MỘT VẬN HỘI MỚI CHO DÂN TỘC VIỆT NAM
Những biến chuyển mới gần đây qua những nỗ lực của các siêu cường Mỹ, Nga và Tây phương nhằm giải quyết vấn đề biển Đông và Việt Nam, cho thấy con cọp giấy Trung Cộng đã bắt đầu co vòi. Thắng lợi này một phần lớn là do sự thoả thuận của các cường quốc Tây phương, dành cho nước Nga có một vai trò tích cực hơn, đồng chia xẻ trách nhiệm cũng như các quyền lợi trong vùng.
Hãy nhớ lại, năm 1954 chính Nga và Anh quốc là 2 nước đồng Chủ tịch Hội Nghị Geneva và Triều Tiên (cứ luân phiên, hôm nay họp về VN, hôm sau họp về Triều Tiên) khai mạc từ ngày 26-4-1954. Kết quả VN bị chia đôi ngày 20-7-1954, còn Triều Tiên vẫn còn tiếp tục…
Thực chất thì HĐ Genève 54 không có giá trị về mặt pháp lý như HĐ Paris 1973. Vì HĐ Geneva 54 chỉ đơn thuần là một bản Hiệp Định “đình chiến” (ngưng bắn) giữa các phe quân đội lâm chiến. Phía Pháp, do Tướng Henri DelTeil, thay mặt cho quân đội Liên Hiệp Pháp (gồm Việt-Miên-Lào) ở Đông Dương. Còn phía Việt Minh do Tạ Quang Bửu, Thứ trưởng Quốc phòng của cái gọi là Chánh phủ VNDCCH đại diện. Hiệp Định này quy định việc quân đội Pháp-Việt phải rút về vĩ tuyến 17 được gọi là lằn ranh tạm thời chia đôi lãnh thổ. Kèm theo HĐ là bản “Tuyên Bố Chung” của các phái đoàn tham dự hội nghị. Có điều oái oăm là trong bản Tuyên bố này không có mang một chữ ký của quốc gia nào cả, chỉ có một điều khoản quan trọng là “dự trù” (không bắt buộc) 2 năm sau, hai miền Nam-Bắc sẽ tổ chức một cuộc Tổng Tuyển Cử tự do để thống nhứt vào ngày 20-7-1956. Hiệp Định cũng không có sự phê chuẩn của Liên Hiệp Quốc (như HĐ Paris 73).
Cuộc tổng tuyển cử như “dự trù” đã không xảy ra vì nhiều nguyên nhân. Việt Nam là một địa bàn chiến lược mà cả hai phe Tây phương (Mỹ-Anh-Pháp) và phe CS (Nga-Tàu) đều muốn tranh giành ảnh hưởng. Vì thế nhân dân Việt Nam đã phải trả một giá quá đắt vì sự tranh chấp của các siêu cường.
Nhưng với một nước Nga ngày nay, đặc biệt là với sự lãnh đạo của Tổng thống Medvedew đã tỏ ra có trách nhiệm được Tây phương tin cậy. Nga vốn là một đồng Chủ tịch của Hội nghị Geneva 1954, nay cùng bắt tay với Mỹ và Tây phương, cùng nỗ lực giải quyết về vấn để Biển Đông và VN thì tình hình càng thêm có nhiều hy vọng.
Phải chăng Vận Hội Mới cho dân tộc VN đã bắt đầu ? Chế độ CS rồi phải bị dẹp bỏ để thiết lập một thể chế dân chủ tự do thực sự. Dân tộc Việt Nam vốn đã chịu quá nhiều đau khổ và mất mát, rất xứng đáng được hưởng một nền hoà bình vĩnh cửu và tự do hạnh phúc đúng theo tinh thần Hiệp Định Paris 1973 mong muốn.
Chủ nhiệm Võ Văn Sáu
(30-6-2010
No comments:
Post a Comment