VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Wednesday, June 30, 2010

LỊCH SỬ - VĂN HOÁ - GIÁO DỤC

“Hồi Ký” Của Cố Đại Tá Nguyễn Hữu Duệ: Về Gia Đình Nhà Ngô

Nguyen Huu Due
June 30, 2010




Nhân dịp ông Ngô Đình Luyện từ Pháp qua Mỹ thăm Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đang nghỉ ở dòng Đồng Công tại Missouri, lúc ấy gần ngày giỗ Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, nên anh Nguyễn Văn Nghi và tôi mời ông đến San Diego dự lễ giỗ ngày 1 tháng 11, sau đó đến Orange County dự lễ vào ngày 2 tháng 11. Ông đến San Diego sớm, nên ở chơi với tôi hơn một tuần.

Khi ở nhà tôi, tối nào ông và tôi cũng nói chuyện đến khuya, có khi đến 2, 3 giờ sáng. Tôi đã hỏi ông được nhiều chuyện của gia đình, và nhiều việc quốc gia nữa, mà tôi chưa được đọc ở sách nào. Tôi xin kể ra đây để các sử gia có thêm tài liệu về Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và nền Đệ Nhất Cộng Hoà do ông thành lập.



Tại sao Ông Diệm nhận lời về làm Thủ Tướng năm 1954?

Theo lời ông Luyện kể, trước đó, mỗi lần muốn thay đổi Thủ Tướng, Quốc Trưởng Bảo Đại đều mời ông Luyện đến, để nhờ thuyết phục Ông Diệm lập nội các. Nhưng Ông Diệm đều từ chối, vì biết nếu về mà còn người Pháp chỉ huy, thì cũng chả làm được gì, chẳng khác gì khi ông được mời làm thượng thư Bộ Lại ngày Bảo Đại mới lên ngôi.
Ông Luyện và Bảo Đại là bạn thân từ thuở nhỏ, cùng học với nhau thời thơ ấu ở Pháp, vì vậy hai người thân thiết với nhau như anh em ruột. Bảo Đại có nhiều người bạn Pháp cũng như ông Luyện, nhưng đối với ông Luyện thì Bảo Đại thân hơn, vì hai người cùng học một thầy người Việt Nam do triều đình cử sang dạy về lễ nghi, lịch sử và cách xưng hô cùng luật lệ của triều đình Việt Nam, hầu khi Hoàng Đế về chấp chánh thì đã sẵn sàng.
Vị thượng thư mà triều đình cử sang là người cao lớn, đen, và mắt trông hơi dữ dằn. Triều đình hy vọng nhờ vị thầy học này, Hoàng Đế sẽ nể nang hơn. Ông Luyện có nói tên vị thượng thư này cho tôi nghe, nhưng nay tôi quên mất rồi (hình như là cụ thượng Thứ thì phải)
Lúc ấy Hoàng Đế đã khá lớn, ông rất thông minh và thích thú khi học về lịch sử và quyền hạn của nhà vua. Mỗi lần ông đến học, thầy giáo phải quỳ để đón và cách xưng hô rất là kính cẩn, luôn miệng phải thưa là “Tâu Ngài”. Ngoài ra, triều đình cũng cử thêm một số thị vệ để hầu hạ Hoàng Đế nữa.

Vì được trọng vọng như vậy, đôi khi Hoàng Đế mải chơi tennis hay cưỡi ngựa mà bỏ học, ông Luyện lại được thầy sai đi mời Hoàng Đế về. Khi ông đi mời Hoàng Đế, bao giờ ngài cũng về ngay, và xin lỗi thầy. Ông Luyện và Hoàng Đế nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp, xưng “mày tao” (tu-toi) với nhau. Nhưng ở trong lớp thầy Việt Nam thì nói với nhau bằng tiếng Việt, ông Luyện cũng thưa là “Tâu Ngài”. Thầy bao giờ cũng để sẵn bánh kẹo, nhất là chocolat, để Hoàng Đế và ông Luyện ăn, ngoài ra thị vệ phải hầu trà.
Ông Luyện kể thêm: Khi Hoàng Đế hồi loan, Ngài nhiều lần căn dặn ông Luyện khi về nước phải đến gặp ngài. Khi ấy ông Luyện còn phải ở lại để học thêm một thời gian nữa. Sau đó, ông đậu kỹ sư và về Việt Nam được bổ đi coi điền địa của hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, ăn lương ngạch Tây nên khá giầu (điền địa là cadastre). Có lần Hoàng Đế đi kinh lý các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Qui Nhơn, có khâm sứ đi theo, các quan đi đón đông lắm, trong số đó có ông Luyện. Khi gặp ông, ngài ôm chầm lấy và la ông bằng tiếng Pháp: Tại sao khi về không đến thăm tôi? Và vẫn “tu, toi” với ông như khi ở Pháp. Ngài giới thiệu ông với ông khâm sứ rằng “Hai chúng tôi là amis d’enfance”. Và ngài bắt ông Luyện tuần tới phải về thăm ngài.
Khi ông Luyện đến thăm, ngài đón tiếp rất niềm nở và mời hoàng hậu Nam Phương ra giới thiệu, cùng giữ lại ăn cơm gia đình. Hoàng Đế cũng muốn giữ ông Luyện làm việc gần ngài, nhưng ông từ chối.

Sau đó, mỗi lần Hoàng Đế có bạn người Pháp sang thăm, Ngài đều mời ông Luyện về Huế chơi cùng các bạn cũ, và ôn lại những ngày thơ ấu ở Pháp một cách vui vẻ lắm. Sau này, Quốc Trưởng và ông Luyện thường gặp nhau ở Pháp. Khi hội nghị Gènève bắt đầu, ông được Quốc Trưởng mời đến, và được giao cho chức vụ đặc phái viên của Quốc Trưởng, để theo dõi hội nghị và trình thẳng với Quốc Trưởng các diễn tiến của hội nghị. Ông cũng từ chối, viện lý là không có quần áo sẵn sàng và phương tiện di chuyển. Quốc Trưởng nói: “Đây là việc nước và của người bạn thân (ami), ông phải giúp tôi. Còn việc quần áo và phương tiện sẽ có người khác lo cho ông”. Nói rồi ngài gọi ông Quang và ra lệnh ông lo cho ông Luyện tất cả những gì ông cần (tôi không rõ ông Quang là ai?) Ngoài ra ông cũng lưu ý ông Luyện thông báo các diễn tiến hội nghị cho Ông Diệm hay để Ông Diệm rõ tình hình.

Ông Luyện cũng kể rằng, Quốc Trưởng có vẻ hận người Pháp lắm, vì họ đã đặt Ngài vào sự việc đã rồi, và không hề có giới chức cao cấp nào của Pháp bàn với Quốc Trưởng điều gì trước đó cả. Quốc Trưởng cũng lưu ý ông Luyện, là phải giao thiệp mật thiết với phái đoàn Mỹ ở hội nghị. Khi hội nghị sắp kết thúc, chỉ còn bàn cãi về việc chia cắt ở vĩ tuyến nào thì ông Luyện được lệnh Quốc Trưởng liên lạc với phái đoàn Mỹ, để nhờ họ giúp cách nào giữ được Huế cho phía quốc gia.

Sau đó, Quốc Trưởng mời Ông Diệm đến để giao cho chức vụ Thủ Tướng. Ông Diệm từ chối, nhưng Quốc Trưởng cố ép, và nói ngài rất lo lắng cho số phận của những người di cư và cán bộ trung kiên của người quốc gia. Ngài thêm một điều kiện là cho Ông Diệm được toàn quyền về hành chánh và quân đội. Thêm nữa, do sự thúc giục của ông Luyện, ông Cẩn cùng Đức Cha Thục và các cán bộ ở trong nước, nên Ông Diệm nhận lời.
Ông Luyện có đọc cho tôi nghe câu thề bằng tiếng Pháp, vì đã lâu tôi không còn nhớ nguyên văn, nhưng tôi hiểu ý là như vậy. Cách đây ít lâu, tôi có đọc một bài của giáo sư Tôn Thất Thiện nói về việc này, và ghi rõ câu thề bằng tiếng Pháp, tôi nghĩ là đúng.

Tôi hỏi ông Luyện:
- Cháu có nghe nói trước khi về nhận chức, Ông Diệm đã thề hết lòng trung thành với Quốc Trưởng, phải không?
-Tôi không rõ lắm là các Thủ Tướng trước đó có phải thề giữ lòng trung thành với Quốc Trưởng không, nhưng Ông Diệm chỉ thề là hết lòng phục vụ và giữ vững nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Quốc Trưởng. Và Quốc Trưởng cũng nhắc Ông Diệm rằng bất cứ trong trường hợp nào, cũng phải đặt tổ quốc Việt Nam trên hết.

Sau đó, có cuộc nói chuyện riêng giữa Quốc Trưởng và Thủ Tướng, ông Luyện cũng có mặt. Quốc Trưởng nhắc Ông Diệm phải tìm mọi cách đẩy người Pháp đi và củng cố quân đội, đào tạo cán bộ theo người Mỹ v.v…Khi Thủ Tướng về nước, ông Luyện về theo và giúp Ông Diệm mọi việc.

Theo ông Luyện, điều khó khăn nhất là việc đối xử với các giáo phái, và tìm được cán bộ trung kiên. Ông Cẩn đã giúp rất nhiều trong việc này cho miền Trung. Trong Nam, ông Nguyễn Ngọc Thơ là người giúp Thủ Tướng rất nhiều trong việc sắp xếp nhân sự.

Việc đối phó với tướng Nguyễn Văn Hinh và các giáo phái cũng rất khó khăn. Miền Trung thì coi như ủng hộ Thủ Tướng 100%, nhưng trong Nam thì các giáo phái luôn luôn đòi hỏi Thủ Tướng mọi điều. Ngay như Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, là người ủng hộ và quý mến Ông Diệm, cũng nghe người Pháp mà phá chính phủ. Tuy nhiên, các đơn vị ở Bắc rút vào thì ủng hộ Thủ Tướng hết lòng.
Ông Luyện kể sư đoàn Nùng lúc đó đóng ở sông Mao, ông có ra gặp đại tá Wòng A Sáng để nhờ đưa hai tiểu đoàn bí mật vào bảo vệ dinh Thủ Tướng. Đại tá Sáng nhận lời ngay, và hứa nếu cần ông sẽ đem hết lực lượng Nùng vào bảo vệ Thủ Tướng. Phương tiện di chuyển không có, đại tá Sáng phải trưng dụng xe đò, xe lửa để đưa quân vào. Ngoài ra ông Luyện còn gặp trung tá Thái Quang Hoàng, là người đã rút quân ra lập chiến khu để phản đối trung tướng Hinh v.v…

Tôi hỏi ông Luyện về việc giao thiệp với người Pháp và đại sứ Mỹ ra sao, ông kể: Đại Tướng Ely là cao ủy Pháp lúc bấy giờ rất thân với đại tướng Taylor là đại sứ Mỹ, hai người mỗi lần muốn ép Thủ Tướng Diệm điều gì, đều đi cùng với nhau, mặc quân phục, và cùng một ý kiến. Ông Diệm tức lắm và gọi hai ông này là “hai chị bà sơ”. Ngoài mặt thì phải nhượng bộ, nhưng Ông Diệm cứ âm thầm theo đuổi mục đích của mình là lo cho dân di cư và tìm cách trục xuất cho được người Pháp ra khỏi Việt Nam, cùng dẹp bỏ các giáo phái võ trang [...]

ĐỌC TIẾP/ĐỌC THÊM: XIN MỞ http://www.vietthuc.org/ .org
TRÂN TRỌNG
============================================
=======================================================
TỪ ÁP LỰC DÂN CHỦ HÓA VIỆTNAM
TỚI VIỆTCỘNG TỰ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH

LÝ ĐẠI NGUYÊN


Dựa trên ý hướng vươn tới Nhân Chủ Tính của Con Người, lịch sử Nhân Loại tất yếu phải tiến tới cuộc sống Tự Do, Tự Chủ, Sáng Tạo, thế nên môi trường sinh hoạt phải là chế độ Dân Chủ Tự Do Điều Hợp Trọng Pháp. Tức là dùng luật pháp do chính người dân tự do chủ động lựa chọn để điều hợp mọi sinh hoạt gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Trong đó Nhân Quyền là mẫu số chung cho các chính sách Văn Hoá, Giáo Dục, Xã Hội, Kinh Tế, Chính Trị, Cai Trị, Luật Pháp, kể cả về các mặt Khoa Học, Kỹ Thuật và mọi sinh hoạt đối nội, đối ngoại của mỗi Quốc Gia trong đại gia đình nhân loại. Chính vì không tôn trọng Nhân Quyền của người dân nước họ, mà các chế độ độc tài cá nhân, đảng phái toàn trị, tôn giáo toàn thống đều bị cả thế giới coi là các con bệnh thời đại, vừa là mầm mống, vừa là môi trường nuôi dưỡng, phát triển tham ô, khủng bố và dối trá. Nhân loại khinh khi, săm soi, áp lực và tìm mọi biện pháp nhằm đối trị.

Việtnam không may mắn vẫn còn bị nằm trong sự toàn trị của đảng cộng sản độc tài, tham nhũng, dốt nát, khủng bố. Dù đã được đón nhận vào dòng sinh hoạt toàn cầu. Nhưng vẫn bị xem là nước lạc hậu, đại đa số dân chúng còn bị áp bức, nghèo khổ, mức sống tinh thần quá thấp kém, quốc gia chưa đủ khả năng phát triển toàn diện để chủ động hội nhập ngang tầm với quốc tế. Thế nên áp lực dân chủ hóa chế độ để bắt kịp với nhịp tiến triển của thị trường tự do toàn cầu hoá, và dân chủ hóa toàn cầu, không những chỉ là nhu cầu của quốc dân mà cả quốc tế cũng ngày càng đòi hỏi quyết liệt. Khiến cho nội bộ cộng đảng phải tự diễn biến hòa bình để thoát hiểm. Ngày 22/04/2010, một bức thư được tung lên mạng internet, gửi Bộ Chính Trị. Ban Bí Thư và Trung Ương Đảng cộng sản với chữ ký của những cựu tướng lãnh và các nhân vật tên tuổi của cộng đảng, như thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, trung tướng Lê Hữu Đức, trung tướng Nguyễn Văn Mậu thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, thiếu tướng Hữu Anh… và nhiều cán bộ lão thành cao cấp cùng kiến nghị về việc bầu chọn Ban Chấp Hành Trung Ương Đại Hội XI, và quy chế đảng như:

“Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Vìệt gốc nước ngoài vào Ban Chấp Hành Trung Ương”. “Nên để đại hội trực tiếp bầu Tổng Bí Thư”.” Đại hội toàn quốc của đảng lần thứ XI, phải thực sự dân chủ, phải thể hiện tốt tinh thần phê bình, tự phê bình, phải có tính chiến đấu, tranh luận để tìm ra cái đúng cái sai, không nên phát biểu theo đơn đặt hàng”.“Nghiêm túc xem xét và giải quyết khẩn trương, sòng phẳng, triệt để các vụ tiêu cực đã và đang xẩy ra ở Tổng Cực II”. “Đình chỉ công tác và không cơ cấu dự đại hội XI, cũng như không được vào danh sách bầu cử Ban Chấp Hành Trung Ương khóa XI đối với ông Nguyễn Chí Vịnh”.

Đối với 4 nhân vật quyền lực nhất trong đảng hiện nay là tổng bí thư Nông Đức Mạnh, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trưởng ban Văn Hoá Tô Huy Rứa thì lá thư kết luận: “Cả bốn đồng chí đều đã tham gia hai, ba nhiệm kỳ Ban Chấp Hành Trung Ương, những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đồng chí trong đảng và nhân dân sút giảm”. “Mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại Hội XI) các đồng chí thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để lòng tin đối với đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đồng chí không mang tiếng tham quyền, cố vị”. Riêng về Nông Đức Mạnh, cựu trung tướng Lê Hữu Đức bổ sung thêm: “Khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trungquốc”. Đây đúng là giải pháp “tự diễn biến” để cứu đảng. Họ thấy rõ lãnh đạo Việtcộng hiện nay đều tham lam, ngu dốt, dối trá, đã hoàn toàn lệ thuộc vào Trungcộng, để giữ ghế cầm quyền, dẫn tới việc mất chủ quyền dân tộc và quyền lợi của đất nước. Nhưng cả hệ thống giáo dục đào tạo cán bộ và tổ chức của đảng, đã tạo ra một bọn người “mất tính người”, một bầy ký sinh ăn bám trên xương máu, sức lao động của quốc dân, với một hệ thống pháp lý tuỳ tiện, duy ý chí chủ quan độc ác tham tàn gian dối., với tinh thần nô lệ ngoại bang, nhằm củng cố quyền lực độc tài tham nhũng thì kẻ nào được đảng đưa lên ngồi vào ghế của Mạnh, Trọng, Dũng, Rứa, rồi ra, sớm muộn gì cũng như rứa mà thôi.

Chính vì vậy mà ở Vìệtnam hiện nay, nhiều người nghĩ tới việc thay đổi Hiến Pháp vốn là cái gốc của Luật Pháp Quốc Gia. Cựu chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Văn An, theo Tuần VN cho biết, ông nói rằng: “Tôi rất quan tâm, vì sửa đổi Hiến Pháp là sự kiện trọng đại của toàn dân. Tôi vừa hy vọng, lại cũng vừa lo, vừa băn khoăn trăn trở, vì không biết sửa đổi lần này có đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân không? … “Nếu tính từ năm 1946 đến 1992 là 46 năm, ta đã sửa đổi 3 lần vào năm 1959, 1980, 1992. Đó là chưa kể nhiều lần chúng ta sửa đổi nhỏ khác”. “Sửa đổi như vậy là nhiều lần rồi, song dân chưa được phúc quyết lần nào. Hiến pháp 1946 quy định dân phúc quyết Hiến Pháp, song dân cũng chưa được phúc quyết vì chiến tranh xẩy ra sau đó”. Còn hiến pháp sửa đổi 1959 quy định Quốc Hội có quyền lập Hiến…”. “Điều 82 của Hiến Pháp 1980 và Điều 83 của Hiến Pháp 1992 quy định: Quốc Hội là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập Pháp”. “Chúng ta thấy ngay rằng đã có sự thay đổi lớn, rất cơ bản về quyền lập Hiến từ dân đã chuyển sang Quốc Hội”. “Ai có quyền tối hậu trong lập Hiến là người chủ đích thực của đất nước. Từ chỗ dân làm chủ trực tiếp trong lập Hiến, chuyển sang chỗ dân làm chủ gián tiếp thông qua Quốc Hội... Hiện nay khoảng 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên. Do vậy nhiều người cho rằng, về hình thức thì Quốc Hội quyết, song thực chất là Đảng quyết… “Tôi muốn gửi gắm nhiều điều, muốn được trở lại nhiều điều tiến bộ, hiện đại của Hiến Pháp 1946 . Đó là vấn đề về : Dân Chủ, Cộng Hòa, Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc”.

Dư luận nghiêm khắc cho rằng: Những người khi tại chức thì ngậm miệng ăn tiền, khi xuống chức mới lên tiếng vì dân, vì nước.. Thiết tưởng cũng nên nghĩ lại. Trong cơ chế cộng sản, ý kiến cá nhân khi chưa nắm được quyền lực tối cao, có mật vụ dưới tay, muốn ai chết, phải chết, thì những ý kiến dù đúng cũng đều phải dấu kín. Vì cái gọi là hệ thống ‘bảo vệ yếu nhân’ cho mình, chính là kẻ theo dõi và nhận lệnh để giết mình. Xuống chức mới thoát vòng trực tiếp giám sát, mới có khe hở để ăn nói. Hiện nay những tiếng nói của các đảng viên nổi tiếng, đã từng giữ nhiệm vụ cao trong đảng, quân đội, nhà nước lại là lực thúc đẩy cho công cuộc ‘tự diễn biến hoà bình’ trong đảng và nhà nước. Người dân trong nước ở lãnh vực đòi tự do dân chủ, công lý hoà bình. Còn người Việt Hải Ngoại thì nhất trí quyết liệt đấu tranh đòi giải thể chế độ cộng sản. Có vậy mới hợp sức với Quốc Dân và Quốc Tế đẩy mau, đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa Việtnam. Có vậy mới mong sớm kết thúc chế độ cộng sản độc tài toàn trị tại Việtnam Little Saigon ngày 29/06/2010
=======================================
===========================================================
Quan Điểm

MỘT VẬN HỘI MỚI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM

Những biến chuyển mới gần đây qua những nỗ lực của các siêu cường Mỹ, Nga và Tây phương nhằm giải quyết vấn đề biển Đông và Việt Nam, cho thấy con cọp giấy Trung Cộng đã bắt đầu co vòi. Thắng lợi này một phần lớn là do sự thoả thuận của các cường quốc Tây phương, dành cho nước Nga có một vai trò tích cực hơn, đồng chia xẻ trách nhiệm cũng như các quyền lợi trong vùng.

Hãy nhớ lại, năm 1954 chính Nga và Anh quốc là 2 nước đồng Chủ tịch Hội Nghị Geneva và Triều Tiên (cứ luân phiên, hôm nay họp về VN, hôm sau họp về Triều Tiên) khai mạc từ ngày 26-4-1954. Kết quả VN bị chia đôi ngày 20-7-1954, còn Triều Tiên vẫn còn tiếp tục…

Thực chất thì HĐ Genève 54 không có giá trị về mặt pháp lý như HĐ Paris 1973. Vì HĐ Geneva 54 chỉ đơn thuần là một bản Hiệp Định “đình chiến” (ngưng bắn) giữa các phe quân đội lâm chiến. Phía Pháp, do Tướng Henri DelTeil, thay mặt cho quân đội Liên Hiệp Pháp (gồm Việt-Miên-Lào) ở Đông Dương. Còn phía Việt Minh do Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng của cái gọi là Chánh phủ VNDCCH đại diện. Hiệp Định này quy định việc quân đội Pháp-Việt phải rút về vĩ tuyến 17 được gọi là lằn ranh tạm thời chia đôi lãnh thổ. Kèm theo HĐ là bản “Tuyên Bố Chung” của các phái đoàn tham dự hội nghị. Có điều oái oăm là trong bản Tuyên bố này không có mang một chữ ký của quốc gia nào cả, chỉ có một điều khoản quan trọng là “dự trù” (không bắt buộc) 2 năm sau, hai miền Nam-Bắc sẽ tổ chức một cuộc Tổng Tuyển Cử tự do để thống nhứt vào ngày 20-7-1956. Hiệp Định cũng không có sự phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc (như HĐ Paris 73).

Cuộc tổng tuyển cử như “dự trù” đã không xảy ra vì nhiều nguyên nhân. Việt Nam là một địa bàn chiến lược mà cả hai phe Tây phương (Mỹ-Anh-Pháp) và phe CS (Nga-Tàu) đều muốn tranh giành ảnh hưởng. Vì thế nhân dân Việt Nam đã phải trả một giá quá đắt vì sự tranh chấp của các siêu cường.

Nhưng với một nước Nga ngày nay, đặc biệt là với sự lãnh đạo của Tổng thống Medvedew đã tỏ ra có trách nhiệm được Tây phương tin cậy. Nga vốn là một đồng Chủ tịch của Hội nghị Geneva 1954, nay cùng bắt tay với Mỹ và Tây phương, cùng nỗ lực giải quyết về vấn để Biển Đông và VN thì tình hình càng thêm có nhiều hy vọng.

Phải chăng Vận Hội Mới cho dân tộc VN đã bắt đầu ? Chế độ CS rồi phải bị dẹp bỏ để thiết lập một thể chế dân chủ tự do thực sự. Dân tộc Việt Nam vốn đã chịu quá nhiều đau khổ và mất mát, rất xứng đáng được hưởng một nền hoà bình vĩnh cửu và tự do hạnh phúc đúng theo tinh thần Hiệp Định Paris 1973 mong muốn.

Chủ nhiệm Võ Văn Sáu

(30-6-2010
==================================
==============================================

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Đặc biệt Quý Vị hiện đang cư ngụ trong vùng Nam Cali..

Tham gia phổ biến rộng rải, và tích cực vận động tẩy chay chương trình ca nhạc cuả tên vẹm ĐVHưng và đồng bọn...


BMH
Washington, D.C






Chống Đàm Vĩnh Hưng Đến California


Nguồn tin riêng Take2Tango thu thập được, một "Lực Lượng Đặc Nhiệm" chống đoàn Văn Công Việt Cộng đến miền Nam California vừa được thành hình. Phái đoàn Văn Công này gồm có Đàm Vĩnh Hưng, Hồng Ngọc, Đan Trường, Quang Linh, Thanh Thảo, Hà Anh Tuấn.v.v. sẽ xuất hiện trong 2 show ca nhạc tại Anaheim Arena vào ngày thứ bảy 24 tháng 7 năm 2010. Đa số các ca sĩ từ Việt Nam, trong đó có nghệ sĩ thuộc đoàn văn nghệ "Duyên dáng Việt Nam"...

Xem tiep

===================================
====================================================

Tuesday, June 29, 2010

Thư gửi: Bộ Chính trị - Ban Bí thư Trung Ương
và các Uỷ viên BCHTƯ Khoá 10



Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010

Một trong những nhiệm vụ cơ bản nhất của Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng sắp đến (Đại hội 11) là bầu cử được Ban chấp hành T.W. gồm những đại biểu ưu tú nhất của Đảng, những người gương mẫu về phẩm chất đạo đức cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng nhất, kiên định mục tiêu lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, có ý chí đấu tranh kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, có tầm nhìn chiến lược và năng lực tổ chức chỉ đạo thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội. Tổng bí thư và các uỷ viên Bộ chính trị phải là những người ưu tú nhất trong BCH.T.W. Dứt khoát không để những người có dính đến tham nhũng và những người Việt gốc nước ngoài vào BCH.T.W.

Để có được một BCH T.W có đầy đủ các tiêu chí nói trên, công tác nhân sự đại hội cần được tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, trong sáng và với trách nhiệm cao của mỗi đại biểu.

Nhận thức rõ, đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ người đảng viên ghi trong điều lệ Đảng, chúng tôi những cán bộ cao cấp đã nghỉ các chức danh công tác trong biên chế nhà nước, đã 80, 90 tuổi đời; 60-70 tuổi Đảng, đã đem cả tâm trí và sức lực của đời mình cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, xin được đóng góp một số ý kiến về công tác nhân sự đại hội:

1. Phải đảm bảo các đại biểu về dự đại hội có đầy đủ các tiêu chí cần thiết, phải là những người ưu tú nhất về phẩm chất, đạo đức, năng lực. Bộ chính trị, Ban Bí thư T.W. khoá 10 và Ban thẩm tra tư cách đại biểu cần đề cao trách nhiệm, rà soát kỹ lưỡng, kể cả với những đại biểu là uỷ viên T.W khoá 10 để phát hiện và trình đại hội xem xét tư cách những đại biểu vừa qua có vi phạm kỷ luật và những và có dấu hiệu vi phạm kỷ luật, những người có dính đến tham nhũng, những đại biểu là người Việt gốc nước ngoài.

2. Danh sách để bầu BCH T.W. phải tổng hợp từ 3 nguồn:

- Một phần do BCH.T.W cũ đề cử (khoảng 60%).
- Một phần không nhỏ nên để các Đảng bộ, các đảng viên, đoàn đại biểu đề cử.
- Một phần nên khuyến khích đại biểu tự ứng cử.

Danh sách để bầu (tính cả chính thức và dự khuyết) nên có số dư ít nhất 25% so với số cần bầu.

Danh sách bầu B.C.T, Ban bí thư, UBKT T.W cần có số dư ít nhất 25%.

Danh sách bầu chức danh cụ thể nên có từ 2 người trở lên.

- Nên để đại hội trực tiếp bầu Tổng bí thư. Vì lẽ đó việc thông qua điều lệ sửa đổi nên làm trước lúc bầu cử.

3. BCH T.W. khoá 11 không nên vượt số lượng 150, không nên cơ cấu rải đều Bộ, ngành, tỉnh, thành nào cũng có uỷ viên T.W., quan trọng là chất lượng.

Trẻ hoá là cần, nhưng không quá cứng nhắc về tuổi tác, mà cần một sự kế thừa, hài hoà giữa các độ tuổi. Cũng cần có ngoại lệ vể tuổi tác với chức danh Tổng bí thư. Nếu có đồng chí ưu tú nổi trội hơn cả trong các đảng viên ưu tú, phẩm chất đạo đức gương mẫu, tuyệt đối trung thành với lý tưởng, với dân, với nước, có năng lực, có tầm nhìn xa, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý chí tự cường tự chủ, có tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và lợi ích quốc gia, tác phong dân chủ, có uy tín trong Đảng trong dân, có khả năng đoàn kết toàn Đảng, toàn dân tộc thì vấn đề tuổi không đặt ra, miễn là còn đủ sức khoẻ đảm đương trọng trách.

4. Đại hội toàn quốc của Đảng lần thứ 11, phải thực sự dân chủ, phải thể hiện tốt tinh thần phê bình, tự phê bình, phải có tính chiến đấu, phải tranh luận để tìm ra cái đúng cái sai, không nên phát biểu theo đơn đặt hàng. Bỏ lối tham luận tràng giang đại hải, nói vài câu “nhất trí với báo cáo” rồi kể lể thành tích của tỉnh mình, ngành mình một cách vô bổ.

Các vấn đề chung của đại hội cần được tiến hành trong các phiên họp công khai, hết sức hạn chế những cuộc họp riêng tại các đoàn đại biểu, không nên quá lạm dụng các phiên họp trù bị. Cần dành tối đa thời gian đại hội cho việc thảo luận tranh luận tại hội trường.

5. Hiện tại số đảng viên trong đội ngũ cán bộ hưu trí các chức danh trong biên chế nhà nước và theo luật lao động chiếm già một nửa trong tổng số trên 3,1 triệu đảng viên. Đảng viên không hưu trí về Đảng, họ vẫn có đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi trong Đảng, họ phải được đối xử bình đẳng như những đảng viên đương chức, đương quyền. Vì lẽ đó trong đại hội Đảng các cấp cho đến đại hội toàn quốc của Đảng, họ cần có một tỷ lệ thích đáng trong thành phần đại biểu đại hội các cấp. Nếu đủ tiêu chuẩn và sức khoẻ họ có quyền ứng cử vào các cấp uỷ Đảng từ cơ sở quận, huyện, tỉnh thành đến T.W.

6. Để giúp các đồng chí trong Bộ chính trị, Ban bí thư T.W Đảng kiểm điểm trách nhiệm của mình trước BCH.T.W và trước đại hội, rút ra được những bài học cần thiết không những cho bản thân mà còn cho những đồng chí giữ các trọng trách trong Bộ chính trị - Ban Bí thư T.W. khoá 11, chúng tôi sẽ lần lượt tham gia ý kiến, trước mắt trong phạm vi bức thư này, xin được góp ý với 4 đồng chí:

l. Với Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, nói thực là cả bản thân chúng tôi cũng như dư luận đông đảo cán bộ, đảng viên thất vọng về những gì mình mong đợi và hy vọng ở 2 nhiệm kỳ Tổng bí thư của đồng chí. Dư luận chê nhiều hơn khen bản lĩnh chính trị của đồng chí trong ứng xử với nhiều sự kiện, nhiều công việc cả đối nội và đối ngoại. Người ta không lý giải được đó là do năng lực hay do sức ép nào đó? Dư luận nhiều cán bộ đảng viên cho rằng trong lúc đồng chí chưa thực hiện đầy đủ chức năng Tổng bí thư (việc chính của mình) trong xây dựng Đảng lại lấn sân sang việc của Chủ tịch nước và Thủ tướng (thoả thuận, ký kết với các chính phủ nước ngoài một số nội dung thuộc chức năng nhà nước). Có dư luận cho rằng đồng chí đã vi phạm nguyên tắc trong quan hệ với nước ngoài ở những vấn đề mà Bộ chính trị chưa bàn bạc.

Là Tổng bí thư song ít thấy đồng chí chủ động phát hiện và đề xuất những vấn đề cần bàn, những vấn đề bức xúc của Đảng, của đất nước để Bộ chính trị bàn bạc thảo luận. Chẳng hạn như phá bỏ hội trường Ba Đình sau khi có phản ứng quyết liệt của lão thành cách mạng, của các nhà khoa học, của đa số nhân dân; cho nước ngoài đầu tư khai thác Bô-xít Tây nguyên; vấn đề chủ quyền trên biển đảo; vấn đề công nghiệp quốc phòng, hiện đại hoá quân đội; các vấn đề nổi cộm về sai phạm của Tổng cục II, và Nguyễn Chí Vịnh. Nguyễn Chí Vịnh phẩm chất xấu xa, làm nhiều sai trái, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho T.B.T không nên đề bạt Trung tướng, đ/c Nông Đức Mạnh trả lời Đại tướng là “không thăng Trung tướng, còn chưa biết đưa đi đâu để rèn… luyện”, nhưng rồi vẫn đề bạt Trung tướng và Thứ trưởng quốc phòng, còn tặng huân chương cao nữa (mà đ/c lại là Bí thư Đảng uỷ quân sự), để một số nơi cấp uỷ can thiệp sâu vào việc truy tố xét xử; các vụ án mà BCH T.W. khoá 8, bàn giao cho T.W khoá 9. Là người đứng đầu Bộ chính trị, với trách nhiệm chủ yếu trong việc xây dựng Đảng, đã để những vấn đề cốt lõi trong Đảng như dân chủ nội bộ không thực hiện, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên làm quá ít. Tệ quan liêu chuyên quyền độc đoán phát triển mạnh; phê bình tự phê bình dần dần vắng bóng trong sinh hoạt của các tổ chức Đảng, từ cơ sở đến T.W., đến Bộ chính trị. Hai nhiệm kỳ rồi mà cái gọi là một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có chức có quyền tiêu cực chẳng những không được thu hẹp mà lại lớn dần lên. Mất dân chủ và cán bộ hư hỏng đã làm cho Đảng mất tín nhiệm quá lớn. Nhiều dư luận cho rằng Tổng bí thư đã lợi dụng chức quyền để gò ép nơi này nơi kia đưa con trai, con gái, con rể vào các chức danh mà năng lực, phẩm chất, đạo đức không tương xứng.

2. Đồng chí (đ/c) uỷ viên B.C.T Nguyễn Phú Trọng: Qua hai nhiệm kỳ tham gia Bộ chính trị, với vai trò là Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng lý luận T.W., Chủ tịch Quốc hội, tuy có làm được một số việc, nhưng so với trọng trách thì còn nhiều hạn chế. Cả một thời gian dài là Bí thư Thành uỷ Hà Nội để thành phố quá trì trệ; để nhiều cán bộ dính đến tiêu cực về tài sản, tài chính, nhà đất, có cả Chủ tịch và một số Phó chủ tịch thành phố. Nghiêm trọng là để cho Chủ tịch lợi dụng chức quyền làm giầu, dùng tiền công quỹ mua ô tô quá đắt, quá sang để dùng (người ta bảo rằng 3000 con trâu của nông dân). Lên T.W. với cương vị Chủ tịch Hội đồng lý luận chưa thấy phát hiện được vấn đề gì mới về lý luận, nhiều dư luận cho đồng chí giáo điều, sao chép.

Là Chủ tịch Quốc hội chưa phát huy dân chủ, trí tuệ của các đại biểu và quyền lực cao nhất của quốc hội chỉ xin nêu một vài việc điển hình:

- Việc phá bỏ hội trường Ba Đình, một di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của thời kỳ đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, gắn với nhiều hoạt động của Bác Hồ; gắn với 10 nhiệm kỳ Quốc hội với nhiều đại hội Đảng toàn quốc vậy mà bất chấp các kiến nghị tâm huyết của đông đảo các nhà lão thành cách mạng, các nhân sĩ tri thức, các nhà khoa học, nhà quản lý và tuyệt đại đa số nhân dân, đồng chí đã thuyết phục bằng được Quốc hội biểu quyết thông qua.

- Việc mở rộng thủ đô Hà Nội, xoá đi hẳn một tỉnh để nhập vào một đơn vị khác vậy mà Chủ tịch Quốc hội không chủ động đưa vấn đề trọng đại đó ra Quốc hội bàn bạc thấu đáo, đưa Quốc hội vào tình thế “việc đã rồi”, chẳng làm thế nào khác được!

- Vấn đề đầu tư khai thác Bô-xít ở Tây Nguyên, một việc liên quan đến an ninh - quốc phòng không những ở Tây Nguyên mà với cả nước; liên quan đến môi trường không những ở Tây Nguyên mà với nhiều tỉnh thành Nam bộ; liên quan đến lợi ích đồng bào thiểu số Tây Nguyên; liên quan đến vấn đề dự trữ tài nguyên lâu dài của đất nước, vậy mà khi đi thăm Tiệp Khắc, kiều bào hỏi, đ/c nói là vấn đề nhỏ Quốc hội không cần bàn.

- Khi họp Quốc hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nói đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Khi một số đại biểu quốc hội đề nghị bàn thảo, thì Chủ tịch Quốc hội cắt không cho bàn, nói rằng vấn đề đã được quyết định.

3. Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng: Qua một nhiệm kỳ làm Phó thủ tướng thường trực và một nhiệm kỳ làm Thủ tướng, đ/c đã làm được một số việc như xây dựng cơ sở vật chất, mở mang đường sá, xây nhiều cầu, có những cầu hiện đại, sân bay, bến cảng, phát triển du lịch, thu hút đầu tư, kinh tế có phát triển (nhưng không vững chắc) có góp phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế v.v…

Nhưng có nhiều việc yếu kém, không tốt:

- Không làm tròn trách nhiệm quản lý tài sản Nhà nước.

Để lâm tặc phá rừng rất nhiều, rừng cháy nhiều, lại bán rừng mất rừng nhiều quá, chứng tỏ Thủ tướng không quản lý được rừng.
Nhiều nơi, than, khoáng sản các loại “bị thổ phỉ” và khai thác bừa bãi.
Tài chính thất thoát nhiều, do tham nhũng, lãng phí. Ban đầu Thủ tướng nói rất hăng, nhưng không ngăn chặn được, cứ phát triển, tiền đầu tư vào chính phủ điện tử coi như mất không, không được việc gì, do Văn phòng chính phủ phải chịu trách nhiệm nhưng rồi cũng trôi.
- Thiên về thu hút đầu tư địa ốc, nước nhỏ mà để phát triển hơn trăm sân gôn, để cho bán đất trái phép nhiều nên mất ruộng, đất rất nhiều nhất, nông dân thất nghiệp.

- Hàng hoá nước ngoài tràn ngập thị trường, nhập siêu liên miên, số tiền lớn.

- Lạm phát không hạn chế được, tiền mất giá, mọi thứ nhu cầu của dân giá cả tăng vọt, có thứ 100%.

- Vay nợ nước ngoài nhiều nhất, cho cả dự án không cần gấp.

- Ngoài ra khá nhiều dư luận các tỉnh miền Nam, kể cả ở Kiên Giang cho rằng đồng chí và gia đình có những biểu hiện về tài sản không minh bạch, xây nhà thờ họ quá lớn, quá qui mô hoành tráng tốn đến 40 tỷ (trong khi đó thì Hội trường Ba Đình lịch sử quan trọng bậc nhất lại phá đi).

4. Đồng chí Tô Huy Rứa UV BCT Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa T.W., có khá nhiều dư luận từ Đồ Sơn, từ Hải Phòng cho rằng thời kỳ ở Thành uỷ Hải Phòng đồng chí đã để xảy ra nhiều vụ việc tiêu cực về nhà đất, kéo dài không được xử lý nghiêm minh. Lên T.W. với vai trò Chủ tịch Hội đồng lý luận, đồng chí làm được quá ít, nhược điểm lớn là thiếu thực tế do vậy không phát hiện được vấn đề nào mang tính sáng tạo, dễ giáo điều, sao chép. Với chức danh Trưởng ban Tư tưởng Văn hoá T.W., dư luận cho rằng cả về mặt lý luận, tư duy quá nghèo nàn, mà năng lực hoạt động thực tiễn cũng rất hạn chế, để quá nhiều tiêu cực phát sinh trên mặt trận tư tưởng – văn hóa tới cấp độ báo động, dẫn đến bị động, đối phó lúng túng, đi tới sử dụng nhiều các biện pháp hành chính, mệnh lệnh, cấm đoán làm cho tình hình đã rối càng rối rắm thêm. Phát động học tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, tưởng rằng để chỉnh đốn tư tưởng, nhưng những người nắm quyền ở các cấp là đối tượng cần học là chính thì không mấy ai học, những cán bộ tham nhũng, quan liêu, hách dịch thì không có biểu hiện gì chuyển biến thành ra tốn tiền vô ích. Tuyên truyền chỉ một chiêu tô hồng, ai nói lên sự thật thì phạm cấm, coi là kẻ xấu.

Cả 4 đồng chí đều đã tham gia 2 đến 3 nhiệm kỳ BCH T.W. và những bất cập và khuyết nhược điểm của các đồng chí, tín nhiệm của các đ/c trong đảng viên và nhân dân giảm sút, mong rằng nhiệm kỳ tới đây (Đại hội 11) các đồng chí nên thôi ứng cử, nhường chỗ cho các đồng chí khác để cho lòng tin đối với Đảng được nâng lên, Tổ quốc, dân tộc phát triển nhanh và các đ/c cũng không mang tiếng tham quyền, cố vị.

Xin gửi đến Bộ chính trị - Ban Bí thư T.W. lời chào kính trọng và chúc các đồng chí cùng với BCH T.W. chuẩn bị tốt nhất cho Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cả về văn kiện và nhân sự đại hội.



Danh sách đồng ký tên:

Lê Hữu Đức – Trung Tướng F.650 87 tuổi đời – 64 tuổi Đảng tham gia mặt trận Việt Minh từ tháng 10 năm 1943: Tôi nhất trí hoàn toàn, xin cho bổ sung 2 điểm:

1. Với đồng chí Nông Đức Mạnh - Khuyết điểm trầm trọng nhất là ngả hẳn vào bọn Trung Quốc, không thấy được âm mưu muôn đời của Trung Quốc là muốn nuốt chửng nước ta, không thấy qua 4000 năm dựng nước và giữ nước, chỉ Vương triều nào nhu nhược chạy theo bọn Trung Quốc là mất nước hay sao? Cần kiểm điểm nghiêm khắc trước khi nghỉ việc để làm gương cho những đồng chí khác tránh vết xe đổ nát của đồng chí Nông Đức Mạnh.

2. Với đồng chí Nguyễn Tấn Dũng tôi cũng nhất trí như bản trình bày. Tôi thấy gần đây đồng chí Dũng có một chủ động đáng hoan nghênh là đã nhất trí với Bộ Quốc Phòng qua Nga mua tàu săm ngầm và máy bay Mic 29 về trang bị. Vũ khí tối tân mới giữ được Trường Sa và chống lại được mọi kẻ xâm lược từ phía đông Tổ Quốc. Đề nghị đồng chí Dũng tiếp tục ủng hộ Bộ Quốc Phòng nên để Nga vào lại căn cứ Cam Ranh, có như vậy thì mới đập tan mọi âm mưu bành trướng muốn chiếm nước ta trước hết là bọn “Ác bá – Trung Quốc”

Nguyễn Trọng Vĩnh – Nguyên UVTW Đảng – Lão thành cách mạng.

Huỳnh Đắc Hương – Thiếu Tướng, Chính uỷ Quân khu, Tư lệnh kiêm Chính Uỷ quân tình nguyện và chuyên gia quân sự tại Lào, Thứ Trưởng Bộ Lao Động - Thương Binh Xã Hội.

Nguyễn Huy Văn (Kim Sơn) – Lão thành cách mạng – 50 tuổi Đảng.

Nguyễn Thị Cương – Cán bộ tiền khởi nghĩa, 64 tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng 3.

Trần Đức Quế – Lão thành cách mạng, Chuyên Viên đã nghỉ hưu.

Hữu Anh – Thiếu Tướng, Lão thành cách mạng, nguyên cục trưởng …Bộ Quốc Phòng.

Trần Bá – Cựu chiến binh Nam tiến, 85 tuổi đời, 46 tuổi quân, 64 tuổi đảng.

Lê Hữu Hà – Lão thành cách mạng, Trưởng ban tổ chức liên khu uỷ IV, chuyên viên tư vấn của các ông Huỳnh Tấn Phát, Đỗ Mười.

Lê Mai Anh – Lão thành cách mạng, cựu chiến binh , gần 50 tuổi đảng.

Nguyễn Nam – Lão thành cách mạng, cựu cán bộ các Ban TW Đảng, cựu cán bộ TW Đoàn TNLĐ.

Phạm Văn Hiện – Đại Tá, Lão thành cách mạng.

Trần Nguyên – Lão thành cách mạng, 86 tuổi đời, 60 tuổi đảng, 40 tuổi quân.

Nguyễn Bá Bảo – Cán bộ viện nghiên cứu Bộ công nghiệp, 75 tuổi đời, 45 tuổi đảng.

Nguyễn Văn Tuyên – Đại Tá QĐND Việt Nam, Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 63 tuổi đảng.

Vũ Thuận – Lão thành cách mạng, 85 tuổi đời, 60 tuổi đảng, Huân chương độc lập.

Lê Minh Châu – Lão thành cách mạng, 50 tuổi đảng.

Nguyễn Văn Bé – Lão thành cách mạng tiền khởi nghĩa, 86 tuổi đời.

Nguyễn Văn Mậu – Trung Tướng, Lão thành cách mạng, 90 tuổi đời, gần 70 tuổi đảng

Nguon: Hong Hai
==================================================
==================================================================

Thánh đồng ngâm


Trứng rồng nở ra rồng.

Hạt thông mọc cội thông.

Nối dòng và mở dõi

Bởi con cháu Lạc Hồng.



Tre già măng lại mọc

Ðông hết tất sang Xuân.

Nóng lạnh tình như dục.

Bao nhiêu nỗi xa gần.



Tạo hóa như không cả.

Nên chăng bởi tự người

Thánh hiền sao vắng vẻ

Trông mong lũ trẻ tươi!

Nước suôi đi đi mãi,

Trời quay đến đến đâu!

Mỗi thoáng đời thêm mới,

Thương thay lứa bạc đầu!



Trúc lụa ngày thêm cũ

Son xanh mỗi giũa thêm,

Hưng vong đem gột rửa;

Vàng đá cũng ngao mềm.

Lòng người xưa ta biết,

Tái sinh còn hận dài.

Vì không chi chi hết,

Cát bụi phải dùi mài.



Ðoái lại tuy không kịp,

Trông theo đuổi vẫn còn.

Phím đàn tuy nhỡ dịp,

Ðiệu tri âm chưa mòn.



Lúa tơ trong bùn lội,

Cát vẩn lọc nên vàng,

Có đem thân chìm nổi

Mới biết ánh vinh quang.



Sống chết bao nhiêu ngả.

Chung quy một lẽ đời.

Ðầu tóc xanh óng ả,

Rằng tóc răng, lưng vời.



Giung giẻ trong vui sướng,

Chi chành với gió mây,

Trắng răng nào đã tưởng

Cuộc ú tim sau này!



Lăn lóc trường trác táng,

Khổ lạc chất bao chồng.

Muốn ngơ ngơ ngãng ngãng.

Tìm phương thuốc hoàn đồng.



Ấy chết đi còn sống,

Mỗi sống mỗi phôi pha

Mà hắt hiu một đống

Làm bè với cỏ hoa!



Ai đem giày nát mãi?

Ai đem vần vò ai?

Nắng mưa dạn rầu dãi,

Một tấm lòng thoát thai.



Còn người trong trời đất,

Còn bao giờ hết sầu!

Chiếc dây cùng muôn vật

Cởi thắt tự đâu đâu.



Thăm dò nơi nguyệt quật,

Cầm nắm lấy thiên căn.

Giày cũ đi đi mất,

Còn đây vết trục trần.



Giọt nước xuyên lỗ mỗ

Dây ràng kín góc gai,

Nước non hồn Ðỗ Vũ,

Giằng lối vấn vít hoài.



Vạch lối muôn năm trước.

Tìm đường muôn năm sau,

Thái Bình làm Sách Ước

Xây đắp cõi thần châu.



Chớ oán chi vũ trụ.

Cũng đừng trách người ta,

Tấm băng ngà bóng rũ,

Dòng suối cuộn cành hoa.



Ngày tháng như thoi lẩy,

Cương thường nặng ngàn cân.

Chỉ xin đem chút mẩy

Báo đáp cùng ba xuân.



Công tội, Xuân Thu hiểu.

Long Hoa mấy vận lành?

Áo vải đời nhương nhiễu,

Thủy hỏa luyện nên mình.



Ðầu xanh học làm Thánh,

Ðược cả học làm Vương

Vì muôn sinh chấp mánh.

Cho toại chí mười phương.



Thánh Vương như học được.

Nguyện bạc đầu đọc kinh,

Chỉ vì chưng thao lược

Không ngoài trong tự mình.



Giàu sang như dép rách.

Non Côn có suối rừng

Ðất trời ai cởi ách,

Hơn Thánh Vương ngàn từng.



Chỉ những người tác giả.

Làm thầy cho mọi đời!

Áo cơm là đạo cả

Kinh doanh đủ hộ người.



Khói mây kín mù mịt

Như Không, như sáu Như.

Anh hùng đâu mất hết;

Như thiếu, như có dư!



Ðẻ ra ai đã biết?

Hun đúc trong trường trần,

Chỉ những người cô nghiệt

Hiểu được thức kinh luân.



Cha mẹ công huân dưỡng.

Non sông phí tưới vung,

Máu chảy đức vô lượng.

Xin thề vì kiền khôn.



X.Y. Thái Dịch Lý Ðông A

4822 T.V.
=================================
===========================================
34 NĂM “GIẢI PHÓNG”, 33 NĂM TÙ ĐÀY!
Nguyễn Ngọc Quang



Viết vì sư hối thúc của lương tâm, viết vì sự phẩn uất trước cái ác đê tiện và viết để đánh động lương tri. Lẽ ra tôi phải viết những dòng chữ này ngay từ ngày đầu tiên ra tù, nhưng không có phương tiện làm việc, đành phải ra mắt bạn đọc muộn vậy. Kính mong quý vị và anh Nguyễn Hữu Cầu lượng thứ.

Một số phận nghiệt ngã bị bách hại bởi một chế độ phi nhân, tàn độc mà có lẽ đến muôn nghìn kiếp sau tôi cũng không thể nghĩ được nó một thời hiện diện trên trái đất này: chế độ toàn trị Cộng Sản Việt Nam. Vâng, tôi muốn kể cho quý độc giả nghe một trong bốn mươi hai câu chuyện thương tâm mà tôi (vô phúc bị) mắt thấy tai nghe. Tôi muốn kể cho quý vị nghe sự thật về anh Nguyễn Hữu Cầu – một cựu đại úy Địa Phương Quân, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một trong 43 người bạn tù chính trị của tôi tại Khu Giam Riệng, phân trại K2, Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai.

Sau biến cố đau buồn 30/04/1975, anh Hữu Cầu bị cưỡng bách tập trung cải tạo như mọi quân nhân VNCH khác. Đến cuối năm 1981 thì được trả tự do. Sống được đúng 1 năm ở ngoài và gần cuối năm 1982 lại bị tù cho đến ngày hôm nay – 33 năm trong ngục tù Cộng Sản!

Anh Cầu quê ở Kiên Giang, là một trí thức có năng khiếu trong âm nhạc, thơ ca. Bức xúc trước những số phận nghiệt ngã của người dân và sự gian trá, giảo quyệt, thối nát đến tận cùng của Cộng Sản Việt Nam, anh đã sáng tác rất nhiếu bài thơ, bài ca và cả trường thi hơn 2000 câu (tôi không thể thuộc được). Sáng tác xong, anh thường đọc cho các bạn của mình là những bác sỹ, giáo viên ở Kiên Giang nghe, đồng thời ghi lại những tác phẩm đó trong một quyển sổ dày khoảng 500 trang. Linh tính về việc làm của mình có thể dẫn đến tù đày tiếp, anh Cầu đã ghi lại những tác phẩm của mình theo cách sau : Trang lẻ, anh Cầu ghi sáng tác của mình, còn trang chẵn (mặt sau của trang trước) anh Cầu ghi lại những tội ác tày đình một cách chi tiết của các quan chức tỉnh Kiên giang, anh và nhóm bạn mai phục, gặp gỡ, phỏng vấn nhân chứng mà có được. Anh Cầu làm việc này vì nghĩ rằng nếu bị bắt thu quyển nhạc, thì chúng không thể trưng ra bằng chứng đó trước tòa được, vì nó liên quan tới rất nhiều quan chức cấp cao của địa phương, kể cả phó chủ tịch tỉnh và Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang.

Ngày 09 tháng 10 năm 1982, anh Nguyễn Hữu Cầu bị bắt. Sau 5 tháng bị giam để điều tra, tòa án Kiên Giang mang anh Cầu ra xử với mức án tử hình với tội danh “Phá Hoại”. Thật may mắn, trong thời gian bị giam, anh Cầu được một người Công An điều tra xét hỏi cho biết là chính anh ta phải nhận nhiệm vụ giả chữ viết của anh Cầu để sao lại quyển sách của anh (mặt sau của các trang để trắng). Công việc được thực hiện trong 3 tháng mới hoàn tất. Và sau khi hoàn tất, anh sẽ bị xử chết ngay để bịt đầu mối. Biết được thông tin này, anh Cầu đã kiên quyết chối phăng đi và không thừa nhận quyển sách cùng những sáng tác của mình. Tuy vậy, anh Cầu vẫn bị xử tử hình. Một trong những người đã tham dự phiên tòa là ký giả độc lập Trương Minh Đức – đảng viên Đảng Vì Dân, người đã ở tù chung với tôi và hiện đang bị giam chung với anh Nguyễn Hữu Cầu. Sau đó, anh Cầu đã kháng án, và nhờ trợ giúp của người nhà, anh đã gặp được luật sư Trần Thời Vượng, một luật sư già sắp về hưu. Ông Vượng nói với anh Cầu là ông muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa trước khi về hưu. Nhờ ông Vượng mà quyển sách được đem đi giám định hình sự tại Sài Gòn. Cơ Quan Giám Định Hình Sự bộ Nội Vụ kết luận : Quyển sách không phải do anh Nguyễn Hữu Cầu viết ra. Tuy thế, để binh vực lẫn nhau, tòa phúc thẩm Tp Hồ Chí Minh vẫn không xử anh được trắng án mà giảm xuống chung thân.

Tôi thật sự phẩn nộ khi được đọc bản Cáo Trạng của Viện Kiểm Sát Nhân Dân tỉnh Kiên Giang sáng tác ra để buộc tội anh Nguyễn Hữu Cầu. Tôi không còn nhớ nguyên văn, nhưng tôi đoan chắc và hoàn toàn chịu trách nhiệm về một số nội dung trong bản Cáo Trang buộc tội anh Cầu mà tôi đã đọc được. Xin hỏi quý vị - đặc biệt là các Phật Tử, có ai không biết Đức A Nan và Ca Diếp đệ tử của Đức Thích Ca Mâu Ni lúc Ngài còn tại thế? Ấy vậy mà trong bản Cáo Trạng buộc tội anh Nguyễn Hữu Cầu, Viện Kiểm Sát Nhân Dân (lại Nhân Dân!) đã viết : Tên Nguyễn Hữu Cầu đã cấu kết với những tên A Nan và Ca Diếp để nhằm mục đích hoạt động phá hoại chế độ. Nay tên Ca Diếp đã vượt biên, còn tên A Nan đang trốn tại Khánh Hòa, khi nào truy nã được thì sẽ xét xử sau.

Nhân tiện đây tôi xin thưa với quý ông Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang thời đó (1982), và quý ông Cộng Sản thời nay. Tôi xin mách cho các ông biết nơi ẩn náu của hai “tên” Ca Diếp và A Nan để quý ông dễ dàng bắt giữ mà khỏi mất công phải truy nã nữa, mệt lắm! Họ đang ở tỉnh Cực Lạc, nước Niết Bàn. Muốn qua đó thì mời quý ông qua Tây Trúc mua vé nhé! Hoặc có thể truy cập vào website sau để đăng ký, sẽ được công dân của nước Niết Bàn giao vé tới tận nhà : samhoitoiloideduocs ieuthoat. com

Tôi xin viết lại nguyên văn bài “Giọt Nước Mắt Chúa” do “tên” Nguyễn Hữu Cầu viết ca ngợi Đế Quốc Mỹ, mời quý Ki Tô hữu thưởng lãm : Lạy Cha chúng con ở trên Trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha chỉ đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sư dữ, A men!. Thật hết biết! Bài Kinh Lạy Cha để tôn vinh Đức Chúa Trời của tín đồ Ki Tô trên toàn thế giới, lại biến thành bài “Giọt Nước Mắt Chúa” trong Cáo Trạng buộc tội anh Cầu của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Kiên Giang. Cáo Trạng Viết : Tên Nguyễn Hữu Cầu đã sáng tác ra bài hát “Giọt Nước Mắt Chúa” với ý thức còn mơ tưởng đến sự trở lại của Đế Quốc Mỹ, tên Cầu đã ví Đế Quốc Mỹ như là cha để cầu xin bơ thừa sữa cặn,(xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày). Còn rất nhiều điều thực sự ngu dốt đến thương hại của một cái gọi là “Bản Cáo Trang” ấy, trong tinh thần của bài viết tôi không thể đưa ra. Nếu có thể được, quý độc giả sẽ tận mắt mục kích nó trong một ngày gần đây.

Trong thời gian ở trại tù Z30A, anh Cầu đã được Linh Mục Nguyễn Công Đoan, Giám Đốc Giòng Tên, cùng ở tù chung với anh Cầu, rửa tội để trở thành Kitô hữu - một trong những lý do không được giảm án hay ân xá. Đi theo lời kêu gọi của lương tâm và tinh thần của một Kitô hữu, anh cầu đã đấu tranh không khoan nhượng với những tội ác mà CSVN thông qua những bàn tay nhuốm máu của các cai tù, côn đồ, hành xử với tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Cụ thể, trong thời gian 28 năm ở trại tù Z30A, anh Cầu đã làm gần 500 lá đơn tố cáo ban Giám Thị trại giam tổ chức mại dâm, buôn bán ma túy, dùng giang hồ khủng bố tù chính trị, sản xuất rượu và pháo lậu, quản giáo đánh đập và giết tù nhân, trại đã chủ trương giết tù nhân chính trị bằng cách cố tình cho lây nhiễm HIV - trại giam không cho sử dụng dụng cụ hớt tóc và dao cạo râu, mà do một tù hình sự, đến kỳ (một. tháng một lần) sẽ vào hớt tóc và cạo râu cho họ và chỉ được dùng duy nhất một lưỡi dao lam cũ, do tù nhân hình sự ấy đưa vào. Thông qua lưỡi dao này, trại giam đã truyền HIV vào tù nhân chính trị - Nhân chứng sống còn chưa chết (nhưng rồi sẽ phải chết), đã bị nhiễm HIV bằng con đường này là anh Đổ Văn Thái (nằm sát với tôi trong phòng giam), hiện đang bị giam tại Khu Giam Riêng, K2, trai giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.

Vì sợ sự thật sẽ được phơi bày ra anh sáng công luận. Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam mà cụ thể là Trại giam Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai đã biệt giam anh Cầu hơn 3 năm (tôi không nhớ chính xác thời gian). Trong thời gian đó, anh Cầu không tiếp xúc được bất kỳ ai ngoài cán bộ quản giáo và người tù hình sự đưa cơm hằng ngày. Trong 3 năm ấy, may mắn sao anh không bị bệnh nguy hiểm đến tính mạng, nhưng đôi mắt anh đã bị mù. Đến cuối năm 2007 anh mới được đưa lên bện viện Chợ Rẫy trị mắt – nhưng chỉ được một con. Cách nhốt biệt giam một người tù như thế, nhằm mục đích để bệnh hoạn giết đi một cách gián tiếp. Tôi không thể tưởng tượng ra được, đâu đó trên trái đất này có ai hành xử với đồng loại như thế không ?.

Tội ác của Cộng Sản không sao kể xiết. Gia đình tôi là một trong hàng triệu triệu nạn nhân. Tôi đã biết nhiều qua chứng kiến, đọc, nghe mẹ và nhiều người kể. Ở đây tôi không muốn nhắc tới nữa, vì đã có quá nhiều người viết lên rồi. Tuy nhiên, tôi muốn nói cho những người Cộng Sản biết một sự thật hiển hiện rằng : Với tinh thần hòa hiếu, vị tha của tâm hồn Việt, phù hợp với trào lưu vươn tới Hòa Bình, Bác Ái và Sự Thánh Thiện trên khắp hoàn cầu ngày nay. Người dân Việt có thể tha thứ cho các tội ác mà quý vị đã gieo rắc, nhưng không bao giờ họ quên đi tội ác ấy. Chỉ có một cách duy nhất để làm phai mờ dần những ký ức về tội ác của quý vị trong tâm hồn Việt. Đó là hãy nhìn thẳng vào sự thật, vượt qua nỗi sợ hãi của chính mình mà trở về với Mẹ, sà vào lòng Mẹ mà ăn năn tội và xin Mẹ tha thứ - Mẹ Việt Nam muôn vàn thân yêu và đầy lòng bác ái của chúng ta.



Tôi đang giữ ĐƠN XIN BÁO CÁO BỔ SUNG của anh Nguyễn Hữu Cầu viết gởi ông chánh án Tòa Án Tối Cao. Xin mời quý độc giả ghé mắt :



Sở dĩ có khổ giấy dài như thế là vì trong tù, tù nhân chính trị không được sử dụng giấy và viết. Viết và giấy có được là do lượm lặt, cất giấu và dán lại mà có.

Điều đáng nói ở đây là một Đảng, một Nhà Nước đương đại trong thế hội nhập toàn cầu, đã từng đặt bút ký vào nhiều công ước, hiệp ước đầy tính nhân văn của Liên Hiệp Quốc. Ấy vậy mà đã hành xử tàn bạo đến man rợ như thế. Cộng Sản Việt Nam đã chà đạp lên lương tri Nhân Loại, coi thường Công Pháp Quốc Tế, Công Ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Con Người, mà chính họ đã đặt bút ký vào. Cộng Sản Việt Nam đã không ngần ngại nhào nặn Lịch Sử, xuyên tạc sự thật và bức tử chính Hiến Pháp do họ soạn thảo ra để triệt tiêu bằng được tất cả những người Việt yêu nước chân chính.

Tôi khẩn cầu người Việt yêu nước trên toàn thế giới hãy lên tiếng. Mong các quốc gia dân chủ, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền Quốc tế, có biện pháp hữu hiệu để buộc Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Việt Nam thả anh Nguyễn Hữu Cầu và những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ trên toàn lãnh thổ Việt Nam vô điều kiện.

Nguyễn Ngọc Quang
=======================================
============================================================

Bản tin từ Washington D.C. của PHONG TRÀO QUỐC DÂN ĐÒI TRẢ TÊN SÀI GÒN


Vào lúc 10 giờ sáng ngày thứ hai 28 tháng 6 năm 2010, Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ dẫn đầu phái đoàn PHONG TRÀO QUỐC DÂN ĐÒI TRẢ TÊN SÀI GÒN đã đến thăm viếng Thư Viện Quốc Hội Hoa Kỳ (TVQHHK).


Phái đoàn của PTSG gồm có LM Nguyễn Hữu Lễ, Nha Sĩ Chu Văn Cương, Nha Sĩ Phạm Thùy Linh, Ông Bà Nguyễn Trung Lễ, Bà Sandra Liên, Ông Nguyễn Xê, Anh Nguyễn Hữu Thái Bình, và Bà Nguyễn Kim Dung.


Mục tiêu của phái đoàn PTSG là tặng cho TVQHHK cuốn phim tài liệu “HO CHI MINH, THE MAN AND THE MYTH”, ấn bản Anh ngữ.


Ngoài phái đoàn, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, người đã viết lời dẫn cho phim, và Ông Chu Lynh, người phụ trách phần kỹ thuật của cuốn DVD cũng đã đến tham dự buổi trao tặng DVD. Ông Peter R. Young, Giám Đốc Chi Nhánh Á Châu của TVQHHK , đã đại diện cho Thư Viện tiếp nhận cuốn DVD do chính LM Nguyễn Hữu Lễ ký tặng.

+++++++++++++++++++++++++++++

Nỗi Lòng Chí Sĩ Ngô Đình Diệm



Tôn Nữ Hoàng Hoa



Bài viết này đáng lẽ ra nằm trong bài viết Một Nén Hương Lòng. Nhưng vì sợ dài quá, độc giả không muốn đọc. Do đó tác giả xin chia thành nhiều đoạn để viết ra nỗi cảm xúc trân quí của mình dành cho một vị Tổng Thống Của Đệ Nhất VNCH.



Nói như vậy để quí vị hiểu rằng, bài viết của chúng tôi không nằm trong bất cứ một mục tiêu nào của quí vị đang mang tâm địa luận tội Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vì sao? Thưa quí vị có lần tôi đã đọc được một ý nghĩ trong một cuốn sách nói rằng: từ khi có con người, từ khi khởi đầu một thời xa xăm của huyền sử thì con người đã luôn luôn oán trách Satan , khát khao trái cấm, và vọng tưởng thiên đường. Con người cứ quanh quẩn trên ba dữ kiện trên, nhắc nhở hoài ý nghĩa mà trong cõi đời con mắt ta chưa một lần thấy được nhưng vẫn nguyền rủa rồi khát khao rồi oán trách...Những dữ kiện trên không thấy là không thực, nhưng con người cứ nhắc đi nhắc lại mãi cho nó là thực, rồi đắm chìm trong mê sảng, đắm chìm trong hiếu thắng, bất phân thị phi, rồi cho mình là đúng mà quên đi mình đã tự đánh bất mình ra khỏi vị trí của bản thân, tức là đã lạc mất bản ngã...rồi trở lại oán than chê trách, khát khao vá mơ tưởng...



Để phần nhập đề không dài dòng tôi xin đi ngay vào bài thơ Nỗi Lòng của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm. Như một tình cờ tôi bắt gặp bài thơ này trên Net. Cái tình cờ như còn đọng lại ở đây với tràn đầy xúc cảm luyến lưu mà tôi bỗng thấy mang một giá trị vô lượng của một sự tình cớ. Một ánh nắng chiều còn sót lại trước khi cảnh vật chìm vào u uất vô minh.



Bài thơ Nỗi Lòng của Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã được Thi sĩ Trần Việt Yên chuyên chở tất cả tâm tư vào đó. Ngay hai câu đầu của bài thơ:



Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông

Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !



Thi sĩ Trần Việt Yên đã viết:



Đọc câu thơ thứ nhất "Gươm đàn nữa gánh, quảy sang sông", chứng tỏ cái chí của một bậc anh hùng cái thế, "Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo" người muốn tự mình tạo riêng một cõi triều đình, chứ không chịu cúi luồn trong khuôn khổ . (TVY)



Đồng ý với Thi Sĩ Trần Việt Yên trong câu thơ GƯƠM ĐÀN NỬA GÁNH, QUẨY SANG SÔNG Tác giả Ngô Đình Diệm đang nói lên cái chí của một bậc anh hùng mà trong đó Chí sĩ Ngô Đình Diệm đang muốn làm một cuộc dấn thân. Hai chữ sang sông trong tâm lý Đông Phương mang một ý nghĩa đặc biệt. Sang sông như một hình thức lột xác, đỗi đời như người con gái sang sông để tạo lập một cuộc đời hạnh phúc. Trong binh pháp lúc sang sông cũng là lúc hiễm nghèo nhất. Nhưng hào hùng nhất là hình ảnh sang sông của một Kinh Kha để tiến vào đất Tần..



Nhìn vào tính cách thời gian 1953 khi Chí Sĩ Ngô Đình Diệm sáng tác bài thơ này có thể nhằm vào lúc ông từ quan chức Thượng Thư Bộ Lại vì đã nhìn ra dã tâm đô hộ của Pháp để về dạy học ở Providence sau này đổi tên là Trường Thiên Hựu ở Huế. Cũng trong thời gian này Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp có thể đang sửa soạn cho một cuộc sang sông trên chí hướng của một con dân bất khuất không chấp nhận ngoại bang đô hộ mình. Tinh thần bất khuất ấy thể hiện ở câu thứ hai:



Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !



Đây là tâm trạng của kẽ sang sông mà không có đò. Không lẽ bơi qua sông.. cho nên tần ngần hỏi lại thuyền Không mà lái cũng không. Nhưng cuối cùng ý chí đã dũng mãnh thôi thúc đưa Người sang sông trong biến cố chia đôi đất nước của Hiệp Định Geneve.



Trong một bài bình luận của Mark Moyar là một sử gia, đã đỗ bằng danh dự về môn Sử Học tại Đại học Harvard và bằng tiến sĩ sử học tại Đại học Cambridge . Bài viết của ông về sự kiện lịch sử và hiện đại đã xuất hiện trên những tờ New York Times, Wall Street Journal, và Washington Post., đã có nói về chí sĩ Ngô Đình Diệm trong giai đoạn sang sông này:



In June 1954, in the middle of the Geneva negotiations, the despairing French at last granted full sovereignty to Bao Dai's government, and Bao Dai asked Diem to become premier. Bao Dai's decision was not motivated by American pressure as some have speculated, but by expressions of support for a Diem government from numerous Vietnamese political leaders. "The country is at risk of being cut in two," Bao Dai said to Diem. "You do not have the right to avoid your responsibilities. The safety of Vietnam requires it." Diem, who had turned down several offers of the premiership from Bao Dai, said he would take the job if Bao Dai gave him total control over all civilian and military matters. Bao Dai had never delegated such powers to anyone, but he consented, and Diem became premier. (pp 33, Moyar's source: Bao Dai, Le Dragon D'Annam (Paris: Plon, 1980), 328-9)



Tạm dịch là : Ở giữa các cuộc đàm phán tại Geneva vào tháng 6 năm 1954, sự tuyệt vọng của các nhà bảo hộ Pháp đã khiến Pháp giao lại toàn quyến cho chính phủ Bảo Đại trong việc thành lập chính phủ. Vua Bảo Đại đã yêu cầu Chí Sĩ Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ Tướng. Quyết định này của Vua Bảo Đại không đi từ áp lực của Hoa Kỳ như sự suy đoán của một vài người. Tuy nhiên chính phủ này cần sự ủng hộ của tất cả lãnh tụ chính trị tại Việt Nam . Vua Bảo Đại đã nói với ông Diệm rằng: "Đất nước Việt Nam đang có nguy cơ bị chia hai" Vua Bảo Đại nói thêm :" Ông không có quyền lãng tránh trách nhiệm và vì sự an toàn của đất nước ông phải chấp nhận sứ mạng"

Ông Moyar viết thêm rằng: " Diệm đã nhiều lần từ chối chức vụ Thủ tướng qua sự đề nghị nhiều lần của Vua Bảo Đại . Tuy nhiên trước nguy cơ đất nước bị chia đôi Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã đòi hỏi Vua Bảo Đại là nếu ông được toàn quyền kiễm soát tất cả vấn đề Dân sự và Quân sự thì ông sẽ nhận lời" Bảo Đại đã không bao giờ giao quyền hạn đó cho bất kỳ ai, nhưng ông đồng ý, và Chí Sĩ Ngô Đình Diệm trở thành thủ tướng. (Trang 33, Moyar của source: Bảo Đại, Le Dragon D'Annam (Paris: Plon, 1980), 328-9)



Trong hai câu thực :



Xe muối nặng nề thân vó Ký

Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng



Thi sĩ Trần Việt Yên đã nhận định như sau:



Tác giả mượn điển tích Chu Bá Nhạ để nhìn cơ đồ tổ quốc đang như một chiếc xe ngựa thồ muối ì ạch leo dốc mà thương cho những người đang cố gắng vất vả như con ngựa Ký ( tương truyền là một giống ngựa giỏi, có thể đi xa, thồ nặng được như không ) Nhìn hoàn cảnh nước nhà như thế, mà tiếc cho cánh chim hồng trước không gian bao la của tương lai dân tộc lại không được bay bổng . (TVT)



Cho dù mang tấm lòng trắc ẩn trước một thời cuộc khó khăn nhưng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã trãi được đường mây rộng rãi cho cánh chim hồng bay vút lên cao. Nhà sử học Hoa Kỳ Moyar đã nói về giai đoạn chấp chánh chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm như sau:



He shows over and over that Diem outsmarted and outmaneuvered the Americans and the French to stay in power and govern. Most had though Diem would only last for weeks, but at the end of 1955, after a year and half, he was still standing. "As many foreign observers were now saying, Diem had worked miracles."



(Ông ta đã chứng tỏ rất khôn ngoan và có đầy đủ chiến thuật để nắm giữ quyền lực và chính quyền mà cả Mỹ lẫn Pháp khó có thể nắm giữ. Phần đông đã có ý nghĩ rằng Diệm sẽ không nắm giữ được tình hình trong một tuần lễ, nhưng mãi đến cuối năm 1955, sau một năm rưởi ông ta vẫn đứng vững trong chính quyền. Theo nhiều nhà quan sát Tây Phương lúc bấy giờ đã cho rằng Diệm quả đã làm một phép lạ")



Trong hai câu luận :



Vá trời lấp biển người đâu tá ?

Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!



Thi sĩ Trần Việt Yên đã bình hai câu này như sau: " Dù hoàn cảnh nước nhà đang nghiêng ngửa nhưng nhìn lại triều đình, người ta vẫn ì èo buôn danh bán tước, vẫn lắm kẽ bán người mua, mà trong những kẻ mua danh bán tước đó có mấy ai mang hoài bão lấp biển vá trời ? Mấy ai thực lòng vì dân vì nước ? Hay chỉ là những kẻ vì danh chút danh tiếng hão huyền, vì chút lợi ích nhỏ nhen cho bản thân và phe nhóm ?. "(TVY)



Tâm sự này của Chí sĩ Ngô Đình Diệm quả là một bức tranh đời linh động mà thời nào cũng có. Không có chợ nào đông bằng chợ lợi danh và cũng không có nơi nào tấp nập bằng những nơi mua danh bán lợi. Nhưng với Chí sĩ Ngô Đình Diệm thì sao.



Cũng trong bài bình luận của Sử học gia Moyar đã nói về lợi danh của Chí sĩ Ngô Đình Diệm:



He spent more than half of all US economic aid, and a great deal of personal time, on new settlements and highways in strategically crucial sections of the country.



Tạm dịch là: Diệm đã dành hơn một nửa số tiền viện trợ kinh tế của Mỹ trong một thời gian kỷ lục để thiết lập những khu trù mật cũng như những xa lộ chủ yếu trên những vị trí chiến lược của đất nước.



Ở hai câu phá kết :



Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế

Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?



Thi sĩ Trần Việt Yên cho rằng: "Tác giả một lần nữa nói lên cái ý chí nhập cuộc của mình, không thể chần chừ trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, trước cảnh bá tánh toàn dân đang trở thành nạn nhân cho thứ chủ nghĩa Cộng sản bạo tàn , nếu dợi cho lúc bể lặng trời trong mới ra gánh vác thì đâu còn cái dũng của một kẻ sĩ:" kiến giả bất vi vô dũng giã" "Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha ?!" ( TVY)



Tôi đồng ý với Thi sĩ Trần Việt Yên trên hai chữ nhập cuộc của một con người mang nặng hoài bão thương nước yêu dân. Tấm lòng yêu thương dân tộc của Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã được báo chí Tây Phương ca ngợi như sau:



Diem also started a program of land reform in 1956: no one was allowed to own more than 100 hectares of rice-growing land. Any amount over the 100 hectare limit was bought up by the government and given to those without land, who had six years of interest free loans to pay for the land. The campaign suffered from a lack of funds ( America 's pockets weren't without limits), but it did break up the vast estates of the Mekong Delta and it changed the landless peasants in the area from a majority to a minority.


Tạm dịch là: Diệm cũng đã bắt đầu một chương trình cải cách ruộng đất năm 1956: không có ai được phép có quyền sở hữu trên 100 mẫu đất trồng lúa. Bất cứ ai có quá trên số mẫu ruộng đó sẽ được chính phủ mua lại để bán cho những người không có đất, trong một chương trình cho vay trả góp không tiền lời trong vòng 6 năm. Các chiến dịch tuy bị thiếu kinh phí ( túi Mỹ cũng có giới hạn), nhưng tự đó đã san sẽ các bất động sản rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long cũng như đã thay đổi được đa số nông dân trong tình trạng tá điền thành tiểu điền chủ trong vùng này.



Cũng trong thời gian này ở miền Bắc chiến dịch Cải cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh qua câu Trí phủ Địa Hào, Đào Tận gốc trốc tận ngọn. Những hình ảnh đấu tố có máu, có nước mắt, có uất hờn phẫn hận của dân miền Bắc, giữa tá điền và chủ điền đã đem kinh hãi đau thương mà hơn nửa thế kỹ qua người VN cả hai miền Bắc Nam đều hãi hùng trước những cảnh đấu tố dã man của nhà nước Cộng sản Bắc Việt đối với dân tộc VN qua chiến dịch Cải Cách Ruộng đất của họ.



Trong khi Nền Đệ Nhất VNCH ra đời báo chí Tây phương đã làm một sự so sánh giữa sự hưng thịnh của miền Nam và sự xác xơ của miền Bắc đói nghèo như sau:



Over the course of the late 1950s, South Vietnam 's economy would surge. Rice production went from 2.6 million tons in 1954 to 5 million tons in 1959. Rubber production also leaped upward, as did the "production" of farm animals. The Communists were losing, too. (Moyar's source: New York Times, July 7, 1959.)



(Trong suốt cuối thập niên 1950, nền kinh tế tại Nam Việt Nam đã gia tăng . Sư sản xuất lúa gạo đi từ 2.6 triệu tấn vào năm 1954, qua năm 1959 sức sản xuất lúa gạo tăng lên 5 triệu tấn. Sản xuất cao su cũng nhảy vọt lên, cũng như sự sản xuất từ các trang trại động vật. Còn Cộng sản thì quá thua sút. (Moyar's source: New York Times, July 7, 1959.)



Qua bài thơ Nỗi Lòng của Chí sĩ Ngô Đình Diệm, lòng tôi bỗng trãi dài trong sư suy nghĩ về những chữ mưu toan và lòng phản trắc. Tôi viết những bài về Tổng Thống Ngô Đình Diệm: không vì ai mà cũng chẳng cho ai. Chỉ với một ước mơ thầm lặng duy nhất cho mai sau, còn có ai đầy đủ tài đức như nhà chí sĩ họ Ngô.



Ước mơ rất giản dị nhưng vô cùng khó khăn khi chợ đời vẫn còn nhiều kẽ bán lợi mua danh trong mưu toan nắm giữ một chủ thuyết ngoại lai phi nhân bản, trong khi đó giáo giở vẫn tiếp tục lên đường….



Quí vị đã đọc xong bài thơ Nỗi Lòng Của Chí sĩ Ngô Đình Diệm. Những lời thơ vừa hiu quạnh, vừa thao thức bâng khuâng. Từ hiu quạnh và bâng khuâng đó tôi bỗng cảm nhận ra một khoảng không gian xám đục của một trời chiều hiu hắt gió mây. Thời gian đó tôi còn quá nhỏ. Quá nhỏ để cảm thông một nỗi đìu hiu len lõi vào tâm hồn. Và, cũng quá nhỏ để cảm thông một nỗi niềm bâng khuâng trước cuộc đời cô đơn trên một bến sông mà thuyền không lái cũng không.



Cho đến khi tôi lớn và chập chững bước vào đời thì nguồn cảm thông với nhà chí sĩ đã chan hoà nước mắt tiếc thương, trước sự kết thúc một cuộc đời dấn thân cho đất nước của một Chí sĩ qua sự phản trắc của lòng người.



Trên hành trang lớn dần của cuộc đời tha hương còn lại. Tôi vẫn trân quí hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và những câu hát suy tôn Người của những ngày xa xưa vẫn còn vang vọng mãi trong tôi...Ai bao năm từng lê gót nơi quê người. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tư do... Người cương quyết chống Cộng….



Tôi xin mượn những dòng tiếc thương của một sử gia Hoa Kỳ khi viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm để kết thúc bài này:



The Vietnam War, 1954–1965, a history that is considered revisionist by mainstream American historians. In it he argues that Ngo Dinh Diem was a very wise and effective leader. Moyar states that supporting the November 1963 coup was one of the worst American mistakes of the war.



Tạm dịch là: " Chiến tranh Việt Nam trong thời gian 1954 đến 1965, là một giai đoạn lịch sử cần phải được xem xét lại bởi những sử học gia chính thống của Hoa Kỳ. Trong đó ông lập luận rằng: Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo rất khôn ngoan và có một tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quần chúng. Moyar cho rằng hổ trợ một cuộc đảo chính trong tháng 11 năm 1963 là một sự sai lầm tồi tệ nhất của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam".



Tôn Nữ Hoàng Hoa

Ngày gần cuối tháng 6

6/29/2010
======================================
==================================================

Monday, June 28, 2010

THONG BAO

HOA KỲ VÀ TRUNG CỘNG VỚI CHÍNH SÁCH NGƯỢC CHIỀU
TẠI VIỆT NAM

LÝ ĐẠI NGUYÊN

Đô đốc Mike Mullen, chủ tịch Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa kỳ, viên tướng hàng đầu của Mỹ vừa lên tiếng ở Hiệp Hội Châu Á tại Washington, ngày 10/06/2010, về việc Trung cộng tăng cường sức mạnh quân sự và ngưng các quan hệ quân sự với Hoa kỳ. Rằng: “Mức độ đầu tư mạnh vào khả năng quân sự hiện đại trên biển và trên không mới đây, dường như không phù hợp với mục đích mà Trung quốc tuyên bố chỉ là để bảo vệ lãnh thổ. Nhưng các khoảng cách rộng lớn dường như đang thành hình giữa ý định mà Trung quốc tuyên bố so với các chương trình quân sự của họ, khiến cho tôi phải suy nghĩ xa hơn là chỉ thắc mắc về kết quả nhiên hậu. Và quả thực, tôi đã đi từ thắc mắc đến lo ngại thực sự”. Lời nhận định trên đây của tướng Mullen đưa ra sau lời phát biểu của bộ trưởng Quóc Phòng Mỹ, Robert Gates, vào ngày 03/06/2010, trên đường đến dự hội nghị an ninh cấp vùng tại Singapore, nhằm tố cáo các sĩ quan cao cấp của quân đội Trung cộng không theo đuổi chính sách giống như các nhà lãnh đạo lão thành của họ, đã tìm cách phát triển những lãnh vực khác trong mối quan hệ giữa Hoa kỳ và Trung cộng.


Không chỉ đô đốc Mullen lo ngại về tham vọng bành trướng của giới ‘quân phiệt’ Trung cộng, mà các nước Đông Nam Á, từ trước tới nay vốn chủ trương gia tăng sự phụ thuộc kinh tế giữa Asean và Trung cộng, cho đó là một biện pháp tích cực trong việc ngăn cản các mối lo ngại trong khu vực. Nhưng dù đã ký: Tuyên Bố Ứng Xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 giữa Trung quốc và Asean, mà Trung cộng vẫn ngang nhiên đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích toàn vùng, đồng thời đem tầu chiến xuống khống chế các nước ven biển. Không những Trung cộng trực tiếp chiếm quyền làm chủ quần đảo Hoàng sa và một số đảo trong Trường sa của Việt nam. Các cuộc tập trận hải quân của Trung cộng hồi tháng 3 và tháng 4 năm nay đã chứng minh, cho phép hải quân của họ lần đầu tiên vượt ra đại dương, tiến đến Nhật bản, Đàiloan, Philipines, Brunei, Indonesia, Malaysia, nuốt trọn thủy lộ chiến lược quốc tế Malacca. An ninh khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương thực sự bị ‘Quân Phiệt Trung Cộng’ đe dọa.


Tại sao lại gọi là ‘Quân Phiệt Trung Cộng’?


Vì quyền lực lãnh tụ của đảng Cộng sản Trung Hoa theo Mao Trạch Đông, đều ‘dựa trên nòng súng’. Mao Trạch Đông sở dĩ có được quyền lực tuyệt đối vì ông ở chức vụ ‘Thống Soái’ quân giải phóng, trực tiếp chỉ huy quân đội, chủ tịch đảng, chủ tịch nước. Đặng Tiểu Bình cũng là một trong thập ‘Đại Nguyên Soái’ của quân đội Trung cộng, nên quyền lực của ông mới kéo dài trong đảng, trong nước cho tới chết, dù sau khi không còn chức tước gì của đảng và chính phủ nữa. Giang Trạch Dân tuy là tổng bí thư đảng, kiêm chủ tịch nước, mà vẫn phải núp bóng Đặng Tiểu Bình để ngoan ngoãn đưa Hồ Cẩm Đào đuợc Đặng Tiểu Bình chỉ định, vào chức tối cao lãnh đạo đảng và nhà nước. Như vậy đàng sau những người cầm đầu chính trị tại Trungquốc, thực lực trước sau gì cũng nằm trong tay giới chức quân sự. Vì giới lãnh đạo chính trị độc tài cộng sản, phải dùng tới sức mạnh của các lực lượng vũ trang để khống chế, tước đoạt mọi quyền tự do của dân chúng. Đồng thời nuôi dưỡng tinh thần ‘Đế Quốc Đại Hán’ trong tư tưởng toàn dân, qua việc tăng cường sức mạnh quân đội, Tạo thành niềm tự hào dân tộc của một đại cường ngang tầm với siêu cường Hoa kỳ.


Giới lãnh đạo chính trị Trung cộng, biết rõ là nền kinh tế Trung hoa vẫn phải nương vào Mỹ, khả năng quân sự của nước họ còn thua xa Mỹ, quyền lực chính trị quốc tế chưa đủ mạnh bằng Mỹ. Nhưng Hoa kỳ hiện nay đã qua thời kỳ ‘tạo lập sức mạnh’ toàn cầu cho riêng mình, cả về kinh tế, quân sự, chính trị, mà bước sang thời cùng giúp nhau giải quyết vấn đề ‘toàn cầu hóa’. Từ ‘kinh tế thị trường toàn cầu hóa’, tiến lên ‘dân chủ hóa toàn cầu”, tới ‘phòng thủ chung toàn cầu’. Nước Mỹ không còn theo đuổi chính sách dùng các chính quyền ‘vệ tinh’ cho mình nữa, mà mở rộng bang giao và ngoại thương với tất cả các nước có chế độ khác nhau, miễn là các nước đó không giúp cho phong trào ‘khủng bố quốc tế’. Nhưng lại đặt vấn đề Nhân Quyền lên hàng đầu của chính sách ngoại giao quốc tế. Tức là không chỉ thắt chặt liên hệ về mặt chính quyền quốc gia, mà thúc đẩy các chính quyền của mỗi nước đó phải tôn trọng nhân quyền của công dân nước họ. Thế nên nước Mỹ trước đây đã ban hành luật về Tự Do Tôn Giáo. Ngày 17/05/2010, tổng thống Mỹ, Obama đã ký ban hành đạo luật Daniel Pearl, ủng hộ Tự Do Báo Chí Toàn Cầu. Mang tên của nữ ký giả của tờ Wall Street Journal đã bị quân khủng bố giết tại Pakistan năm 2002. Ngày 15/06/2010, bộ ngoại giao Mỹ đưa Việt nan và một số nước vào danh sách quan ngại về tệ nạn buôn người. Chính vì chủ trương tự do cho toàn nhân loại này của Mỹ, mà Trung cộng và các nước còn bị cai trị bởi chế độ độc tài vẫn chỉ ‘bằng mặt chứ không bằng lòng’ với chủ trương của Mỹ.


Đây là một trở ngại lớn đối với chủ trương ‘nhập nội’ Việt nam của Hoa kỳ. Việt cộng biết rõ, ‘Đi với Mỹ thì mất đảng’ Vì sớm muộn gì Việt nam cũng phải ‘dân chủ hóa’ thì mới trở thành một nước giầu mạnh thực sự, có căn bản từ toàn dân, phát huy được nội lực dân tộc, đủ sức chủ động gia nhập ngang tầm với các nước khác trong tiến trình toàn cầu hóa khắp mặt, mới đủ sức tự phòng vệ đất nước, để cùng với khối Asean phát triển kinh tế và thế lực chính trị, làm cùn nhụt tham vọng ‘bành trướng’ của ‘Quân Phiệt Trung cộng’. Nhưng kể từ năm 1991, Việt cộng đã quay lại thần phục Trung cộng. Đảng cộng sản Việt nam đều bị nằm trong sự an bài của đảng cộng sản Trung hoa, qua sự kiểm soát trực tiếp của Tổng Cục II Việtcộng, trực thuộc sở Tình Báo Hoa Nam Trung cộng. Nên Trung cộng đã không cho Việt nam ký hiệp ước Quy chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn -PNTR- với Hoa kỳ năm 1999, phải để cho Trung quốc ký trước một năm, cướp được tiên cơ đầu tư quốc tế, mãi đến ngày 13/07/2000, Việt nam mới được ký, thành ra ‘trâu chậm uống nước đục’. Nên về mặt kinh tế Việt nam vẫn là đàn em của Trung cộng.


Hiện nay chính sách của Trung cộng là nắm thật chắc chính quyền Việt cộng tại Hànội để thực hiện kế hoạch ‘tằm ăn dâu’ Việt nam và toàn vùng Đông Nam Á. Còn Hoa kỳ thì cũng quyết ‘nhập nội’ toàn diện tại Việt nam, nhưng lại với chủ trương trao trả quyền lực lại cho Người Dân Việt nam, mà không thể mạnh tay áp dụng ‘chiến tranh nhân dân’ theo kiểu cộng sản thời chiến tranh lạnh đối với Mỹ. Chỉ có thể hỗ trợ cho các cuộc ‘đấu tranh ôn hòa’ của toàn dân đòi ‘dân chủ hóa’, buộc nhà cầm quyền phải thay đổi luật lệ từ độc tài sang tự do. Trong nhất thời, thế của Mỹ ở Việt nam xem ra yếu hơn Trung cộng, vì Trung cộng vẫn có lợi điểm dùng sự tự nguyện của chính quyền cộng sản Hànội để đàn áp các phong trào đòi tự do dân chủ nhân quyền, chủ quyền dân tộc và toàn vẹn tổ quốc của người dân Việt nam. Ngược lại, Mỹ đôi khi phải nhân nhượng nhà cầm quyền Hànội để tranh thủ những thoả thuận về chiến lược của Hànội với Mỹ, nhằm tách Việt nam khỏi ảnh hưởng của Trung cộng. Khó vậy thay!


==============================================
===========================================================
Cáo Phó

Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin buồn cùng thân bằng quyến thuộc: Anh, Bác, Cậu, Ông chúng tôi là:

Cố Đại Tá NHAN MINH TRANG

Pháp Danh Hiền Minh

đã tạ thế vào lúc 7giờ 17 phút sáng ngày 26 tháng 6 năm 2010,

nhằm ngày 15 tháng 5 Canh Dần tại Houston , Texas

Hưởng Thượng Thọ 84 tuổi

Tang lễ sẽ được tổ chức tại Nhà quàn Vĩnh Phước

8514 Tylor Dr, Houston , Texas 77074

Điện thoại: 713-771-9999

Lễ Phát Tang vào lúc 12:00 giờ trưa thứ Năm, ngày 01 tháng 7 năm 2010

Thăm viếng từ 10:00 giờ sáng đến 9:00 giờ tối

Lễ Cầu Siêu vào lúc 6:00 giờ chiều thứ Sáu, ngày 02 tháng 7 năm 2010

Lễ Cầu Siêu và Di Quan đến hỏa đài Vĩnh Phước

vào lúc 2:00 giờ chiều thứ Bảy, ngày 03 tháng 7 năm 2010



Tang gia đồng khấp báo

Bào tỷ, Bà Nhan Thị Thơm, Việt Nam

Bào tỷ, Nhan Thị Quỳnh Liên và các cháu tại Việt Nam

Em trai, Nhan Minh Cảnh, vợ và các cháu tại Việt Nam

Em gái, Nhan Thị Giỏi, chồng và các cháu tại Việt Nam

Cháu gái, Julie Cao, chồng và các cháu tại Houston , Texas

Cháu trai, Tùng Nguyễn, vợ và các cháu tại Houston , Texas

Cáo Phó này thay thế Thiệp Tang - Xin Miễn Phúng Điếu



Cố Đại Tá Nhan Minh Trang là vị Tỉnh Trưởng đã xây dựng và hoàn thành cổng Tam Quan tại Rạch Giá, vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Chúng tôi xin chân thành chia buồn cùng bà Quả Phụ Nhan Minh Trang và Tang Quyến.

Sonny Pham



Tro ve dau trang



=================================
==============================================

Sunday, June 27, 2010

Canada: Biểu tình chống vc Nguyễn Tấn Dũng - G20 tại Toronto, thứ Bảy 26-6-2010 -
Fw: Invitation to view ThoiMoiCanada's Picasa Web Album - G20-Toronto











Toronto: G20
Kính gởi đến tất cả đồng bào những hình ảnh biểu tình trước thềm G20 tại Toronto hôm thứ Bảy 26-6-2010.

Mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng đồng bào khắp nơi ở Canada và Hoa Kỳ đã tề tựu về Toronto để tham gia biểu tình chống thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho đồng bào quốc nội. Ước tính có khoảng trên 300 đồng tham dự buổi biểu tình này.

http://picasaweb.google.com/112587168196427153375/G20Toronto?feat=email#

Kính,

Hoàng Đạt / Thời Mới Canada

www.thoimoi.com





Message from ThoiMoiCanada:
Kính gởi đến tất cả đồng bào những hình ảnh biểu tình trước thềm G20 tại Toronto hôm thứ Bảy 26-6,2010.
Mặc dù trời mưa tầm tã, nhưng đồng bào khắp nơi ở Canada và Hoa Kỳ đã tề tựu về Toronto để tham gia biểu tình chống thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và đòi hỏi nhân quyền và dân chủ cho đồng bào quốc nội. Ước tính có khoảng trên 300 đồng tham dự buổi biểu tình này.

Kính,

Hoàng Đạt / Thời Mới Canada
======================================
==================================================
Kể Lại Về 16 Tấn Vàng VNCH 2 Ngày Kiểm Kê,
Giao VC Giữ


Câu chuyện thật về 16 tấn vàng đầy huyền thoại của Kho Bạc VNCH đã được tiết lộ bởi chính người ký giấy bàn giao, theo một bài viết trên tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai.

Bài viết nhan đề “Câu chuyện 16 tấn vàng tháng 4-1975 -- Kỳ cuối: Người giữ chìa khóa kho vàng” của ông Hùynh Bửu Sơn đã nói rõ về chuyện bàn giao kho tàng.


Tác giả được giới thiệu như sau: “Người giữ chìa khóa kho vàng lúc đó là ông Huỳnh Bửu Sơn - làm việc trong ban lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia...”

Bài viết trên tờ Tuổi Trẻ trích đoạn như sau:

“...Những ngày đầu tháng 5-1975, tôi vào trình diện tại Ngân hàng Quốc gia ở 17 Bến Chương Dương, thủ đô Sài Gòn cùng các đồng nghiệp khác, chỉ thiếu vắng một vài người. Chúng tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia là chờ phân công tác. Trong khi chờ đợi, mỗi ngày mọi người đều phải có mặt tại cơ quan.

... Tôi đến trình diện tại Ngân hàng Quốc gia và được phân công tác tại Vụ Phát hành và kho quĩ. Những ngày tiếp theo, Ban Quân quản tổ chức học tập tại chỗ ba ngày cho các viên chức ở lại và cấp giấy chứng nhận học tập cải tạo. Lúc đó, giấy chứng nhận này chính là một lá bùa hộ mệnh....

Lần kiểm kê cuối cùng

Vào đầu tháng 6-1975, tôi được lệnh của Ban Quân quản Ngân hàng Quốc gia tiến hành kiểm kê kho tiền và vàng của chế độ cũ, các kho tiền và vàng của Ngân hàng Quốc gia thuộc quyền quản lý của Nha Phát hành, nơi tôi làm việc trong ban lãnh đạo từ năm 1970 với tư cách là kiểm soát viên. Anh giám đốc Nha Phát hành đã đi cải tạo tập trung, do đó trong số người còn ở lại chỉ có tôi là người giữ chìa khóa và anh Lê Minh Kiêm - chánh sự vụ - là người giữ mã số của các hầm bạc.

Việc kiểm kê kho tiền và vàng là việc chúng tôi làm thường xuyên hằng tháng, hằng năm nên cảm thấy không có gì đặc biệt. Chỉ có một điều là tôi biết lần kiểm kê này chắc chắn là lần kiểm kê cuối cùng đối với tôi, kho tiền và vàng sẽ được bàn giao cho chính quyền mới. Tôi không lo âu gì cả vì biết chắc rằng số tiền và vàng nằm trong kho sẽ khớp đúng với sổ sách.

Trong những ngày hỗn loạn, các hầm bạc của Ngân hàng Quốc gia vẫn được chúng tôi quản lý một cách tuyệt đối an toàn. Cần nói thêm là các hầm bạc được xây rất kiên cố với hai lớp tường dày, mỗi lớp gần nửa thước, các cửa hầm bằng thép có hai ổ khóa và mật mã riêng, được thay đổi định kỳ, mỗi cửa nặng trên 1 tấn.

Đại diện Ban Quân quản là một cán bộ đứng tuổi, khoảng 50. Cùng tham gia với ông trong suốt quá trình kiểm kê là một anh bộ đội còn rất trẻ, trắng trẻo, đẹp trai và rất thân thiện. Anh hay nắm tay tôi khi trò chuyện. Sau này tôi mới biết tên anh là Hoàng Minh Duyệt - chỉ huy phó đơn vị tiếp quản Ngân hàng Quốc gia.

Số vàng đúc lưu giữ tại kho của Ngân hàng Quốc gia vào thời điểm đó gồm vàng thoi và các loại tiền vàng nguyên chất. Có ba loại vàng thoi: vàng thoi mua của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED); vàng thoi mua của một công ty đúc vàng ở Nam Phi - Công ty Montagu; và vàng thoi được đúc tại Việt Nam, do tiệm vàng Kim Thành đúc từ số vàng do quan thuế tịch thu từ những người buôn lậu qua biên giới, phần lớn từ Lào.

Tất cả những thoi vàng đều là vàng nguyên chất, mỗi thoi nặng 12-14kg, trên mỗi thoi đều có khắc số hiệu và tuổi vàng (thường là 9997, 9998). Các thoi vàng được cất trong những tủ sắt có hai lớp khóa và được đặt trên những kệ bằng thép, mỗi kệ được xếp khoảng năm, sáu thoi vàng. Nhưng qua năm tháng, bị nặng trĩu trước sức nặng của vàng, các kệ thép cũng bị vênh đi.

Các đồng tiền vàng được giữ trong những hộp gỗ đặt trong tủ sắt. Đó là những đồng tiền vàng cổ có nhiều loại, được đúc và phát hành từ thế kỷ 18, 19 bởi nhiều quốc gia khác nhau... Ngoài giá trị của vàng nguyên chất, các đồng tiền này còn được tính theo giá trị tiền cổ, gấp nhiều lần giá trị vàng nội tại của nó. Tất cả số vàng thoi và tiền vàng cổ đều được theo dõi chi tiết từng đơn vị, số hiệu, tuổi vàng, số lượng ghi trong một sổ kiểm kê do bộ phận điện toán (computer) của ngân hàng theo dõi định kỳ hằng tháng và hằng năm, hoặc bất cứ khi nào có thay đổi xuất nhập tồn kho.

Chúng tôi thực hiện công tác kiểm kê trong hai ngày liền. Thật ra công việc cũng khá đơn giản. Số giấy bạc dự trữ giữ trong các thùng bằng gỗ thông được niền bằng đai sắt và niêm chì, mỗi thùng ghi rõ mệnh giá, loại giấy bạc, số lượng. Do đó chỉ cần kiểm kê số lượng thùng bạc, các chi tiết tương ứng và đối chiếu với sổ sách được điện toán hóa là biết khớp đúng ngay.

Lúc đó, loại giấy bạc mệnh giá cao nhất chỉ có 1.000 đồng, thuộc xêri mới phát hành, có in hình các con thú hoang dã trong rừng rậm Việt Nam . Ngoài ra vẫn còn tồn kho và tiếp tục phát hành loại giấy bạc nổi tiếng có in hình danh tướng Trần Hưng Đạo, mệnh giá 500 đồng. Tổng giá trị giấy bạc dự trữ trong kho lúc đó (nếu tôi nhớ không lầm) khoảng hơn 1.000 tỉ đồng, gấp đôi lượng tiền lưu hành tại miền Nam vào thời điểm giải phóng.

Chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi đã kiểm kê xong số lượng giấy bạc dự trữ. Việc kiểm kê số vàng chiếm nhiều thời gian hơn vì phải kiểm kê từng thoi vàng một để xem trọng lượng, tuổi vàng và số hiệu có khớp đúng với sổ sách hay không.

Cuộc kiểm kê kết thúc, ai nấy đều vui vẻ thấy số lượng tiền và vàng kiểm kê đều khớp với sổ sách điện toán từng chi tiết nhỏ. Tôi ký vào biên bản kiểm kê, lòng cảm thấy nhẹ nhõm. Việc bàn giao tài sản quốc gia cho chính quyền mới đã hoàn tất. Sau chiến tranh, ít nhất đất nước cũng còn lại một chút gì, dù khiêm tốn, để bắt đầu xây dựng lại. Về phía chúng tôi, điều này cũng chứng minh một cung cách quản lý nghiêm túc của những người đã từng làm việc tại Ngân hàng Quốc gia...”

Tác giả Huỳnh Bửu Sơn cũng liệt kê từng tủ và từng Hầm kho tàng. Và cuối bài viết, ông ghi: “Tổng cộng: 1.234 thoi vàng.”

Quynh Hoa Melb Australia on 2006/5/3

Nguoithongtin: Bọn Việt cộng chóp bu Hà Nội ăn cắp chia chác 16 tấn vàng tài sản của nhân dân VN, rồi dùng bộ máy tuyên truyền quốc nội và truyền thông tay sai hải ngoại vu khống: TT Nguyễn văn Thiệu ra đi, mang theo 16 tấn vàng tài sản quốc gia.

TT Nguyễn văn Thiệu: Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm.


nguon: Quynh Uyen
Subject: Fw: Fwd: Fw: 16 Tấn Vàng

Tro ve dau trang

===================================

====================================================


Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================