Chúc tất cả vui mạnh và bình an.
PL
==================================
TRẦN BẠCH ĐẰNG
TIẾT LỘ VỀ NẰM VÙNG NGUYỄN SANG (Melbourne), TRẦN MINH HOÀNG(Di Trú Đỗ Minh-Melbourne) và LƯU VĨNH PHONG (Brisbane)
Sunday, May 25, 2008
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Trả ơn bằng cách “Ăn Cháo Đái Bát”. (Bài 1)
***Mt68: Trần Bạch Đằng trước năm 1975 là Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn. Ngủm hồi tháng 4/07 và nhà xuất bản trẻ (Việt Cộng) vừa mới cho in (4/08) những bài du ký của hắn khi đi ra các nước ngoài sau 75. Chúng tôi xin trích lại một số chi tiết quan trọng khi sang Úc năm 1999. Những đoạn trích nầy sẽ cho thấy những tên “NẰM VÙNG” đã nuôi nấng và giúp đỡ TBĐằng hết mình , nay được hắn phanh phui ra trước ánh sáng, cho thấy họ là những ai hiện ở Úc Châu ???./- mt68.
.....
Tôi (Trần Bạch Đằng) lý do thăm Úc của tôi.Thời chống Mỹ, khi phụ trách Bí Thư Thành ỦySài Gòn, tôi được Đảng Ủy Hoa Vận Thành Phố bố trí nơi ăn ở trong nhà đồng bào Hoa. Một trong những ngôi nhà đó - Đường Phan Văn Chí, Quận 6 – nay nhà Truyền Thống Phong Trào người Hoa ở Sài Gòn là, một xưởng làm đồ chơi cho trẻ con, nằm sát bót cảnh sát ngụy quận 6. Tại đây, có lần, qua cửa hé, tôi thấy Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Sài Gòn đến làm việc với cảnh sát quận.
Nhà có hai hầm bí mật (nay vẫn còn) để khi có động, tôi rút vào.Hầm trang bị điện, quạt và … sung !Vợ chồng chủ nhà, các cháu và bà cụ hết lòng bảo vệ chăm sóc tôi, mặc dù rất nguy hiểm đối với họ nếu chẳng may tông tích của tôi bị bại lộ: Địch dán hình tôi khắp thành phố với tiền thưởng khá lớn cho ai chỉ hoặc giết tôi, nhưng không có bất kỳ chuyện xấu nào xảy ra.
Sau giải phóng, gia đình làm ăn khó khăn. Anh Nguyễn Văn Linh (* Tổng Bí Thư) trao đổi với tôi nên để gia đình ra đi hợp pháp, tìm cách sinh sống, khi tình hình khá sẽ tính sau. Họ ra đi năm 1986.Từ Hồng Kông, gia đình chuyển sang Úc và người chủ biết rằng có thể sống được – thậm chí sống khá - nếu kết hợp được nguồn nguyên liệu của Việt Nam với thị trường Nam Thái Bình Dương tuy nhỏ mà vừa với khẳ năng của gia đình.
Họ chọn nghề ướp cá mặn – món ăn quen thuộc của người Hoa và cũng vừa túi tiền dân các đảo Nam Thái Bình Dương, nói chung còn nghèo. Thế là thị trường Salomon, Papouasie , Tuvalu , Fiji , Karibati, v.v. mở ra. Cá mè Gò Công, chế biến ở quận 6, đóng container xuất sang các nước … Ngoài cá mặn, gia đình còn làm vi cá, cải muối, bào ngư, hải sâm … Công việc mở rộng thêm một bước: mua cá ở Úc và các đảo, sơ chế ở Brisbane, chuyển về tinh chế ở quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, đóng container xuất sang Hồng Kông, các đảo Nam Thái Bình Dương với một số trạm phân phối như ở Karibati.
Bây giờ, đó là một công ty gia đình chế biến thêm thịt ngọc trai …Trong mỗi lần về nước, người chủ đều đến thăm tôi. Anh tỏ nguyện vọng: đón tôi sang Úc nghỉ, quan sát. Anh nói thêm: Mẹ anh đã 88 tuổi, luôn nhắc tôi và mong được gặp mặt – bà từng nấu ăn cho tôi thời bí mật. Sức khoẻ của người sắp lên cửu tuần không cho phép bà bay về nước.Có thể gọi những điều trên là “Cơ Duyên” đưa tôi đến Úc lần đầu tiên nầy …
*** SYDNEY
Chúng tôi theo đường Singapore đến Úc, trên chuyến bay của hảng Qantas. Như vậy chuyến bay dài gấp đôi thời gian bình thường, vì chúng tôi không lấy được chỗ bay trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh tới Sydney - số Việt Kiều ở Úc về quê ăn Tết năm nay (*1996) đông hơn mọi năm và chúng tôi đi trùng dịp bà con quay lại nước Úc sau Tết ở quê hương.…Người trong gia đình ông LƯU VĨNH PHONG, chủ công ty chế biến hải sản Nam Thái Bình Dương, đón chúng tôi và đưa về khách sạn Star City, nơi có song Casino nổi tiếng.…
Chúng tôi đi thăm những địa điểm tiêu biểu nhất của thành phố: đường hầm 12 km xuyên biển, cầu Sydney bằng sắt hao hao cầu Long Biên – Hà Nội xây từ thế kỷ trước, nhà hát thành phố với kiểu dáng nhiều vỏ sò chụp lên nhau, sức chứa 2700 chỗ ngồi, xây trong 15 năm mới xong (1958-1973), tốn đến 650 triệu quan Pháp, vườn bách thú … là những nơi không xa lạ với công chúng Việt Nam. Tổng lãnh sự Việt Nam ở Sydney- một cán bộ ngaọi giao 30 năm trong nghề, dịu dàng như mọi phụ nữ Việt Nam, đến cah2o chúng tôi và thông báo một số tình hình địa phương, nhất là tình hình người Việt định cư khá tập trung ở Sydney- trong tổng số 200 ngàn người Úc gốc Việt thì một nửa sống ở đây.…Chúng tôi dành một ngày đi Canberra …(Bài 2) ./- Trần Bạch Đằng- Tháng 3/1999.
Posted by Nam Tào at 3:05 PM 0 comments
Monday, May 26, 2008
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Trả ơn bằng cách “Ăn Cháo Đái Bát”. (Bài 2)
***Mt68: Trần Bạch Đằng trước năm 1975 là Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn. Ngủm hồi tháng 4/07 và nhà xuất bản trẻ vừa mới cho in (4/08) những bài du ký của hắn khi đi ra các nước ngoài sau 75. Chúng tôi xin trích lại một số chi tiết quan trọng khi sang Úc năm 1999. Những đoạn trích nầy sẽ cho thấy những tên “NẰM VÙNG” đã nuôi nấng và giúp đỡ TBĐằng hết mình , nay được hắn phanh phui ra trước ánh sáng, cho thấy họ là những ai hiện ở Úc Châu ???./- mt68.
Tại Canberra …….Ngay chuyện chúng tôi tìm sứ quán cũng không dễ. Khu sứ quán nằm bên ngoài trung tâm, phải cần xe sứ quán ra “tam kỳ lộ” dẫn dắt chúng tôi vào sứ quán. Đoàn chúng tôi được sứ quán đón nhiệt tình, từ đại sứ, tham tán đến cán bộ - vốn không đông lắm. Và sứ quán “thết” chúng tôi một bữa phở Bắc có chất lượng, với món nước mắm và rau thơm truyền thống.Tại đây, chúng tôi gặp đoàn đại biểu thanh niên Việt Nam thăm nước Úc, do anh Vũ Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Trung Ương đoàn dẫn đầu, trong đoàn có anh Hà Văn Thạch, Tỉnh đoàn Nghệ An, Nguyễn Hoàng Năng, Thành đoàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Đại sứ thông báo với chúng tôi mấy nét chính của tình hình Úc, Việt Kiều - gọn và súc tích.…Người lái xe và hướng đạo cho chúng tôi là anh Minh, từng đi thanh niên xung phong ờ Việt nam, đang sống ở Sydney.
Để hiểu thêm phần nào cuộc sống của người Việt ở Úc, tôi thuật một chuyện: Anh Minh - độ 40 tuổi - mỗi sang tranh thủ đem phân phối giò heo đông lạnh từ Việt Nam, với 4 đùi heo, trong 2 giờ, anh nhận thù lao 400 đola Úc.Rời Sydney, chúng tôi đi Brisbane …Đây là lãnh địa của ông Lưu Vĩnh Phong. Sáu người con của ông lập nghiệp tại đây, 2 trai 4 gái, xoay quanh công ty chế biến hải sản Nam Thái Bình Dương mà ông đã “lên ngôi” Thái Thượng Hoàng - việc điều hành công ty ông giao cho các con, dâu rể của ông và ông chỉ góp ý. Tất cả 12 con dâu rể và 11 đứa cháu nội ngoại sống quanh thành phố, mỗi gia đình đã an cư trong những ngôi nhà có vườn hoa, không to nhưng ấm cúng bằng tiền dành dụm của họ và sự trợ giúp của gia đình ông. Xưởng không lớn, mượn lúc cao nhất 8 công nhân, bình thường 3, thu mua và chế biến vi cá, thịt ngọc trai, hải sâm, đồng thời là đầu não chỉ đạo các chi nhánh đặt ở vài đảo Nam Thái Bình Dương, Singapore, Hồng Kông và “cơ sở mẹ” ở quận 6 thành phố Hồ Chí Minh – nơi ông và bà vợ hướng dẫn chung về đường hướng sản xuất và kinh doanh.…Tuy ở khách sạn, song chúng tôi luân phiên ăn cơm nhà của các con ông Lưu Vĩnh Phong. Họ thuộc lớp lao động trung lưu - mỗi nhà có từ 2 ô tô, nhưng không ai dám mượn người giúp việc.…
Gia đình ông Lưu tề tựu đông đủ đón tôi. Bà cụ 88 tuổi gặp tôi, vẫn nhớ những ngày tôi ở nhà cụ cạnh bót quận 6, kỷ niệm sống lại sinh động. Cụ rưng rưng nước mát ôm tôi, thều thào : Điều sở nguyện của cụ đã đạt. Qua cặp kính lão khá dày, cụ ngắm nghía tôi rất lâu, vốn không nói được tiếng Việt, cụ phều phào tiếng Triều Châu, sờ nắn tôi và cười: Còn khoẻ lắm! Một bữa ăn thực sự gia đình đã diễn ra. Mọi người đều chăm sóc Thiên Lý, cháu ngoại của tôi cùng đi với tôi.Trừ bà cụ và người rể của ông Lưu, tất cả đều nói tiếng Việt. Tôi xúc động gặp lại cháu Lưu Tuệ Lan, con đầu lòng của ông Lưu, người xướng ngôn đầu tiên Hoa Ngữ của Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh sau giải phóng. Cô nay đã hơn 40 tuổi, có 2 con, vẫn tiếp tục tìm sách bái tiếng Việt trong nước đọc, đang làm việc ở ngành Ngân Hàng. Bữa cơm gia đình ấy được tổ chức ở nhà người con út của ông Lưu, thực sự chưa hiểu sâu về Việt Nam bởi lúc ở trong nước cậu còn rất bé. Tôi nhớ, năm 1968 – sau hai đợt Mậu Thân, cậu chỉ lên 2 hay 3 tuổi gì đó. Cậu tên là Nghĩa, bây giờ đã có 2 con bụ bẫm.
Theo chỉ đạo của bà cụ và bà Lưu Vĩnh Phong lo cho tôi ở Chợ Lớn năm xưa.…Có lẽ cần nói thêm đôi điều nữa về gia đình này. Khi cô Tuệ Lan làm việc ở đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, một số người Hoa ở Chợ Lớn căm ghét cả gia đình, cho là họ đã “phản bội tổ quốc” , thậm chí đánh đập cậu con tên Mẫn, còn bé.Nhưng vừa rồi, năm 1998, tại hội nghị chung kết “tiếng hát truyền hình” toàn quốc ở Hà Nội, một thí sinh được giải rất cao, tên lương chí Cường – anh hát 2 bài, một của Phạm Minh Tuấn, một của Thuận Yến, tất nhiên bằng tiếng Việt, có sức truyền cảm đặc biệt. Lương Chí Cường, lấy theo họ mẹ, họ chính của anh là Lưu. Hiện Lương Chí Cường là quân nhân tại ngũ, công tác ở Quân khu 7.
Anh mang dòng máu hoàn toàn Hoa – che mẹ đều là người Hoa, nhưng anh sinh ở Chợ Lớn, trong một gia đình lao động, tong quân và tình nguyện trở thành quân nhân chuyên nghiệp. Khi anh được giải, ông Lưu nhận được vô số cú điện thoại của người Hoa chúc mừng ông với niềm tự hào. Cha của Lương Chí Cường là em ruột của ông Lưu (Vĩnh Phong).…Chúng tôi lại từ Brisbane, sau ba ngày nghỉ ngơi, bay đến Melbourne, thành phố công nghiệp, một hải cảng quốc tế, thủ phủ của Bang Victoria …./- Trần Bạch Đằng (Sẽ tiếp Bài 3)***Mt68: Bà con Brisbane chắc không ngờ ? Nay mới nhận ra gia đình Lưu Vĩnh Phong là ai ? Làm gì cho Việt Cộng từ mấy mươi năm qua ???
Posted by Nam Tào at 1:37 PM 0 comments
Labels: VietCongNamVung
Tuesday, May 27, 2008
TRẦN BẠCH ĐẰNG
Trả ơn bằng cách “Ăn Cháo Đái Bát”. (Bài 3)***
Mt68: Trần Bạch Đằng trước năm 1975 là Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn. Ngủm hồi tháng 4/07 và nhà xuất bản trẻ vừa mới cho in (4/08) những bài du ký của hắn khi đi ra các nước ngoài sau 75. Chúng tôi xin trích lại một số chi tiết quan trong khi sang Úc đầu năm 1999. Những đoạn trích nầy sẽ cho thấy những tên “NẰM VÙNG” đã nuôi nấng và giúp đỡ TBĐằng hết mình , nay được hắn phanh phui ra trước ánh sáng, cho thấy họ là những ai hiện ở Úc Châu ???./- mt68.
Tại Melbourne ……Thượng nghị sĩ Sang Nguyễn (Nguyễn Sang) , người Việt mang quốc tịch Úc the xếp nơi ăn ở và các cuộc tiếp xúc của chúng tôi. Đầu tiên, chúng tôi thuê 1 phòng ở một motel - kiểu ký túc xá, cạnh trường Đại Học Victoria . Phòng quá chật, tuy giá rẻ (cho 4 người 50 đô la Úc 1 ngày) . Thượng nghị sĩ Sang lại thu xếp cho chúng tôi đến nhà ông TRẦN MINH HOÀNG, một Việt kiều, giám đốc công ty in trong khu chế xuất Tân Thuận (Sand print group) – ngôi nhà 2 tầng rộng rãi; chúng tôi ở đây suốt 5 ngày thăm Melbourne. Gia đình ông Hoàng tổ chức một bữa ăn chào chúng tôi, có mặt ông cụ thân sinh ông, các em cháu, đông đủ cả, do bà mẹ ông Hoàng đứng bếp. Gia đình thượng nghị sĩ Sang cũng tổ chức mộ bữa ăn nấu theo kiểu Việt Nam (canh chua, thịt kho tộ …) do chị Sang nấu.…
Chúng tôi thăm thành phố Brimbank (thuộc Melbourne) do thị trưởng Ciro Lombardi (gốc Ý) cùng các phụ tá tiếp, thăm trụ sở Quốc Hội, thăm Ủy Ban Bầu Cử (đang sát ngày bầu cử địa phương theo định kỳ) do ông Chedomir Flego trong hội đồng bầu cử tiếp, thăm trụ sở đảng Lao Động (đối lập) và đảng Tự Do đang cầm quyền.…Nhưng có lẽ cuộc gặp gỡ giữa chúng tôi với Ban giám hiệu trường Đại học Swinburne đáng ghi nhận hơn cả. Phó hiệu trưởng John Pidgeon, cô trợ lý Patrica Di Virgilio, người điều hành các chương trình hợp tác với nước ngoài, trong đó có Việt Nam, ông quản trị trường thông báo với chúng tôi hoạt động của trường, nhất là cuộc họp ở Hà Nội về đề tài “Toàn cầu hóa cùng những hậu quả của nó”, về sự giúp đỡ đào tạo sinh viên Việt Nam.…
Ở Melbourne , hiện nay 60 ngàn Việt Kiều sinh sống. Thật thú vị khi chúng ta dạo phố, hiệu mang tiếng Việt 100% chen với cửa hàng, văn phòng tiếng Anh và của người Hoa. Riêng một số khu vực - những đoạn đường hàng cây số - chúng tôi xúc động khi đọc tên phở Pasteur, hủ tiếu Mỹ Tho, chả cá, giò lụa, tiệm cơm Nam Trung Bắc, văn phòng Luật sư, kiến trúc sư người Việt. Muốn ăn một bát phở ngon, có lẽ quá dễ dàng ở Melbourne, đủ cả rau thơm,giá luộc, chanh, ớt ngâm dấm, nước mắm Phú Quốc … Thái độ chính trị của Việt kiều ở Melbourne: hướng về tổ quốc, rất ít nhóm quá khích, họ gặp chúng tôi với thái độ trân trọng, yêu mến - họ biết tôi qua sách vở trong nước và ở Mỹ, qua truyền hình và báo chí. Lúc đầu tôi cũng hơi ngại, song càng về sau, tôi chẳng thấy có gì không bình thường cả. Tôi đang ngồi trong một quán ăn, một người trẻ đến chào; Chào ông Trần Bạch Đằng, thật vui thấy ông đến đây ! Vài phút sau, anh thay đổi xưng hô: Bác, cháu …Tôi đến kiểm tra sức khoẻ ở phòng mạch riêng của một bác sĩ người Hoa từ Việt Nam sang, nói thạo tiếng Việt – bác sĩ TRẦN THANH NHƠN, cùng mở phòng mạch với một nữ bác sĩ Việt. Đọc tên tôi, ông đã vồn vã ra đón và không lấy phí, cả thuốc mà ông cấp.Có thể xem như tôi kết thúc chuyến thăm Úc ở Melbourne . Dù sao , thăm Melbourne 5 ngày cũng là quá ngắn ……
Một số thế lực chống đối vẫn còn nhưng teo tóp dần. Trước đây , hàng năm đến ngày 30.4, sứ quán Việt Nam ở Canberra, tổng lãnh sự quán ở Sydney bị một số Việt Kiều đến la ó, phản đối, nhưng số lượng cứ mỗi năm mỗi giảm và ngày 30.4.98, tại Canbrra con số chỉ còn vài trăm. Đó là xu thế tất yếu…Trần Bạch Đằng- Tháng 3/1999 (Hết).***Mt68: Chúng tôi trích những gì Trần Bạch Đằng đã kể lại trong thời gian viếng Úc hồi đầu năm 1999. Trong đó một lần nữa chứng minh cụ thể cho thấy NHỮNG TÊN ĐÂM SAU LƯNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CHÚNG TA: Như gia đình Lưu Vĩnh Phong ở Brisbane, NGUYỄN SANG, TRẦN MINH HOÀNG ở Melbourne … Những tên nầy ngoài mặt chúng phô trương màu cờ sắc áo LÀ NGƯỜI TỴ NẠN TỰ DO, nhưng trong lòng chúng lại VỀ VỚI VIỆT CỘNG. Mà trước đây vẫn có người ngây thơ bênh vực cho chúng. Nay chính Trần Bạch Đằng đã công khai xác nhận rõ ràng về bộ mặt gian xảo, điệp đôi của chúng nó.
*** Riêng Trần Minh Hoàng chính là chủ nhân của Văn Phòng dịch vụ DI TRÚ với bảng hiệu ĐỖ MINH ở Richmond./- mt68.
No comments:
Post a Comment