Phạm Hoàng Anh Tuấn 2010/07/29
*Nhục nhã ê chề*
Chắc chắn anh Lý Tống đã có sự cân nhắc trước khi hành động. Sự việc chiến sĩ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng không phải là quá khích, mà là một việc làm can đảm, là óc sáng tạo của một người đấu tranh tự phát. Đó còn là cái tát vào mặt giả nhân. Giả nhân đó có thể là VC và là những kẻ đang làm tay sai cho đảng cướp VC, hoặc những tên nhân danh chống cộng nhưng luôn thích làm thinh trước những điều quấy, có lợi cho VC.
Những lời lẽ lên án việc làm của Lý Tống theo thiển ý của tôi, nó chẳng khác nào thời chiến một anh lính núp trong hầm trú ẩn an toàn, lên án một chiến sĩ khác đang xông pha ngoài chiến trận, quyết tiêu diệt kẻ thù bằng cách là trườn, bò trên chông gai để tiến dần đến kẻ thù, phá tan hầm hố của chúng đang có người nhả đạn về phía đồng đội và đồng bào của mình, rằng : Tại sao “không đứng xổng lưng” để tác xạ cho “đúng luật” của một người lính trận ?
Ai lên án việc làm của chiến sĩ Lý Tống thì cũng nên công khai lên án bọn công an VC đã đổ phân người vào nhà Nhà Văn Trần Khải Thanh Thuỷ. Nên lên án chế độ VC đã bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý trước toà. Nên lên án chế độ VC đàn áp người sống và cào mồ cuốc mả người chết tại Việt Nam. Nên lên án chế độ VC đập phá, cào sập nhà thờ, chùa chiền, thánh thất, những nơi thờ tự của các tôn giáo …
Trong thời gian qua, tôi có dịp ghi nhận một một ý tình từ một vị luật gia Việt Nam có uy tín tại Miền Bắc California về vụ Chiến Sĩ Lý Tống xịt hơi cai vào mặt Đàm Vĩnh Hưng. Ý tình nầy xứng đáng cho chúng ta cùng suy nghĩ : “Những người làm chính trị và đặc biệt là cách mạng thường phải “đi trên pháp luật”. Lịch sử ngàn đời đã chứng minh những anh hùng cách mạng đều hơn một lần ngồi tù vì vi phạm luật pháp. Luật lệ của CSVN hiện nay, nếu không “ngồi xổm lên nó” thì mong gì có ngày tiêu diệt được nó ? Vì thế, những việc làm của những chính trị gia thường không quan tâm tới hậu quả của pháp luật. Chuyện một người đàn bà da đen bất chấp luật pháp Hoa K ỳ thời đó, không đứng lên nhường ghế cho người da trắng là phạm luật. Bà bị bắt, bị giam. Nhưng bây giờ và muôn đời bà là anh hùng của Hoa Kỳ.”
Và bây giờ là một vài nhận xét của người viết liên quan đến cuộc tranh đấu cho quyền làm người của dân tộc Việt Nam và người bản xứ, trong gần một Thế Kỷ qua. Lịch sử cận đại tại Việt Nam và Hoa Kỳ đã chứng minh sự hy sinh của những anh hùng, anh thư đã “phạm luật”.
1. Anh hùng Nguyễn Thái Học đã bất chấp luật lệ của kẻ cướp nước Việt Nam khi ông và các đồng chí của ông đã chống lại nhà cầm quyền thuộc địa. Họ đã « vi phạm luật pháp » của bọn thực dân Pháp và tay sai. Anh hùng Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí của ông đã bị bọn thực dân Pháp chém đầu tại pháp trường Yên Báy ngày 17/06/1930.
2. Anh hùng Phạm Hồng Thái, chưa đầy ba mươi tuổi đã “phạm luật”. Ông ném bom để hy vọng giết Merlin - tên Toàn Quyền Đông Dương là kẻ thù của dân tộc Việt Nam. Ông bị truy đuổi, cùng đường, ông phải trầm mình xuống sông để tự vận ngày 19/06/1924 tại xứ người, và tiếng bom tại Sa Điện, Quảng Châu vẫn còn vang vọng đến ngày nay.
3. Anh hùng Phan Bội Châu đã “phạm luật”. Cụ Phan đã thành lập Liên Minh Quang Phục Hội, tìm cách đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi nước Việt Nam bằng vũ lực. Cụ Phan bị thực dân Pháp kêu án tử hình khiếm diện. SAu đó Cụ Phan bị Hồ Chí Minh chỉ điểm cho giặc Pháp. Cụ Phan bị bắt, bị kêu án tử hình nhưng nhờ các phong trào phản kháng án tử hình dành cho cụ Phan, nên thực dân Pháp đã quản thúc Cụ tại Huế ròng rả 15 năm cho đến khi Cụ Phan qua đời ngày 29/10/1940.
4. Việt Nam chúng ta còn nhiều anh hùng và anh thư khác nữa như : Trần Cao Vân, Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Nguyễn Thị Giang, Nguyễn Thị Bắc, Đỗ Thị Tâm, Lê Thị Đàn và còn nhiều nữa… đều đã “phạm luật”. Gần nhất là việc anh hùng Trần Văn Bá và Hồ Thái Bạch đã bị chế độ VC kêu án tử hình. Các vị đó đã phạm vào thứ luật lệ của kẻ cầm quyền áp đặt lên những người bị trị hay người xổng lưng chống lại bọn chúng.
5. Mục Sư Martin Luther King cũng đã phạm luật Hoa Kỳ. Người phụ nữ da màu Rosa Parks cũng phạm luật Hoa Kỳ trong công cuộc tranh đấu đòi hỏi quyền làm người. Đây là hình ảnh của những người vi phạm luật pháp Hoa Kỳ. Trường hợp phạm luật của Mục Sư Martin Luther King thì đã quá nổi tiếng, tôi xin không viết chi tiết ra đây. Nhưng về trường hợp người phụ nữ da màu có lẽ những ai không muốn “dính dấp đến chuyện chính trị”, hoặc vì quá “thiêng liêng” nên đã và đang lên án hành động dấn thân của Chiến Sĩ Lý Tống… thì cũng nên suy nghĩ những hình ảnh sau đây :
Cụ bà Rosa Parks 92 tuổi đã qua đời vào ngày 23/10/2005 khiến cho nhiều người và các nhân vật quan trọng tại Hoa Kỳ lên tiếng bày tỏ lòng thương tiếc, nhất là người Mỹ da mầu. Cụ Bà Rosa Parks là ai ? Cụ là một người đàn bà bình thường, từng bị cảnh sát thành phố Montgomery, Alabama, bắt bỏ tù và phạt 14 Mỹ kim vì Cụ bà không chịu nhường ghế cho người da trắng trên xe buýt vào ngày 01/12/1955, năm đó cụ 42 tuổi. Hành động không chịu nhường ghế cho người da trắng không phải vì ích kỷ hay có ý tranh giành quyền lợi cho riêng mình, nhưng để bày tỏ sự chống đối ôn hoà về chính sách kỳ thị chủng tộc của người Mỹ da trắng đã thành luật, dành cho người Phi Châu là thành phần nô lệ của người Mỹ gốc Anh vào những thế kỷ trước đó, khi họ đến sinh sống tại Mỹ châu.
Việc Cụ Bà Rosa Parks từ chối nhường ghế cho người da trắng là một trong những hành động góp phần cho việc khởi đầu và hình thành The Civil Rights Movement, đó là phong trào chống đối lại luật lệ và hành động kỳ thị chủng tộc của người da trắng lúc bấy giờ. Cụ Bà đã góp phần chống lại những bất công hiện tại, trong hoàn cảnh và khả năng của mình.
Dĩ nhiên không một cuộc đấu tranh nào mà không có cái giá phải trả khi mà trước đó người Mỹ da đen phải chịu bao nhiêu tủi nhục. Dường như cho đến ngày nay, chưa có một tài liệu nào cho thấy có người da đen nào “xé rào” để được an thân, hay hưởng những quyền lợi riêng tư khác trong giai đoạn đấu tranh quyết liệt đó.
Cụ Bà Rosa Parks công khai tham gia phong trào tranh đấu do Mục Sư Martin Luther King lãnh đạo nên đã không thể tìm được việc làm tại Tiểu Bang Alabama và thường bị quấy nhiễu. Cuối cùng Cụ bà và chồng mình là Ông Ramond đã phải di chuyển về Detroit vào năm 1957. Đến năm 1965 Cụ Bà có việc làm và đã về hưu năm 1988. Riêng Mục Sư Martin Luther King đã gục ngã vào ngày 04*04/1968 vì kẻ gian đã ám sát ông bằng những viên đạn vô tình.
Tôi xin mượn mấy câu trong « Bình Ngô Đại Cáo » của anh hung Nguyễn Trãi để nói lên tinh thần tranh đấu kiên trì và quyết liệt của những người Quốc Gia chân chính, và cũng để chấm dứt bài viết nầy :
Như nước Việt ta từ trước,
Vốn xưng văn hiến đã lâu …
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Ai ra vẻ « thiêng liêng », ai muốn chống cộng theo kiểu « văn minh », ai đang đang lãnh sứ mạng do VC giao phó để lăng nhục, tầm thường hoá những người chống cộng thì tôi xin miễn bàn. Nhưng những ai là người Việt Nam chân chính, từng là nạn nhân của VC đang sống đời tỵ nạn tại hải ngoại … Có lẽ chúng ta cần nhìn sự việc Lý Tống và những sự việc có tính cách đấu tranh tính bằng cái nhìn tích cực, cảm thông hơn là sự lên án trong thời điểm toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước đấu tranh nghiệt ngã với kẻ thù VC gian ác và sự chi phối từ những quyền lợi của các thế lực ngoại bang.
Phạm Hoàng Anh Tuấn
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment