Ngọc Thu lược dịch
2010-06-04
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.
AFP PHOTO / POOL / Saul Loeb.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào (P) thảo luận với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong cuộc họp tại bắc Kinh hôm 25/05/2010.
Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.
Chiến lược của Mỹ
Một cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.
Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.
Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.
“Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.
Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.
Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.
Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.
Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ảnh minh họa Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.
Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.
Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.
Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung
Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21. Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Tiêu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.
“Bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm.
Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Thiên Kỳ Thành, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.
Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.
Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.
Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên. AFP photo Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.
Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.
Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.
Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.
Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.
Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
Dịch từ: http://www.c3sindia.org/us/1373
No comments:
Post a Comment