VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Wednesday, July 27, 2011

Dùng tòa trọng tài quốc tế về luật biển trong Biển Đông

Khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của các Bên tranh chấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc Bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.


Ngày 8/7/2011, tại chuyến thăm Trung Quốc của mình, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nêu với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì về ý tưởng giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua Tòa trọng tài quốc tế về Luật biển của Liên hợp quốc (ITLOS) phân xử của Liên hợp quốc. Phát biểu trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/7/2011, ông Rosario nói: "Tôi đã đề xuất rằng chúng ta cần thông qua Tòa trọng tài quốc tế về luật biển. Philippines sẵn sàng bảo vệ lập trường của Manila theo luật pháp quốc tế trong khuôn khổ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển và chúng tôi cũng đã hỏi liệu họ (Trung Quốc) có sẵn sàng làm như vậy hay không."
Phát biểu của Ngoại trưởng Philippines đã làm dấy lên những niềm hy vọng mới về một giải pháp cho vấn đề Biển Đông vốn đã căng thẳng trong nhiều ngày qua. Manila bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc Trung Quốc đã ít nhất 10 lần xâm nhập vùng biển Philippines. Bắc Kinh tiếp tục gửi các tàu Hải giám hiện đại ra Trường Sa và những tin tức về tàu sân bay và giàn khoan hiện đại của Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai, cuộc tập trận chung Mỹ-Philippines hay những chuyến thăm con thoi của giới quân sự Mỹ-Trung càng  làm cho Biển Đông không yên ả.
Đảo Thuyền Chài thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh VNE
Các hoạt động ngoại giao diễn ra dồn dập tại thủ đô các nước, từ Bắc Kinh, Hà Nội, tới Manila hay Jacarta nhằm giảm bớt các nguy cơ xung đột có thể dẫn đến những đụng độ với hậu quả khó lường. Thế nhưng đề xuất của Manila đã bị Bắc Kinh từ chối thẳng thừng.
Ngày 12/7 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói trước báo giới: "Trung Quốc giữ vững lập trường rằng tranh chấp trên Biển Hoa Nam nên được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các nước liên quan trực tiếp." Cũng theo ông Hồng Lỗi, tranh cãi về vấn đề này cần được giải quyết dựa trên "luật pháp quốc tế đã được công nhận".
Trước đó, ngày 11/7/2011, phát biểu trong diễn văn đề cập tới "sự phát triển hòa bình của Trung Quốc và môi trường quốc tế" tại Hong Kong, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, bà Phó Oánh lên lớp: "Quan trọng là giải quyết những điểm xung đột. Trung Quốc, Việt Nam và Philippines cần phải thể hiện phương thức ngoại giao khôn khéo để đảm bảo những mâu thuẫn của chúng ta sẽ được kiềm chế, xử lý hiệu quả và chúng ta có thể sẽ không để những mâu thuẫn đó ảnh hưởng đến quan hệ. Có thể nhận thấy rằng chúng tôi đang đi theo hướng này."
Ngày 13/7/2011, đến lượt Đại sứ Việt Nam tại Philippines, ông Nguyễn Vũ Tú lên tiếng ủng hộ lời kêu gọi của Philippin về một giải pháp mang tính nguyên tắc theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 nhằm giải quyết hòa bình tranh chấp. Ông khẳng định Việt Nam sẵn sàng làm việc chặt chẽ với Philippines cả song phương lẫn hợp tác giữa các bên yêu sách nhằm đạt được một giải pháp thỏa thuận giải quyết hòa bình tranh chấp". Có vẻ như Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Philippines đưa tranh chấp Trường Sa ra trước Tòa ITLOS nếu được yêu cầu.
Giữa những lập trường có phần trái ngược nhau như vậy câu hỏi đặt ra là Tòa trọng tài luật biển quốc tế liệu có giúp gì được cho tranh chấp ở Biển Đông, những điều kiện gì cần phải đáp ứng về mặt thủ tục để Tòa ITLOS có đủ thẩm quyền, vấn đề cụ thể gì sẽ được đưa ra trước ITLOS, liệu các bên có tìm được tiếng nói chung hay vì sao Trung Quốc không chấp nhận đưa tranh chấp Biển Đông ra trước Tòa ITLOS hay các cơ quan tài phán quốc tế khác.
1. Thủ tục và thẩm quyền của Tòa trọng tài quốc tế về Luạt biển ITLOS
ITLOS là một cơ quan tài phán riêng biệt do Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 thiết lập nhằm giải thích các điều khoản và việc áp dụng Công ước. Toà Trọng tài quốc tế về Luật biển đặt trụ sở chính thức tại Hăm buốc thuộc Cộng hoà liên bang Đức. Số thành viên của Toà án gồm 21 quan toà độc lập được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực luật biển.
Công ước Luật biển của Liên hợp quốc là Công ước đầu tiên quy định thủ tục hòa giải bắt buộc và thủ tục bắt buộc giải quyết tranh chấp bằng tài phán song Công ước cho phép các bên khả năng tự lựa chọn các cơ quan tài phán quốc tế. Điều 287 quy định khi ký hay phê chuẩn Công ước hoặc tham gia Công ước hay ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước, quốc gia được quyền tự do lựa chọn, dưới hình thức tuyên bố bằng văn bản một hay nhiều biện pháp sau:
a) Toà trọng tài quốc tế về Luật biển ITLOS
b) Toà án công lý quốc tế ICJ
c) Một Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước,
d) Một Toà Trọng tài đặc biệt để giải quyết các tranh chấp trong từng lĩnh vực riêng biệt như nghiên cứu khoa học biển, nghề cá, giao thông biển,...được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước.
Quyền tự do lựa chọn cũng có thể hàm ý tồn tại tình huống không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó theo điều 287, khoản 3 của Công ước, một quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn có hiệu lực bảo vệ thì được xem là đã chấp nhận thủ tục trọng tài trù định ở Phụ lục VII. Ngược lại quyền tự do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ tục duy nhất, hoặc hai hay nhiều thủ tục cùng lúc. Ví dụ, Vương quốc Bỉ vào lúc ký Công ước ngày 5/12/1984 đã chấp nhận theo thứ tự: Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước;  Toà trọng tài quốc tế về Luật biển; Toà án công lý quốc tế. Nga, Ucraina và Beloruxia chọn Toà Trọng tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước nhưng bảo lưu một số vấn đề cho thủ tục trọng tài đặc biệt. Capt Vert, Oman và Uruguay chọn Toà trọng tài quốc tế về Luật biển và thứ hai là Toà án công lý quốc tế. Như vậy sẽ có vấn đề cạnh tranh giữa danh nghĩa xét xử dựa trên điều 287 của Công ước và danh nghĩa khác phù hợp với điều 36 khoản 2 Quy chế của Toà án công lý quốc tế.
Theo điều 21 Quy chế của Toà ITLOS thì Tòa có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Toà theo đúng Công ước, và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thoả thuận khác, giao thẩm quyền cho Toà án.
Tóm lại Tòa ITLOS sẽ có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển:
a)                                                                     giữa các quốc gia tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa. Đây là thẩm quyền được xác định trước khi xảy ra tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, một Bên liên quan và đã có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa có quyền đơn phương kiện Bên tranh chấp với mình ra Tòa với điều kiện Bên tranh chấp này cũng đã có tuyên bố bằng văn bản chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa.
b)                                                                    Giữa các quốc gia tranh chấp có cùng thỏa thuận lựa chọn Tòa ITLOS bằng một thỏa thuận song phương hoặc đa phương.
Ngoài ra, trong trường hợp nếu được sự thoả thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay một Công ước đã có hiệu lực có quan hệ đến một vấn đề do Công ước Luật biển  đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng hiệp ước hoặc Công ước đó cũng có thể được đưa ra Toà ITLOS theo đúng như điều đã thoả thuận.
Theo điều 297 của Công ước Luật biển,  Toà ITLOS có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước về việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với các quyền tự do của các quốc gia khác về hàng hải, hàng không, đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; đối với nghiên cứu khoa học biển; đối với các tài nguyên sinh vật thuộc vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên Công ước lại cho phép các quốc gia khi ký kết, phê chuẩn hay tham gia Công ước, hoặc ở vào bất kỳ thời điểm nào sau đó, có thể tuyên bố bằng văn bản rằng mình không chấp nhận Tòa ITLOS (hoặc các Tòa trọng tài hay Tòa án Công l‎y quốc tế) có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp về việc giải thích hay áp dụng các Điều 15 (phân định Lãnh hải), 74 (phân định vùng đặc quyền kinh tế) và 83 (phân định thềm lục địa) hay các vụ tranh chấp về các vịnh hay danh nghĩa lịch sử.
Đương nhiên nếu không có sự thỏa thuận của các quốc gia, Tòa ITLOS cũng như các Tòa khác không thể xem xét một vụ tranh chấp nào đòi hỏi nhất thiết phải xem xét đồng thời một vụ tranh chấp chưa được giải quyết liên quan đến chủ quyền và các quyền khác trên một lãnh thổ đất liền hay đảo.
2. Biển Đông và ITLOS
Tranh chấp Biển Đông có thể phân loại theo những tiêu chí khác nhau. Theo nội dung tranh chấp gồm ba loại: tranh chấp chủ quyền các đảo, tranh chấp vùng biển liên quan đến các đảo có tranh chấp và tranh chấp phân định biển không liên quan đến chủ quyền. Theo số lượng các Bên tranh chấp có tranh chấp song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, tranh chấp năm nước sáu bên trên quần đảo Trường Sa (Bruney, Malaysia, Philiipin, Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan). Theo dạng tranh chấp có các tranh chấp về hàng hải, về tài nguyên sinh vật biển, tài nguyên không sinh vật biển (như dầu khí, khoáng sản biển...), tranh chấp về đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tranh chấp về môi trường biển, về nghiên cứu khoa học biển...Tranh chấp vùng biển lại liên quan chặt chẽ đến xác định chế độ các đảo. Giải quyết phân định biển giữa các quốc gia sẽ khác khi đảo có lãnh hải 12 hải ly so với khi đảo có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải ly và thềm lục địa riêng.
Tranh chấp Biển Đông còn phức tạp ở lập trường không giống ai của Trung Quốc. Có thể nhận thấy lập trường này có ba sự khác biệt:
1)                   Chính sách hai không. Trong khi luật quốc tế cũng như Công ước luật biển kêu gọi các Bên tranh chấp có nghĩa vụ giải quyết hòa bình tranh chấp bằng mọi thủ tục có thể thì Bắc Kinh duy trì chính sách hai không: không đa phương hóa, không quốc tế hóa, nghĩa là sẽ không có bất kỳ một sự can thiệp nào từ Bên thứ ba, kể cả các cơ quan tài phán quốc tế như ITLOS. Bắc Kinh cũng khăng khăng từ chối bất kỳ môt diễn đàn đàm phán nào về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Ngay cả Tuyên bố ASEAN - Trung Quốc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông  cũng được giải thích một cách kỳ cục là Tuyên bố giữa Trung QUốc với từng nước ASEAN chứ không phải được k‎ với danh nghĩa ASEAN là một khối.
2)                   Chính sách nước lớn hung hăng, đơn phương áp đặt. Ba thí dụ có thể minh chứng cho chính sách này. Bắc Kinh đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá trên toàn Biển Đông từ 15/5 đến 31/8 hàng nắm, đưa tàu ngư chính hiện đại xuống Biển Đông, vô có bắt giữ ngư dân các nước, tiêu hủy thuyền bè, ngư cụ, đối xử phi nhân đạo với ngư dân các nước. Hai là việc thường xuyên gây đụng độ, cắt cáp, vi phạm sâu vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa từ đất liền các nước ven biển. Ba là áp đặt cả thế giới chấp nhận đường lưỡi bò đứt khúc 9 đoạn không có một cơ sở pháp ly‎.
3)                   Lập trường cố tình mập mờ, không rõ ràng và nhất quán. Bắc Kinh cho rằng có quyền lịch sử trong đường lưỡi bò. Thế nhưng Công ước Luật biển có nhắc đến danh nghĩa lịch sử chỉ trong điều 15 liên quan đến phân định lãnh hải 12 hải ly. Không có bất kỳ một văn bản pháp ly quốc tế nào cho phép yêu sách một vùng biển rộng đến vài chục lần bề rộng lãnh hải như vậy cả. Nếu cứ như lập luận của Bắc Kinh thì thế giới liệu có còn các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa khi các nước cứ cho rằng mình có quyền đánh cá lịch sử, truyền thống khi có công dân đến vùng biển đó cho dù là hãn hữu. Cùng là Phái đoàn Trung Quốc tại Liên hợp quốc mà lại có hai Công hàm với nội dung trái ngược nhau.  Công hàm ngày 7/5/2009 đưa ra đường lưỡi bò và tuyên bố, "đối với chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo trong Biển Nam Trung Hoa và các vùng nước kế cận, cũng như các quyền chủ quyền và tài phán đối với các vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của chúng..". Công hàm ngày 14/4/2011 lại tuyên bố quần đảo Trường Sa hoàn toàn có các vùng lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, nghĩa là có các vùng biển theo Công ước Luật biển UNCLOS nhưng lại nằm trong phạm vi địa lý của đường lưỡi bò.
Liên quan đến chế độ pháp l‎ý các đảo, lập trường của Trung Quốc cũng hết sức phân biệt, không nhất quán. Trong biển Hoa Đông tranh chấp với Nhật Bản, Bắc Kinh cho rằng đảo Oki-no-Tori Shima mà Nhật Bản đang kiểm soát chỉ là một đá nhỏ có vùng biển 12 hải lý.  Trong Biển Đông, nơi rất nhiều các đá nhỏ tương tự hoặc bé hơn Oki-no-Tori Shima thì Bắc Kinh lại đòi có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng.
Cũng nên nhắc lại rằng trong phân định biển, các đảo dù lớn cũng không phải lúc nào cũng được đối xử ngang hàng, có cùng hiệu lực như lãnh thổ đất liền. Đảo Bạch Long Vỹ trong Vịnh Bắc Bộ có dân, có đời sống kinh tế riêng mà trong đàm phán Trung Quốc còn khăng khăng cho rằng đảo chỉ nên có lãnh hải 12 hải lý. Kết quả cuối cùng đảo cũng được hai bên thống nhát một hiệu lực hạn chế khoảng 25% so với đất liền. Trong Biển Đông, sự mập mờ giữa Công ước Luật biển và quyền lịch sử chỉ có thể giải thích bằng chủ trương mèo trắng mèo đen miễn là bắt được chuột tức mục tiêu độc chiếm Biển Đông.
Các điểm khác biệt trên cho thấy tại sao Bắc Kinh lại từ chối đề xuất của Manila. Đây không phải là lần đầu tiên Philippin đề xuất đưa tranh chấp Trường Sa ra trước các cơ quan tài phán quốc tế và lần nào Bắc Kinh cũng từ chối. Điều đó thật dễ hiểu vì không có một cơ quan tài phán quốc tế nào dù là ITLOS hay ICJ lại có thể đồng tình với quyền lịch sử của đường lưỡi bò. Đồng ý ‎đưa ra trước tòa án quốc tế đồng nghĩa với việc tức bỏ vũ khí "cố tình làm mọi việc không rõ ràng để trục lợi".
Bắc Kinh không thể giao quyền xét xử đường lỡi bò cho một bên thứ ba khi họ đang rất khó khăn chứng minh trên cơ sở "luật pháp quốc tế đã được công nhận".  Với thể diện nước lớn và truyền thống của mình, Trung Quốc lại càng không muốn bất kỳ một Bên thứ ba nào can thiệp giải quyết "những vấn đề của Trung Quốc".
Vào thời điểm hiện tại, ITLOS không thể có thẩm quyền vì ngoài lý do Trung Quốc các nước tranh chấp Biển Đông cũng chưa có tuyên bố bằng văn bản lựa chọn Tòa để giải quyết các tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước. Vấn đề càng khó khăn hơn vì tranh chấp biển ở Biển Đông gắn liền với vấn đề tranh chấp chủ quyền trên đảo và theo điều 298 ITLOS không có thẩm quyền trong trường hợp này trừ phi các Bên tranh chấp có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế trong đó có ITLOS không phải là không có. Vấn đề mấu chốt gắn kết tranh chấp chủ quyền và tranh chấp biển ở Biển Đông chính là điều 121.3 về chế độ pháp lý‎ của đảo. Các đảo đá Hoàng Sa, Trường Sa có phải là các đảo đá có đời sống kinh tế riêng hoặc thích hợp cho con người đến ở không? Chúng có thể có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng không? Đảo nào có thể đáp ứng các yêu cầu của điều 121.3?
Một yêu cầu xuất phát từ Philippim, được sự ủng hộ của Việt Nam hoặc Malaysia hoặc Brunei hoặc tất cả các nước có tranh chấp cho ITLOS yêu cầu giải thích điều 121.3 và khả năng áp dụng ở Biển Đông là hoàn toàn có thể.
Liệu lúc đó Bắc Kinh sẽ đứng ngoài cuộc hay sẽ tham gia quá trình trên cơ sở điều 31 Quy chế của Tòa ITLOS: Trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm, thì có thể gửi lên cho Toà án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia. Nếu Toà án chấp nhận đơn thỉnh cầu, thì quyết định liên quan đến vụ tranh chấp có tính chất bắt buộc đối với quốc gia xin tham gia trong phạm vi mà quyết định này có quan hệ đến các điểm là nội dung của việc tham gia. Câu hỏi vẫn để ngỏ. Khả năng sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa ITLOS phụ thuộc vào thiện chí của các Bên tranh chấp, vào tuyên bố bằng văn bản hay thỏa thuận của cấc Bên chấp nhận thẩm quyền của Tòa và vào câu hỏi đặt ra cho Tòa.
* Xin bạn vui lòng gõ tiếng việt có dấu

Thêm Bình luận Mới

Optional: Đăng nhập dưới đây.

Hiển thị 0 bình luận

Sắp xếp theo   Theo dõi qua email   Theo dõi qua RSS

No comments:

Post a Comment

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================