THỜI ĐẠI DÂN CHỦ HÓA TOÀN CẦU
KHÔNG CHỖ ĐỨNG CHO BỌN ĐỘC TÀI
Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia liên tục cầm quyền 23 năm, với 5 cuộc bầu cử, mà cuộc bầu cử cuối vào năm 2009, Ben Ali chỉ nhận được 90% phiếu bầu. Đó là kỳ bỏ phiếu mà ông ta được ít phiếu nhất. Trong chế độ ‘Gia Trưởng khoác áo Dân Chủ’ này, Ben Ali cũng cho lập một chính đảng ‘gia nô’ có tên là Tập Họp Dân Chủ Hiến Pháp – RCD, nhằm củng cố chế độ độc tài ‘’gia đình trị’ của mình. Tài sản của nhà Ben Ali và bên vợ ông ta là bà Trabelsi rất nhiều, từ các hãng Hàng Không lớn, đến khách sạn 5 sao, hệ thống phân phối hàng hoá ở Tunisia. Các thành viên trong gia đình Ben Ali –Trabelsi nắm giữ hàng trăm triệu Euro gửi ở các ngân hàng Thụysĩ, Dubai, Malta, cùng nhiều ngân hàng của Pháp và rất nhiều toà biệt thự sang trọng khắp nơi trên thế giới, từ Paris đến Luânđôn sang tới Rio de Janero.
Trong khi đó thì toàn dân Tunisia chịu cảnh nghèo khó triền miên, gần đây nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc xuống đường phản đối về vật giá gia tăng, đời sống khắc khổ, nhiều người thất nghiệp. Phong trào bùng phát mãnh liệt ở khắp nơi, sau vụ tự thiêu của một sinh viên vừa tốt nghiệp. Biển người tràn ngập đường phố thủ đô Tunis. Chiều 13/01/2011, Ben Ali lên truyền hình tuyên bố là hiểu nguyện vọng của dân, ông đổ lỗi cho giới thân cận đánh lừa ông và ra lệnh cách chức 2 cố vấn. Ông cam kết tôn trọng các quyền tự do và sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ 2014. Nhưng không làm dân chúng nguôi cơn giận dữ, họ quyết đòi Ben Ali phải từ chức. Quân đội không can thiệp. Trưa thứ sáu 14/01/11 thủ tướng Mahamed Ghanouchi thông báo, lệnh của tổng thống cách chức toàn bộ chính phủ. Nhưng trên đường phố dân chúng tiếp tục biểu tình với khẩu hiệu ‘Nổi Dậy’. 17 giờ cùng ngày, gia đình tổng thống Ben Ali đã lên máy bay trốn khỏi Tunisia sang tỵ nạn tại Ả Rập Saudi, có sự tiếp tay của Mỹ, mà là một bất ngờ đối với Pháp.
Tổng thống Mỹ, Obama khen ngợi lòng dũng cảm và phẩm cách của người dân Tunisia. Hoakỳ trước đây vốn xem Tunisia là một đồng minh chống khủng bố, nhưng thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ Ben Ali thiếu tôn trọng nhân quyền. Tổng thống Mỹ khuyến khích các bên giữ thái độ ôn hoà, và kêu gọi chính quyền lâm thời nhanh chóng tổ chức bầu cử theo nguyện vọng của người dân. Chính phủ Pháp khẳng định ‘luôn luôn ủng hộ nhân dân Tunisia. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon kêu gọi phải có một giải pháp dân chủ. Theo Hiếp Pháp của Tunisia thì Chủ Tịch Quốc Hội sẽ lên quyền tổng thống. Ngày 15/01/11, chủ tịch Quốc Hội, Foued Mebazaa đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống, và trao cho thủ tướng Mohammed Ghannouchi lập tân chính phủ lâm thời đoàn kết, để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử theo Hiến Pháp trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên trong chính phủ này vẫn còn nhiều bộ trưởng của chế độ cũ, nên đã bị dân chúng biểu tình phản đối. Hôm nay cả tổng thống, thủ tướng đều tuyên bố rút khỏi đảng RCD, đảng cầm quyền dưới thời Ben Ali.
Chính phủ lâm thời ban hành một số chính sách thiết thực, đáp ứng với đòi hỏi của người dân - Bộ Truyền Thông đầy quyền lực bị xóa bỏ - cho tự do báo chí hoàn toàn - bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ - cho hợp pháp hóa các đảng chính trị có nhu cầu hoạt động – cam kết thành lập ba ban phụ trách cải cách chính trị, điều tra các vụ chuyển tiền bất hợp pháp và tham nhũng của chế độ cũ – Hy vọng nói và làm của chính phủ đi đôi với nhau, để tạo được niềm tin nơi dân chúng và được cả thế giới ủng hộ. Đây còn là một cuộc trắc nghiệm của việc dân chủ hoá ở các nước Hồigiáo trong vùng, để khỏi rơi vào chế độ “Tôn Giáo Toàn Thống” kiểu Iran và khỏi bị phong trào Khủng Bố Quốc Tế lợi dụng sự bất mãn với các chế độ độc tài “gia đình trị’ của dân chúng, rồi dìm các nước Phi Châu và Trungđông vào biển máu. Xem vậy “Lòng Dân và Thế Nước” ở các nước Hồigiáo đã gặp nhau trong tiến trình Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.
Liệu lòng dân và thế nước đã gặp được nhau ở Đông Nam Á này hay chưa? Nước Indonesia năm nay giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các nước ASEAN. Tại cuộc họp báo hôm 07/01/11, ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố: “Indonesia dự định đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên hàng đầu cho tổ chức này”. Theo chuyên gia của viện nghiên cứu Đông Nam Á, Pavin Chachavalpongun: “Nếu Indonesia muốn Asean nghiêm túc về vấn đề nhân quyền thì tổ chức này phải bãi bỏ nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau”. “…nhưng khi bàn đến vấn đề gay go như dân chủ và nhân quyền thì phải thừa nhận rằng không phải tất cả các nước trong Asean đều là dân chủ”. Trong số 10 nước thành viên ASEAN, Lào và Việtnam là 2 chính phủ độc tài, độc đảng do đảng cộngsản lãnh đạo.
Nhất là đối với Việtnam, Việtcộng dứt khóat không tôn trọng Nhân Quyền của người Việtnam, dứt khoát cướp đoạt Dân Quyền của công dân Việtnam, thu gom quyền lực chính trị từ nơi dân chúng về cho đảng, vơ vét nguồn lợi kinh tế của toàn dân vào tay đảng. Cho tư doanh vào đảng để thành lập một khối “Tư Bản Man Rợ Cực Quyền”, hy vọng nắm quyền toàn trị vĩnh viễn đất nước và sẵn sàng làm tay sai cho Tầucộng và các thế lực quốc tế khác, qua thứ cương lĩnh ‘vô hậu’ gọi là “xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, với chế độ quốc doanh làm chủ đạo kinh tế, để cho quốc nạn tham nhũng có điều kiện và môi trường bành trướng dũng mãnh, rút cạn kiệt sức sống của toàn dân, và quỵt nợ quốc tế. Thế rồi quyền lãnh đạo được trao vào tay Nguyễn Phú Trọng tân tổng bí thư, đứa con cưng của giặc Tầu, chỉ biết làm theo sự chỉ đạo của Tầu, khiến cho nước Việt mất dần vào tay Trungcộng, và Nguyển Tấn Dũng, đứa con ghẻ của Mỹ, con nuôi của Nhật, ở lại chức thủ tướng để vì ngu dốt, tiện tay phá nát hệ thống quốc doanh tham nhũng của đảng, như đã phá đại công ty Vinashin, rồi lần lượt tới tổng công ty Điện Lực và nhiều công ty khác nữa, dẫn tới sự sụp đổ tan hoang của nền kinh tế vốn đã lỏng gốc của Việtnam. Lúc đó thì Tầu cứu Việtcộng, hay Mỹ cứu Việtnam đây?
Tuy có tham vọng Đế Quốc, nhưng bản chất là con buôn, Tầu chẳng có lợi gì mà cứu kinh tế Việtnam, nếu có thì chỉ cứu chính quyền Việtcộng để làm tay sai cho họ , như trường hợp Bắc Hàn hiện nay, rồi sẽ gạ bán cho Mỹ. Còn Mỹ rõ ràng là chỉ cứu Việtnam, chứ không cứu Việtcộng. Chẳng vậy mà trợ lý ngoại trưởng Hoakỳ đặc trách về lao động, Michael Posner, người đại diện cho Hoakỳ trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việtnam hôm 13/12/2010 đã nhận định rằng: “Tiến bộ về Nhân Quyền là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mối quan hệ giữa Hoakỳ và Việtnam”. Để tiếp sức cho hành pháp Mỹ về đòi hỏi Nhânquyền ở Việtnam. Ngày 17/12/2010, Hạ Viện Hoakỳ đã thông qua Nghị Quyết yêu cầu bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việtnam vào danh sách các quốc gia ‘cần quan tâm đặc biệt’ CPC, vì những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Đối với Hoakỳ trong giai đoạn này, không còn chỗ đứng cho các chế độ độc tài, trừ chế độ Trungcộng vì còn khả dụng. Và biết đâu Obama - Hồ Cẩm Đào cũng chẳng đang bàn nhau về số phận của Việtcộng tại Hoa Thịnh Đốn, trong cái gọi là mối tương quan giữa Mỹ-Tầu tại Biển Đông, Châu Á Thái Bình Dương?
Little Saigon ngày 18/01/2011.
No comments:
Post a Comment