Bà Clinton nói Việt Nam nên đối thoại với những ai chỉ trích .
Bà nhắc đến Việt Nam trong bài diễn văn về tự do Internet, mà nhắm chủ yếu đến tranh cãi quanh Google ở Trung Quốc.
Trong diễn văn tại bảo tàng báo chí Newseum ở Washington hôm 21/01, ngoại trưởng Mỹ nói tại Việt Nam, "việc tiếp cận các trang mạng xã hội phổ biến đột nhiên biến mất".
Bà chỉ trích các nước "gồm cả Việt Nam và Trung Quốc" đã có những chiến thuật hạn chế việc xem thông tin về tôn giáo.
Sau đó, trong phần trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Đình Thắng từ tổ chức BPSOS chuyên trợ giúp người tị nạn, hỏi bà ngoại trưởng sẽ làm gì khi Việt Nam vừa mới xử bốn nhà đối kháng, với mức án cao nhất 16 năm (Trần Huỳnh Duy Thức).
Bà Clinton nói : " Chúng tôi đã công khai phản đối việc bắt giữ, kết tội và cầm tù không chỉ các blogger ở Việt Nam, mà cả một số nhà sư Phật giáo và những người bị sách nhiễu."
"Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ...nâng cao mức sống của người dân. Và họ không nên lo ngại những bình luận trong nước.
Tôi muốn thấy có thêm các chính phủ tranh luận nếu họ không đồng ý với điều mà một blogger hay trang web đang nói."
" Hãy giải thích những gì anh đang làm. Đưa ra thông tin phản bác. Chỉ ra những khiếm khuyết trong quan điểm của blogger."
Bà nói bà " hy vọng Việt Nam sẽ đi theo hướng đó, vì tôi nghĩ nó tương thích với tiến bộ mà chúng tôi chứng kiến tại đó mấy năm qua."
EU phản ứng
Hôm 20/01, Bấm Tòa sơ thẩm TP vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.
Những người này bị xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.
Ông Lê Công Định và Lê Thăng Long lãnh án tù 5 năm và ông Bấm Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm. Cả ba ông đều sẽ bị quản chế tại gia thêm ba năm sau khi mãn án.
Ông Bấm Trần Huỳnh Duy Thức bị án 16 năm tù giam và 5 năm quản chế.
Bấm Anh quốc và Hoa Kỳ đã ra tuyên bố phản đối vụ xử này.
Liên hiệp châu Âu (EU) cũng có thông cáo nói việc kết án "không phù hợp với quyền căn bản của mọi người được có ý kiến và tự do bày tỏ chúng trong hòa bình."
EU nói sự nghiêm trọng của mức án, đặc biệt là 16 năm tù cho ông Duy Thức, là "chưa từng có trong những năm gần đây".
Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam.
Thông cáo của EU
" Phiên tòa và phán quyết là một bước thụt lùi lớn và đáng tiếc cho Việt Nam. Sự quý trọng của cộng đồng quốc tế và tiến bộ kinh tế lâu dài không thể duy trì nếu sự tự do biểu lộ, đặc biệt là trao đổi và phát triển tư tưởng về những vấn đề quan trọng cho nhân dân và đất nước, bị bóp nghẹt."
"Việc tiến hành xử án cũng gây lo ngại: gia đình những bị can không được phép vào chính tòa; hệ thống âm thanh cho người quan sát ở phòng gần bên không tốt; và những cáo buộc nghiêm trọng của hai trong bốn người nói rằng họ bị sức ép hay sách nhiễu trong quá trình điều tra đã không được Tòa lưu ý."
EU nói họ "nhắc lại thiện chí vững chắc và ủng hộ Việ Nam và sẵn sàng tiếp tục là đối tác với Việt Nam".
" Tuy nhiên, xu hướng tiêu cực thể hiện qua việc tuyên án này và những lần khác gần đây, cần bị đảo ngược để tiềm năng của Việt Nam trong mọi lĩnh vực, cả xã hội và kinh tế, được thành hiện thực."
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment