Tôn Nữ Hoàng Hoa
Bài viết này đáng lẽ ra nằm trong bài viết Một Nén Hương Lòng. Nhưng vì sợ dài quá, độc giả không muốn đọc. Do đó tác giả xin chia thành nhiều đoạn để viết ra nỗi cảm xúc trân quí của mình dành cho một vị Tổng Thống Của Đệ Nhất VNCH.
Nói như vậy để quí vị hiểu rằng, bài viết của chúng tôi không nằm trong bất cứ một mục tiêu nào của quí vị đang mang tâm địa luận tội Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Vì sao? Thưa quí vị có lần tôi đã đọc được một ý nghĩ trong một cuốn sách nói rằng: từ khi có con người, từ khi khởi đầu một thời xa xăm của huyền sử thì con người đã luôn luôn oán trách Satan , khát khao trái cấm, và vọng tưởng thiên đường. Con người cứ quanh quẩn trên ba dữ kiện trên, nhắc nhở hoài ý nghĩa mà trong cõi đời con mắt ta chưa một lần thấy được nhưng vẫn nguyền rủa rồi khát khao rồi oán trách...Những dữ kiện trên không thấy là không thực, nhưng con người cứ nhắc đi nhắc lại mãi cho nó là thực, rồi đắm chìm trong mê sảng, đắm chìm trong hiếu thắng, bất phân thị phi, rồi cho mình là đúng mà quên đi mình đã tự đánh bất mình ra khỏi vị trí của bản thân, tức là đã lạc mất bản ngã...rồi trở lại oán than chê trách, khát khao vá mơ tưởng...
Để phần nhập đề không dài dòng tôi xin đi ngay vào bài thơ Nỗi Lòng của Chí Sĩ Ngô Đình Diệm. Như một tình cờ tôi bắt gặp bài thơ này trên Net. Cái tình cờ như còn đọng lại ở đây với tràn đầy xúc cảm luyến lưu mà tôi bỗng thấy mang một giá trị vô lượng của một sự tình cớ. Một ánh nắng chiều còn sót lại trước khi cảnh vật chìm vào u uất vô minh.
Bài thơ Nỗi Lòng của Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã được Thi sĩ Trần Việt Yên chuyên chở tất cả tâm tư vào đó. Ngay hai câu đầu của bài thơ:
Gươm đàn nửa gánh quẩy sang sông
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !
Thi sĩ Trần Việt Yên đã viết:
Đọc câu thơ thứ nhất "Gươm đàn nữa gánh, quảy sang sông", chứng tỏ cái chí của một bậc anh hùng cái thế, "Gươm đàn nữa gánh, non sông một chèo" người muốn tự mình tạo riêng một cõi triều đình, chứ không chịu cúi luồn trong khuôn khổ . (TVY)
Đồng ý với Thi Sĩ Trần Việt Yên trong câu thơ GƯƠM ĐÀN NỬA GÁNH, QUẨY SANG SÔNG Tác giả Ngô Đình Diệm đang nói lên cái chí của một bậc anh hùng mà trong đó Chí sĩ Ngô Đình Diệm đang muốn làm một cuộc dấn thân. Hai chữ sang sông trong tâm lý Đông Phương mang một ý nghĩa đặc biệt. Sang sông như một hình thức lột xác, đỗi đời như người con gái sang sông để tạo lập một cuộc đời hạnh phúc. Trong binh pháp lúc sang sông cũng là lúc hiễm nghèo nhất. Nhưng hào hùng nhất là hình ảnh sang sông của một Kinh Kha để tiến vào đất Tần..
Nhìn vào tính cách thời gian 1953 khi Chí Sĩ Ngô Đình Diệm sáng tác bài thơ này có thể nhằm vào lúc ông từ quan chức Thượng Thư Bộ Lại vì đã nhìn ra dã tâm đô hộ của Pháp để về dạy học ở Providence sau này đổi tên là Trường Thiên Hựu ở Huế. Cũng trong thời gian này Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp có thể đang sửa soạn cho một cuộc sang sông trên chí hướng của một con dân bất khuất không chấp nhận ngoại bang đô hộ mình. Tinh thần bất khuất ấy thể hiện ở câu thứ hai:
Hỏi bến: thuyền không, lái cũng không !
Đây là tâm trạng của kẽ sang sông mà không có đò. Không lẽ bơi qua sông.. cho nên tần ngần hỏi lại thuyền Không mà lái cũng không. Nhưng cuối cùng ý chí đã dũng mãnh thôi thúc đưa Người sang sông trong biến cố chia đôi đất nước của Hiệp Định Geneve.
Trong một bài bình luận của Mark Moyar là một sử gia, đã đỗ bằng danh dự về môn Sử Học tại Đại học Harvard và bằng tiến sĩ sử học tại Đại học Cambridge . Bài viết của ông về sự kiện lịch sử và hiện đại đã xuất hiện trên những tờ New York Times, Wall Street Journal, và Washington Post., đã có nói về chí sĩ Ngô Đình Diệm trong giai đoạn sang sông này:
In June 1954, in the middle of the Geneva negotiations, the despairing French at last granted full sovereignty to Bao Dai's government, and Bao Dai asked Diem to become premier. Bao Dai's decision was not motivated by American pressure as some have speculated, but by expressions of support for a Diem government from numerous Vietnamese political leaders. "The country is at risk of being cut in two," Bao Dai said to Diem. "You do not have the right to avoid your responsibilities. The safety of Vietnam requires it." Diem, who had turned down several offers of the premiership from Bao Dai, said he would take the job if Bao Dai gave him total control over all civilian and military matters. Bao Dai had never delegated such powers to anyone, but he consented, and Diem became premier. (pp 33, Moyar's source: Bao Dai, Le Dragon D'Annam (Paris: Plon, 1980), 328-9)
Tạm dịch là : Ở giữa các cuộc đàm phán tại Geneva vào tháng 6 năm 1954, sự tuyệt vọng của các nhà bảo hộ Pháp đã khiến Pháp giao lại toàn quyến cho chính phủ Bảo Đại trong việc thành lập chính phủ. Vua Bảo Đại đã yêu cầu Chí Sĩ Ngô Đình Diệm giữ chức Thủ Tướng. Quyết định này của Vua Bảo Đại không đi từ áp lực của Hoa Kỳ như sự suy đoán của một vài người. Tuy nhiên chính phủ này cần sự ủng hộ của tất cả lãnh tụ chính trị tại Việt Nam . Vua Bảo Đại đã nói với ông Diệm rằng: "Đất nước Việt Nam đang có nguy cơ bị chia hai" Vua Bảo Đại nói thêm :" Ông không có quyền lãng tránh trách nhiệm và vì sự an toàn của đất nước ông phải chấp nhận sứ mạng"
Ông Moyar viết thêm rằng: " Diệm đã nhiều lần từ chối chức vụ Thủ tướng qua sự đề nghị nhiều lần của Vua Bảo Đại . Tuy nhiên trước nguy cơ đất nước bị chia đôi Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã đòi hỏi Vua Bảo Đại là nếu ông được toàn quyền kiễm soát tất cả vấn đề Dân sự và Quân sự thì ông sẽ nhận lời" Bảo Đại đã không bao giờ giao quyền hạn đó cho bất kỳ ai, nhưng ông đồng ý, và Chí Sĩ Ngô Đình Diệm trở thành thủ tướng. (Trang 33, Moyar của source: Bảo Đại, Le Dragon D'Annam (Paris: Plon, 1980), 328-9)
Trong hai câu thực :
Xe muối nặng nề thân vó Ký
Đường mây rộng rãi tiếc chim Hồng
Thi sĩ Trần Việt Yên đã nhận định như sau:
Tác giả mượn điển tích Chu Bá Nhạ để nhìn cơ đồ tổ quốc đang như một chiếc xe ngựa thồ muối ì ạch leo dốc mà thương cho những người đang cố gắng vất vả như con ngựa Ký ( tương truyền là một giống ngựa giỏi, có thể đi xa, thồ nặng được như không ) Nhìn hoàn cảnh nước nhà như thế, mà tiếc cho cánh chim hồng trước không gian bao la của tương lai dân tộc lại không được bay bổng . (TVT)
Cho dù mang tấm lòng trắc ẩn trước một thời cuộc khó khăn nhưng Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã trãi được đường mây rộng rãi cho cánh chim hồng bay vút lên cao. Nhà sử học Hoa Kỳ Moyar đã nói về giai đoạn chấp chánh chính quyền của Thủ tướng Ngô Đình Diệm như sau:
He shows over and over that Diem outsmarted and outmaneuvered the Americans and the French to stay in power and govern. Most had though Diem would only last for weeks, but at the end of 1955, after a year and half, he was still standing. "As many foreign observers were now saying, Diem had worked miracles."
(Ông ta đã chứng tỏ rất khôn ngoan và có đầy đủ chiến thuật để nắm giữ quyền lực và chính quyền mà cả Mỹ lẫn Pháp khó có thể nắm giữ. Phần đông đã có ý nghĩ rằng Diệm sẽ không nắm giữ được tình hình trong một tuần lễ, nhưng mãi đến cuối năm 1955, sau một năm rưởi ông ta vẫn đứng vững trong chính quyền. Theo nhiều nhà quan sát Tây Phương lúc bấy giờ đã cho rằng Diệm quả đã làm một phép lạ")
Trong hai câu luận :
Vá trời lấp biển người đâu tá ?
Bán lợi mua danh chợ vẫn đông!
Thi sĩ Trần Việt Yên đã bình hai câu này như sau: " Dù hoàn cảnh nước nhà đang nghiêng ngửa nhưng nhìn lại triều đình, người ta vẫn ì èo buôn danh bán tước, vẫn lắm kẽ bán người mua, mà trong những kẻ mua danh bán tước đó có mấy ai mang hoài bão lấp biển vá trời ? Mấy ai thực lòng vì dân vì nước ? Hay chỉ là những kẻ vì danh chút danh tiếng hão huyền, vì chút lợi ích nhỏ nhen cho bản thân và phe nhóm ?. "(TVY)
Tâm sự này của Chí sĩ Ngô Đình Diệm quả là một bức tranh đời linh động mà thời nào cũng có. Không có chợ nào đông bằng chợ lợi danh và cũng không có nơi nào tấp nập bằng những nơi mua danh bán lợi. Nhưng với Chí sĩ Ngô Đình Diệm thì sao.
Cũng trong bài bình luận của Sử học gia Moyar đã nói về lợi danh của Chí sĩ Ngô Đình Diệm:
He spent more than half of all US economic aid, and a great deal of personal time, on new settlements and highways in strategically crucial sections of the country.
Tạm dịch là: Diệm đã dành hơn một nửa số tiền viện trợ kinh tế của Mỹ trong một thời gian kỷ lục để thiết lập những khu trù mật cũng như những xa lộ chủ yếu trên những vị trí chiến lược của đất nước.
Ở hai câu phá kết :
Lần lữa nắng mưa theo cuộc thế
Cắm sào đợi khách, thuở nào trong ?
Thi sĩ Trần Việt Yên cho rằng: "Tác giả một lần nữa nói lên cái ý chí nhập cuộc của mình, không thể chần chừ trước cảnh dầu sôi lửa bỏng, trước cảnh bá tánh toàn dân đang trở thành nạn nhân cho thứ chủ nghĩa Cộng sản bạo tàn , nếu dợi cho lúc bể lặng trời trong mới ra gánh vác thì đâu còn cái dũng của một kẻ sĩ:" kiến giả bất vi vô dũng giã" "Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha ?!" ( TVY)
Tôi đồng ý với Thi sĩ Trần Việt Yên trên hai chữ nhập cuộc của một con người mang nặng hoài bão thương nước yêu dân. Tấm lòng yêu thương dân tộc của Chí sĩ Ngô Đình Diệm đã được báo chí Tây Phương ca ngợi như sau:
Diem also started a program of land reform in 1956: no one was allowed to own more than 100 hectares of rice-growing land. Any amount over the 100 hectare limit was bought up by the government and given to those without land, who had six years of interest free loans to pay for the land. The campaign suffered from a lack of funds ( America 's pockets weren't without limits), but it did break up the vast estates of the Mekong Delta and it changed the landless peasants in the area from a majority to a minority.
Tạm dịch là: Diệm cũng đã bắt đầu một chương trình cải cách ruộng đất năm 1956: không có ai được phép có quyền sở hữu trên 100 mẫu đất trồng lúa. Bất cứ ai có quá trên số mẫu ruộng đó sẽ được chính phủ mua lại để bán cho những người không có đất, trong một chương trình cho vay trả góp không tiền lời trong vòng 6 năm. Các chiến dịch tuy bị thiếu kinh phí ( túi Mỹ cũng có giới hạn), nhưng tự đó đã san sẽ các bất động sản rộng lớn của đồng bằng sông Cửu Long cũng như đã thay đổi được đa số nông dân trong tình trạng tá điền thành tiểu điền chủ trong vùng này.
Cũng trong thời gian này ở miền Bắc chiến dịch Cải cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh qua câu Trí phủ Địa Hào, Đào Tận gốc trốc tận ngọn. Những hình ảnh đấu tố có máu, có nước mắt, có uất hờn phẫn hận của dân miền Bắc, giữa tá điền và chủ điền đã đem kinh hãi đau thương mà hơn nửa thế kỹ qua người VN cả hai miền Bắc Nam đều hãi hùng trước những cảnh đấu tố dã man của nhà nước Cộng sản Bắc Việt đối với dân tộc VN qua chiến dịch Cải Cách Ruộng đất của họ.
Trong khi Nền Đệ Nhất VNCH ra đời báo chí Tây phương đã làm một sự so sánh giữa sự hưng thịnh của miền Nam và sự xác xơ của miền Bắc đói nghèo như sau:
Over the course of the late 1950s, South Vietnam 's economy would surge. Rice production went from 2.6 million tons in 1954 to 5 million tons in 1959. Rubber production also leaped upward, as did the "production" of farm animals. The Communists were losing, too. (Moyar's source: New York Times, July 7, 1959.)
(Trong suốt cuối thập niên 1950, nền kinh tế tại Nam Việt Nam đã gia tăng . Sư sản xuất lúa gạo đi từ 2.6 triệu tấn vào năm 1954, qua năm 1959 sức sản xuất lúa gạo tăng lên 5 triệu tấn. Sản xuất cao su cũng nhảy vọt lên, cũng như sự sản xuất từ các trang trại động vật. Còn Cộng sản thì quá thua sút. (Moyar's source: New York Times, July 7, 1959.)
Qua bài thơ Nỗi Lòng của Chí sĩ Ngô Đình Diệm, lòng tôi bỗng trãi dài trong sư suy nghĩ về những chữ mưu toan và lòng phản trắc. Tôi viết những bài về Tổng Thống Ngô Đình Diệm: không vì ai mà cũng chẳng cho ai. Chỉ với một ước mơ thầm lặng duy nhất cho mai sau, còn có ai đầy đủ tài đức như nhà chí sĩ họ Ngô.
Ước mơ rất giản dị nhưng vô cùng khó khăn khi chợ đời vẫn còn nhiều kẽ bán lợi mua danh trong mưu toan nắm giữ một chủ thuyết ngoại lai phi nhân bản, trong khi đó giáo giở vẫn tiếp tục lên đường….
Quí vị đã đọc xong bài thơ Nỗi Lòng Của Chí sĩ Ngô Đình Diệm. Những lời thơ vừa hiu quạnh, vừa thao thức bâng khuâng. Từ hiu quạnh và bâng khuâng đó tôi bỗng cảm nhận ra một khoảng không gian xám đục của một trời chiều hiu hắt gió mây. Thời gian đó tôi còn quá nhỏ. Quá nhỏ để cảm thông một nỗi đìu hiu len lõi vào tâm hồn. Và, cũng quá nhỏ để cảm thông một nỗi niềm bâng khuâng trước cuộc đời cô đơn trên một bến sông mà thuyền không lái cũng không.
Cho đến khi tôi lớn và chập chững bước vào đời thì nguồn cảm thông với nhà chí sĩ đã chan hoà nước mắt tiếc thương, trước sự kết thúc một cuộc đời dấn thân cho đất nước của một Chí sĩ qua sự phản trắc của lòng người.
Trên hành trang lớn dần của cuộc đời tha hương còn lại. Tôi vẫn trân quí hình ảnh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và những câu hát suy tôn Người của những ngày xa xưa vẫn còn vang vọng mãi trong tôi...Ai bao năm từng lê gót nơi quê người. Cứu đất nước thề tranh đấu cho tư do... Người cương quyết chống Cộng….
Tôi xin mượn những dòng tiếc thương của một sử gia Hoa Kỳ khi viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm để kết thúc bài này:
The Vietnam War, 1954–1965, a history that is considered revisionist by mainstream American historians. In it he argues that Ngo Dinh Diem was a very wise and effective leader. Moyar states that supporting the November 1963 coup was one of the worst American mistakes of the war.
Tạm dịch là: " Chiến tranh Việt Nam trong thời gian 1954 đến 1965, là một giai đoạn lịch sử cần phải được xem xét lại bởi những sử học gia chính thống của Hoa Kỳ. Trong đó ông lập luận rằng: Ngô Đình Diệm là một nhà lãnh đạo rất khôn ngoan và có một tầm ảnh hưởng quan trọng đối với quần chúng. Moyar cho rằng hổ trợ một cuộc đảo chính trong tháng 11 năm 1963 là một sự sai lầm tồi tệ nhất của Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam".
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Ngày gần cuối tháng 6
6/29/2010
No comments:
Post a Comment