Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước các nhà lãnh đạo ASEAN tại lễ bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 17 tại Hà Nội hôm 30 tháng 10 năm
Lý do là vì ông Dũng đã bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình vào chức vụ tổng giám đốc Vinashin, tắc trách trong quản lý khiến công ty này bị thua lỗ tới hơn 5 tỷ rưỡi đô la. Người dân Việt có ý kiến gì trước yêu cầu được xem là chưa hề có trong lịch sử từ khi đảng cộng sản lên cầm quyền đất nước cách đây 65 năm.
Trách nhiệm của ĐBQH
Trong phiên thảo luận về kinh tế, xã hội tại diễn đàn quốc hội được trực tiếp truyền hình, sáng thứ hai, mồng một tháng 11, một số đại biểu quốc hội gồm các ông bà, Nguyễn Minh Thuyết, Lê Văn Cuông, Huỳnh Ngọc Đáng, Phạm Thị Loan, Lê Thị Nga đã mạnh dạn đặt vấn đề là các thành viên chánh phủ phải nghiêm túc kiểm điểm, nhận kỷ luật trước quốc hội là cơ quan lập pháp, đại diện của người dân bầu ra mình, chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung, rồi tuyên bố đã kiểm điểm nội bộ là xong việc.
Vẫn theo các đại biểu thì vào cuối kỳ họp, quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm các thành viên chánh phủ, kể cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và để tạo điều kiện cho công tác điều tra, quốc hội nên tạm đình chỉ các thành viên trong chánh phủ có liên quan đến vụ phá sản tại Vinashin. Có những phát biểu khác được nêu lên trước diễn đàn quốc hội cho rằng, những viên chức làm sai phải có lời xin lỗi nhân dân, cá nhân và tập thể nào có liên quan sẽ phải bị truy tố trước pháp luật.
Là một trong những tiếng nói đầu tiên yêu cầu quốc hội phải giải quyết dứt điểm mọi vấn đề liên quan đến Vinashin ngay tại kỳ họp này, trưởng đoàn đại biểu đơn vị Thanh Hóa, ông Lê Văn Cuông khẳng định:
Theo tôi thì đây là một tin vui cho người dân Việt Nam, khi các đại biểu quốc hội đã bắt đầu có vẻ như là làm đúng chức năng của mình, là tiếng nói của dân.
Nhà văn Trần Mạnh Hảo
“Vụ Vinashin là một vấn đề bức xúc mà cử tri cả nước rất quan tâm, cái nợ quá lớn, trong điều kiện kinh tế Việt Nam đang còn nhỏ bé. Về vấn đề trách nhiệm thì trong báo cáo của chánh phủ cũng có giải trình nhưng mà chưa nói rõ về trách nhiệm cá nhân, cũng chỉ nói chung chung về trách nhiệm của chánh phủ, nhận trách nhiệm trước quốc hội, nhưng cử tri cũng như đại biểu quốc hội chúng tôi là muốn phải có trách nhiệm cụ thể, từng cá nhân những người có liên quan.
Trong quá trình phát biểu, thảo luận vấn đề kinh tế, xã hội, nhiều đại biểu trong đó có cá nhân tôi đề nghị quốc hội, tại kỳ họp này, làm sáng tỏ trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân có liên quan, đã để cho con tàu Vinashin sụp đổ một cách thảm hại, làm thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước và nhân dân. Khi tiếp xúc cử tri thì được cử tri ủy quyền như thế cho nên chúng tôi yêu cầu quốc hội cần làm sáng tỏ cái trách nhiệm đó để trả lời cử tri.
Vấn đề này quốc hội Việt Nam cũng chưa có tiền lệ, cho nên chúng tôi cũng chỉ thực hiện theo trách nhiệm của mình trước các cử tri.”
Cử tri nghĩ gì?
Vậy người cử tri phản ứng ra sao, sau khi đón nhận thông tin mới được báo đài phổ biến về việc một số đại biểu yêu cầu quốc hội bất tín nhiệm chánh phủ, bà Lê Ngọc Nghĩa, mẹ của nhà đấu tranh dân chủ Nguyễn Bắc Truyển, từng bị ngồi tù 3 năm rưỡi vì bị ghép tội tuyên truyền chống nhà nước, cho biết những suy nghĩ của bà:
Logo của tập đoàn Vinashin tại trụ sở chính ở Hà Nội hôm 19/07/2010. AFP photo
Từ Hà Nội, nhà văn Trần Mạnh Hảo góp ý với RFA về việc quy trách nhiệm cụ thể trong vụ mất mát ngân quỹ quá lớn do Vinashin gây ra:
“Theo tôi thì đây là một tin vui cho người dân Việt Nam, khi các đại biểu quốc hội đã bắt đầu có vẻ như là làm đúng chức năng của mình, là tiếng nói của dân. Nhưng việc như Vinashin hay bô xít được đưa ra để yêu cầu chánh phủ phải có trách nhiệm, những người đứng đầu nhà nước phải có trách nhiệm, đã làm thất thoát một số tiền cực kỳ lớn. Tôi cho rằng, đây là một dấu hiệu tích cực cần phải biểu dương những vị dân biểu đã có những phát biểu gần với nhân dân như thế.”
“Cơ quan hành pháp là người ra quyết định bãi nhiệm đối với các chủ tịch tỉnh có vi phạm, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng có làm được việc này đâu. Ví dụ như ông Nguyễn Trường Tô, chín lần không chịu thực hiện chỉ đạo của thủ tướng chánh phủ, mà ông Dũng không làm được gì, thì quyền lực của chánh phủ nằm ở đâu?
Bãi nhiệm ông là đúng rồi. Năm ngàn rưỡi, sáu ngàn rưỡi hecta rừng, ông Nguyễn Tăng Thắng và tôi kêu la biết bao nhiêu mà ông Nguyễn Tấn Dũng không chịu làm, nếu không bãi nhiệm ông mà cứ để tiếp tục nắm quyền thì mất đảng, mất nước, dân tộc Việt Nam không còn tin tưởng vào ai nữa.
Bãi nhiệm ông Dũng là nguyện vọng của dân tộc, đó là một dấu hiệu rất tốt.
Một dân oan Bình Thuận
Ông Dũng có quyền ký các quyết định giao đất cho Trung Quốc, cho Đài Loan, giao vùng đất bô xít ở Tây Nguyên cho Trung Quốc, hủy hoại môi trường, khi hơn 2 ngàn chữ ký phản đối, đứng đầu là ông Võ Nguyên Giáp mà ông Nguyễn Tấn Dũng không chịu nghe. Bãi nhiệm ông Dũng là nguyện vọng của dân tộc, đó là một dấu hiệu rất tốt."
Ngoài việc quy trách nhiệm vụ của Vinashin, yêu cầu các thành viên trong chánh phủ kể cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm điểm, nhận kỷ luật trước quốc hội, tạm đình chỉ chức vụ các cấp lãnh đạo có liên quan và cuối kỳ họp quốc hội sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm những thành viên sai phạm.
----------------------------------------------------------
Quốc hội VN nóng lên với chất vấn từ ĐBQH
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2010-11-01
Lần đầu tiên, đại biểu Quốc hội Việt Nam thẳng thắn đề cập đến trách nhiệm của chính phủ và yêu cầu những người cầm quyền tạm ngưng chức để cuộc điều tra được minh bạch và không bị sức ép từ phía nhà nước.
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin.
Sáng sớm ngày hôm nay, Quốc hội Việt Nam đã nóng lên với những câu chất vấn nảy lửa từ nhiều đại biểu Quốc hội xoay quanh hai vấn đề đang được cả nước quan tâm đó là trách nhiệm nhà nước trước sự sụp đổ của Vinashin và việc thiếu điện trầm kha của EVN.
Trách nhiệm của Chính phủ
Điều đáng nói là những ý kiến đưa ra vào sáng thứ Hai này đáng được gọi là một cuộc cách mạng tại Việt Nam hiện nay, nơi đảng cầm quyền được xem là độc tôn trong vị trí lãnh đạo cũng như đưa ra các chính sách vĩ mô từ chính trị, cho đến kinh tế và luôn được nhắc đi nhắc lại xác định vị trí này trong mọi kỳ đại hội đảng.
Quốc hội Việt Nam từ nhiều năm qua được xem là công cụ của Đảng. Tuy có thể chất vấn từ Thủ Tướng đến các bộ trưởng nhưng nghe hay không và có thực hiện nghiêm túc những gì họ hứa trước các khóa họp quốc hội lại là một việc khác.
Sáng thứ Hai ngày 01 tháng 11, kỳ họp Quốc hội đã có một trang sách mới, đó là yêu cầu thành lập ban thanh tra do Quốc hội lập ra để điều tra các nhân vật trong guồng máy nhà nước, những người chịu trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp vế sự sụp đổ của Vinashin.
Người đưa ra đề nghị này là đại biểu Quốc hội, Giáo Sư Nguyễn Minh Thuyết. Ông là người phát biểu đầu tiên và những phát biểu của ông ngay lập tức khiền bầu khí quốc hội không còn ủ dột như cách đây mấy ngày.
Qua truyền hình trực tiếp, phòng họp Quốc hội sôi động hẳn lên khi GS Nguyễn Minh Thuyết nói: "Căn cứ Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ QH biểu quyết để QH lập Ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin.
Cuối kỳ họp Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi cũng đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan".
Tính chất quan trọng trong lời nói của vị Giáo sư luôn có ý kiến trong các kỳ họp quốc hội ngày hôm nay là nhấn mạnh vào Hiến Pháp và luật Tổ chức Quốc hội. Hai yếu tố quan trọng này từ lâu đã bị tránh né do nhiều tác động khác nhau khiến các đại biểu đi họp như đi bỏ phiếu tán thành trong nhiều dự án của chính phủ. Tiếng nói đại biểu Quốc hội ngày càng mất dần sức mạnh của một người được người dân bầu lên để nói thay tiếng nói của họ.
Các thành viên chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội, chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố là đã kiểm điểm nội bộ.
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết
Ai cũng biết Quốc hội vẫn nằm dưới sự chỉ đạo của Đảng, công khai hay không công khai thì điều này cũng là sự thật. Vì vậy, một yêu cầu có tính cách phá vỡ bức tường vô hình nhưng chắc chắn của các đại biểu lần này có thể được xem như một giọt nước tràn ly sau bao năm im lặng của bộ phận chính trị được xem là cao nhất nước này
Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết không cô đơn khi châm ngòi cho những đòi hỏi hết sức thỏa đáng và đúng đắn trong vai trò của một đại biểu nhân dân. Ngay sau đó đại biểu Lê Văn Cuông, Phạm Thị Loan, Huỳnh Ngọc Đáng và Lê Thị Nga...mỗi người vài phút đã tiếp sức cho GS Thuyết với những lời lẽ hết sức mạnh mẽ và dứt khoát.
Không thể chỉ "kiểm điểm nội bộ"
Ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT Vinashin trả lời báo chí trong buổi lễ hạ thủy một con tàu mới tại thành phố Hải Phòng hôm 23/6/2006. AFP PHOTO
Nhiều câu hỏi được đặt ra trước sự sụp đổ đã được báo trước của Vinashin nhưng không ai trong chính phủ đứng ra chịu trách nhiệm trực tiếp mà mọi sai phạm đều trút lên đầu một vài nhân vật trong Hội đồng quản trị của tập đoàn này.
Theo VietnamNet, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết nêu lên những sự thật mà ai cũng thấy nhưng nhà nước không chịu thấy, đó là sự sụp đổ của Vinashin đã trút lên vai đồng bào Việt Nam món nợ không dưới 100.000 tỷ đồng, món nợ mà một tỉnh có thu khoảng 1.000 tỷ đồng một năm phải làm quần quật không mua sắm, không ăn uống, xây dựng gì trong suốt một thế kỷ mới có thể trả nợ được.
GS Thuyết còn cay đắng hơn khi nói rằng với đồng bào nhiều nơi, nhất là các tỉnh nghèo thì để trả món nợ này có nghĩa là chậm làm đường, xây cầu, công trình, xây trường học, bệnh viện, những nhu cầu rất thiết yếu trong cuộc sống.
Theo GS Thuyết thì "các thành viên chính phủ cũng phải nghiêm túc kiểm điểm và nhận kỷ luật trước Quốc hội, là cơ quan đại diện của người dân bầu ra mình chứ không thể nhận trách nhiệm một cách chung chung và tuyên bố là đã kiểm điểm nội bộ là rũ xong trách nhiệm".
ĐB Phạm Thị Loan thuộc đơn vị Hà Nội mạnh mẽ đặt câu hỏi: "Thủ tướng đang trực tiếp quản lý 19 tập đoàn, và nhiều tổng công ty. Bận trăm công nghìn việc nhưng tại sao Thủ tướng vẫn cứ phải quản lý các doanh nghiệp lớn như vậy".
Câu hỏi của ĐB Phạm Thị Loan có thể trả lời được ngắn gọn: Vì cơ chế. Cơ chế đã đặt quá nhiều trách nhiệm lên ông thủ tướng nhưng lại không quy định dưới ông, những người trực tiếp cố vấn, điều hành các kế hoạch vĩ mô qua vai trò của các tập đoàn thì lại không có trách nhiệm gì cụ thể cả.
Có thể nói khi đại biểu phát biểu ý kiến trên truyền hình trực tiếp, công khai như thế này thì rõ ràng là Ủy Ban thường vụ cũng phải chọn một quyết định sáng suốt để phù hợp nguyện vọng cử tri.
ĐBQH Nguyễn Minh Thuyết
Cũng theo ĐB Phạm Thị Loan, sự cố Vinashin đã được cảnh báo sớm nhưng không kiểm toán, thanh tra được vì ngáng trở. Mọi sai phạm đổ hết cho lãnh đạo tập đoàn là không sòng phẳng.
Một cách ẩn dụ, câu hỏi của ĐB Phạm Thị Loan cho thấy chỉ có nhà nước mới đủ tư cách ngáng trở mà thôi, và thậm chí người ngáng trở được bánh xe của luật pháp phải là nhân vật có thẩm quyền cao nhất mới làm được điều này.
ĐB Lê Văn Cuông của Thanh Hóa lo ngại vì một nguyên nhân nào đó quốc hội có thể kéo dài việc này sang kỳ họp tới, ông tuyên bố thẳng thừng rằng mọi chuyện phải được giải quyết dứt điểm ngay kỳ họp QH này. Trước lo ngại này, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết ý kiến của ông:
"Nếu mà để đến kỳ sau thì tôi sẽ không đồng tình bởi vì thực ra vụ việc của Vinashin về cơ bản thì Ủy ban kiểm tra trung ương người ta đã kết luận rồi. Thứ hai nữa để điều tra để quy trách nhiệm hình sự thì đã có bên cơ quan điều tra công an tiến hành.
Ở đây Quốc hội chỉ điều tra về trách nhiệm của Thủ tướng và một số thành viên liên quan đến chính phủ thôi, mà điều tra về trách nhiệm thì nó không khó. Ai là người đứng ra quản lý trực tiếp các tập đoàn kinh tế của nhà nước thì điều ấy rõ rồi. Rồi bao nhiêu lần thanh tra đề xuất lên cũng không được tiếp thu, ai cản trở chuyện này?
Kiểm toán định vào cũng không vào được. Lý do vì sao?
Tôi nghĩ những điều như thế thì người tham gia ở trong Ủy Ban Lâm Thời của Quốc Hội có thể đặt ra và chắc là công việc không quá phức tạp và khi đó Quốc hội sẽ bàn đến chuyện bỏ phiếu tín nhiệm"
Nguyện vọng của cử tri
Tổng thống Philippines Benigno Aquino (T) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm chính thức Hà Nội hôm 26/10/2010. AFP photo
Nhiều ĐB đã thẳng thắn chỉ rõ trách nhiệm "liên đới" của chính Quốc hội vì đã dung dưỡng tình trạng sai phạm quá lâu và không kịp thời "lấp" lỗ hổng pháp lý.
Khi được hỏi liệu đề xuất quan trọng này của ông có đựơc Quốc hội đồng tình hay không, Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết khẳng định:
"Tôi tham gia Quốc hội hai khóa rồi và đã có lần đại biểu đã đề nghị thành lập Ủy Ban Lâm Thời để điều tra một vụ việc nhưng lần ấy không thành. Lần đó quốc hội có đề nghị chính phủ dành một ngày để báo cáo giải trình. Còn lần này tôi đưa ra đề xuất này thì tôi nghĩ rằng Quốc hội không thể không thực hiện bởi vì đây là yêu cầu của cử tri chứ không phải là yêu cầu của một hai đại biểu.
Có thể nói khi đại biểu phát biểu ý kiến trên truyền hình trực tiếp, công khai như thế này thì rõ ràng là Ủy Ban thường vụ cũng phải chọn một quyết định sáng suốt để phù hợp nguyện vọng cử tri."
Người dân chú ý nhất là ĐB Nguyễn Minh Thuyết đã đưa ra đề nghị các người bị điều tra phải bị ngưng chức trong khi chờ kết quả, kể cả thủ tướng chính phủ. Đây chính là cốt lõi của vấn đề và đây cũng có thể nói là tiếng chuông cảnh báo cho hệ thống chính trị Việt Nam, đã đến lúc phải cẩn trọng hơn trước các vấn đề có tính chất toàn dân và đặc biệt khi vấn đề có biểu hiện tham ô, lãng phí lớn hay cấu kết để qua mặt Quốc hội và báo chí như từng xảy ra nhiều lần trước đây.
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment