Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
…. Lướt theo chiều gió, một con thuyền, theo trăng trong, trôi trên sông Thương, nước chảy đôi dòng. Biết đâu bờ bến, thuyền ơi thuyền trôi nơi đâu, trên con sông Thương, nào ai biết nông sâu? Nhớ khi chiều sương, cùng ai trắc ẩn tấm lòng. Biết bao buồn thương, thuyền mơ buông trôi xuôi dòng. Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong .........
Người viết muốn mượn nhạc phẩm lãng mạn tuyệt vời “Con Thuyền Không Bến” của nhạc sĩ tài danh Đặng Thế Phong để giới thiệu về một mảnh đất thân yêu của Tổ Quốc có tên là Bắc Giang đang dậy sóng.
Đôi Nét Về Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh miền trung du, cách Hànội khoảng 30 miles về phía Bắc Đông Bắc, gần tương đương với quận hạt Santa Clara, California cả về diên tích lẫn dân số. Có 20 sắc dân sống chung ở đó, nhưng rất hiền hòa và thuận thảo. Bắc Giang có con sông Thương. Sông Thương là một con sông chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, và Hải Dương. Bắt nguồn từ huyện Chi Lăng, Lạng Sơn, nó chảy qua Phủ Lạng Thương, tỉnh lỵ của Bắc Giang. Tại đây nó hợp lưu vớisông Lục Nam và sông Cầu tại ngã ba Lác để trở thành sông Thái Bình. Đến gần thị xã Bắc Giang, có thêm một dòng sông đào đổ nước vào sông Thương. Nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục chảy vào thành ra có hai dòng chảy bên trong, bên đục như trong bài hát chúng ta nghe:…trôi trên sông Thương nước chảy đôi dòng. Ngày xưa, khi quan, quân lên trấn ải biên thùy Lạng Sơn, gia quyến của họ được phép tiễn đưa đến sông Thương rồi chia tay. Những cuộc tiễn biệt đầy thương cảm đã khiến cho người đời đặt tên dòng nước này là “Sông Thương”.
Bắc Giang không phải chỉ là chỗ người hiền, cảnh đẹp, đất giầu khoáng, mà còn là nơi sản sinh ra vị anh hùng nổi tiếng trong lịch sử chống ngoại xâm của nước nhà: Đề Đốc Hoàng Hoa Thám. Ông tên thật là Trương Văn Nghĩa, quê ở Tiên Lữ, Hưng Yên. Hoàng Hoa Thám theo giúp lãnh binh Trần Quang Soạn ở Bắc Ninh, được phong chức Đốc binh hay Đề đốc nên thường gọi là Đề Thám. Trong số những nhân vật nổi lên chống thực dân Pháp thời đó như Mai Xuân Thưởng, Đinh Công Tráng, Nguyễn Thiện Thuật, Phan Đình Phùng v.v. có thể nói Đề Thám là người lỗi lạc nhất. Ông được xung tụng là “Con Hùm Xám Yên Thế”. Chiến khu Yên Thế của Đề Thám là nơi cực kỳ hiểm trở. Quân Pháp bao vây và tấn công rất nhiều phen nhưng đều thất bại. Sau cùng chúng mua chuộc được tên nghĩa binh Lương Tam Kỳ để giết chết ông. Chiến khu Yên Thế bị san bằng. Nghĩa quân tan rã. Cuộc kháng chiến của Đề Thám kéo dài được ba mươi năm.
Một điểm quan trọng xin lưu ý là tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân VN thật tuyệt vời, nhưng thói tham tiền để bán rẻ chiến hữu, bán rẻ đồng bào mặc cho nước mất nhà tan xưa nay cũng nhiều vô số kể: Trương Quang Ngọc bán vua Hàm Nghi, Hồ Chí Minh bán cụ Phan Bội Châu, Lương Tam Kỳ bán Hoàng Hoa Thám. Dương văn Minh và đồng bọn nhận tiền của CIA bán TT Ngô Đình Diệm .v.v. Và hiện nay, bọn bầu show, cai thầu văn nghệ vì tham đồng tiền dơ bẩn rước VGCS xâm nhập đánh phá cộng đồng cũng là một hình thức bán nước vậy.
Nói về Bắc Giang mà bỏ qua một điểm tuy nhỏ nhưng có tính cách chính trị thời sự lớn trong tương lai thì đúng là một thiếu sót. Một mẩu tin lượm trên Net cho biết, Chủ Nhật 25-7-2010, trong khi dân chúng thành phố nổi loạn thì Nông Quốc Tuấn vẫn ung dung tiếp đãi bạn bè món thịt bò tót do 2 đầu bếp từ Hà Nội lên chế biến tại nhà hàng Tài Lộc trong thành phố Bắc Giang. Xin nói qua một chút về tên Vẹm con này, bỏ lỡ mất cơ hội, uổng. Lý lịch trích ngang nó khai:Đồng chí Nông Quốc Tuấn sanh ngày 12-7-1963, dân tộc Tày, vô tôn giáo, sinh quán xã Cường Lợi, Na Rì, Bắc Kạn, thạc sỹ kinh tế, cử nhân chính trị, chức vụ phó bí thư tỉnh uỷ Bắc Giang.
Nên biết tường tận hơn, Tuấn là con trai của tên TBT Nông Đức Mạnh, cháu nội của thằng Hồ Chí Minh. Tuấn học xong cấp ba. Thi rớt đại học, nó xin đi xuất khẩu lao động ở Đức một thời gian, trở về Thái Nguyên làm ở Đoàn Thanh niên phụ trách thiếu nhi. Sau đó nó được thằng bố nhét ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch Liên hiệp Thanh niên CS. Sau một thời gian, tình hình êm xuôi, thằng bố mới đẩy con về Bắc Giang làm phó bí thư tỉnh ủy, dự tính sẽ đưa vào BCH Trung ương đảng ở đại hội kỳ tới. Trong đại hội X, Nông Đức Mạnh định đưa con vào BCH đảng, nhưng phải thôi vì vấp phải sự chống đối quyết liệt của nhiều người. Bắc Giang có lẽ là nơi đất lành chim đậu của cha con thằng Tuấn. Tỉnh Ủy Bắc Giang có 13 tên, đứa nào cũng thạc sĩ, tiến sĩ cả, bết nhất là cử nhân hoặc kỹ sư. Có đứa hai, ba bằng. Không biết thằng Tuấn học ở đâu và học bao giờ mà cũng đậu tới hai bằng cấp: cử nhân chính trị và thạc sĩ kinh tế. Giỏi thiệt. Trên trần gian này, có lẽ chỉ có Đại Học Máu của Hà Thúc Sinh mới dậy dỗ con người ta thành tài mau chóng cấp kỳ đến như thế được. Như vậy là Nông Đức Mạnh đã có ý định truyền ngôi lại cho thái tử Nông Quốc Tuấn. Chuyện thừa kế ngai vàng đã có nhiều tiền lệ ở các nước CS, chẳng hạn tại Cao Ly , Cuba , và ngay tại VN ta nữa. Chỉ lo các thầy Ấn Quang và các ông chánh khứa ễnh ương mơ thành bò lại phải một phen nữa hô hào dân ta xuống đường chống gia đình trị. Thằng Mạnh là con rơi, không cho nó là gia đình trị cũng chẳng sao. Nhưng sau này nếu thằng Tuấn con chính thức làm vua mà không chống nó gia đình trị coi kỳ lắm, các thầy, các cụ ạ.
Bắc Giang Dậy Sóng
Bắc Giang hiền hòa thế mà bỗng tự nhiên ba đào nổi lên dữ dội. Nguyên nhân chỉ vì một vụ công an vô cớ giết người xẩy ra. Bản tin của đài RFA tóm tắt việc này như sau: hằng ngàn người dân xã Hồng Thái kéo chiếc xe tang của một thanh niên lên tỉnh, đòi vào trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, công an ngăn cản và giải tán, gây bạo động. Sự việc xảy ra hồi chiều Chủ Nhật 25 tháng 7 năm 2010.
Theo tường thuật đầy đủ trên báo chí thì hôm Thứ Sáu 23-7, thanh niên Nguyễn Văn Khương, 22 tuổi, chạy xe máy, chở bạn gái đi mua đồ quên đội mũ bảo hiểm. Hai cảnh sát giao thông chặn anh lại, bắt giải về đồn trên chính chiếc xe của anh. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau, gia đình được công an huyện mời ra xã và thông báo anh Khương đã chết. Gia đình hỏi thông tin về cái chết của thân nhân thì không ai trả lời. Bệnh viện mổ tử thi khám nghiệm nhưng lại làm biên bản láo nên gia đình không ký. Đến trưa chủ nhật, quá căm phẫn vì cái chết đầy bí ẩn của người thân nên gia đình quyết định đẩy xác nạn nhân lên cơ quan tỉnh để đòi công lý. Chiếc quan tài được thân nhân đẩy trên đường lên tỉnh bằng chiếc xe loại “cải tiến” mà các ông HO đi cải tại ai ai cũng đều biết. Dọc đường dân chúng đổ đi theo ủng hộ quá đông kể có hàng vạn người. Công an giàn hàng ngăn chặn. Thế là bạo động xẩy ra. Cuộc chiến nổ ra trên đường phố ngay trước cổng Ủy Ban Nhân Dân tỉnh. Công an nổ súng, thẩy lựu đạn cay, sử dụng matraque. Dân chúng trả đũa bằng gạch đá, gậy gộc. Cổng sắt tòa nhà ủy ban bị dân kéo sập. Xe công an bị đốt. Nhiều thanh thiếu niên bị công an bắt kéo lê trên đường phố và bị đánh đập tàn nhẫn.
Người ta không cần đi tìm nguyên nhân của cuộc bạo động ở đâu xa là vì ở đâu có bất công, ở đó có đấu tranh. Chân lý này không phải Chúa, Phật, hay thần linh nào dậy, mà là do Karl Marx, ông tổ CS khám phá ra và đem dậy cho đệ tử. Nếu Marx còn sống, chắc ông ta phải tự tử vì ngón đòn gậy ông đập lưng ông này. Không phải bây giờ nhân dân VN mới bị đám đệ tử của Marx đàn áp, mà từ hơn 60 năm nay rồi. Bao nhiêu con dân VN vào tù không có án, cũng chẳng biết ngày nào ra. Bao nhiêu gia đình tan nát, con mất cha, vợ mất chồng, nhà cửa mất sạch. Với em Nguyễn Văn Khương, đồng bào chẳng ai quen biết, cũng chẳng phải thân thuộc, làm thế nào, không vận động, không kêu mời, mà người dân Bắc Giang tự động xuống đường đông như thế để đòi công lý cho em, nếu không phải oan hồn của hàng triệu đồng bào chết oan dưới bàn tay bọn Việt gian khát máu đã hiển linh trở về thúc dục người sống đòi giúp món nợ máu của mình trên trần gian ngày trước chưa được đền trả. Cha ông ta nói không sai: gieo gió thì gặt bão. Đàng khác, phải kể đến yếu tố tinh thần yêu nước của người dân. Trước kia, người dân Bắc Giang hăng hái gia nhập nghĩa quân của Đề Thám để chống thực dân Pháp và bọn quan lại triều đình thối nát thế nào, thì bây giờ khi có có cơ hội, họ đứng lên quyết tâm đập tan bạo quyền của bọn Việt gian bán nước, giết hại đồng bào cũng trong tinh thần đó.
Bầy Chó Săn Của Đảng
Trên thế giới, việc cảnh sát đánh người thôi đã là chuyện khó xẩy ra. Nếu xẩy ra thì công lý nhất định phải được làm sáng tỏ. Thế nhưng tại VN thì trái lại, công an giết người không cần có lý do đã trở thành chuyện hầu như cơm bữa. Nó bình thường đến độ bọn cầm quyền ở trên không cần xem đó là việc quan trọng cần phải giái quyết. Đây là sự thực chứ không phải là thêu dệt. Chuyện xẩy ra tại giáo xứ Cồn Dầu Đà Nẵng hãy còn nóng hổi. Hồi đầu tháng 7 vừa qua, anh Nguyễn Thành Năm chỉ vì tham gia đẩy xe tang bà cụ Hồ Nhu tới khu nghĩa địa mà bọn cầm quyền địa phương không cho chôn ở đó cũng bị công an đánh hộc máu chết. Bọn đầu đảng lấp liếm bảo là anh bị đột quỵ hoặc nhịn ăn mà chết. Gia đình anh và giáo dân Cồn Dầu biết rất rỏ lý do tại sao anh chết, nhưng không ai dám nói ra vì tai vạ đang chờ đón bất cứ ai nói lên sự thật, khi công an đã ra lệnh phải tuyệt đối bảo mật cái chết đau đớn này. Không phải chỉ có hai cái chết oan ức của các anh Nguyễn Văn Khương và Nguyễn Thành Năm, chắc chắn còn hàng trăm, hàng ngàn cái chết tức tưởi khác mà báo chí và dư luận không biết tới, chỉ vì thông tin bị bưng bít, và nhất là gia đình nạn nhân sợ trả thù nên không dám lên tiếng. Thử hỏi hàng trăm người bị bắt đi mất tích trong vụ nhân dân Thái Bình, quê hương của người viết, đứng lên đòi quyền sống năm 1997 hiện giờ ở đâu? Nếu giam giữ thì toà án nào đã xét xử họ, vì tội gì, thời hạn tù bao lâu, và ít nữa gia đình cũng phải được biết tin và thăm nuôi chứ.
Tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất cho xã hội VN ngày nay là công an có quyền tự do tra tấn, hành hạ, đánh đập, và thậm chí giết chết người dân mà không bị trị tội. Ngược lại, người dân cũng không có quyền kêu nài, khiếu nại, hay thưa kiện gì cả. Thật ra thì đôi khi gia đình nạn nhân cũng có khiếu nại nhưng chẳng cơ quan nào, chẳng tòa án nào chấp đơn và giải quyết. Sự thực hiển nhiên là hai cái chết của anh Nguyễn Thành Năm tại giáo xứ Cồn Dầu, và anh Nguyễn Văn Khương ở Bắc Giang có được cơ quan hay tòa án nào thụ lý đâu, mặc dầu gia đình có làm đơn thưa gởi. Những tên công an vô cớ đánh chết người cũng không hề bị luật pháp hỏi thăm tới. Đáng sợ nhất đây lại là chính sách của cái gọi là nhà nước VGCS. Chính sách này như một tôn chỉ của ngành công an nhân dân VGCS được thể hiện rất rõ ràng qua khẩu hiệu: Công an nhân dân chỉ biết còn đảng còn mình. Câu này có nghĩa là nếu đảng chết, công an cũng sẽ chết. Đảng còn sống, công an mới sống được. Nguyên lý này đưa đến những kết luận sau:
- Thứ nhất, công an là công cụ chuyên chính của đảng VGCS, chứ không phải là lực lượng bảo vệ sự an toàn cho đời sống của dân chúng.
- Thứ hai, đảng CS và công an đã ở vào cái thế là kẻ thù của nhân dân, và ngược lại, người dân cũng là kẻ thù của đảng và công an. Hai thành phần này là hai thực thể đối kháng của nhau.
- Thứ ba, nếu công an để cho nhân dân tiêu diệt đảng thì bản thân người công an cũng không thể sống nổi. Do đó người công an nhân dân phải tuyệt đối chuyên chính với dân chúng. Muốn giết thì cứ giết, không cần biết có tội hay vô tội.
- Thứ tư, Chủ trương dã man, phi nhân tính và phi đạo đức này của VGCS dồn người công an đi vào con đường cùng, không còn lối thối lui nên phải tuyệt đối trung thành với đảng, phục vụ đảng hết mình dù phải chống lại nhân dân. Cái bảo đảm vững chắc nhất cho sự phục tùng tuyệt đối này là công an dù có phạm lỗi gì cũng được đảng miễn thứ.
Chủ trương vừa thâm độc, vừa tàn ác, nhưng hữu hiệu này là lý do giải thích tại sao công an đánh chết dân mà không bị pháp luật trừng trị như người dân VN đã thấy tận mắt. Tóm lại, lực lượng công an VGCS ngày nay thật sự đã trở thành một bầy chó được thuần hóa hoàn toàn, rất trung thành và rất dễ sai khiến, gọi là đảng khuyển có lẽ đúng nghĩa.
Lời Nhắn Gởi Để Lại
VGCS bán nước, gian tham, tàn ác nhân dân VN ai cũng biết, và thế giới đã thấy. Cũng với một câu đó thôi, Karl Marx nói: đâu có bất công, ở đó có đấu tranh. Nhân dân Thái Bình đã vùng lên đấu tranh. Thái Hà, Đồng Chiêm, giáo dân đã đứng dậy, và nhiều nơi khác nữa, nhưng tất cả chỉ như cơn bão tới rồi qua đi. Lý do tại sao? Trước hết phải kể người dân thiếu lãnh đạo. Từ sau ngày TT Ngô đình Diệm bị Dương Văn Minh và bọn tướng tá phản loạn giết chết, người dân chống cộng sản không còn lãnh đạo nữa. Trông vào ai đây? Các đảng phái cũ thì chia năm sẻ bẩy kình chống lẫn nhau nên hầu như rã đám hết. Các tổ chức mới mọc lên phần đông đều là loại dơi chuột làm cò mồi cho CS. Tôn giáo thì HT Thích Quảng Độ khuyên chỉ nên biểu tình tại gia. Ngài không chấp nhận xuống đường gây náo loạn. Lm Nguyễn Văn Lý còn chống bạo động hơn thế nữa. Ngài nói: nếu rối loạn thì thà để cho CS cai trị còn hơn. Như vậy, xuống đường như tại Bắc Giang không phải là chủ trương tranh đấu của cha Lý. Đức TGM Ngô Quang Kiệt cô đơn, một mình ngài không đủ sức trụ nổi. Như vậy, xem ra thì Bắc Giang vùng lên rồi cũng vậy thôi. Có phải nhạc sĩ Đặng Thế Phong linh cảm thấy trước sự kiện Bắc Giang nên đã để lại một lời nhắn gởi người dân tại đây trong nhạc phẩm “Con thuyền không bến” của ông: ….Bến mơ dù thiết tha, thuyền ơi đừng chờ mong …
Duyên-Lãng Hà Tiến Nhất
Nguon:http://hon-viet.co.uk/DuyenLangHaTienNhat _BacGiangDaySong.htm
==============================
=============================================
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment