Thủy Hử truyện của Thị Nại Am tiên sinh là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong rừng tiểu thuyết cổ điển của Trung Hoa. Ông cũng là thầy của La Quán Trung, tác giả pho Tam Quốc Chí lừng danh kim cổ mà ai cũng thích đọc. Như Kim Dung, tác giả những pho truyện kiếm hiệp và chưởng nổi tiếng ngày nay, Thị Nại Am cũng đã hư cấu những nhân vật của mình trong tác phẩm bên cạnh những nhân vật lịch sử có thật sống vào thời đó. Ngày nay qua các công trình khảo cổ và nghiên cứu của các nhà khoa học, đã tìm được nhiều bằng chứng cụ thể quanh địa điểm mà nhân vật Võ Tòng trong Thủy Hử truyện đã giết cọp tại đồi Cảnh Dương, huyện Dương Cốc, tỉnh Sơn Ðông . Như vậy Võ Tòng là một nhân vật có thật trong lịch sử Trung Hoa ? còn nếu là hư cấu thì tại sao lại có nhiều đia danh thật mang tên ông và truyền thuyết về cuộc quyết đấu giữa người và cọp ?
+ Thị Nại Am Và Thủy Hử Truyện :
Thi Nai Am là hậu duệ của Thị Chi Thường, một trong 72 học trò của Khổng Tử . Ông tự là Ngạn Ðoan sinh năm 1296 đời vua Nguyên Thành Tôn tại Tô Châu. Năm lên 7 tuổi vì gia đình sa sút nên đã lở dỡ chuyện học hành. Nhưng vốn là người thông minh lại ham học nên ông đã tự học tới năm 13 tuổi thì lảo thông tất cả kinh điển thơ văn mọi thời
Rồi một dịp may mắn xui khiến ông được quen biết và trở thành con rễ của tú tài họ Lý, nên mới có cơ hội tiếp tục việc học hành và thi đổ tiến sĩ vào năm 1331 đời vua Nguyên Văn Tông lúc đó đã 36 tuổi, làm huyện doãn Tiền Ðường nhưng chỉ hai năm thì từ chức về quê mở trường dạy học.
Là một con người có tư tưởng khác đời nên rất xem nhe chuyệnỳ lợi danh phù phiếm, mà chỉ nghĩ tới việc đánh đuổi quân Mổng Cổ ra khỏi quê hương để cởi ách nô lệ cho dân tộc mình. Chính điều này đã kết chặt ông và người bạn chung khoá là Lưu Cơ (Bá Ôn) trở thành tri kỷ. Ngoài ra ông còn thu nhận được một đệ tử tài ba là La Quán Trung quê tận Thái Nguyên, lúc đó mớiÔ 15 tuổi.
Thời gian này vô tình ông đọc được một tác phẩm của Trương Thúc Dạ viết về sự tích của Tống Giang và 108 vị anh hùng nơi Lương Sơn Bạc vào thời BắcTống. Cảm xúc dâng tràn, bao nhiêu tâm sự chôn kín tự đáy lòng nay có cơ hội bộc phát, giúp Thị Nại Am sáng tạo bộ ‘ Giang Hồ Hào Khách Truyện ‘.Sau khi người vợ thứ nhất họ Lý qua đời, ông tục huyền với Giáp Thị là con gái của một gia đình danh giá giàu có, giúp ông có phương tiện sáng tác nên nghĩ dạy học, chỉ giữ lại La Quán Trung.
Vì muốn tránh loạn lạc cũng như né việc làm quan cho Chu Nguyên Chương qua sự tiến dẫn của Lưu Bá Ôn nên Thị Nai Am đã cùng với gia đình và La Quán Trung tới ẩn cư tại Hung Hóa (Thiệu Dương) sau đó là Lương Sơn Bạc, vùng đất lau lách đìu hiu chỉ có trời nước núi non mà không có bóng người, để tránh sự quấy nhiểu của họ Chu nhiều lần đến thôi thúc ông ra làm quan. Thể theo lời yêu cầu của môn đệ họ La, Thị Nại Am đổi tên Giang Hồ Hào Khách Truyện thành Thủy Hử và chẳng mấy chốc tác phẩm trên được lưu truyền rộng rãi khắp nước kể cả Chu Nguyên Chương lúc đó đã lên ngôi hoàng đế nhà Minh (1368).
Thù cũ thù mới khiếạn nhà vua nổi giận nên ra lệnh ra lệnh mật bắt giam Thị Nại Am tại thiên lao Hình bộ với tội danh ‘ viết sách làm loạn, xúi dân tạo phản chống lại triều đình ‘.Ðể giúp bạn thoát khỏi vòng lao lý, Lưu Bá Ôn khuyên Thị Nại Am viết sách giải độc. Cho nên mới có Hậu Thủy Hử gồm 50 hồi kể chuyện Tống Giang về qui phục triều đình đi dẹp giặc.. Nhờ vậy ông mới được Chu Nguyên Chương phóng thích.
Năm 1370 Thị Nại Am qua đời tại Hoài An thọ 75 tuổi, sau đó phần mộ được cải táng về Thi Gia Kiều ở Bạch Cầu Trượng vào năm 1421. Thời gian này La Quán Trung ở Hoài An viết Tam Quốc Chí, đồng thời đem tác phẩm Thủy Hử đến Kiến Dương (Phúc Kiến) in nhưng bị từ chối. Mãi tới 150 sau, nhờ Tông Thần là người Hưng Hóa đang giữ chức Phó đề đốc tại Phúc Kiến, nên đã giúp con cháu Thị Nai Am in và phát hành bộ Thủy Hử.
Qua tác phẩm trên cho thấy Võ Tòng là một trong những anh hùng được ái mộ và câu chuyện ông đánh cọp cứu người thật hấp dẫn sống đọng. Cũng từ truyền thuyết và huyền thoại thì Võ Tòng đã đánh cọp tới ba lần tại những địa điểm quanh Dương Cốc. Lần đầu tại một quán trọ phía nam huyện thành cọp đã vật chết ngựa của khách tro, bị Võ Tòng chận đầu đánh nên hoảng sợ bỏ chạy, địa điểm này được hậu thế gọi là ‘ Ðấu Hổ Ðiếm ‘.Riêng ác thú sau khi thoát được, chạy hơn 30 dặm về hướng tây bắc và nằm ngủ li bì hơn nữa ngày. Sau đó cọp tiếp tục đi về hướng đông và nơi nó ngủ, nay trở thành ‘ Thủy Hổ Thôn ‘.
Lần thứ nhì cọp và người lại hội ngộ tại phía đông thành Dương Cốc 30 dặm, cọp bị thua và chạy trốn về phương nam. Người dân trong vùng này đã tạc tượng một con cọp bằng đá trắng và đặt tên là ‘ Thạch Hổ Trang ‘.Lần thứ ba cũng là lần cuối cùng mới xảy ra trận quyết đấu và Võ Tòng đã hạ được mãnh hổ tại Cảnh Dương Cương, được Thị Nại Am đưa vào Thủy Hử Truyện.
Cảnh Dương Cương là một địa danh có thật trên bản đồ Trung Hoa. Vùng này thời Võ Tòng là một khu rừng núi rậm rạp hiểm trở, sào huyệt của bọn cướp và hang ổ của các loài ác thú cọp beo, nằm về phí nam huyện thành Dương Cốc chừng 20 dặm. Dù ngày nay đã trải qua bao cảnh đổi đời nhưng tấm bia đá to tướng đứng trên đồi với ba chữ ‘ Cảnh Dương Cương ‘ do chính tay Thư Ðồng viết, vẫn còn đứng sừng sững bên cạnh ngôi Sơn Thần miếu(như Thị Nại Am đã diễn tả trong Thủy Hử) nay được đổi thành miếu Võ Tòng. Bên trong có vẽ nhiều bích họa, tường thuật đủ các hồi từ lúc Võ Tòng rời tửu điếm ‘ Tam Uyển bất quá Cương ‘lên Mã Dương Cương gặp cọp rồi ác chiến. Ngày nay nơi này là Cảnh Dương thôn với hơn 100 nóc nhà , đầu thôn có trương một bảng lớn với năm đại tự ‘ Võ Tòng Ðã Hổ Xứ ‘
Tóm lại qua các công trình nghiên cưú và khảo cổ hiện nay, thì việc Võ Tòng giết cọp vào đời vua Tống Huy Tôn (1112-) thời Bắc Tống là chuyện có thật trong lịch sử Trung Hoa. Ngoài ra còn một bằng chứng để xác quyết vấn đề trên, đó là thứ rượu Thấu Bình Hương đến nay vẫn còn tồn tại.
Trong Thủy Hử truyện có viết ‘ Võ Tòng trước khi đã hổ đã uống rượu ‘và chi tiết đã ghi rõ ràng là ai đã uống ba chén ruộng nơi tửu quán ‘ Tam Uyển bất quá Cương ‘ thì không được qua đồi. Nhưng Võ Tòng là một hảo hán tửu đã uống một hơi 18 chén liền mà vẫn còn tỉnh táo. Ðiều này chứng tỏ rượu quá ngon nên mới đủ sức cám dỗ anh hùng, càng thêm hừng chí và tăng sức mạnh. Loại mỹ tửu này được Thị Nại Am gọi là ‘ Thấu Bình Hương ‘ qua sự giải thích của chủ quán là mùi rượu có thể xuyên qua bình chứa bốc hơi tới tận mây xanh. Rượu còn được mang một tên khác ‘ Xuất Môn Ðảo ‘ nghĩa là ai đã uống nó rồi thì không thể bước ra khỏi cửa tửu điếm, ngoại trừ Võ Tòng.
Hiện nay tại thị trấn Dương Cốc gần như đã thay đổi toàn diện theo thời gian nhưng đâu đó vẫn cón lưu lại các vết tích xưa, nhất là ngôi tửu điếm lịch sử nằm trên đường lên Cảnh Dương Cương vẫn còn tồn tại. Căn cứ vào sử liệu cho thấy người Tàu đã tiến bộ trong việc cất và pha chế các loại rượu từ thời Bắc Tống (960-1276). Lúc đó chỉ riêng tại huyện thành Dương Cốc đã có tới 77 lò sản xuất rượu nhưng nổi nhất là tại trấn Trương Tam ở phía nam huyện thành sản xuất được mỹ tửu ‘ Thấu Bình Hương’ nổi tiếng. Loại rượu này được các vua quan tại kinh đô rất ưa thích. Chính Tống Thần Tôn đã ban lời khen là ‘ Quý Nhân Giai Tửu ‘ . Ðời Khang Hy thứ 45 nhà Thanh, vua đi tuần du phương Nam tới huyện Dương Cốc tỉnh Sơn Ðông nếm loại danh tửu này cũng nức nở khen tặng.
Ngày nay rượu Thấu Bình Hương đã trở thành quốc tửu qua nhiều đợt chế biến cải tiến, để được phù hợp khẩu vị của các cấp vua chúa đỏ. Cảnh Dương Cương Trần Nhưỡng ở đường Nam Từ trong phố huyện, là trung tâm chính cung cấp rượu cho cố cung ở Bắc Kinh . Năm1985 trong kỳ đại hội toàn quốc lần thứ III của Trung Cộng thảo luận về ‘ Thủy Hử truyện ‘.Lần này nhà cầm quyền đã dùng rượu Thấu Bình Hương Dương Cốc, để chiêu đãi mọi người. Theo nhận xét chung, ai cũng cảm thấy tâm hồn lâng lâng say khoái, chợt nhớ tới chuyện Võ Tòng đã hổ của mấy trăm năm về trước, trong lúc đang chếch choáng hơi men Thấu Bình Hương. Bởi vậy ông đã một mình xông xáo nơi rừng núi hoang vu giữa màn đêm và đã oai dũng hạ được mãnh hổ to lớn ác độc, từng giết hại không biết bao nhiêu sinh mạng dân lành tại địa phương này. Men say như bốc cao giữa sự hòa điệu của nhân vật anh hùng Võ Tòng, một câu chuyện thần kỳ và men rượu sang quý nức tiếng.
+ Cuộc tử chiến giữa Cọp và Người VN :
Cọp là loài dã thú duy nhất ăn thịt người, vì vậy giữa nó và loài người đã có mối thù truyền kiếp tự ngàn xưa. Nhưng cọp là con vật có sức mạnh phi thường từng được xưng tụng là chúa tể sơn lâm, ngang sức với voi, sư tử, tê giác, khỉ đột, trâu rừng.. Ngoài ra nó còn ranh mãnh, tinh khôn và quỷ quyệt như chồn cáo, nên muốn bắt hay giết ác thú không phải là chuyện dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Trừ một số anh hùng kim cổ có võ nghệ và sức mạnh phi thường như Võ Tòng bên Tàu hay các võ tướng VN mà sử liệu có ghi như Nguyễn Hửu Tiến, Dương Công Trừng, Tăng Bạt Hổ (Lê Như Hổ), Tăng Ân..
Người ta thường bắt giết cọp bằng lưới, bẩy, các loại vũ khí như chỉa ba, dáo nhọn, mã tấu, bắn tên tẩm thuốc độc và súng sau này. Do 3/4 lảnh thổ VN là rừng núi trùng điệp nên có rất nhiều thú dữ như beo cọp. Mãi tới thập niên 50 của thế kỷ XX, loài cọp vẫn còn hiện diện khắp nơi dù chúng đã bị tiêu diệt rất nhiều bởi chiến tranh, bom đạn. Cọp VN dữ tợn, phá phách rất loạn nên nhiều địa danh có cọp đã trở thành ca dao tục ngữ như ‘ cọp Bảo Hà, ma Trái Hút. Cọp Thủy Ba, ma Trại Rớ. Cọp Khánh Hòa, ma Binh Thuận ‘ , cọp dữ rừng Cùa (Quảng Trị) và Nam Phần.. tới nay vẫn còn truyền tụng.
Cọp VN thuộc loại trung bình, có chiều dài chừng 2m cao 1m nhưng rất độc ác dữ dằn thường về làng bắt người ăn thịt.. Trên đất Bắc trước thập niên 50, dọc theo con đường sắt Hà Nội ố Lào Kai men theo phía tả ngạn sông Hồng với những địa danh Bảo Hà, Trái Hút, Phố Lu.. tới nay vẫn còn được nhắc nhớ trong nhiều sách vở và truyền miệng qua câu tục ngữ ‘ cọp Bảo Hà, ma Trái Hút ‘.
Trại Rớ và Thủy Ba là hai miền đất nổi tiếng của hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (Trung phần). Do đất hẹp nên nhiều làng mạc phải lập sát bìa rừng, chân núi. Trại Rớ nằm trên thượng nguồn sông Gianh nổi tiếng là vùng ma thiêng nước độc, muỗi mòng.. coi như là nấm mồ tập thể chôn không biết bao nhiêu sinh mạng thợ săn, tiều phu và những người tìm trầm hương. Thủy Ba là một thôn xóm ở phía tây quận Vĩnh Linh (Quảng Trị) có nhiều cọp dữ nhất VN vì đói. Ðể trừ hổ hoạn bảo vệ mạng sống dân chúng và gia súc, làng này đã phát sinh ra nghề ‘ bắt cọp ‘ nổi tiếng khắp Ðông Dương vang vọng tới tận kinh đô, nên triều đình nhà Nguyễn lúc đó đã ra lệnh cho làng Thủy Ba, mỗi năm phải bắt cọp đem về Huế đấu với voi tại Hổ Quyền.
Cũng tại Quảng Trị còn có địa danh Cùa thuộc quận Cam Lộ, nằm trên quốc lộ 9 đi Lao Bảo sang Lào. Ðây là miền sơn cước đất đỏ rất trù phú nên thời Pháp thuộc, thực dân đã lập đồn điền trồng trà, cà phê, hồ tiêu. Trước năm 1945 rừng Cùa nổi tiếng có nhiều cọp dữ và bạo dạn hầu như không sợ người. Chúng tập trung nhiều nhất tại các thôn Bảy Sơn, Xoa, Sơn Nam, Rào Trù, Trảng Tre.. Ban đêm cọp kéo về làng xóm để bắt trâu bò heo, làm cho mọi người ai cũng hãi sợ không dám ra vườn. Tới năm 1995 cọp vẫn còn xuất hiện tại vùng Cùa để bắt trâu bò, dù chúng đã bị tiêu diệt gần hết.
Bình Thuận xưa đất đai rộng lớn bao gồm lãnh thổ các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng, Tuyên Ðức, Bình Tuy, Ninh Thuận và Bỉnh Thuận thời VNCH. Từ ngày được sáp nhập vào VN năm 1693 tới 1945, Bình Thuận luôn luôn là bãi chiến truờng thê thiết đẳm máu giữa nhiều phe phái tranh giành thay ngôi đổi chủ, nên có nhiều người bị thương vong vì chiến tranh. Bởi vậy nơi này không thiếu gì âm hồn uổng tử, mà truyền thuyết gọi là ‘ ma Bình Thuận ‘.Tỉnh Khánh Hòa nhiều núi ít bình nguyên vì dãy Trường Sớn lấn ra sát biển, làm cho đất đai bị phân thành nhiều khu vực nhỏ, ngăn cách bởi các đèo cao. Thêm vào đó rừng rậm trùng điệp làm hang ổ cho beo cọp nhiều nhất là Tu Bông, Vạn Giả vào tới vùng núi Ổ Gà (Phú Như) trên QL1, cách ’quận Ninh Hòa về phía bắc chừng 3 km.
Thời Pháp thuộc, nạn hổ hoạn đã gây đau khổ cho đồng bào Khánh Hòa, đến độ các thôn xóm Ninh Tịnh, Ninh Yểm (Ninh Hòa) phải bỏ nhà cửa tới tị nạn trên đảo Găng cách đất liền một con lạch, nay là làng Mỹ Giang.
Tại Nam phần, cọp cũng nhiều và dữ dằn không kém ở Trung và Bắc Việt. Ngoài ra nó còn tinh khôn hiểm ác đến độ theo truyền thuyết thời đó người dân muốn coi hát yên ổn không sợ cọp phá phách, phải làm rạp hát giữa sông và dùng ghe thuyền riêng của mình tới địa điểm trên để thưởng thức. Theo các tài liệu còn lưu hành như ‘ Ðại Nam Nhất Thống Chí, Lục Tỉnh Nam Việt.. ’ ’’’’ vào khoảng thế kỷ XVII,XVIII, người Việt từ miệt ngoài vào khai hoang vùng Thủy Chân Lạp, tới nơi nào cũng gặp cọp trên bờ, sấu dưới sông, tình cảnh khốn khổ không sao kể hết được. Thời đó cọp tập trung nhiều nhất tại rừng U Minh (Cà Mau), nơi các cửa sông Tiền, sông Hậu, Vàm Cỏ, Ðồng Nai..
’
Cọp còn kéo tới các vùng đất đã được người Việt khai phá lập làng xóm tại Bến Tre, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bà Rịa, Gia Ðịnh và Sài Gòn. Do đó khắp Nam phần ngày nay có nhiều địa danh mang tên cọp như Ðìa Cứt Cọp (Giòng Trôm-Kiến Hòa), Ðồn Cọp (Chợ Lách-Kiến Hòa), Rạch Ông Hổ (Long Hưng ố Mỹ Tho), Rạch Gầm (Mỹ Tho)..
Tăng Kiểng xưa kia là vùng phồn hoa đô hội nên không kém gì Chợ Lớn hay Bến Nghé. Mùng Một Tết Nguyên Ðán Canh Dần 1770, trong lúc mọi người đang nô nức vui xuân, thì có con cọp loạn từ rừng Sát (Bà Rịa) chạy vào chợ gây thương vong cho nhiều người. Ðồn bình của triều đình nhà Nguyễn tại Tân Thuận phái binh sĩ tới vây bắt cọp nhưng ác thú quá tinh khôn và dữ dằn nên quan binh không làm gì nổi nó. Lúc đó có nhà sư Tăng Ân đang đi qua địa điểm trên, nên ông xin cho mình vào bắt cọp. Kịch chiến đã xảy ra giữa ác thú và nhà sư thật dữ dội. Cuối cùng ông đã hạ được cọp nhưng cũng qua đời vì vết thương quá nặng nên tuổi già không chịu nổi. Dân chúng địa phương cảm đức nên đã xây tháp và thờ cúng ông tại đình Tân Kiểng tới nay hương khói vẫn không dứt.
Vũng Tàu lúc mới thành lập chỉ là một xóm chài hẽo lánh thưa thớt người, nên beo cọp thường từ rừng núi Bà Rịa, Bình Tuy kéo về, phá phách làng xóm bắt gia súc và người ăn thịt. Hiện vẫn còn nhiều di tích lưu lại tại đây nhắc nhớ thời oanh liệt của chúa sơn lâm như Miếu Thần Hổ (sau này được trùng tu dể thờ thêm thần Ngũ Hành và ông Quan Thánh). Ðường mòn ông Hổ là khúc rừng quanh co lồi lõm cây cối rậm rạp, nối Ngọn Hải Ðăng trên Núi Lớn với bãi biển Thuỳ Vân, tới năm 1896 vẫn còn là hang ổ của cọp.
Cách Vũng Tàu về hướng Bà Rịa trên QL15 chừng 14 km có một địa danh gọi là Eo Ông Từ. Vùng này thuở trước cọp loạn thường về bắt giết gia súc và dân làng rất nhiều. Tại đây có ông Lê Văn Từ võ nghệ cao cường, nên thường bắt cọp cứu người và đã xãy ra mối thù truyền kiếp từ đó. Cuối cùng ông Từ cũng bị cọp hạ nhưng xác được dân chúng đem về chôn. Nữa đêm cọp lại kéo về đào mã moi xác ông lên để trả thù nhưng bị dân làng phục sẳn đánh đuổi chạy vào rừng. Vì cảm đức người đã dấn thân cứu nạn cho đồng bào, nên địa phương đã gọi khúc rừng nơi ông Từ hạ cọp là ‘Eo Ông Từ ‘ tới nay điạ danh vẫn không thay đổi.
Nguyễn Văn Danh (Quảng Ngãi), Phạm Tam Tĩnh (Hà Tĩnh), Nguyễn Cư Sĩ (Hà Nam), Nguyễn Tế (Sơn Tây) và Nguyễn Phùng (Nghệ An) là những trang hiếu tử nổi tiếng trong VIệt sử. Nguyễn Văn Danh sinh tại Trà Bình nay thuộc Sơn Trà quận Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) là một vùng đất lồi lõm nằm giữa núi rừng hiểm trở nên có rất nhiều cọp beo. Ngày nọ cha ông đi thăm ruộng bị cọp vồ tha xác vào rừng ăn thịt. Nguyễn Văn Danh lúc đó đã thi đổ tú tài nhưng khi nhận được tin cha bị hại nên đã ngưng việc học trở về quê quyết tâm tìm cọp để trả thù cho thân phụ. Cuối cùng ông đã bầy được con cọp thọt có móng nhỏ ở chân sau, chính là ác thú đã ăn thịt cha mình. Nguyễn Văn Danh đã mổ gan cọp cúng cha và ăn sống lá gan đó. Về sau tú tài Danh bị chết trẻ vì bệnh tim, vua Tự Ðức được tin cãm thương trang hiếu tử, nên ban cho tâm bảng vàng với bốn chữ ‘ Hiếu Nghĩa Khả Phong ‘.
Khánh Hòa xưa là vùng đất nổi tiếng có nhiều cọp dữ khiến nạn hổ hoạn hầu như thường xuyên đe dọa sinh mạng của mọi người. Ngày nay địa phương vẫn còn truyền tụng câu chuyện một phụ nữ yếu đuối vì cứu chồng nên đã đánh nhau với cọp. Ðó là bà Hoàng thị Nghĩa, sinh tại Quảng Phước (nay là Tu Bông, Vạn Ninh) sống vào thời vua Minh Mạng-Thiệu Trị, làm nghề đốn củi. Một hôm đang làm việc trong núi, chồng bà bị cọp vồ bắt. Nóng lòng cứu chồng, bà đã dùng rựa chặt củi nhảy xổ vào tử chiến với ác thú và nhờ vậy nên cứu được chồng, trở thành một anh thư được mọi người kính trọng. Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) danh tiếng của bà vang vọng tới Huế, được vua gửi vàng bạc lụa là về Khánh Hòa thưởng công cho một hiền phụ nghĩa đãm này.
Cọp Khánh Hòa và Nam Phần, cọp tuy nhiều và hung dữ nhưng hầu hết chỉ rình bắt trâu bò heo dê ngựa, chỉ khi nào đói lắm chúng mới mò về làng rình bắt người. Nhưng cọp Thủy Ba tại Quảng Trị trái lại rất khoái ăn thịt người, nguyên do vùng này đất đai canh tác chật hẹp cằn cổi cầy lên toàn là sõi đá lại tiếp giáp với rừng núi hoang vu, thú cầm thưa thớt nên cọp phải bắt người để nuôi thân. Làng Thủy Ba nằm về phía tây huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) bên kia vĩ tuyến 17, xưa có bốn thôn ‘ thượng, hạ, đông, tây ‘ thành lập được 6 phường săn cọp để phòng vệ xóm làng. Nhưng cọp ở đây đã thành tinh nên hầu như nhà nào cũng có người bị cọp ăn thịt.
Nghề bắt cọp tại Thủy Ba nổi tiếng khắp nước nên hằng năm theo lệnh vua, dân làng này vào Thừa Thiên để bắt cọp đem về kinh đô Huế đấu với voi tại Hổ Quyền. Theo huyền thoại còn lưu truyền trong dân gian, thì thuở đó người Thủy Ba bắt cọp bằng lưới bén được làm từ một loại cây mềm mọc tận rừng sâu. Loại cây này rất dẽo và bền nên cọp không thể nào cắn xé đứt được. Lệnh làng bắt buộc thanh niên nam nữ trong thôn xóm (trừ chức sắc, khoa cử, học trò) đều phải tham gia các đội bắt cọp để bảo vệ và canh giữ làng mạc.
Khi được tin cọp về làng hay phát hiện dấu chân cọp lai vãng gần địa phương, lập tức lệnh bũa lưới bắt cọp. Sự quyết đấu giữa người và ác thú rất cam go và gây cấn, nhất là lúc con vật bị dồn lần vào tử lộ, trở nên hung dữ tàn bạo khác thường, gây cho nhiểu kẻ bị thương dù cuối cùng nó cũng bị nhốt trong rọ kẹp. Nhiều bài vè nói về việc săn cọp tại Thủy Ba lúc dồn cọp vào lưới, nay vẫn còn truyền tụng ‘ Thủy Ba đứng dậy cho đều, nghe tiếng ta reo hùa vọt dậy.. ’ ’’ hay lúc lên đường vào Huế bắt cọp ‘ Tháng Sáu sắc Hạ vua ra, tư từ xuống huyện Thủy Ba đi liền, đội vô tận ải Thừa Thiên, dữ ma độc nước không yên chăng là.. ’ ’. Làng xóm khô cằn khiến cho cọp trở nên đói khát làm bậy, tạo cho người dân Thủy Ba nghề bắt cọp , với tinh thần thượng vỏ độc đáo nổi tiếng khắp nước.
Trong Nam thời trước, cũng có tổ chức các đội bắt giết cọp để bảo vệ làng xóm, do các ’võ sư đứng đầu. Người Việt ba miền qua hàng ngàn năm đối mặt với chúa sơn lâm khắp nơi chốn nên rất có kinh nghiệm về cọp. Họ biết rõ từng ưu khuyết điểm, thói quen của ác thú nên đem truyền lại cho các thế hệ để trừng trị loài thú dữ này. Nhiều tên tuổi còn được truyền tụng tới nay nhờ công đánh cọp cứu dân như Bảy Giao, Chín Quỳ (Cồn Tàu-Bình Ðại thuộc Bến Tre), vợ chồng Hai Yến (Ba Tri, Bến Tre), Sáu Móm (Truông Cóc, Gò Công) . Ngoài ra thời đó người ta còn lập ra nhiều Bộ Hổ do Ðinh Cầu và Bá Trợ ở Ba Châu, Châu Thới cầm đầu. Tại Chợ Lách (Bến Tre) có lập Hổ Tịch, chuyên theo dõi dấu vết của cọp rồi dùng lưới, bẩy hay dáo mác tên tẳm thuốc độc bắt giết cọp.
Chúa sơn lâm nay đã hết thời quậy phá giết hại con người bằng bạo lực vì phương tiện bá đạo đó nay đã lổi thời khi con người đã không còn yếu thế trước ác thú hung tàn. Ðó là kết quả của loài thú độc dữ này đang có tên trong sổ đen của tổ chức LHQ báo động tình trạng sắp bị diệt chũng vì sự tấn công của loài người khắp thế giới.
Từ bài học sắp tuyệt chũng của loài cọp, người VN ngày nay đã nghĩ tới ngày tàn của chế độ và đảng cộng sản VN đang gieo rắc nổi kinh hoàng chết chóc đói lạnh và nhục hận trên quê hương mình.suốt 3/4 thế kỷ qua. Ðó là một sự thật của lịch sử không ai có thể chối cãi được, cho dù đảng CSVN có dựa vào ngoại bang như Trung Cộng, Hoa Kỳ qua trò ‘ cáo mượn oai hùm ‘để tiếp tục lừa bịp dư luận, buôn dân bán nước thì cũng chỉ là trò hề ‘ họa hổ thành khuyển ‘ hay giả làm heo để ăn thịt cọp mà thôi.
Xưa nay ‘ cọp chết để da, người ta chết để tiếng ‘ đã trở thành một chân lý không dời đổi. Vì vậy suy cho cùng về câu chuyện ‘ Võ Tòng giết cọp trong Thủy Hử truyện ‘ là có hay chỉ hư cấu thì sự thật người đời vẫn tôn sùng kính trọng hành động nghĩa hiệp của bậc hảo hán anh hùng đã xả thân giết cọp cứu người. Còn chủ nghĩa và chế độ cộng sản VN thì lưu xú ngàn đời trong Việt sử mà không ai có thể rữa sạch hay bẽ cong ngòi bút để sữa lại lịch sử khi nó đã được bia truyền, bia miệng và sách vở ghi chép.
Câu chuyện ‘ Hà Chính Ư Mãnh Hổ ‘ đã chứng thật tại VN từ sau ngày 30-4-1975 khi Hà Nội làm chủ cả nước không còn chiến tranh, bóng dáng beo cọp nhưng người dân cả nước đã ùn ùn bỏ chạy khỏi quê hương để tìm tự do khắp mọi nẽo đường thế giới, cũng chỉ vì một nguyên nhân . Ðó là không làm sao sống chung được với một chế độ tham tàn, bạo ngược, độc tài hà khắc tham nhũng mà từ trên xuống dưới chỉ biết có ‘ buôn dân bán nước ‘ để vinh thân phì gia mà thôi !
Phụ nữ thà đi làm đĩ bốn phương để thoát khỏi địa ngục đói nghèo hà khắc dưới chế độ cộng sản tại VN, thì thử hỏi trên đời này còn có một bi thảm nào sánh bằng nổi hờn hận cháy gan đứt ruột như tại quê hương chúng ta ngày nay ?
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Tháng 12-2009
HỒ ÐINH
No comments:
Post a Comment