CÔNG TRÌNH NGÀY TẬN THẾ
tka23 post
Căn cứ hoả tiển đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân ở Montana là 1 trong 3 căn cứ hoả tiển đạn đạo lớn nhất ở Mỹ. Tại đây có 1/3 tổng số hoả tiển đạn đạo mang tên "Dân binh 3", với 150 hầm phóng và 15 trung tâm chỉ huy. Chính vì vậy, căn cứ này được gọi là "Công trình ngày tận thế".
Tuy xây dựng tại vùng núi, dân cư thưa thớt, công nghiệp chưa phát triển nhưng hệ thống đường giao thông bên ngoài căn cứ cũng là đường giao thông trong nội bộ, giữa các hầm phóng và trung tâm chỉ huy rất hoàn thiện. Những hoả tiển nằm trên bệ phóng được giấu trong các hầm ngầm, phía trên được ngụy trang một lớp tuyết dày, xung quanh được điểm bởi những cây sam rợp bóng mát.
Hiện nay toàn nước Mỹ có 450 hoả tiển đạn đạo phân bổ ở 3 căn cứ, một ở bang Montana, một ở bang Wyoning và một ở bang Bắc Dakota. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ tiết lộ: Cơ quan chỉ huy căn cứ hoả tiển gồm 2 bộ phận:
Bộ phận hành chính và bộ phận kỹ thuật.
Bộ phận hành chính phụ trách phần nhân sự và đời sống của sĩ quan và binh lính trong căn cứ, còn bộ phận kỹ thuật phụ trách các hầm phóng và trung tâm chỉ huy. Các trung tâm chỉ huy đều xây dựng theo hình bầu dục, nằm sâu trong lòng đất từ 12 đến 30m, phía trên là một nhà làm việc. Mỗi trung tâm có 2 sĩ quan trực , chịu trách nhiệm điều khiển 10 hầm phóng.
Trong mỗi trung đội, thường xuyên có 2 trung tâm chỉ huy được chỉ định là trung tâm trực . Khi một trung tâm chỉ huy nào đó trong trung đội xảy ra trở ngại , theo lệnh trên các trung tâm khác đều có thể điều khiển được các hầm phóng trong trung đội của mình.
Để bảo đảm an toàn cho căn cứ, khoảng cách giữa các trung tâm chỉ huy từ 10 đến 20 km và từ trung tâm chỉ huy đến hầm phóng là 5,5 km. Theo điều lệnh của quân đội Mỹ, mỗi hầm phóng do một nhóm nhân viên phụ trách, thường trực 24/24 giờ trong ngày.
Mỗi nhóm ngoài lính bảo vệ và nhân viên giúp việc ra, còn 3 sĩ quan kỹ thuật, trong đó 2 sĩ quan làm nhiệm vụ trực , 1 người theo dõi các mệnh lệnh của cấp trên qua máy tính, một người phụ trách trọng yếu. Khi nhận được chỉ thị của Tổng thống hoặc Lầu Năm Góc (tức Bộ Quốc phòng) chỉ trong vòng 22 giây họ có thể vặn chìa khóa để phóng. Công tác này các sĩ quan trực đã tập luyện đến thuần thục.
Để tránh những nhầm lẫn gây tai họa, chỉ lệnh phóng bao giờ cũng phải do 2 trung tâm chỉ huy cùng thực hiện, bất kỳ trung tâm nào đơn độc phóng đều vô hiệu.
Hệ thống hầm phóng ở Bang Montana được xây dựng trong "vùng cấm" rộng 20.000m2. Bất kể là từ ngoài nhìn vào hay từ trên máy bay nhìn xuống căn cứ này thì ngoài một vài ngôi nhà làm việc ra, tất cả đều “tàng hình”.
Nhằm phòng chống gián điệp và các phần tử khủng bố lọt vào căn cứ, công tác bảo vệ được tổ chức hết sức chặt chẽ. Đơn vị chủ lực làm nhiệm vụ bảo vệ là Lữ đoàn Kỵ binh Montana , gồm những tay súng thiện xạ được trang bị cả máy bay trực thăng và xe bọc thép.
Ngoài ra, còn có cả lực lượng cảnh sát, cảnh sát mặc thường phục và dân quân địa phương cùng phối hợp làm nhiệm vụ
theo Thời báo Quốc phòng
No comments:
Post a Comment