Giới thiệu và chia xẻ
Vấn đề tranh giành bá chủ ở biển đông của Tàu cộng đã vấp phải một tản đá ngầm lớn trên Thái Bình Dương. CSVN đã mượn oai danh Mỹ để đối đầu với Tàu cộng. Hay nói cách khác thái thú Nguỹên Tán Dũng núp dưới gáy quần của ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton để tự xướng, cười thỏa mãn về sự hèn nhát, ngu dốt của đảng cướp mafia VGCS.
Mỹ rất cứng rắn về quyền lợi của cộng đồng quốc tế, về luật hàng hải và luật biển. Luật lệ này có thể nói là điểm tựa để Mỹ mạnh dạng, thẳng thắn nói với Tàu cộng là: Muốn làm chúa tể ở biển Đông thì phải bước qua xác chết của các hàng không mẫu hạm, tàu ngầm của Mỹ ở Thái Bìn Dương là nơi mà Mỹ đã có quyền lợi với cộng đồng quốc tế từ nhiều thập niên qua. Khi ngoại trưởng Mỹ, đề cập tới quyền lợi của cộng đồng quốc tế, vô tỉnh chung đã lôi kéo cả khối thế lực của các nước có quyền lợi giao thông trên Biển Đông, trong đó có cả Nga, Anh, Pháp, Ấn độ, Úc, Đức, Nhật,...làm hậu thuẫn.
Mỹ đã chính thức thách thức Tàu cộng trong hành động tuyên bố chủ quyền 80% thuộc ngã trên Biển đông, và đòi hỏi mọi quốc gia muốn lưu thông trong phạm vi chủ quyền thuộc ngã phải xin phép Tàu cộng. Cái quyền hải khấu của Tàu cộng xem chừng đã bị vô hiệu hóa, sau khi ngoại trưởng Mỹ tuyên bố thẳng thừng là: Quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông".
Ngoại trưởng Mỹ cũng đã dạy cho Tàu cộng một bài học về luật hàng hải là phải biết tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông, Tàu cộng không thể lấy cái quyền nước lớn,dân đông để vẽ ra bản đồ, tự dàn dựng ra “hải phận lưỡi bò” để áp đặt cộng đồng quốc tế phải tuân phục. Vô hình chung, ngoại trưởng Mỹ đã bảo là Tàu cộng hãy chấm dứt việc xử dụng luật rừng rú, man rợ với cộng đồng quốc tế, mà phải biết thông hiểu luật biển và tôn trọng quyền lợi của cộng đồng quốc tế, dĩ nhiên trong đó có quyền lợi của Mỹ. Mỹ cũng đã thách thức Tàu cộng và nói thẳng thừng là:” Hoa Kỳ chống lại việc đe dọa dùng võ lực và hy vọng là các bên tìm ra được một giải pháp ngoại giao cho vấn đề.”
Ngoại trưởng Mỹ, bà Hillary Clinton đã sử dụng chiêu pháp cương nhu một cách ôn hòa, là Mỷ vẫn luôn luôn tìm đủ phương thức ngoại giao để có sự thỏa thuận chung, theo luật biển về quyền lưu thông hàng hải quốc tế. Bà Hillary cũng đã nhấn mạnh đến tính khách quan, vô tư là đứng ngoài sự tranh chấp vể chủ quyền lãnh thổ giứa hai nước, nhưng không đứng ngoài quyền lợi của cộng đồng quốc tế. Bà Clinton, ngoại trưởng Mỹ khẳng định lập trường của Mỹ: " Việc giải quyết tranh chấp là ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ, và Washington sẵn sàng hậu thuẫn cho các sáng kiến hay biện pháp tạo niềm tin giữa các bên tranh chấp.” Điều này đã cố tình nói rõ là sự tranh chấp về chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông Mỹ sẽ giữ thái độ công chính, qua luật biển. Nói cách khác, Mỹ cũng muốn mọi sự tranh chấp phải được tòa án về Biển quyết định. Vấn đề này là một trở ngại rất lớn cho Tàu cộng, vì không muốn đưa vấn đề Biển Đông lên diễn đàn cộng đồng quốc tế, mà Tàu cộng chỉ muốn âm thầm, lặng lẽ đối thọai, tranh cải song phương, để dùng mọi thủ đoạn kinh tế, tài chánh, quân lực áp đảo các nước nhỏ, yếu kém trong vùng.
Bài diễn văn của ngoại trưởng Mỹ đã phá tan sự câm lặng hèn nhát của CSVN, và các nước Đông nam Á trong khối ASEAN. Họ phải lên tiếng, phát biểu để đấu tranh cho quyền lợi rêng của quốc gia của họ. Họ phải từ bỏ sự việc đối thoại song phương, móc nối xé lẻ để tìm những ưu đãi, quyền lợi cá biệt do Tàu cộng hứa hẹn, ban cho. Đây cũng là một bài học cho các nước ASEAN phải biết đoàn kết, và tìm các giải pháp ngoại giao, những thế lực trong cộng đồng quốc tế để kết hợp làm cầu ni óa học kết nối bền vững trước thế lực Tàu cộng, thường chỉ lấy thịt đè người, và quyền lực hải quân, không quân để đè bẹp các nước nhỏ bé. Một con trâu không thể kình địch với một vài con sư tử, nhưng nếu cả một đàn trâu biết kết họp với nhau, đủ sức làm cho các con sư tử phải bỏ chạy. Bài diễn văn của ngoại trưởng Mỹ như có sức mạnh hà hơi, gia tăng nội lực, làm giảm sứ ép căng thẩng tử phía Tàu cộng, và làm tăng sức để kháng của các nước ASEAN. Họ sẽ biết tỉnh ngộ, nhất là CSVN đã cảm thấy vui mừng hơn, mặc dù phải núp dưới lay quần của bà Hillary, như đã thấy hình ảnh của thái thú Nguỹên Tấn Dũng bên cạnh bà Hillary Clinton không phải quỳ gối, khiếp nhược trước bá quyền Hồ Cẩm Đầo như báo chí, các mạn truyền thông đã châm biếm, chế nhạo.
Tàu cộng đã bị hai sao quả tạ chiếu mạng. Một là luật lệ về hàng hải, luật Biển và hồ sơ Biển Đông đã bị ngoại trưởng Mỹ lật ra, phơi bày trước diễn đàn ASEAN. Cả̉ hai vấn đề này Tàu cộng đã từng có thủ đoạn che giấu trước dư luận quốc tế. Tàu cộng chỉ muốn mọi sự nếu các nước ASEAN muốn tranh cải thì cứ nói chuyện riêng với anh khổng lồ Tàu cộng, theo qui ước song phương do Tàu cộng đã tự dàn dựng, áp đặt ra. Đấy cũng là qui luật rừng rú do chúa đảng Biển Đông Tàu cộng lập ra từng bước một. Nếu Mỹ không mạnh dạng lên tiếng, vạch trần luật lệ hàng hải quốc tế và thách thức Tàu cộng đối diện tranh luận. Sự thách thức của Mỹ để ngăn ngừa một sự lộng hành quyền lực kế tiếp, có thể Tàu cộng sẽ bước thêm một bước kế tiếp là đẻ ra một qui luật mới là yêu cầu các nước phải đóng tiền lưu thông trên Biển Đông, nếu không thì sẽ không bảo đảm bị cướp, bị đấm tàu.
Cũng đừng quên trước đây không lâu, Tàu cộng đã có để nghị với tư lệnh hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương là chia đôi quyền lực ở Thái Bình Dương. Đề nghị của Tàu cộng đã bị chối nhận, và Mỹ đã khẳng định là: Vùng Biển Thái Bình Dương, Mỹ đã có quyền lợi từ lâu nay, và đã có nhiều đồng minh trong vùng, cần phải bảo vệ. Anh ba Tàu cộng, điên tiết lắm, nhưng chẳng làm gì được, vì không muốn đụng độ với Mỹ, sợ bị tiêu tùng lại càng tai hại hơn.
Đây cũng là bài học cho cộng đồng, các tập thể đã từng có thái độ bè phái, phe đảng, phe nhóm, tinh thần địa phương hành xử rừng rú, man rợ. Họ đã lấy số đông lúc bắt đầu để lấy thịt đè người, tự dàn dựng ra những qui luật không giống ai cả, để khống chế, áp đặt đường lối, chủ trương, lập trường có lợi ích cá biệt cho phe nhóm, bè phái trong mục đích duy trì, bảo vệ quyền lợi, quyền lực, chức vụ.... Vì tinh thần bè phái, phe nhóm, bè đảng, địa phương quá nặng nề, quá trầm trọng nên họ phải bảo thủ, che chắn cho nhau dù phải nói dối, nói giăng, nói cuội bất chấp sự thật.Với tinh thần phe nhóm, bè phái, địa phương nặng nề như vậy, nên chẳng đi đến đâu cả. Họ chỉ loanh quoanh trong vòng lẫn quẫn, lấn cấn chạy trên xa lộ vòng đai của thủ đô Washington DC, vừa chạy vừa bóp còi inh ỏi, vừa đưa tin, thông tin cho nhau kể cả tin tức xe cán chó. Mục đích, lập trường, chủ trương đã tự nó vô nghĩa. Rốt cuộc chỉ để tranh luận về các tin tức, thông tin để tranh cải, đâm thọc mang tính cách mèo quào, hay “vái nhau”, và “đâm sau lưng nhau” nếu không cùng phe nhóm, địa phương.
Vơi tinh thần bè phái, phe nhóm, địa phương hóa đó, bọn exryu quốc doanh, vịt kìu yêu nước phở đã khoác áo yêu nước, exryu thân hữu để đánh cướp diễn đàn của tập thể để ăn theo, nói theo cơ chế bán nước buôn dân, dưới hình thức thân hữu, từ thiện, cứu trợ thiên tai, bão lụt, exryu reunion. Khi sự thật đã bị phơi bày, bị lật tẩy, như đảng CSVN từ 80 năm qua, đảng VGCS chỉ còn có mỗi con đường là tự đào thãi, tự suy vong và hũy diệt. Giữa hai nước anh em cộng sản, XHCN Tàu Việt cộng đã có tình hữu nghị, tình đồng chí, tình thầy trò, tình chủ tớ trong suốt 80 năm qua, cũng không tránh được sự tranh giành quyền lực, bổng lộc và quyền lợi của đảng.
DTK
Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên Hồ sơ Biển Đông
==============================
Tại Hà Nội, Hoa Kỳ thách thức Trung Quốc trên Hồ sơ Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (Reuters)
Trọng Nghĩa
Phát biểu vào hôm nay trước Diễn Đàn An Ninh Khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh đến quyền tự do lưu thông trên Biển Đông. Trong tình hình Trung Quốc vừa xác định khu vực này là "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ, tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được cho là một thách thức của Washington đối với Bắc Kinh.
Theo hãng tin AFP, tại Diễn Đàn An Ninh Khu vực, bà Clinton đã xác định một số yếu tố được Hoa Kỳ xem là "lợi ích quốc gia" của mình, bao gồm : "Quyền tự do hàng hải, quyền tiến vào các vùng biển chung của châu Á, và sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại khu vực Biển Đông". Trong bối cảnh đó, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi “tôn trọng quyền lợi của cộng đồng quốc tế’’ trong hồ sơ Biển Đông.
Về các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, cụ thể là các hòn đảo hay mỏm đá lớn nhỏ trong vùng, bà Hillary Clinton nhắc lại lập trường cố hữu của Mỹ là không bênh phía nào. Thế nhưng theo bà, Hoa Kỳ chống lại việc đe dọa dùng võ lực và hy vọng là các bên tìm ra được một giải pháp ngoại giao cho vấn đề.
Trong lãnh vực này, Ngoại trưởng Mỹ khẳng định là việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ tai vùng biển phia Nam Trung Quốc là một "Ưu tiên ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ", và Washington sẵn sàng hậu thuẫn cho các sáng kiến hay biện pháp tạo niềm tin giữa các bên tranh chấp.
Theo các nhà phân tích, dù không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng tuyên bố của bà Hillary Clinton chắc chắn sẽ không làm Bắc Kinh hài lòng vì đánh thẳng vào chiến lược Biển Đông mà Trung Quốc nêu lên trong thời gian gần đây. Khái niệm "lợi ích quốc gia" mà Ngoại trưởng Mỹ nêu lên vào hôm nay tại Hà Nội là một cú phản công chống lại với quyết định của Trung Quốc nâng vị trí Biền Đông thành "vùng quyền lợi quốc gia thiết thân" của họ.
Trong nhiều thập niên qua, Trung Quốc đã không ngần ngại dùng võ lực chiếm đóng một số hòn đảo của các nước khác tại vùng Biền Đông, mà cụ thể là quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 tranh chấp với Việt Nam, một vài hòn đảo khác cũng của Việt Nam tại vùng Trường Sa vào năm 1988, sau đó là đảo Vành Khăn (Mischief Reef) vào năm 1995, trước đó do Philippines kiểm soát.
Trong những năm gần đây, lợi dụng sức mạnh kinh tế của mình, Bắc Kinh không ngừng gia tăng tiềm năng quân sự, đặc biệt là hải quân, và sẵn sàng dùng sức mạnh để buộc các nước khác chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Các ngư dân Việt Nam đánh cá gần quần đảo Hoàng Sa liên tiếp là nạn nhân của đường lối mới này của Bắc Kinh.
Trung Quốc không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông
Cho dù không ngần ngại chèn ép các nước có tranh chấp chủ quyền với họ, nhung cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn tìm cách tránh không cho vấn đề này trở thành đa phương, mà chủ trương giải quyết tranh chấp với từng nước riêng lẻ. Để tránh không cho vấn đề Biển Đông bị ‘’quốc tế hóa’’ nhân hội nghị ASEAN lần này, theo các nguồn tin báo chí, trong những ngày qua, Trung Quốc đã cố gắng gây sức ép để hồ sơ không được nêu lên công khai trước diễn đàn.
Phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ vào hôm nay ở Hà Nội trên vấn đề Biển Đông là một dấu hiệu cho thấy là Trung Quốc đã thất bại trong cố gắng nhận chìm hồ sơ này. Hãng AFP ghi nhận là trong cuộc họp vào hôm nay, tranh cãi về vấn đề Biển Đông đã diễn ra hết sức sôi nổi.
Theo một số nhà quan sát, đó cũng có thể được xem là một thắng lợi ngoại giao của nước chủ nhà Việt Nam, muốn vấn đề được nêu bật. Nhật báo Mỹ The New York Times nhận xét : Chiến lược của Việt Nam là “quốc tế hóa” cuộc tranh chấp ổ Biển Đông bằng cách lôi kéo nhiều nước khác vào cuộc và buộc Bắc Kinh phải đàm phán trong các diễn đàn đa phương. Tuyên bố của bà Clinton theo đó Hoa Kỳ sẵn sàng đóng một vai trò là một thắng lợi đáng kể của Việt Nam”.
Dẫu sao thì khi Trung Quốc bắt đầu công khai cho thấy tham vọng của họ tại vùng Biển Đông, công bố bản đồ đòi hỏi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông, lao vào thách thức hải quân Mỹ trong vùng, và nhất là coi Biển Đông là vùng quyền lợi quốc gia thiết thân, thì hồ sơ Biển Đông đã mặc nhiên không còn giới hạn trong khu vực. Như chuyên gia Úc Carl Thayer được hãng tin Đức DPA trích dẫn đã nhận đinh, Trung Quốc đã dùng ảnh hưởng của họ vói một vài nước Asean để ngăn không cho nêu vấn đề này (ở Diễn Đàn ARF), nhưng không ngăn được Mỹ.
=================================================
==========================================================
No comments:
Post a Comment