Bất tín nhiệm chính phủ, liệu có làm được
Gia Minh, biên tập viên RFA
Điểm Blog kỳ này sẽ điểm qua sự kiện, lần đầu tiên các đại biểu quốc hội tại Việt Nam tỏ rõ vai trò đại diện cho cử tri của họ bằng cách đưa ra đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.
Photo courtesy of hatinh.vn
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII.
Việc một số đại biểu quốc hội Việt Nam trong phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường vào sáng ngày 1 tháng 11 vừa qua, đưa ra đề nghị phải bỏ phiếu tín nhiệm đối với những thành viên chính phủ, trong đó có cả thủ tướng, về những khiếm khuyết trong công tác điều hành đất nước thu hút được sự chú ý của nhiều tầng lớp dân chúng. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên, các đại biểu quốc hội tại Việt Nam tỏ rõ vai trò đại diện cho cử tri của họ.
Giới viết blog cũng đã có những phản ứng nhanh ngay sau khi truyền thông loan tải những tin tức từ nghị trường trên truyền hình và trên mặt báo.
Phát súng làm nóng nghị trường
Gốc Sậy Blog đăng lại biên bản quốc hội thảo luận tại hội trường trong hai buổi ngày 1 tháng 11 vừa qua. Biên bản được cho hay ghi lại theo băng ghi âm dài đến hơn 40 trang khổ giấy A4. Mở đầu cho ngày thảo luận là phát biểu của ông phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, kết thúc là phát biểu của ông Ngô Tự Nam đại biểu tỉnh Đồng Tháp.
“Giới bloggers đang bị đặt vào tình trạng gần ‘đèn đỏ’ nên mọi người cẩn trọng và e dè trong những gì mà họ viết. Trong thời điểm này những bloggers bị xem là ‘nhạy cảm’.
Blogger Mẹ Nấm
Tuy nhiên những phát biểu được xem như là những phát súng làm nóng nghị trường trong ngày thảo luận hôm 1 tháng 11 là phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá- Giáo dục- Thanh thiếu niên- Nhi đồng Quốc hội. Toàn văn phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết được Gốc Sậy Blog cho link để người xem có thể liên kết đọc hết.
Trong phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường có sự có mặt của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như nhiều vị bộ trưởng trong chính phủ, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra đề nghị nguyên văn như sau: “Căn cứ Hiến Pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết để Quốc hội lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin.Cuối kỳ họp Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan.”
Đề nghị này của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết được sự đồng tình của một số đại biểu khác như ông Lê Văn Cuông, đại biểu tỉnh Thanh Hoá, bà Phạm Thị Loan, đại biểu thành phố Hà Nội, ông Huỳnh Ngọc Đáng, đại biểu tình Bình Dương…
Tuy nhiên, các blog chủ yếu trích lại những bài viết đăng trên các báo tường thuật khá chi tiết những phát biểu của những đại biểu, mà không đưa ra bình luận riêng của các blogger; như Blogger Quê Choa trích đăng bài ‘Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin’ của mạng VietnamNet; blog Nguyễn Xuân Diện, trích đăng bài ‘Nghi vấn có bao che trong vụ Vinashin’. Riêng blogger Trương Duy Nhất, dù có trích lại bài viết trên báo mạng Sài Gòn Tiếp Thị, có một câu dẫn là ‘Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và các thành viên qua vụ Vinashin- Liệu dám làm và làm được không?’
Cẩn trọng và e dè
Vì sao các blogger chỉ trích đăng lại bài viết trên các báo mạng mà không có những ý kiến riêng như trước đây khi có những sự kiện lớn xảy ra tại quốc hội Việt Nam như việc bỏ phiếu với đa số không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam hồi tháng sáu vừa rồi?
Blogger Mẹ Nấm lý giải:
Blogger Mẹ Nấm và con gái. Photo courtesy of MeNam's Facebook. “Giới bloggers đang bị đặt vào tình trạng gần ‘đèn đỏ’ nên mọi người cẩn trọng và e dè trong những gì mà họ viết. Trong thời điểm này những bloggers bị xem là ‘nhạy cảm’ chưa đưa ra bình luận gì nhiều về vụ này.”
Ngoài ra Blogger Mẹ Nấm cũng bày tỏ sự dè dặt trước một sự kiện gây chú ý cho nhiều người như đề nghị lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên chính phủ khi để xảy ra vụ Vinashin, tạm ngưng chức họ để điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm vào cuối kỳ họp này:
“Khi đọc tin quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các quan chức chính phủ liên quan, em không mừng, khi nào thấy thực hiện mới mừng. Dù sao việc công khai bỏ phiếu tín nhiệm cho một vị quan chức nào đó là một tín hiệu đáng mừng cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam; tuy nhiên phải còn chờ kết quả thực hiện mới biết được. Thực tế đã có nhiều biện pháp kêu gọi tiến trình dân chủ, thực hiện tiến trình đó nhưng không có kết quả.
Biết đâu quốc hội mất lòng tin của người dân qua những lần như lấy ý kiến về vấn đề bauxite…, có thể đây là ‘đòn’ lấy lại uy tín của quốc hội thì sao?! Khi nào thấy mới tin.”
Một blogger đồng thời cũng là đại biểu quốc hội, ông Dương Trung Quốc có ý kiến về đề nghị mà đại biểu Nguyễn Minh Thuyết cũng như một số đại biểu khác đưa ra hồi ngày 1 tháng 11 tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam tại hội trường:
“Tôi nghĩ việc bỏ phiếu tín nhiệm đã được ghi trong Hiến pháp, trong luật pháp Việt Nam rồi; nhưng lâu nay chưa thực hiện được. Nay đặt ra thì ý kiến của một vị đại biểu đó cần được tôn trọng. Tuy nhiên, cần phải đi qua qui trình để tìm được sự đồng thuận chung của quốc hội trong chuyện này. Việc thực thi chuyện đã có là bình thường.”
“Dù sao việc công khai bỏ phiếu tín nhiệm cho một vị quan chức nào đó là một tín hiệu đáng mừng cho tiến trình dân chủ ở Việt Nam; tuy nhiên phải còn chờ kết quả thực hiện.
Blogger Mẹ Nấm
Vừa qua blog Tin tức Hằng ngày có đăng lại bài viết của tác giả Phan Thanh Bình trên Thông Luận, tựa đề ‘Đừng buộc tội thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng’. Bài viết đặt vấn đề những buộc tội khá nhiều gần đây đối với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng ông này bất tài không có khả năng quản trị dẫn đến những sai phạm, tổn thất lớn cho đất nước như vụ Vinashin, rồi tình trạng tham nhũng lan tràn, như thế có cơ sở hay không?
Tác giả Phan Thanh Bình đưa ra so sánh giữa hai thủ tướng Naoto Kan của Nhật và thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam. Theo tác giả này thì thủ tướng Nhật bản có thể nói những gì ông ấy làm và làm những gì ông ấy nói; còn thủ tướng Việt Nam nói những gì ông ta không làm và làm những gì ông ta không nói.
Cơ sở của kết luận vừa nêu của tác giả Phan Thanh Bình được dựa trên quyền hạn mà ông thủ tướng Việt Nam có được trong chức vụ đó. Tác giả Phan Thanh Bình trích thuật lại một số phát biểu mà thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đưa ra trong một cuộc trả lời trực tuyến với người dân trong nước. Theo đó ông thủ tướng phải chấp hành sự phân công của tổ chức. Tổ chức đó là Đảng Cộng sản Việt Nam mà ông là một thành viên. Ông không có quyền hạn gì mà phải chấp hành mọi chỉ thị của đảng một cách trung thành. Theo tác giả Phan Thanh Bình thì không có cơ sở để buộc tội ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, và buộc tội ông là không công bằng. Lý do theo tác giả Phan Thanh Bình thủ phạm chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gây ra mọi sai lầm và bất cập như hiện nay.
Lâu nay, mỗi khi có những sai lầm người ta lại nại đến một lý do khá mơ hồ đó là do cơ chế gây nên. Nếu bất cứ ai hoạt động trong cơ chế đó đều mắc phải những sai lầm như thế.
Tiếng Việt > Tạp Chí > Điểm blogs
Bất tín nhiệm chính phủ, liệu có làm được
Gia Minh, biên tập viên RFA
Điểm Blog kỳ này sẽ điểm qua sự kiện, lần đầu tiên các đại biểu quốc hội tại Việt Nam tỏ rõ vai trò đại diện cho cử tri của họ bằng cách đưa ra đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ.
Photo courtesy of hatinh.vn
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII.
Việc một số đại biểu quốc hội Việt Nam trong phiên thảo luận toàn thể về tình hình kinh tế - xã hội tại hội trường vào sáng ngày 1 tháng 11 vừa qua, đưa ra đề nghị phải bỏ phiếu tín nhiệm đối với những thành viên chính phủ, trong đó có cả thủ tướng, về những khiếm khuyết trong công tác điều hành đất nước thu hút được sự chú ý của nhiều tầng lớp dân chúng. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên, các đại biểu quốc hội tại Việt Nam tỏ rõ vai trò đại diện cho cử tri của họ.
Giới viết blog cũng đã có những phản ứng nhanh ngay sau khi truyền thông loan tải những tin tức từ nghị trường trên truyền hình và trên mặt báo.
Phát súng làm nóng nghị trường
Gốc Sậy Blog đăng lại biên bản quốc hội thảo luận tại hội trường trong hai buổi ngày 1 tháng 11 vừa qua. Biên bản được cho hay ghi lại theo băng ghi âm dài đến hơn 40 trang khổ giấy A4. Mở đầu cho ngày thảo luận là phát biểu của ông phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, kết thúc là phát biểu của ông Ngô Tự Nam đại biểu tỉnh Đồng Tháp.
“Giới bloggers đang bị đặt vào tình trạng gần ‘đèn đỏ’ nên mọi người cẩn trọng và e dè trong những gì mà họ viết. Trong thời điểm này những bloggers bị xem là ‘nhạy cảm’.
Blogger Mẹ Nấm
Tuy nhiên những phát biểu được xem như là những phát súng làm nóng nghị trường trong ngày thảo luận hôm 1 tháng 11 là phát biểu của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá- Giáo dục- Thanh thiếu niên- Nhi đồng Quốc hội. Toàn văn phát biểu của ông Nguyễn Minh Thuyết được Gốc Sậy Blog cho link để người xem có thể liên kết đọc hết.
Trong phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường có sự có mặt của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cũng như nhiều vị bộ trưởng trong chính phủ, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết đưa ra đề nghị nguyên văn như sau: “Căn cứ Hiến Pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, tôi trân trọng đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết để Quốc hội lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên Chính phủ khi để xảy ra sai phạm ở Vinashin.Cuối kỳ họp Quốc hội sẽ bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên chính phủ liên quan. Để tạo điều kiện cho công tác của Ủy ban lâm thời, tôi đề nghị Quốc hội tạm đình chỉ chức vụ các vị có liên quan.”
Đề nghị này của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết được sự đồng tình của một số đại biểu khác như ông Lê Văn Cuông, đại biểu tỉnh Thanh Hoá, bà Phạm Thị Loan, đại biểu thành phố Hà Nội, ông Huỳnh Ngọc Đáng, đại biểu tình Bình Dương…
Tuy nhiên, các blog chủ yếu trích lại những bài viết đăng trên các báo tường thuật khá chi tiết những phát biểu của những đại biểu, mà không đưa ra bình luận riêng của các blogger; như Blogger Quê Choa trích đăng bài ‘Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin’ của mạng VietnamNet; blog Nguyễn Xuân Diện, trích đăng bài ‘Nghi vấn có bao che trong vụ Vinashin’. Riêng blogger Trương Duy Nhất, dù có trích lại bài viết trên báo mạng Sài Gòn Tiếp Thị, có một câu dẫn là ‘Đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm thủ tướng và các thành viên qua vụ Vinashin- Liệu dám làm và làm được không?’
Cẩn trọng và e dè
Vì sao các blogger chỉ trích đăng lại bài viết trên các báo mạng mà không có những ý kiến riêng như trước đây khi có những sự kiện lớn xảy ra tại quốc hội Việt Nam như việc bỏ phiếu với đa số không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc- Nam hồi tháng sáu vừa rồi?
Blogger Mẹ Nấm lý giải:
Đường lối không hiệu quả
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn phát biểu tại cuộc họp báo trước Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII. Photo courtesy of info.vn
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhà đấu tranh cho dân chủ - nhân quyền kỳ cựu tại Việt Nam và cũng là một trong số gần 100 người viết thư cho ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton nhân dịp bà này đến Hà Nội dự thượng đỉnh Đông Á hôm ngày 30 tháng 10 vừa qua, đề nghị Hoa Kỳ áp lực chính quyền Việt Nam trả tự do cho những bloggers vừa bị bắt giữ như Blogger Điếu Cày, Nguyễn Văn Hải, blooger Anh Ba Sài Gòn, Phan Thanh Hải, blogger Hương Trà, cùng những người hoạt động cho công đoàn tự do mới bị kết án…lên tiếng cho biết hoạt động đầu tiên mà những người tranh đấu như ông đang thực hiện như là biện pháp đầu tiên trong công cuộc đấu tranh đó:
“Mâu thuẫn chính tại Việt Nam hiện nay là mâu thuẫn giữa tuyệt đại đa số người dân Việt Nam và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. Đường lối dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin không thể giải quyết được vấn đề Việt Nam, từ cơm no - áo ấm, từ giáo dục, từ tệ nạn xã hội cho đến chuyện hội nhập quốc tế, chuyện phát triển Việt Nam trong thế giới mới ngày nay. Cuộc chiến đấu này là cuộc chiến đấu không có võ trang, không tí gì dùng đến bạo lực, vũ khí. Đây là cuộc chiến cho dân tộc thoát khỏi ách độc tài và vô hiệu năng. Đây là cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không có chiến tuyến, bất bạo động.
Cuộc chiến đấu này đang, đã và sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong những ngày tới. Toàn dân tộc ta dù kể cả những người nông dân, công nhân không để ý lắm đến vấn đề chính trị cho đến những trí thức, chín trị gia, kể cả các đảng viên Cộng sản, kể cả những người đang cầm quyền đều thấy cuộc chiến đang diễn ra.
Các đường lối kinh tế của Bộ Chính trị đưa ra không hiệu quả; đơn cử như vấn đề các tập đoàn như Vinashin. Đường lối lỗi thời, chủ nghĩa lỗi thời, bộ máy cầm quyền vô hiệu năng, tham nhũng, như thế theo tôi nghĩ người dân không ai có thể ủng hộ chính quyền đi theo chủ nghĩa lỗi thời… Khi mà họ không ủng hộ thì họ ‘cô lập’ Bộ Chính Trị.”
Trở lại đề nghị của một số đại biểu quốc hội đề nghị lập ủy ban lâm thời điều tra trách nhiệm thành viên chính phủ khi để xảy ra vụ Vinashin, tạm ngưng chức họ để điều tra và bỏ phiếu tín nhiệm vào cuối kỳ họp, theo như phát biểu của các blogger Dương Trung Quốc, Mẹ Nấm cần ‘quan sát, chờ xem’… cũng như câu hỏi mà blogger Trương Duy Nhất nêu ra ‘Liệu dám làm và làm được không?
Mục Điểm blog kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại quí vị trong chương trình kỳ tới.
No comments:
Post a Comment