Đề Phòng Tổ Chức Bốc Mộ Cựu QN/VNCH
Nguyễn Quang Duy
Ngày 30/4/1975, ngày mà các chiến sỹ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tan hàng, người lên rừng tiếp tục chiến đấu, người bỏ nước ra đi, người bị cộng sản bắt cầm tù... tưởng như một Quân Đội đã tan hàng. Nhưng không ở xứ người các anh chị lại tiếp tục sinh họat, xây dựng và phát triển cộng đồng, vận động nhân quyền cho các anh chị còn trong lao tù cộng sản và góp sức trong công cuộc đấu tranh chung.
Sự hiện diện, tồn tại và phát triển của các Hội Cựu Quân Nhân Địa Phương, các Gia Đình Binh Chủng, các tổ chức Hậu Duệ, Khối 1906 tại Úc châu… là cái gai càng ngày càng thọc sâu vào cặp mặt cú vọ của bạo quyền cộng sản.
Các sinh họat của Hội CQN đã tạo ra những sinh họat tự phát từ các thế hệ tiếp nối. Tại Melbourne Victoria Úc Đại Lợi, nhân ngày QL VNCH 19/6/2010 ít nhất có 4 sinh họat đáng chú ý.
Đầu tiên là buổi văn nghệ "Cám Ơn Anh - Người Lính VNCH" đã tổ chức tuần lễ trước đây. Người viết không tham dự nhưng nghe nói rất thành công.
Ngày thứ sáu 11/6 vừa qua có buổi gây quỹ “Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang” để hỗ trợ việc tìm và đưa những hài cốt của các tử sỹ VNCH đã bỏ mình trong lao tù cộng sản. Khi buổi gây quỹ đang diễn biến, một bản Thông báo khẩn từ Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu lại được phổ biến xác định quan điểm và lập trường không ủng hộ buổi gây quỹ nói trên. Người viết xin được bình luận vấn đề này trong phần sau.
Đặc biệt ngày 19/6/2010, từ 2 giờ tại Kensington Community Centre, các thành viên Khối 8406 tại Victoria cộng tác với Hội CQN tổ chức ngày QL/VNCH. Các anh chị Khối 8406 đã nhìn ra cuộc đấu tranh trước và sau 1975 chỉ là một. Xưa các chiến sỹ QLVNCH đấu tranh để bảo vệ miền Nam tự do. Nay các chiến sĩ dân chủ, có nhiều người xưa là chiến binh VNCH, vẫn tiếp tục chiến đấu cho tự do dân tộc. Chủ đề văn nghệ là “Nối Bước Anh Đi” đã nói lên ý nghĩa của việc làm này.
Ngày 4/7/2010, từ 2 giờ tại Happy Reception, sẽ có một Đại Nhạc Hội chủ đề “Nhớ Ơn Anh” do một nhóm các em ca sĩ chỉ ở lứa tuổi 20 tổ chức cũng cần được quan tâm và ủng hộ.
Sau 35 năm các bài ca vinh danh chiến sỹ VNCH ngày càng phổ biến trong và ngòai nước. Mặc dù là khí cụ tuyên truyền, các bài ca cộng sản đã đi vào quên lãng. Điều này nói lên được “chính nghĩa đang thắng hung tàn” và “trí nhân sẽ thay cường bạo”.
Buổi gây quỹ “Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang”
và Thông báo từ Cộng Đồng Liên Bang Úc Châu
Với chừng 500 người tham dự, ban tổ chức và anh chị em nghệ sỹ đã hết lòng phục vụ buổi gây quỹ tại Melbourne . Buổi gây quỹ đã thu được trên $ 30,000 Úc kim, gấp 3 lần ứơc tính của Ban Tổ chức.
Tuy nhiên thời gian qua lại có một số những bàn luận không tốt về ông Nguyễn Đạc Thành người chủ trương công việc. Trong phần nói chuyện với đồng hương tại Melbourne khi được ông Quốc Việt đài SBS hỏi: “Anh chào cờ, anh có sợ hay không?". Ông Thành đã dứt khóat trả lời: "... tôi chào cờ vì đó là lá cờ của chúng tôi... cái chết tôi còn không sợ mà tại sao tôi còn sợ cái gì nữa...". Nhiều đồng hương đã xin được trực tiếp hỏi ông Thành nhưng đã không được người điều hợp viên đáp ứng.
Mặc dù đứng chung dưới lá cờ vàng và đang thực hiện một công việc đáng trân quý, ông Thành một mặt cho rằng công việc ông làm hoàn toàn vì nhân đạo và không mang chính trị. Mặt khác qua các cơ quan truyền thông và các thơ ngỏ ông công khai ca ngợi sự giúp đỡ của “chính phủ Việt Nam”, ca ngợi cán bộ lãnh đạo Việt cộng như Võ văn Kiệt.
Khi đựơc đài Á Châu Tự Do phỏng vấn (29-4-2007) ông Thành tuyên bố: “Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt rất sốt sắng, hết sức ủng hộ việc làm nhân đạo này.” Hay trong lá thơ đề ngày 20/04/2009, được phổ biến để kêu gọi yểm trợ buổi gây quỹ “Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang” tại Úc châu ông đã xử dụng ý tưởng “Hòa bình đã đến với người dân Việt Nam. Hàng triệu ngừơi mừng vui, nhưng cũng có hằng triệu người khóc vì cảnh Sinh Ly Tử Biệt .” Ai cũng biết đây là ý tưởng của Võ văn Kiệt nhằm thực hiện sách lược “hòa hợp hòa giảii” của Việt cộng.
Ông Thành đã không lắng nghe góp ý của các đồng đội rằng tấm lòng của ông đã bị Việt cộng lợi dụng. Ông lại còn phản bác lẽ ra việc ông đang làm phải được làm ngay khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ ngọai giao với nhà cầm quyền cộng sản.
Ông Thành có lẽ không nghĩ, chính những người đi trước đã tích cực chống cộng và vận động để người Mỹ quan tâm đến số phận của những tù nhân cộng sản Việt Nam. Nhờ các bạn đồng đội đến trước vận động mới có chính sách nhân đạo HO. Nhờ đó ông và gia đình mới đến định cư tại Hoa Kỳ để có thể quan tâm và đứng ra làm công việc tìm và đưa những hài cốt của các tử sĩ VNCH đã bỏ mình trong lao tù cộng sản. Các đồng đội cũ của ông tại Hoa Kỳ ưu tiên việc cứu người sống và đấu tranh cho tự do tại Việt Nam. Đó là những việc họ có thể làm được một cách hiệu qủa và không cần tiếp xúc với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam .
Ông Thành cũng cần biết nhiều đồng đội của ông hiện đang còn bị giam giữ trong lao tù cộng sản. Vừa rồi cộng sản đã phải trả tự do cho ông Nguyễn Bắc Truyển một đảng viên đảng Dân Chủ Nhân Dân và là một thành viên Khối 8406. Qua ông Truyển chúng ta biết được ông Nguyễn Hữu Cầu, một quân nhân QL VNCH, vì tiếp tục chiến đấu cho tự do, đã bị giam cầm trong lao tù cộng sản suốt 28 năm qua. Thêm 5 năm cải tạo là 33 năm trong nhà tù nhỏ của Việt cộng. Tình trạng sức khỏe ông hiện đang cần được gíup đỡ. Người viết được biết một số anh chị đang ra sức vận động cho trường hợp của ông Cầu như tỏ lòng tri ân và chia sẻ trách nhiệm chung. Nhắc đến ông Cầu để thấy chúng ta còn rất nhiều việc phải làm và cần tìm hiểu sự khác biệt và tôn trọng việc làm của nhau.
Cũng chính vì sự khác biệt mà CĐNVTD tại Úc Châu mới phải ra một Thông Báo khẩn: “đặc biệt lo ngại về phương cách và quan điểm của tổ chức đứng ra thực hiện công việc này khi biết họ chủ trương đối thoại và thương lượng với nhà cầm quyền CSVN trong việc cải táng mộ phần của các tử sĩ QLVNCH tại các trại lao tù (cải tạo).”
Cũng chính vì muốn tìm hiểu sự khác biệt Hội CQN/QLVNCH/Qld đã làm việc với Ban Tổ Chức buổi gây quỹ tại Queensland để được gặp ông Thành. Đề nghị này đã bị ông từ chối lấy lý do: "Có gặp cũng vậy thôi anh Phụng ơi, cũng có chừng bấy nhiêu câu hỏi mà hồi tối, tôi đã trả lời với bà con hết rồi !". Lời ông Thành nói đã trái với điều mà ông tuyên bố trước đồng hương "Tôi sẵn sàng gặp bất cứ ai, bất cứ ở đâu để nói chuyện".
Nói tóm lại việc làm của ông Thành là một việc làm đáng trân quý. Người yểm trợ ông đều thông cảm vì ông phải về Việt Nam làm việc ít nhiều ông phải chịu sự kiểm sóat của nhà cầm quyền cộng sản. Tuy nhiên việc ông không tìm hiểu sự khác biệt của các cựu tù nhân cộng sản, của các đồng đội cũ của ông, lại còn công khai ca tụng nhà cầm quyền cộng sản là một điều không thể chấp nhận được. Từ cách suy nghĩ và phát biểu này mới dẫn đến những điều thiếu minh bạch khó có thể tiếp tục chấp nhận được. Khả năng đóng góp và tấm lòng của đồng hương đang khép lại chính do ông thiếu khôn khéo đã gây ra.
Bài Học Rút Ra
Ông Thành sẽ rời Úc châu để lại cộng đồng của chúng ta nhiều hoang mang: Thông Cáo khẩn Cộng Đồng, Thư Khẩn của Hội CQN/QLVNCH/Qld đối nghịch với những kết quả yểm trợ dồi dào cho các buổi gây qũy "Bông Hồng Trên Nấm Mộ Hoang".
Thực ra việc gây quỹ từ thiện hướng về Việt Nam đã là một đề tài gây rất nhiều tranh luận. Các câu hỏi được đặt ra là: ai tạo ra những nấm mồ hoang để chúng ta phải hỗ trợ phải tri ân? ai gây ra cảnh khốn cùng của dân tộc để chúng ta phải mang từ tâm làm việc thiện? ai phá họai đền miếu chùa chiền nhà thờ để chúng ta phải ra công quyên góp xây dựng lại?... và đặc biệt là ai giầu sang trên xương máu của dân tộc trong khi chúng ta phải chia sẻ những khoản tài chánh có giới hạn cho các buổi gây qũy từ thiện này ?
Các Ban Chấp Hành địa phương không chấp nhận các buổi gây qũy từ thiện hướng về Việt Nam nhưng lại âm thầm không lên tiếng. Khi không lên tiếng các đồng hương lại có thể hiểu ngầm là được sự đồng ý của các BCH để đưa đến tình trạng phải ra một Thông Báo Khẩn như lần này. Rõ ràng Ban Chấp Hành Cộng Đồng đã không thể chủ động hướng dẫn công việc gây quỹ từ thiện hướng về Việt Nam.
Vấn đề làm từ thiện hướng về Việt Nam thường được lập luận là thuần nhân đạo, không mang tính chính trị. Từ thiện phi chính trị, cũng giống như quan điểm học đường phi chính trị, tôn giáo phi chính trị, hội đòan phi chính trị… là một vấn đề đã tồn đọng từ lâu. Vấn đề này không phải chỉ xảy ra tại Úc Châu mà còn xảy ra tại các quốc gia Âu Châu, Hoa Kỳ, Canada . Chúng ta cần ngồi lại đồng tâm bàn thảo để tìm ra một chính sách chung, để hướng dẫn các công tác từ thiện và nhân đạo sinh họat trong sự hiểu biết và tinh thần tôn trọng cơ cấu Cộng đồng.
Sắp tới đây Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu sẽ tổ chức Đại Hội lần thứ 20 tại tiểu bang Victoria . Vì vấn đề từ thiện hướng về Việt Nam là một vấn đề nan giải đã 35 năm qua chưa được rốt ráo giải quyết, người viết xin đề nghị những vị đang lãnh đạo Cộng đồng cấp Liên Bang và Tiểu Bang mang đề tài “Công tác từ thiện hướng về Việt Nam trong sinh họat Cộng đồng” ra thảo luận để đi đến một chính sách chung và phổ biến rộng rãi đến đồng hương, tránh những việc đáng tiếc như vừa xảy ra.
Đi xa hơn một bước, mọi nguyên nhân đều xuất phát từ sách lược của bạo quyền cộng sản. Còn chế độ cộng sản thì trái tim của người Việt tha hương còn đau xót cho thân phận của người dân trong nước vừa bị đàn áp bởi bạo quyền, vừa làm thân nô lệ của ngọai xâm Trung cộng.
Hãy lấy trường hợp của các tín đồ Phật giáo, Công giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, Tin Lành... đang ngày đêm tranh đấu để đòi lại nơi thờ phượng đang bị cộng sản chiếm đóng. Họ đang chiến đấu hết sức đơn côi không được sự yểm trợ của cộng đồng hải ngọai. Thậm chí các đồng đạo hải ngọai. Ngược lại những tu sỹ có giấy phép của nhà cầm quyền cộng sản vận động xây chùa xây nhà thờ lại được bà con ta tận tình ủng hộ. Một cách vô tình chúng ta đang tiếp tay xóa mờ công lý tại Việt Nam .
Chẳng khác gì trong nhà tù cộng sản hàng ngàn các chiến sĩ tự do đang bị giam cầm, nhiều người trước đây là các chiến sĩ QL VNCH vẫn tiếp tục chiến đấu cho tự do dân tộc. Cá nhân họ và gia đình đã phải hy sinh rất nhiều cho công cuộc đấu tranh chung. Họ và gia đình cần hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần của chúng ta.
Chúng ta ra sức bảo vệ cộng đồng nhưng không thể quên đi nhiệm vụ phải chia sẻ trách nhiệm với đồng bào Quốc nội trong công cuộc gỉai trừ cộng sản. Ngày nay nhà cầm quyền cộng sản đã để lộ bản chất tay sai cho ngọai bang Trung Cộng. Công cuộc đấu tranh cho tự do trong nước cũng đồng nghĩa với công cuộc bảo vệ bờ cõi biên cương ông cha ta để lại. Các chiến sỹ tự do cũng là những người đang bảo vệ đất nước trứơc ngọai bang xâm lược. Có thực mới vực được đạo, các chiến sỹ dân chủ Quốc nội cũng rất cần sự hỗ trợ về cả vật chất lẫn tinh thần của chúng ta.
Tức nước sẽ vỡ bờ. Ngay giữa Hà Nội đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình. Khắp nước người dân đang liên kết để đứng lên giành lại quyền tự quyết dân tộc. Ngày người dân Quốc nội đứng lên lật đổ bạo quyền cộng sản đã gần kề. Bà con Quốc nội cũng rất cần sự hỗ trợ của chúng ta. Ngày dân tộc quật khởi đứng lên sẽ phụ thuộc vào nỗ lực phục vụ đấu tranh của mỗi người trong chúng ta.
Hải ngọai là hậu phương. Hậu phương hải ngọai chỉ phải gánh chịu những trận đánh lẻ tẻ của cộng sản. Quốc nội mới chính là tiền tuyến, đồng bào và các chiến sĩ tự do đang ngày đêm đương đầu với giặc.
Tối thứ hai, ngày 14/6/2010 vừa qua, sau cuộc gặp của 6 thành viên Khối 8406: mục sư Phạm Ngọc Thạch, mục sư Nguyễn Trung Tôn, cô Hồ Thị Bích Khương, cô Nguyễn Thị Thu Trâm, ông Đỗ Nam Hải và một sinh viên, công an Việt cộng đã bắt 4 người mục sư Tôn, cô Khương, cô Trâm và bạn sinh viên. Tại đồn công an Quận Phú Nhuận, công an Việt cộng đã xuống tay đánh đập dả man hai cô Khương và cô Trâm bất tỉnh đến. Theo lời thuật của mục sư Nguyễn Trường Tôn một công an mất dạy đã dùng cuốn sách để vào ngực cô Khương và đánh vào cuốn sách này. Tội ác của công an cộng sản nói riêng, của đảng cộng sản Việt Nam nói chung ngày càng chồng chất. Tức nước sẽ vỡ bờ.
Buồn thay Cộng đồng của chúng ta vẫn chưa có một chính sách cụ thể để hỗ trợ một cách hiệu quả cho công cuộc đấu tranh của đồng bào Quốc Nội. Cũng nhân Đại Hội Cộng Đồng Người Việt Tự Do tại Úc Châu lần thứ 20 sắp tới, người viết xin đề nghị Ban Tổ Chức đưa vào nghị trình đề tài: “Cộng đồng chúng ta làm được gì để phục vụ đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam?”
Tóm lại công sức, tài lực và tấm lòng của mỗi chúng ta đều có giới hạn. Sống trong một xứ sở tự do chúng ta có quyền chọn lựa chia sẻ công sức, tài lực và tấm lòng của chúng ta cho nhiều nỗ lực khác nhau trong tinh thần học hỏi và tôn trọng việc làm của những đồng đội của chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta không suy nghĩ tường tận, không đặt công sức và tài lực đúng chỗ, đúng ưu tiên kết quả có thể sẽ trái ngược với tấm lòng.
Riêng người viết khả năng về mọi mặt rất giới hạn nên ưu tiên hàng đầu vẫn là phục vụ cho công cuộc đấu tranh cho tự do tại Việt Nam . Ước mong mỗi ngày sẽ
có thêm nhiều người cùng chí hướng để sớm mang lại tự do, dân chủ, công bình và cơm no áo ấm cho đồng bào Quốc nội.
Nguyễn Quang Duy (Melbourne,
Úc Đại Lợi 16/6/2010)
Ý Kiến của Đại Tá
Phạm Bá Hoa
Vấn đề "bốc mộ tù chính trị"
- Tôi ủng hộ tinh thần về những công tác trợ giúp anh em thương phế binh đồng đội của chúng ta. Quan điểm của tôi nói chung, chỉ ủng hộ những tổ chức từ thiện trợ giúp anh em thương phế binh VNCH mà thôi, còn những tổ chức từ thiện làm thay cho Bộ Xã Hội của CSVN thì tôi tránh ra.
- Vấn đề "bốc mộ tù chính trị" mà Nguyễn Đạc Thành đã gây quỹ ở Australia, tôi có chút thắc mắc:
Tôi bị giam tại trại Long Giao (Long Khánh) và trại Tân Hiệp (còn gọi là Suối Máu tỉnh Biên Hòa) tròn 1 năm (14/6/75-14/ 6/76). Sau đó chuyển ra Yên Bái 14/6/76 ở Trại Cốc. Tháng 4/78 chuyển xuống trại Nam Hà do Công An quản trị, ở tại đây cho đến ngày 9/9/1987 ra trại, về Sài Gòn. Cả 2 trại trong Nam và trại Cốc ngoài Bắc, gần 400 sĩ quan cấp Đại Tá chúng tôi không hề thấy cái gọi là "nghĩa trang chôn tù chính trị" ở chỗ nào vì mỗi khi có bạn bị chết họ đem chôn ở đâu không biết, chỉ nghe loáng thoáng là "đồi Cây Khế" (ngoài Bắc).
Tại trại Nam Hà có 5 trại: Trại A, B, và C, giam giữ tù chính trị chúng tôi và một khu dành giam tù hình sự, còn trại D và E là tù hình sự. "Nghĩa trang chôn tù" của Trại Nam Hà B và C ở chỗ nào tôi không biết, nhưng tôi biết khá nhiều về "nghĩa trang tù" của Trại Nam Hà A. Và điều tôi thắc mắc là "nghĩa trang tù" Nam Hà A.
"Tôi trong Đội 4 gồm cấp Úy và cấp Tá. Trong năm 1983-1985 chúng tôi làm rẫy trong thung lũng tranh mà Công An gọi là "thung gianh". Thung lũng này nằm dọc theo hai bên triền núi. Nếu từ phía nhà thăm nuôi của trại Nam Hà A leo lên núi qua triền bên kia, xuống đến thung lũng có một khu mà Công An gọi là "nghĩa trang (chôn) tù". Thung lũng này rất nhiều đá tảng thật lớn, nên chỉ trồng bí rợ hay trồng bắp ở những khoảng trống nho nhỏ thôi. Nhờ vậy mà chúng tôi phải chia ra từng toán trồng trọt từ triền núi bên này sang triền núi bên kia của thung lũng. Cứ vào tháng "thanh minh tảo mộ", anh em chúng tôi âm thầm chia nhau từng tốp vài ba người lén sang khu "nghĩa trang" cắm nhang trước các mộ. Gọi là mộ cho ra vẻ chớ thật ra chì là mô đất thâm thấp sơ sài, trâu bò đi lại trên các mô đất đó nữa, hoàn toàn không có cái gì gọi là mộ bia cả dù chỉ một miếng ván nhỏ hay một thanh gỗ bé xíu, thậm chí không có bất cứ gì để biết đó là ai nằm dưới mộ, là tù chính trị hay tù hình sự nữa.
Chúng tôi có mướn hai cô bé tên Oanh và tên Loanh từ Phủ Lý vào đây làm rẫy để làm cỏ trên mộ, nhưng hai cô bé này đòi đến 50 đồng mà chúng trôi không đủ tiền nên chúng tôi chia nhau lén đến làm cỏ. Tất cả tù chính trị chết tại trại Nam Hà A này đều do tù hình sự chôn. Chỉ cần hai tên trước và sau "quan tài" xỏ cây tre vào hai đoạn dây choàng quanh "quan tài" khiêng đi chôn. Chỉ trường hợp duy nhất là cựu Đại Tá Trần Hữu Dụng khi chết thì Công An bảo tù chính trị chúng tôi khiêng chôn, chôn xong chúng tôi cắm một thanh tre với dòng chữ ghi tên họ và ngày chết. Tôi xác nhận, ngoại trừ cái mộ của anh Dụng ra, không "ngôi mộ" nào có bất cứ cái gì gọi là mộ bia cả".
Tôi cũng xác nhận là tôi chỉ nói ở trại Nam Hà A thôi, vì các trại khác tôi không biết.
Tôi không biết các trại giam tù chính trị khác có mộ bia hay không. Nếu giống nhu trường hợp cái gọi là "nghĩa trang trại Nam Hà A" thì làm sao nhóm bốc mộ từ Hoa Kỳ về Việt Nam tìm được mộ của ai mà có danh sách hơn 100 mộ tại trại Nam Hà A?
Tôi chỉ nói được với về thắc mắc này thôi.
Phạm Bá Hoa
http://take2tango. com/thread/ 17-6-2010/ de-phong- to-chuc-boc- mo-cuu-qnqlvnch- 3475B49E- 10421
======================================
===================================================
No comments:
Post a Comment