VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Sunday, July 25, 2010

Tâm tư của một người Việt sống ở miền Nam trước năm 1975 (Kỳ 2)
Luật Sư JOHN P. LÊ PHONG
(07/25/2010)

III. Việc Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam không phải là bất ngờ

Năm 1949, Mao Trạch Ðông (với sự hỗ trợ của Liên Xô) đã đánh bại Tưởng Giới Thạch (với sự hỗ trợ của Mỹ), chỉ mới có năm năm trước khi Tổng Thống Ngô Ðình Diệm về Sài Gòn chấp chánh với chức vụ thủ tướng của chính phủ Bảo Ðại. Ðiều oái ăm ố nhưng có thể hiểu được nếu suy luận trong khuông khổ chính trị quốc tế và an ninh quốc gia ố là trong chiến thắng của Mao, công lao của Hoa Kỳ không phải là nhỏ.


Sau ba tháng thăm Liên Xô và trở về, Tưởng bắt đầu ghét Liên Xô và đặt biệt không ưa chánh sách đấu tranh giai cấp của Liên Xô. Khi Tưởng lên cầm quyền thế cho Tôn Dật Tiên năm 1925, ông bỏ đường lối thân Liên Xô. Hoa Kỳ đổ viện trợ vào Trung Hoa và Trung Hoa trở thành một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Mối liên kết Mỹ Hoa đó tưởng như không có gì có thể làm gãy đỗ được bởi nó có đủ những yếu tố hỗ trợ cho sự bền vững: Trung Hoa đất rộng người đông; không thích Cộng Sản, nghi kỵ Liên Xô; thù nghịch với Nhật; nhiệt tình của Hoa Kỳ ủng hộ Tưởng vì ông đã tiếp tục duy trì đường lối thân tây phương. Không những như vậy, vợ của Tưởng, Tống Mỹ Linh, thuộc giáo phái Methodist và chính Tưởng đã cải sang Methodist khi lấy bà, cho nên Tưởng được sự ủng hộ nồng nhiệt của các hội đoàn cơ đốc ở Hoa Kỳ. China Lobby, được thành hình và nhiệt tâm hỗ trợ bởi Henry Luce, thuộc giáo phái Presbyterian và cũng là chủ tuần báo Time, đã vận động quốc hội Hoa Kỳ đổ hàng tỷ đô la (ba tỷ đô la, tiền lúc đó) vào Trung Hoa để đánh Nhật và rất thành công trong việc vận động quốc hội và dư luận Mỹ ủng hộ Tưởng.

Khi Tưởng lên cầm quyền, Chu Ân Lai, lúc đó là tổng thư ký đảng Cộng Sản Trung Hoa, đang ẩn náu ở Thượng Hải và Mao, vẫn còn dưới quyền Chu, đang cố gắng dành quyền chỉ huy “quân đội” cộng sản, vào khoảng vài ngàn người; để so sánh, dưới quyền Tưởng có đến mấy triệu quân. Vậy thì làm thế nào Trung Hoa của Tưởng trở thành Trung Hoa của Mao trong vòng chỉ có 24 năm? Và tại sao Hoa Kỳ thay đổi thái độ đối với Tưởng hay đúng ra tại sao một chính quyền thân tây phương và lãnh đạo bỡi một tín đồ thiên chúa giáo mất sự ủng hộ của Hoa Kỳ?

Những diễn biến đáng ghi nhận và có liên quan đến chủ đề của bài viết này được tóm lược như sau:

Trong lúc phe Tưởng và phe Mao (Mao lúc đó đã qua mặt Chu trở thành thủ lãnh của đảng cộng sản Trung Hoa) đang đánh nhau, Tướng George Marshall, sau này là tổng trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ, qua thămTrung Hoa ố không phải chỉ gặp đồng minh của Hoa Kỳ là Tưởng mà gặp cả Mao. Không những vậy, thái độ của ông thay đổi giữa hai thái cực: khi gặp Tưởng ông tỏ vẻ nghiêm khắc và khó khăn; khi gặp Mao ông hồ hỡi và thân thiện. Mối liên hệ tín cẩn giữa Mỹ và Mao cao độ đến mức Mao từ chối đi tới sứ quán Liên Xô nếu một nhân viên cao cấp của phái bộ Mỹ không cùng đi với ông. (Không phải Mao muốn có bạn đi cho vui mà ông nghi ngờ Liên Xô có ý đồ trên cá nhân ông).

Khi quân Tưởng đánh tan lực lượng của Mao khắp nơi, các đạo quân còn lại của Mao tập trung rút về Mãn Châu. Tưởng đuổi theo, bao vây và sắp tiêu diệt kẻ thù nguy hiểm và dũng mãnh nhất của Trung Hoa Quốc Dân Ðảng, thì lực lượng của Mao được cứu thoát ố không phải bỡi Liên Xô mà bởi Hoa Kỳ. Hoa Kỳ yêu cầu Tưởng dừng binh. Tưởng phản đối. Hoa Kỳ dùng áp lực buộc Tưởng phải tuân hành, nhả gọng kềm và cuộc đấu tranh Quốc Cộng ở Trung Hoa đi vào một bước ngoặc từ đó không còn gì ngăn cản sự thành công của Mao và sự tàn lụi của Tưởng.

Liên Xô lo ngại về vũ khí nguyên tử Mao tích tụ ở Trung Hoa và âm thầm tìm cách hủy diệt. Liên Xô thăm dò Hoa Kỳ và đề nghị hai nước đồng tấn công những cơ sở nguyên tử của Trung Hoa. Hoa Kỳ trả lời một cách rõ ràng không ỡm ờ gì cả: nếu Liên Xô tấn công Trung Hoa, thế chiến thứ ba sẽ xảy ra vì Hoa Kỳ sẽ tấn công Liên Xô.

Những diễn biến đó cho thấy Hoa Kỳ đã thay đổi thái độ và lập trường nhiều lần về Tưởng và về Mao, và không phải lần nào thái độ và lập trường của Hoa Kỳ đều phù hợp với tư cách là một đồng minh của Tưởng*. Sai lầm lớn khi nghĩ rằng tình thân giữa cá nhân của các lãnh tụ, những lời hứa (nhất là có điều kiện kèm theo) là nền tảng của chính sách ngoại giao và quốc phòng của một quốc gia. Sự suy nghĩ và hành động từ quan điểm an ninh quốc gia của Hoa Kỳ đôi khi trùng hợp với quan điểm yêu thượng đế và ghét cộng sản. Nhưng khi an ninh quốc gia bị ảnh hưởng, Hoa Kỳ phải thay đổi đường lối và chính sách. An ninh quốc gia lúc nào cũng chiếm ưu tiên và đứng trên ý thức hệ hoặc tôn giáo.



Và trong trường hợp Trung Hoa trong giai đoạn đó, Hoa Kỳ không thể không bỏ Tưởng và không thể không ve vãn Mao. Vì sao?

Hoa Kỳ đã làm việc với Tưởng nhiều năm và thấy rõ những yếu điểm của Tưởng - những yếu điểm then chốt. Nhiều tướng lãnh, tư lệnh vùng của Tưởng bất tài, tham nhũng tràn lan, nhưng Tưởng từ chối không cách chức, trừng trị kỷ luật, hoặc ngay cả thuyên chuyển. Tưởng không làm gì cả để cải thiện tình hình. Một trường hợp rất khó hiểu liên quan tới tướng Hu Tsung-nan, một tướng rất tín cẩn của Tưởng nhưng lại là cán bộ nằm vùng của Mao (Hu không phải là tướng duy nhất của Tưởng là cán bộ nằm vùng của Mao). Trong 22 năm, tướng Hu đã cứu mạng sống của Mao khi Mao sắp bị bắt bởi một sĩ quan dưới quyền Hu; báo cho Mao biết trước những cuộc hành quân của Tưởng; thông đồng với Mao để dàn trận phục kích rồi ra lệnh trực tiếp cho sĩ quan và binh sĩ của chính Hu bước vào ổ phục kích đó. Trong nhật ký, Tưởng ước tính là Hu đã làm tiêu tan một phần ba lộ quân dưới quyền chỉ huy của Hu. Nhưng khi Hu xin từ chức, Tưởng từ chối.

Tưởng không nắm vững được nội bộ cũng như sự trung thành của những người dưới quyền mình. Trong một biến cố có thể dựng thành một phim thriller, một thống chế của Tưởng tìm cách bắt cóc Tưởng lúc Tưởng tới thăm ông này. Tưởng bỏ trốn ra một ngọn đồị và khi bị bắt, người chỉ mặc một bộ đồ ngủ, mặt đầy bùn. Mao muốn giết Tưởng, sai Chu bay đi thuyết phục ông thống chế giết Tưởng. Ai cứu Tưởng? -Liên Xô. Và Mao không giám trái lệnh Mạc Tư Khoa*.

Những yếu kém đó đã xoi mòn và hủy hoại Trung Hoa của Tưởng. Hoa Kỳ cảm thấy là Tưởng sẽ không tự cường tự lập và đứng vững một mình được. Muốn thắng Mao, Hoa Kỳ không những phải viện trợ cho Tưởng đô la và vũ khí mà có thể phải nhảy vào vòng chiến. Trung Hoa là một nước khổng lồ. Hoa Kỳ có thể kiệt quệ về kinh tế để cung ứng viện trợ cho Tưởng. Thiệt hại về quân sự nếu Hoa Kỳ tham chiến chắc chắn sẽ cao hơn là mức độ có thể chấp nhận được bỡi quốc hội và dân chúng. Và hậu quả không thể đoán trước được.

Trung Hoa giáp với Liên Xô và chia nhau một ranh giới khoảng 2600 dặm, chưa kể ranh giới giữa Nội Mông (thuộc Trung Hoa) và Ngoại Mông (thuộc Liên Xô). Liên Xô sẽ là hậu cứ dưỡng quân cũng như là nguồn tiếp liệu nhanh chóng và vô tận cho Mao. Tưởng và Hoa Kỳ không có phương cách gì để bịt cái “lỗ hổng” đó. Tưởng chỉ có thua hoặc kéo dài cuộc chiến với sự hổ trợ của Hoa Kỳ vô hạn định về thời gian, về tiền bạc và khí cụ, và về thương vong, một cuộc chiến không một nhà chiến lược nào của Hoa Kỳ có thể chấp nhận để cho Hoa Kỳ tham gia.

Nga Hoa có thể cùng ý thức hệ nhưng không phải là keo sơn gắn bó. Ngay cả khi đang đánh nhau với Tưởng, Mao công khai phản kích Liên Xô. Hoa Kỳ có thể cảm thấy chơi được trò chơi chia để trị. Với ba cường quốc tranh đua nhau, cán cân lực lượng sẽ quân bình hơn và chính trị trong vùng ổn cố hơn. Hoa Kỳ phải tìm cách khai thác sự bất hòa giữa Liên Xô và Mao, ve vãn Mao và muốn một nước Trung Hoa mạnh. (Sự ve vãn đó không mang lại kết quả ngay lúc đầu vì Hoa Kỳ không lường được đầu óc mánh khóe và tính toán quỷ quyệt của Mao. Nhưng mầm giống đã gieo, và nhờ đó từ năm 1972, Hoa Kỳ và Trung Hoa trở nên thân thiện và hợp tác với nhau trên nhiều lãnh vực rất hệ trọng cho an ninh quốc gia của cả hai. Những gì Hoa Kỳ đã làm từ năm 1972 cho thấy Hoa Kỳ rất đắt lực và hữu hiệu trong sự giúp đỡ Trung Hoa trở nên giàu mạnh).

Dĩ nhiên chiến trường Việt Nam nhỏ bé hơn, nhưng hình thái về địa lý (của chiến trường) và chính trị giống như một bản sao của cuộc chiến quốc cộng bên Trung Hoa. Trong một cuộc họp giữa Stalin, Mao và Hồ Chí Minh, Liên Xô đã đồng ý giúp Trung Hoa xây dựng những nhà máy kỹ nghệ nặng với điều kiện là Trung Hoa phải viện trợ cho Miền Bắc trong cuộc chiến Việt Nam. (Một điều kiện khác nữa là Trung Hoa phải nhượng đất cho Liên Xô mà sau này Ðặng Tiểu Bình cho là sự mất lãnh thổ lớn nhất trong lịch sử Trung Hoa).

Với Việt Nam thay thế Trung Hoa làm bãi chiến trường và Trung Hoa thay Liên Xô làm hậu cứ dưỡng quân, huấn luyện và nguồn tiếp liệu vô tận cho Miền Bắc, từ quan điểm an ninh quốc gia, mối liên hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam không khác hơn với Trung Hoa. Hoa Kỳ chỉ có thể cưu mang Miền Nam lâu đủ để tìm một giải pháp ổn thỏa và lâu bền hơn, chẳng hạn, thương thảo với Trung Hoa.

Số mệnh của Miền Nam đã đang được định đoạt bởi các thế lực trên chính trường quốc tế.

Chỉ cần ngó sang nước láng giềng, giới lãnh đạo Việt Nam từ Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho tới Tổng Thống Thiệu phải nhận thức Miền Nam không có gì làm cho nó quan trọng hơn Trung Hoa và không có gì làm Mỹ sẽ không bỏ Miền Nam. Tổng Thống Diệm có 9 năm và Tổng Thống Thiệu có gần 20 năm để chuẩn bị và tăng cường Miền Nam thành một lực lượng đáng kể có thể đứng vững một mình dựa vào chính mình, là một đồng minh tốt và mạnh của Mỹ chớ không phải là một nước dựa và lệ thuộc vào Mỹ.



IV. Khái niệm an ninh Quốc gia Và Miền Nam Việt Nam

Lập trường và hành động của Hoa Kỳ trong cuộc chiến Quốc Cộng bên Trung Hoa đáng lẽ đã tạo nguyên cớ cho giới lãnh đạo Miền Nam phải lưu tâm tới thực tế chính trị quốc tế, là sự hổ trợ của một quốc gia bạn, ngay cả một cường quốc như Hoa Kỳ, phải có giới hạn. Trong chính trường quốc tế, mỗi quốc gia, đại cường hay nhược tiểu, đều phải cật lực phấn đấu cho an ninh của quốc gia mình. Mỗi quốc gia phải lo cho an ninh của quốc gia đó trước. Và mỗi quốc gia phải tự lực cánh sinh trước. Sự giúp đỡ của một nước bạn là để cho mình có cơ hội xây dựng nền móng quốc gia vững chắc và thực lực đủ để mình có thể tự chèo lái con thuyền quốc gia của mình trong đại dương quốc tế. Trông chờ vào nước bạn để cõng mình đi là một ảo giác mà giới lãnh đạo của một quốc gia không có quyền có.

Ngay từ đầu cuộc chiến ở Ðông Dương, Hoa Kỳ đã không muốn dính dấp vào, tuy Tổng Thống Roosevelt đã chỉ trích Pháp và bênh vực Ðông Dương (“France has milked it for one hundred years. The people of Indochina are entitled to something better than that.”). Ngay cả khi Pháp thấy sắp thất thủ ở Ðiện Biên Phủ đã khẩn cầu Mỹ can thiệp bằng không quân để cứu vãn tình hình, nhưng Tổng Thống Eisenhower từ chối. Chúng ta có thể đoán, không phải là không có cơ sở, là năm 1955 Mỹ bị bắt buộc phải nhảy vào Việt Nam là vì Pháp đang bị đẩy ra khỏi Việt Nam vì quá yếu, trong lúc Cộng Sản Trung Hoa hung hăng muốn bành trướng thế lực nhất là khi họ khuyến khích Bắc Hàn tấn công Nam Hàn, rồi sau đó nhảy vào vòng chiến trực diện với quân lực Mỹ. Năm 1972, khi Chu nhận xét là Hoa Kỳ đã vào Việt Nam “by accident”, Tổng Thống Nixon không đính chính (trích dẫn TTTTT).

Năm 1971, hay ít nhất là từ đầu năm 1972, có rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình biến chuyển không thuận lợi cho Miền Nam.

Áp lực chính trị trong nước làm cho giải pháp quân sự của Hoa Kỳ ở Việt Nam không còn thực tế. Khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa bắt đầu cởi mở, đối với Hoa Kỳ, cơ hội thương thuyết đã đến. Trong cố gắng thương thuyết và cố gắng đem Miền Bắc vào bàn thương thuyết, Kissinger đã nói những câu gợi mào báo hiệu điềm gỡ cho Miền Nam: Với Chu: “Nếu chúng tôi (Hoa Kỳ) có thể sống với một chính phủ cộng sản ở Trung Hoa thì chúng tôi cũng có thể chấp nhận nó ở Ðông Dương/If we can live with a communist government in China, we ought to be able to accept it in Indochina.”, “Chúng tôi không muốn họ (Miền Bắc) yếu đi/We don’t want them to be weak.”, và “chúng tôi muốn chấp dứt chiến tranh vì bây giờ nó đòi hỏi một nổ lực không tương xứng với mục tiêu và vì nó liên hệ chúng tôi vào những cuộc đàm phán với những quốc gia mà chúng tôi có những vụ việc quan trọng hơn rất nhiều/we want to end the war because it now requires an effort out of proportion to the objectives and because it involves us in discussions with countries with whom we have much more important business.” Với ngoại trưởng Liên Xô Gromyko: “chúng tôi sẵn sàng rời bỏ (Miền Nam) trong cách thức mà sự chiến thắng của cộng sản là một sự có thể/we are prepared to leave so that a communist victory is not excluded.” (phần Anh Ngữ được trích dẫn từ cuốn TTTTT của Giáo Sư Hưng).

Và như đã nói trên, Hoa Kỳ không bỏ đi “ngày một ngày hai”, mà Miền Nam có đến gần ba năm để chuẩn bị.



V. Nhìn lại 56 năm

Trong cùng cuộc gặp gỡ nói ở trên, Tiền Sĩ Hưng hỏi tôi “Mình có thể làm được gì?” để không mất Miền Nam. Tiền Sĩ Hưng có vẻ đã nghiền ngẫm câu hỏi này từ lâu và “think out loud” mỗi khi có cơ hội, và vì bất ngờ tôi không nói được gì cả. Nhưng nếu có một ý niệm thấu đáo về an ninh quốc gia, câu trả lời rất là hiển nhiên: câu hỏi của Tiền Sĩ Hưng (và tôi chắc rất nhiều người đã hỏi câu này sau tháng tư 1975) được đặt ra 56 năm, hoặc 43 năm, hoặc 42 năm, hoặc 38 năm quá muộn - đối với ông, đối tôi, đối với thế hệ của ông và tôi.

Nó đáng lẽ phải được đặt ra khi Thủ Tướng Diệm lên cầm quyền năm 1954, hoặc khi Trung tướng Thiệu trở thành Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Ðạo Quốc Gia năm 1967. Hoặc chậm lắm là vào năm 1968, khi Hoa kỳ đồng ý ngồi chiếu trên với Miền Bắc và để VNCH ngồi với MTGPMN, hay năm 1972, khi những dấu hiệu trở nên rõ ràng là Hoa Kỳ muốn rút ra khỏi Miền Nam. Và Miền Nam đáng lẽ phải khẫn thiết tự hỏi “Chúng ta phải làm gì” để tạo cho Miền Nam một thế lực, một chân đứng như một hòn núi mà sự hiện diện của nó phải được thừa nhận và những thay đổi trên trường chính trị quốc tế không bứng nó đi được.

Nếu câu hỏi đặt ra đúng lúc, Miền Nam chắc chắn tìm được câu trả lời và đủ thời gian dốc toàn lực và ý chí để thực thi một chính sách quốc phòng hữu hiệu. Ðịnh mệnh của Miền Nam chắc chắn đã ở trong tay người dân và chính quyền Miền Nam, và được định đoạt không phải ở Hoa Thịnh Ðốn, Ba Lê, Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa, mà ở Sài Gòn.

Luật Sư JOHN P. LÊ PHONG



* Việc Liên Xô thay đổi thái độ lúc hổ trợ Mao lúc hổ trợ Tưởng giống như Hoa Kỳ, là bằng chứng rõ rệt định luật “an ninh quốc gia đứng trên đồng minh” là định luật chung cho mọi quốc gia. Một quốc gia sẽ thay đổi và phải thay đổi đồng minh khi an ninh quốc gia đòi hỏi.
=========================================
=======================================================

No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================