Quân đội Mỹ đã huy động một lực lượng khổng lồ các phương tiện chiến tranh trên biển, bao gồm 8 hkmh cỡ lớn, 24 hkmh nhỏ, 1.712 máy bay chiến đấu, 12 chiến hạm cỡ lớn, 165 tuần dương hạm và khu trục hạm cùng nhiều tàu ngầm hỗ trợ.
Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản khiêm tốn hơn với 1 hkmh cỡ lớn, 3 chiếc loại nhỏ, 117 máy bay chiến đấu, 9 chiến hạm cỡ lớn cùng 54 tuần dương hạm và khu trục hạm.
Mục đích của quân đội Mỹ là cắt đứt nguồn cung cấp dầu mỏ cũng như đường hàng hải của Nhật Bản qua vùng biển Đông Nam Á; đồng thời xây dựng các sân bay chiến lược làm cơ sở cho máy bay ném bom cỡ lớn B-29
oanh kích vào lãnh thổ Nhật Bản.
Trong khi Nhật Bản tham chiến nhằm tránh để chiến tranh tiến sát hơn nữa tới lãnh thổ và bảo vệ khu vực có ý nghĩa chiến lược. Quân đội Nhật Bản hiểu rằng, mất Phi-líp-pin là gần như đã nắm chắc thất bại trong cả cuộc chiến.
Trận chiến xảy ra vào cuối năm 1944 khi quân Đồng minh mở đầu tái chiếm Phi-líp-pin bằng việc đổ bộ lên đảo Layte. Hỗ trợ cho các hoạt động trên bộ là Hạm đội 7, Hạm đội 3 và lực lượng tác chiến hkmh TF38 của Hải quân Mỹ. Nhận
thấy ý đồ đó, chỉ huy Hạm đội liên hợp Nhật Bản, Đô đốc
Soemu Toyoda chuẩn bị kế hoạch đối phó.
Hải quân Nhật Bản được chia làm 4 lực lượng độc lập.
Lực lượng phía Bắc với thành phần chính gồm 1 hkmh cỡ lớn và 3 hkmh hạng nhẹ sẽ quấy nhiễu hoạt động của Hạm đội 3.
Lực lượng trung tâm gồm 5 chiến hạm cỡ lớn và 10 tuần dương hạm hạng nặng sẽ tấn công đảo Layte.
Hỗ trợ cho lực lượng trung tâm sẽ là 2 lực lượng nhỏ, gộp chung thành lực lượng phía Nam .
Trận chạm trán đầu tiên giữa Hải quân Mỹ và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 23-10-1944. Trong 2 ngày, Hải quân Mỹ với sức mạnh của các tàu ngầm đã tiêu diệt siêu hạm
Musahi và 2 tuần dương hạm của đối phương, làm nhiều chiếc khác bị thương, buộc phải tháo chạy. Tuy nhiên, quân đội Mỹ cũng đã thiệt hại hkmh Princeton .
Đêm 24-10, một phần lực lượng phía Nam của Hải quân Nhật theo eo biển Surigao vào tham chiến nhưng bất ngờ bị quân Mỹ chặn đánh buộc phải rút chạy. Không những thế, trên đường rút chạy, các tàu chiến của Nhật Bản lại bị phục kích. Thêm 2 chiến hạm cỡ lớn cùng tuần dương hạm Mogami bị đánh chìm. Lực lượng phía Nam của Hải quân Nhật Bản bị loại khỏi vòng chiến.
Cùng thời gian đó, các tàu trinh sát của Hạm đội 3 Hải quân Mỹ đã phát giác vị trí của lực lượng phía Bắc của Hải quân Nhật Bản. Tư lệnh Hạm đội 3,
Đô đốc William Hensley quyết định truy đuổi các tàu chiến Nhật Bản. Tuy nhiên, vị Đô đốc này không biết rằng khi Hạm đội 3 rời đi, một cánh của Vịnh Leyte đã sơ hở. Trận chiến giữa Hạm đội 3 và lực lượng phía Bắc diễn ra vào ngày 25-10. Với lợi thế máy bay chiến đấu hiện đại cùng các phi công lão luyện, quân đội Mỹ đã hoàn toàn chiếm thế chủ động. Đến cuối ngày, lực lượng phía Bắc của Hải quân Nhật đã thất bại với tất cả 4 hkmh bị đánh đắm.
Lợi dụng sơ hở do Hạm đội 3 để lại, lực lượng trung tâm Hải quân Nhật Bản đã tấn công vào quân Đồng minh trên đảo Leyte. Với ưu thế hỏa lực mạnh, các tàu chiến Nhật Bản ép Hạm đội 7 vào thế buộc phải rút lui. Nhưng cũng lúc đó, Hạm đội 3 đã bỏ dở việc truy đuổi tàn quân, về tiếp viện các lực lượng bảo vệ Leyte. Sử dụng sức mạnh máy bay chiến đấu vượt trội, Hải quân Mỹ đã dần chiếm lại ưu thế. Đến cuối ngày 26-10, thế trận ngã ngũ với sự rút lui của lực lượng trung tâm.
Tổng kết trận chiến trên Vịnh Leyte, Hải quân Nhật Bản đã thiệt hại hoàn toàn 4 hkmh, 3 chiến hạm cỡ lớn, 8 tuần dương hạm và 12 khu trục hạm cùng hơn mười ngàn binh lính. Trong khi đó, quân đội Mỹ chỉ thiệt hại 3 hkmh hạng nhẹ và 3 khu trục hạm cùng khoảng 1.500 lính.
Sau trận chiến trên Vịnh Leyte, Hải quân Nhật Bản đã gần như mất hết sức mạnh, không đủ sức thực hiện bất cứ một trận đánh lớn nào nữa cho đến khi Thế chiến thứ hai kết thúc
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử, trận chiến trên Vịnh Leyte xứng đáng được gọi là trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử cận - hiện đại về tầm vóc cũng như ý nghĩa quan trọng của nó.
XEM VIDEO
HaichienvinhLeyte
Tổng hợp
=====================================
=================================================
No comments:
Post a Comment