CSVN tại quốc gia Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Canada, Bỉ đồng ký đơn kiện tập thể nộp tại tại Tòa Án Hình Sự quốc gia mình cư ngụ để Tòa án địa phương ra lệnh, truy nã, bắt giam, nghiêm trị những tên Lãnh đạo CSVN và bọn sát nhân nếu chúng xuất hiện bất cứ tại các nước nào thuộc Cộng Đồng Chung Âu châu, Hoa Kỳ hoặc Canada.
Theo thiển ý chúng ta:
- cứ nhờ Tổ Hợp Luật Sư Quốc Tế nộp hồ sơ khiếu kiện mới biết Tòa Án Hình Sự Quốc Tế chấp nhận hay không?
- nhờ các Luật Sư, Luật Gia (ViệtNam hay gốc Việt) yêu nước thương dân nộp hồ sơ tại 6 quốc gia có thẩm quyền kê trên, để truy nả, trị tội bọn tội phạm CSVN, khủng bố, tra tấn, tàn sát man rợ dân lành và quân dân cán chính VNCH từ Tết Mậu Thân cho đến ngày hôm nay.
- sao tài liệu hồ sơ của ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC CỘNG SẢN VIỆT NAM và BẢN CÁO TRẠNG TỘI ÁC CSVN đã có sẳn (bổ túc thêm nếu cần) để nộp cho các Tòa Án Hình Sự.
Kính mến,
Bs LÊ Thị Lễ
Chiến dịch vận động đưa VN trở lại danh sách CPC
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-10-15
Sáng ngày 14/12/2010, hàng trăm công an được trang bị xe ủi kéo đến đập phá 2 cơ sở của Giáo Hội Mennonite Việt Nam tại Quận 2- Sài Gòn.
Năm người này đã dành cho Quỳnh Chi của Đài Á Châu Tự Do một cuộc thảo luận về đợt vận động này.
Ủy Ban Vận Động CPC
Ông Nguyễn Tấn Lạc tại buổi lễ ra mắt Ủy Ban Vận Động CPC. Photo courtesy of wordpress.com.
Quỳnh Chi: Dạ vâng. Xin phép cho Quỳnh Chi được hỏi rõ hơn là mục đích của chuyến đi này là vận động đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC hay là như thế nào, thưa quý vị?
Trần Văn Minh: Dạ vâng. Cái này là có hai mục đích. Mục đích chính, mình thấy có luật hay thường được nhắc tới là vận động để đưa Việt Nam vào danh sách CPC, ngoài ra chúng tôi còn có một nhiệm vụ nữa là vận động Quốc Hội, tại vì hiện giờ Quốc Hội đang có một số những dự luật nhân quyền ở Quốc Hội.
Thường thường mọi năm khi vận động danh sách CPC thì cái luật đó phải dựa vào sự quyết định của Bộ Ngoại Giao, nhưng mà về vấn đề đấu tranh thì mình có con đường khác, mình có thể đi qua việc đó tức là mình vận động Quốc Hội để ra những dự luật về nhân quyền Việt Nam, khi mà dự luật được thông qua thì nó không phải qua Bộ Ngoại Giao nữa. Kỳ này có một số dự luật mà nếu được thông qua thì cũng gần gần tương đương như là dự luật CPC.
Tự do tôn giáo cho VN
Nhã Trân: Dạ thưa, chúng tôi lên đây có khoảng 3 ngày. Sang Hoa Thịnh Đốn này thì trước hết, mục tiêu chính là đến Quốc Hội vận động, và vận động Thượng Viện thông qua những dự luật đang còn bị “pending”, tức là chưa được Thượng Viện phê chuẩn, chúng tôi ráo riết vận động và cố gắng tích cực làm những cuộc hẹn với những vị thượng nghị sĩ Mỹ mà ủng hộ về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam xưa nay. Tất cả những tiểu bang có đông người Việt như là Texas, California, North Carolina này kia chúng tôi đều đến.
Và chúng tôi để lại cho họ những “information”, những hồ sơ vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ cũng như kêu gọi họ thông qua những dự luật đang còn chờ được phê chuẩn.Ngoài ra chúng tôi cũng vận động là tất cả những thượng nghị sĩ khác ở trong tòa nhà Quốc Hội mà chúng tôi có thể thì chúng tôi đi đến từng văn phòng trình bày lý do, tôn chỉ, mục đích của chúng tôi. Và chúng tôi để lại cho họ những “information”, những hồ sơ vi phạm tự do tôn giáo và nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ cũng như kêu gọi họ thông qua những dự luật đang còn chờ được phê chuẩn.Nhã Trân
Quỳnh Chi: Xin phép cho Quỳnh Chi cắt lời chị. Chị vừa nói là đưa những thông tin về tự do tôn giáo ở Việt Nam cho các thượng nghị sĩ ở Hoa Kỳ biết, thì không biết chị đưa thông tin về trường hợp nào thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam, thưa chị?
Nhã Trân: Dạ thưa, chúng tôi gần như thu thập tất cả những vụ nổi bật kể từ sau khi Việt Nam được Hoa Kỳ, nói cụ thể là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra khỏi danh sách CPC sau năm 2006, thì có rất là nhiều vụ mà những vụ nổi bật chúng ta có thể biết như là đàn áp bên Công Giáo, đàn áp bên Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo.
Chẳng hạn như bên Công Giáo thì có những vụ như giáo xứ Thái Hà bị cưỡng chiếm đất đai, giáo dân cũng như các vị lãnh đạo, các linh mục bị làm khó dễ, bị bắt bớ, trấn áp, tù đày, v.v.
Rồi bên Phật Giáo thì chẳng hạn như trường hợp của Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, rồi những đạo khác mà chúng tôi biết. Ngoài ra còn có những vấn đề như là vụ giáo xứ Đồng Chiêm, vụ Tam Tòa, vụ Cồn Dầu, và ngay cả vụ Làng Mai của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
Tăng sinh rời Bát Nhã hồi năm 2009. Photo courtesy of langmai.org
Quỳnh Chi: Nhân nói về vấn đề tự do tôn giáo thì như quý vị đã biết có những dư luận cho rằng hiện nay tại Việt Nam có nhiều nhà thờ, có nhiều chùa chiền thì người ta dựa vào đó người ta thấy rằng ở Việt Nam có tự do tôn giáo bởi vì có sự tự do thờ phượng, quý vị có bình luận nào đối với những ý kiến đó?
Trần Văn Minh: Câu hỏi của cô có hai vấn đề, một bên là phía Việt Nam, một bên là phía chính quyền Hoa Kỳ. Bên phía chính quyền Hoa Kỳ thì liên quan đến về vấn đề bang giao, họ thiên về chuyện bang giao, chúng tôi nghĩ như vậy. Nhưng mà về phía Việt Nam của mình, cộng đồng người Việt của mình có thể là mình chưa tạo được những áp lực đủ mạnh để cho người ta có thể thay đổi ý kiến về vấn đề đàn áp tôn giáo ở Việt Nam. Nhưng mà về bên phía nhà cầm quyền cộng sản thì vấn đề tự do tôn giáo mà họ nói là tự do tôn giáo là chuyện đi nhà thờ thì cái đó chỉ là một phần thôi. Về vấn đề tự do tôn giáo nó còn bao gồm nhiều thứ.
Tôi xin nói tiếp. Về vấn đề cụ thể, theo lời Linh mục Nguyễn Như Thể, thử hỏi chính phủ cộng sản Việt Nam có cho phép người đi tu ở các chủng viện được tự do đi tu như thuở trước chưa? Sau khi linh mục đã thành tài thì chính quyền cộng sản Việt Nam có bao giờ chấp nhận cho họ trở thành linh mục chưa? Có khi nào tất cả các nhà xứ được mở trường dạy theo như tinh thần giáo dục dân tộc thuở xưa chưa? Có khi nào bất cứ một tôn giáo nào, của một nhà thờ nào được mở một “account” tự nhiên chưa?
Tin tưởng
Công an ngăn chặn buổi hành lễ nhân Ngày Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ tổ chức tại An Giang trước đây. Photo courtesy PGHH.org
Đặng Kim Trang: Tôi là Đặng Kim Trang, Phó chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam San Diego, thì ngày hôm qua chúng tôi đã dùng hết ngày đi trong Quốc Hội, đi gặp hầu hết các văn phòng của các thượng nghị sĩ. Chúng tôi đã đưa tất cả những tài liệu, bằng chứng về sự đàn áp tôn giáo và nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho tất cả các văn phòng của các thượng nghị sĩ đó.
Như chiều nay chúng tôi có những buổi họp báo và gặp các vị dân biểu khác nữa, thì chúng tôi tin tưởng và hy vọng chuyến đi và công việc làm này của chúng tôi có sự thành công và có được sự hỗ trợ của tất cả người Việt hải ngoại, và cũng sẽ có sự hỗ trợ của người Mỹ - những vị dân cử nhìn thấy những nỗ lực của chúng tôi.
Và đây là lần đầu tiên tất cả các đại diện của các cộng đồng Việt Nam và các đảng phái hợp lực cho cuộc vận động này, thì với sức mạnh như thế tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ có những thành công trong tương lai.Và đây là lần đầu tiên tất cả các đại diện của các cộng đồng Việt Nam và các đảng phái hợp lực cho cuộc vận động này, thì với sức mạnh như thế tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ có những thành công trong tương lai. Hiện tại thì chưa dám nói, nhưng mà chúng tôi tin tưởng sự tốt đẹp sẽ xảy ra, thưa cô.
Đặng Kim Trang
Quỳnh Chi: Dạ vâng. Nhưng mà theo như tôi được biết và chúng ta cũng đã thấy là trong các cuộc họp báo của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam thì họ luôn luôn bảo là nhân quyền ở Việt Nam được bảo đảm trong hiến pháp và trong thực tế.
Trần Văn Minh: Xin trả lời cô. Nói về Việt Nam mình nhìn thấy là có hai bộ luật khác nhau: một là bản hiến pháp của Việt Nam thì nó bảo đảm tất cả những thứ quyền tự do của công dân, nhưng mà bản hiến pháp đó chỉ được dùng để treo tường thôi, còn trong thực tế thì nhà cầm quyền cộng sản ra những nghị quyết, những sắc lệnh thì chính những sắc lệnh đó hoàn toàn đi ngược lại những quy định của bản hiến pháp của họ để kiềm chế quyền tự do của công dân. Người ta nói là những quyền tự do đều có trong hiến pháp, điều đó đúng, nhưng mà thực sự bản hiến pháp đó chỉ để treo tường thôi.
Quỳnh Chi: Vâng. Xin cảm ơn quý vị đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Nhã Trân: Vâng. Xin cảm ơn Đài Á Châu Tự Do và chúng tôi rất hân hạnh được trả lời cuộc phỏng vấn của quý vị.
Theo dòng thời sự:
- Cuộc vận động đưa VN trở lại danh sách CPC
- USCIRF yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC
- Nhân quyền ở VN ngày càng tệ
- HWR yêu cầu VN trả tự do ngay cho các tín đồ Công giáo
- Chiến dịch trấn áp tại giáo phận Vinh
- Thực trạng tôn giáo tại Việt Nam và khu vực
- Việt Nam bị đề nghị vào lại danh sách CPC
- Bức thư chung kêu gọi đưa VN vào danh sách CPC
- Dân biểu Mỹ can thiệp về nhân quyền VN
- Diến biến vụ đàn áp Bát Nhã
No comments:
Post a Comment