Indonesia gửi thư đến TTK Liên Hiệp Quốc khẳng định việc TQ đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông là vô căn cứ và làm xáo trộn trật tự thế giới
Phái Bộ Thường Trực của Cộng hòa Nam Dương
Tại Liên Hiệp Quốc
New York
Số 480/POL-703/ VII/10 BẢN DỊCH KHÔNG CHÍNH THỨC
Ngày 8 tháng 7, 2010
Kính gửi ngài Ban Ki-moon
Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc
Fax. 212-963-2155
Bản sao gửi:
Vụ Đại Dương và Luật Biển, Phòng Luật pháp- Liên Hiệp Quốc
(Division on Ocean Affairs and Law of the Sea-DOALOS, Office of Legal Affairs- United Nations)
Phái bộ Thường trực của Cộng hòa Nam Dương tại Liên Hiệp Quốc kính gửi lời chào trân trọng tới Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc và xin Ngài lưu ý tới bản luân lưu của Phái bộ Thường trực của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc số CML/17/2009 đề ngày 7 tháng Năm 2009, đặc biệt là bản đồ đính kèm diễn tả cái gọi là “quyền bất khả tranh cãi của Trung Quốc trên các hòn đảo tại biển Nam Hải cùng vùng biển quanh chúng, và quyền sở hữu và phán quyết trên vùng biển đó cũng như đáy biển và vùng đất dưới đáy biển”. Chúng tôi hân hạnh trình bày như sau:
1) Nam Dương không là một quốc gia tranh giành quyền sở hữu tại biển Nam Hải, và do đó, đã đóng một vai trò không bênh ai nhưng năng nổ trong việc tạo lập các biện pháp gây lòng tin giữa các quốc gia đòi chủ quyền và tạo lập một không khí hòa bình qua nhiều buổi làm việc về vấn đề biển Nam Hải từ năm 1990. Cụ thể cố gắng này đã trải đường cho việc chấp nhận “Tuyên ngôn về cách Hành xử của các bên về biển Nam Hải” (Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea ) vào năm 2002;
2) Nam Dương cũng đã theo dõi sát sao các tranh luận về bản đồ trên mà nhiều người cũng gọi là “bản đồ của chín lằn chấm”. Cho tới nay chưa có một lời giải thích nào về căn bản pháp lý, phương pháp vẽ, và nguyên trạng của những lằn chấm rời rạc này. Hình như những lằn chấm rời rạc đó vẽ vùng biển quanh các các địa hình nhỏ trên mặt nước đang được tranh giành trong biển Nam Hải. Không kể tới ai làm chủ những địa hình đó, Nam Dương xin nhân cơ hội này lưu ý tới lập trường của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc về các vấn đề liên quan tới vùng biển quanh các hòn đảo nhỏ và bãi đá trên biển, như đã chứng tỏ qua các tuyên bố sau:
a. Phát ngôn của ngài Đại sứ Chen Jinghua, Trưởng phái đoàn Cộng hòa nhân dân Trung Quốc tại Cuộc họp thứ 15 của Cơ quyền Quốc tế về Đáy Biển (Internaltional Seabed Authority-ISBA) tại Kingston, Jamaica tháng Sáu 2009, đặc biệt nhắc rằng “Tuyên bố sở hữu vùng kinh tế đặc quyền và vùng bờ đại lục lấy bãi đá […] làm địa điểm, gây những quan tâm quan trọng của Công ước và của cộng đồng quốc tế”. Ngài Đại sứ còn nhắc tiếp lời phát biểu của Đại sứ Arvid Prado của Malta là “nếu đặc quyền 200 dặm quanh các hòn đảo nhỏ không người ở được lập ra thì việc quản lý của quốc tế trên vùng biển ngoài pham vị phán xét của các quốc gia sẽ bị vô hiệu hóa nghiêm trọng”.
b. Phát ngôn của phái đoàn Trung Quốc tại hội nghị thứ19 của các Quốc gia thành viên của Luật Biển (State Parties on the Law of the Sea-SPLOS) họp ngày 22-26 tháng Sáu tại New York, khẳng định lại rằng “theo Điều 121 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on the Law of the Sea-UNCLOS), các bãi đá tự nó không giúp cho người có thể sinh sống hoặc có đời sống kinh tế sẽ không phải là vùng đặc quyền hoặc bờ đại lục”.
3) Theo chiều hướng đó, phát ngôn của các đại diện khả kính của Cộng hòa nhân dân Trung Quốc cũng áp dụng vào trường hợp ở biển Nam Hải và vì thế chỉ đương nhiên đúng đắn khi coi những điểm đất đá nhỏ xa xôi trong biển Nam Hải là không xứng đáng có vùng kinh tế đặc quyền hoặc bờ đại lục riêng của chúng. Cho phép dùng các bãi đá không người ở, bãi san hô và đảo san hô giữa đại dương biệt lập với đất liền làm điểm mốc để tạo lập sở hữu một vùng biển là gây quan ngại cho nguyên tắc căn bản của Công ước và xâm phạm tới quyền lợi chính đáng của cộng đồng quốc tế.
4) Vì thế, đúng như các phát ngôn đó (của Trung Quốc), cái gọi là “bản đồ của chín lằn chấm” trong văn bản luân lưu số CML/17/2009, rõ ràng là thiếu căn bản pháp lý quốc tế và hầu như làm xáo trộn UNCLOS 1982.
Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nam Dương vinh dự yêu cầu ngài Tổng thư ký chuyển giao ghi chú này tới toàn thể các thành viên của Ủy ban giới hạn bờ Đại Lục (Commission on the Limits of the Continental Shelf—CLCS) và mọi quốc gia thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cùng là toàn thể thành viên của Liên Hiệp Quốc.
Nhân dịp này Phái bộ thường trực của Cộng hòa Nam Dương xin một lần nữa gửi lòng trân trọng sâu đậm nhất tới Ngài Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc.
New York, 8 tháng 7, 2010
Phái bộ thường trực của nước Cộng hòa Nam Dương
KÝ TÊN và ĐÓNG DẤU
Phùng Liên Đoàn phỏng dịch
Nguyên văn:
===============================
===========================================
No comments:
Post a Comment