Photo courtesy Vietnamnet
Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Minh Phong, bà Phạm Chi Lan, Nhà báo Nguyễn Quang Thiều, ông Thân Đức Việt trong buổi thảo luận trực tiếp "Giải pháp với hàng Trung Quốc chất lượng thấp"
Trách nhiệm và quyền hành Đại sứ quán TQ tại Việt Nam?
Tin tường thuật về sự kiện này trên blog Người buôn gió và Diễn đàn điện tử X-Cafevn, buộc nhiều người tự hỏi: Tại sao một nhân viên ngoại giao, chỉ giữ vai trò tham tán kinh tế - thương mại trong đại sứ quán của một quốc gia, lại có thể hành xử như vậy trên lãnh thổ của một quốc gia khác?...
Ngoài việc yêu cầu chính quyền Việt Nam khuyến cáo các tờ báo Việt Nam đã dè bỉu chất lượng hàng hoá của Trung Quốc, ông Hồ Tỏa Cẩm còn bày tỏ với đại diện chính quyền Việt Nam rằng, Trung Quốc không hài lòng việc hai chuyên gia kinh tế Việt Nam là bà Phạm Chi Lan và ông Nguyễn Minh Phong đã có những phát biểu, mà ông Hồ Tỏa Cẩm nhận định là “thiếu tinh thần hữu nghị”.
Ngoài việc yêu cầu chính quyền Việt Nam khuyến cáo các tờ báo Việt Nam đã dè bỉu chất lượng hàng hoá của Trung Quốc, ông Hồ Tỏa Cẩm còn bày tỏ với đại diện chính quyền Việt Nam rằng, Trung Quốc không hài lòng việc hai chuyên gia kinh tế Việt Nam là bà Phạm Chi Lan và ông Nguyễn Minh Phong đã có những phát biểu, mà ông Hồ Tỏa Cẩm nhận định là “thiếu tinh thần hữu nghị”.
Bà Phạm Chi Lan – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam và ông Nguyễn Minh Phong - Viện nghiên cứu Kinh tế Xã hội Hà Nội đã phát biểu những gì?
Vài tháng qua, trong khi doanh nghiệp Việt Nam đang điêu đứng vì kinh tế suy thoái, doanh thu liên tục sụt giảm thì hàng Trung Quốc giá rẻ, chất lượng kém vẫn ùn ùn tràn vào Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường nội địa.
Đây cũng là lý do khiến báo giới Việt Nam đồng loạt lên tiếng. Doanh giới và các chuyên gia kinh tế cùng nhập cuộc để bàn bạc, góp ý với hy vọng tìm ra những giải pháp khả thi, nhằm chống lại thực trạng hàng Trung Quốc đang bóp chết sản xuất nội địa.
Đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh không có
Ngày 16 tháng 6, báo điện tử VietNamNet tổ chức một buổi tọa đàm nhằm tìm giải pháp đối phó với hàng Trung Quốc chất lượng thấp, có sự tham gia của bà Phạm Chi Lan và ông Nguyễn Minh Phong.
Trung Quốc theo đuổi chính sách đã làm gì thì làm tới cùng. Có khi họ không quan tâm nhiều hoặc bất chấp những điều thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh: hàng xấu, hàng độc... Ngay cả đối với dân của họ, họ cũng không quan tâm
Bà Phạm Chi Lan
Tại buổi tọa đàm này, bà Phạm Chi Lan cho rằng, một trong những nguyên nhân giúp hàng Trung Quốc có giá bán rẻ là: Trung Quốc theo đuổi chính sách đã làm gì thì làm tới cùng. Có khi họ không quan tâm nhiều hoặc bất chấp những điều thuộc về đạo lý kinh doanh hay lương tâm kinh doanh: hàng xấu, hàng độc...
Ông Nguyễn Minh Phong tán thành điều đó và góp thêm: Người hàng xóm của chúng ta đã ‘hy sinh’ 750 triệu nông dân nước họ để có giá thành lao động cực thấp, thậm chí với 1USD một ngày họ cũng làm quần quật, chưa kể chi phí của lao động trẻ em, lao động tù nhân.
Người hàng xóm của chúng ta đã ‘hy sinh’ 750 triệu nông dân nước họ để có giá thành lao động cực thấp, thậm chí với 1USD một ngày họ cũng làm quần quật, chưa kể chi phí của lao động trẻ em, lao động tù nhân.
Ông Nguyễn Minh Phong
Và như mọi người đều biết, trong nhiều trường hợp, họ bỏ qua những tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Đấy là điểm mạnh và cũng là điểm yếu của họ. Nếu chúng ta bám được vào ý này, chúng ta sẽ tạo được những điểm mạnh cho chúng ta.
Nếu đối chiếu những nhận định của bà Phạm Chi Lan và ông Nguyễn Minh Phong với các ý kiến phân tích, đánh giá của nhiều chuyên gia, cũng như báo chí trên thế giới về chính sách kinh tế và hàng hoá Trung Quốc, ai cũng có thể thấy những nhận định này không mới.
Vậy thì tại sao Tham tán Thương mại – Kinh tế của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam lại thay mặt chính quyền Trung Quốc, yêu cầu chính quyền Việt Nam phải chấn chỉnh báo chí?
Theo dõi kỹ báo chí Việt Nam, ai cũng có thể thấy, những cảnh báo về hàng hoá Trung Quốc nguy hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng, cũng như tác hại của hàng hoá Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam thường là theo đợt.
Có những giai đoạn như khoảng từ cuối năm 2007 đến đầu năm 2008, gần như không thể tìm thấy những cảnh báo về hàng Trung Quốc trên báo chí Việt Nam, dù tác hại của hàng Trung Quốc tới kinh tế, xã hội, sức khoẻ của người Việt không giảm. Vì sao? Một vài nhà báo trong nước tiết lộ trên các blog của họ. Vì chính quyền Việt Nam cấm đưa những thông tin như thế do sợ chính quyền Trung Quốc nổi giận.
Trung Quốc sẽ dạy cho VN cách quản lý báo chí?
Ông Hồ Tỏa Cẩm không phải là nhân vật đi tiên phong trong chuyện khuyến cáo. Một số nhà báo Việt Nam từng kể rằng, năm 2007, vào lúc nửa đêm, chính quyền Trung Quốc đã “vời” Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc đến để trách mắng vì báo chí Việt Nam dám chỉ trích chất lượng hàng Trung Quốc.
Ông Hồ Tỏa Cẩm không phải là nhân vật đi tiên phong trong chuyện khuyến cáo. Một số nhà báo Việt Nam từng kể rằng, năm 2007, vào lúc nửa đêm, chính quyền Trung Quốc đã “vời” Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc đến để trách mắng vì báo chí Việt Nam dám chỉ trích chất lượng hàng Trung Quốc.
Đây là lý do những thông tin liên quan đến các “đơn đặt hàng” mua vỏ cây, rễ cây, móng gia súc, xương gia súc,... tuy rõ ràng là xuất phát từ Trung Quốc và trở thành tác nhân kích thích các phong trào hủy diệt môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên của Việt Nam, song khi tường thuật về những vấn đề này, báo chí Việt Nam không dám nêu đích danh thủ phạm.
Trong rất nhiều sản phẩm báo chí như tin, bài, phóng sự truyền hình,... tường trình về đủ loại tác hại của các “đơn đặt hàng” như vừa kể từ Trung Quốc hay hàng hoá Trung Quốc, hệ thống truyền thông Việt Nam chỉ dám gọi Trung Quốc là... “nước ngoài”, mạnh dạn hơn thì gọi là... “bên kia biên giới”.
Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy
Ông Dương Danh Dy
Trước đây, trong một lần trả lời phỏng vấn của Đài chúng tôi, ông Dương Danh Dy – cựu Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc, tâm sự như thế này:
Tôi làm việc với Trung Quốc suốt từ năm 1962, đến năm nay về hưu rồi nhưng mà vẫn cứ tiếp xúc, vẫn phải làm với Trung Quốc - anh láng giềng to, khoẻ, lại tham, xấu tính. Mệt lắm! Lúc hữu nghị mình tưởng nó giúp mình hết sức nhưng mà nó luôn luôn tìm cách thọc gậy. Ngay trong những lúc họ giúp đỡ mình to lớn nhất, họ vẫn có ý đồ. Lúc đầu mình không để ý. Cho nên trong một buổi phát biểu gần đây tôi có nói thế này:
Tin mới nhất cho biết, sắp tới sẽ có một đoàn cán bộ quản lý báo chí của Trung Quốc sang Việt Nam để giúp đỡ Bộ Thông tin – Truyền thông của Việt Nam kinh nghiệm về quản lý báo chí!
"Mắt tôi đã từng thấy thế hệ cha anh bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa, thế hệ tôi cũng có lúc bị Trung Quốc mang lòng tin ra để đánh lừa. Tôi hy vọng và mong rằng thế hệ sau tôi không mắc những cái nhược điểm đó.
Liệu giới lãnh đạo Việt Nam có đồng cảm với điều đó? Được biết, trong cuộc gặp mà chúng tôi vừa đề cập, khi
ông Hồ Tỏa Cẩm bảo rằng: Cần phải rút kinh nghiệm cho lần sau, phải có biện pháp triệt để. Không nên để tình trạng cứ đăng như vậy rồi xem xét – bà Quản Duy Ngân Hà, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế của Bộ Thông tin Truyền thông Việt Nam đã hứa sẽ báo cáo lại với các đồng chí có trách nhiệm.
Tin mới nhất cho biết, sắp tới sẽ có một đoàn cán bộ quản lý báo chí của Trung Quốc sang Việt Nam để giúp đỡ Bộ Thông tin – Truyền thông của Việt Nam kinh nghiệm về quản lý báo chí!
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment