Chánh quyền tỉnh Quảng Ngãi khẳng định, việc tàu tuần Trung Quốc bắt giữ vô cớ 37 ngư dân thuộc Lý Sơn, trong khi đang hành nghề tại vùng biển Hoàng Sa, là một hành động vi phạm công ước quốc tế về luật biển.
Photo: RFA
Huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có gần 100 tàu đánh cá với trên 1200 ngư phủ, thường xuyên hành nghề quanh vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa
Kiên quyết không nộp phạt cho Trung Quốc
Uỷ Ban Nhân Dân huyện đảo Lý Sơn kiên quyết không để các ngư dân nộp phạt cho Trung Quốc một cách vô lý.Chánh quyền Quảng Ngãi đã gởi văn thư chính thức đến Bộ Ngoại Giao và Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn để nhờ can thiệp với chính phủ Bắc Kinh, yêu cầu họ trả tự do cho 12 ngư dân còn bị cầm giữ, vì chưa nộp đủ số tiền phạt lên tới hơn 30 ngàn đô la.
Uỷ Ban Nhân Dân huyện đảo Lý Sơn kiên quyết không để các ngư dân nộp phạt cho Trung Quốc một cách vô lý.
Ngoài ra, chánh quyền sở tại cũng chỉ thị cho các địa phương khuyến cáo ngư dân đánh bắt cá ngoài khơi quanh vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, thành lập tổ, đội tàu thuyền “tự quản” để tương trợ nhau khi cần.Lúc gặp bất trắc hay hoạn nạn, khi ra khơi, những đội tàu thuyền này sẽ tìm cách tiếp ứng hoặc liên lạc về cơ quan biên phòng để cứu hộ.
Theo UBND huyện đảo Lý Sơn, là địa phương có số ngư dân bị Trung Quốc giam cầm, thì vùng biển đó thuộc về chủ quyền của Việt Nam, vì thế ngư dân có toàn quyền hành nghề mà không phải lo ngại điều gì.
Yêu sách của Bắc Kinh đòi tiền chuộc tàu thuyền và người là vô lý, nhà nước Việt Nam cần có chính sách hỗ trợ, can thiệp, giúp đỡ ngư dân Quãng Ngãi để họ yên tâm làm ăn.
Chánh quyền sở tại cũng chỉ thị cho các địa phương khuyến cáo ngư dân đánh bắt cá ngoài khơi quanh vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa, thành lập tổ, đội tàu thuyền “tự quản” để tương trợ nhau khi cần.
Ngư dân góp phần bảo vệ lãnh hải Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Hước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Lý Sơn, nhấn mạnh các ngư dân hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa có vai trò đặc biệt trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.Sự việc tàu kiểm ngư Trung Quốc bắt giữ 3 tàu đánh cá Việt Nam với 37 ngư phủ, trong khi họ đang đánh bắt cá trên vùng biển Hoàng Sa gây bất bình cho hàng chục ngàn ngư dân Miền Trung.
Các ngư dân hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa - Trường Sa có vai trò đặc biệt trong việc góp phần bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.
Ô.Nguyễn Xuân Hước, P.Chủ Tịch UBND
Tuy nhiên qua lời kể của chị Hoa, có chồng hàng ngày ra khơi kiếm sống, thì mạnh ai nấy lo, chẳng có lực luợng biên phòng nào bảo vệ mình cả:
- Ngoài nớ làm chi có ai bảo vệ. Mạnh anh mô anh nấy lo làm ăn thôi chớ không có ai bảo vệ hết trơn đó anh ơi. Được biết hiện giờ huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi có gần 100 tàu đánh cá với trên 1200 ngư phủ, thường xuyên hành nghề quanh vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa.Trong số 37 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ gần 2 tuần lễ trước đây, mới chỉ có 25 người được trả tự do. Hai chiếc tàu còn lại với 12 ngư dân, trong đó có 2 thuyền trưởng vẫn bị giam cầm, chờ đóng tiền chuộc mới được thả về.Mỗi chuyến ra khơi có khi kéo dài hàng tháng trời lênh đênh trên biển cả, nếu mọi chuyện suôn sẻ, trở về bến an toàn, mỗi tàu với hàng chục ngư phủ, chỉ kiếm được chừng vài chục triệu đồng.
- Ngoài nớ làm chi có ai bảo vệ. Mạnh anh mô anh nấy lo làm ăn thôi chớ không có ai bảo vệ hết trơn đó anh ơi.
Chị Hoa
Nhưng gặp khi rủi ro, chẳng may bị tàu tuần tra Trung Quốc chặn bắt vì lý do gọi là “ xâm phạm lãnh hải” thì số tiền mà phía Bắc Kinh đòi, nghe nói mà họ muốn ngất xỉu. Chị Thịnh, vợ một ngư dân bị bắt, vạch trần thủ đoạn làm tiền phi pháp và quá sức vô lý đó:
- Bắt được thì họ phạt, phạt tiền một người là một trăm mấy triệu đó. Có đuờng dây họ gửi vô, họ cho số điện thoại luôn, rồi mình gửi ra, họ nhận là họ cho tàu mình về. Đi ngoài xa mới có cá, mà ra thì gặp Trung Quốc nó bắt nó phạt cũng không có tiền mà chuộc nữa.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gởi công hàm cho Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh tức khắc trả tự do cho các ngư phủ Việt Nam còn lại.Chánh phủ Hà Nội cũng khẳng định, hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông,
Hà Nội khẳng định TQ vi phạm chủ quyền VN
Có những ngư phủ từng bị Trung Quốc bắt giam, rồi sau khi vét hết tiền, vay mượn thêm của người thân quen , nộp đủ số mới được thả về, than thở là, dù thấy sự việc hết sức vô lý, nhưng vì lo sợ cho thuyền trưởng cùng người thân có thể bị lâm nguy, tính mạng không bảo đảm, nên đành phải ngậm đắng, nuốt cay, cho qua cơn xui xẻo, nhưng rồi sẽ tán gia bại sản, vì bao công lao suốt hàng chục năm ròng rã đi biển đánh bắt cá, bổng nhiên bị mất trắng.Theo lời các ngư dân thì muốn nộp phạt cho phía Trung Quốc, họ phải nhờ “Cò” người Việt nói được tiếng Hoa, lo các thủ tục, chuyển món tiền nộp phạt, và một khi thoả mãn yêu sách thì người thân mới được thả về.Trước những thịêt thòi quá lớn đối với những ngư dân, ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và gia đình, Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã gởi công hàm cho Sứ Quán Trung Quốc tại Hà Nội yêu cầu nhà cầm quyền Bắc Kinh tức khắc trả tự do cho các ngư phủ Việt Nam còn lại.
Chánh phủ Hà Nội cũng khẳng định, hành động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời yêu cầu họ không có hành động cản trở công vịêc làm ăn bình thường của ngư dân người Việt, trên vùng biển thuộc đất nước mình.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
In bản tin này Email bản tin này
Những công cụ trợ giúp
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này
Đăng ký bản tin
In bản tin này
Chia sẻ bài này
Tin, bài liên quan
Tình trạng hiện nay của 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ
TQ. ức hiếp bắt giữ ngư dân VN đến bao giờ
Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận hỗn hợp
Kiên quyết không để ngư dân nộp phạt theo đòi hỏi của Trung Quốc
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc trả tự do cho 12 ngư phủ
Việt Nam làm ngơ khi ngư dân bị TQ bắt?
Nangka cơn bão số 3 đang di chuyển từ Philippines vào biển Đông
TQ phản đối việc Mỹ tiếp tục thăm dò lãnh hải kinh tế TQ tại biển đông
Trung Quốc muốn bành trướng 80% diện tích biển Đông?
==============================================
============================================================
No comments:
Post a Comment