THƯ HÀNG THÁNG của nguyệt san CHIẾN SĨ CỘNG HOÀ số #7 tháng Giêng , 2010
Hoàng Dược Thảo
Tại sao Ngày Hoàng Sa Toàn Cầu lại quan trọng với dân tộc Việt!
Ngày 19 tháng 1 năm 1974 các lực lượng Hải Quân VNCH đã chiến đấu anh dũng chống lại sự xâm lăng của Trung cộng tại vùng đảo Hoàng Sa. Năm nay các cựu chiến sĩ Hải Quân VNCH đã phát động một ngày Hoàng Sa trên toàn thế giới để ghi nhớ sự kiện lịch sử này đồng thời để suy tôn 53 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến này. Từ hai năm nay, chính quyền Việt Gian Cộng Sản đã lặng thinh đứng nhìn Trung Cộng cướp đất, cướp biển khiến người Việt Nam không phân biệt Bắc-Nam, trong và ngoài nước đều vô cùng phẫn nộ. Trong thời gian qua, những bài viết của nhiều tác giả cố gắng trưng bày những văn kiện lịch sử triều Nguyễn, thời kỳ thực dân Pháp còn đô hộ Việt Nam để chứng minh rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của chúng ta. Nhưng thực ra, cho đến ngày hôm nay, Trung cộng không hề tranh luận về việc này. Chính quyền cộng sản Trung Hoa chỉ cần trưng ra văn kiện bán đất, bán biển của Hồ Chí Minh và Phạm Văn Đồng từ thập niên 50 của thế kỷ trước song song với việc thiết lập các cơ sở du lịch, áp đặt một nền hành chính như sát nhập hai quần đảo này vào tỉnh Hải nam của Tàu, phát hành tiền tệ riêng lưu hành tại đây trong sự im lặng nhu nhược đến độ khó có thể chấp nhận của chính quyền Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này khiến giới trí thức trong nước không thể im lặng hơn được nữa vì chủ trương đàn áp, bưng bít, che đậy hành động bán đất, bán biển của bọn Việt gian cộng sản cầm quyền. Gần đây, lần đầu tiên, báo chí trong nước đã có những bài viết ca tụng sự chiến đấu anh dũng của các chiến sĩ Hải Quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 khi đương đầu với lực lượng Hải quân hùng hậu hơn gấp bội của Tàu cộng và coi như đó là một hành động anh hùng bảo vệ đất nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt.
Miền Nam Việt nam Việt Nam mất vào tay cộng sản sắp bước qua năm thứ 35 nhưng qua chính sách gây hận thù, chia rẻ để cai trị của cộng sản, những hố sâu giữa người dân sống tại hai miền Nam-Bắc Việt Nam càng ngày càng đào sâu cho dù cuộc chiến tranh quốc-cộng đã im tiếng súng. Người dân miền Bắc, đặc biệt giới trí thức, dù đã từng là đảng viên, cũng không còn chấp nhận sự cầm quyền bất công, ngu xuẩn, ươn hèn của bọn lãnh đạo đảng cộng sản Việt nam ngày nay. Họ không còn muốn nhận mình là một thành viên trong cái đảng cướp của, giết người, đã và đang đưa toàn thể dân tộc và đất nước đến hoạ diệt vong. Lá cờ đỏ sao vàng cùng biểu tượng Hồ Chí Minh đối với họ chỉ còn là những bài vị mờ nhạt, hết linh thiêng. Nhưng có một điều đáng buồn là tập thể Người Việt Quốc Gia Không Cộng Sản ở nước ngoài đã không đoàøn kết, không kết hợp được thành một lực lượng hùng mạnh để toàn dân tin tưởng trong công cuộc đấu tranh chống cộng. Vì vậy, tuy không chấp nhận bọn lãnh tụ cộng sản thối nát hiện nay, người dân trong nước vẫn không thể và không muốn liên kết với chúng ta để cùng đứng dưới một lá cờ quốc gia nền vàng ba sọc đỏ của các Chiến Sĩ Cộng Hoà tại hải ngoại.
Dó đó, có thể nói, sự kiện lịch sử Hoàng Sa-Trường Sa là điểm đoàn kết đầu tiên của người Việt trong và ngoài nước, không kể là Bắc, Trung, Nam, đảng viên cộng sản hay người Việt không cộng sản. Chúng ta hy vọng Ngày Hoàng Sa Toàn Cầu 19 tháng 1-2010 năm nay sẽ là ngày xuất phát cho công cuộc khởi nghĩa lật đổ bạo quyền cộng sản, dành lại quyền làm người cho dân tộc Việt Nam, dành lại lãnh thổ đã bị bọn Việt Gian cộng sản bán cho Tàu cộng để đổi lấy sự yểm trợ không giới hạn trong thời kỳ chiến tranh xâm lăng Miền Nam mà lúc đó Hoa Kỳ và thế giới tự do đã quay lưng với chính nghĩa quốc gia của chúng ta; mặc dù trong hai thập niên, miền Nam Việt Nam là đồng minh và là thành trì ngăn chận sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ở Á Châu.
Khi đọc những bài viết tiếp tục ca ngợi Hồ Chí Minh của những cây viết trong nước thì nhiều người nghĩ rằng tuy chán ghét đảng cộng sản nhưng họ vẫn suy tôn Hồ Chí Minh. Nghĩ như thế là lầm. Tuy không chấp nhận chế độ cai trị ngu xuẩn, tham quyền cố vị, độc tài của cộng sản nhưng đa số những người cầm bút trong nước đã lợi dụng hình tượng Hồ Chí Minh để vừa làm dù che thân, vừa để miã mai chế độ. Như lời ca dao thời đại: "mỗi năm hai thước vải sô. lấy gì che kín cụ Hồ em ơi!" chẳng hạn.
Mới đây một bản tin phổ biến trên Internet cho biết trong mấy năm qua, ngôi nhà của Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã ba lần bị dân chúng đốt cháy. Việt-gian-cộng-sản từ địa phương đến trung ương ra lệnh dấu kín tin này để dấu kín hành động biểu lộ sự bất mãn của dân chúng đối với Hồ chí Minh, không cho tin tức lan tràn xa hơn nơi chôn nhau cắt rốn của họ Hồ và rồi bọn chúng âm thầm chỉnh trang lại như cũ.
Không chỉ báo, đài của tập đoàn việt-gian cộng sản không đưa tin này mà ngay cả những nhà "đấu tranh cho dân chủ" đều im lặng, không ai "phát hiện" ra tin nhạy cảm này, dù nó là một đòn chí mạng vạch trần sự chán ghét cuả dân chúng dành cho bọn việt gian cộng sản từ Hồ chí Minh cho đến bọn lãnh tụ việt-gian-cộng-sản ngày nay. Tất cả các Bloggers từ Bauxite Việt Nam đều không đề cập gì đến tin này. Trước đây đã có tin từ trong nước chuyển ra hải ngoại rằng, mả của việt-gian Lê Đức Thọ chôn ở Mai Dịch, đêm đêm bị dân chúng phóng uế.
Chỉ tiếc rằng ở hải ngoại, hãy còn những ông trí ngủ tiếp tục hát bài "như cóù bác Hồ..."!!!
*
Đặc biệt năm nay là năm kỷ niệm 25 năm ông Trần Văn Bá và nhiều chiến sĩ tranh đấu cho nhân quyền và tự do bị Việt gian cộng sản xử tử hình về tội âm mưu lật đổ chế độ cộng sản tại Việt Nam. Mặc dù năm 2007, ông đã được Thượng viện Hoa Kỳ trao tặng huân chương Tự Do Truman-Reagan nhưng sự vinh danh ông trong tập thể Người Việt không cộng sản lại chưa đủ tầm mức đành cho một vị anh hùng trẻ tuổi dấn thân chống bạo quyền cộng sản từ những năm đầu của trang sử tị nạn và lưu vong của người Việt.
Còn nhớ, chúng tôi nhận được tin Trần văn Bá bị xử tử khoảng 9 giờ tối một đêm thứ Ba. Tôi đang yên lặng làm việc trong cái xó nhỏ rất thân thuộc của tôi. Mẹ tôi có lần cằn nhằn là tôi cố gắng hoàn tất nhiều việc cùng một lúc y như là tôi có thể hoàn tất công việc của cả đời sống trong vòng một ngày. Lúc đó, báo Saigon Nhỏ chưa có văn phòng chính thức. Tòa soạn chỉ là một góc bếp của căn apartment chật hẹp. Tối đó một người bạn đến thăm vì nghe tin cha tôi đau nặng. Trong câu chuyện bạn tôi nhắc về ngày giỗ của Trần Văn Bá. Cô đơn lắm, chỉ vài người bạn đốt một nén hương cho anh. Tôâi pha một ly cà phê rồi chúng tôi ra ngồi ngoài bậc thềm nhà bếp.
Đêm tối và sân âm u. Đêm quê người chỉ cho chúng ta cái cảm giác tẻ nhạt và rời rã. Khi buồn và cô đơn, tôi thường im lặng và nghĩ ngợi hoặc hát thầm những bài ca bất kỳ nào đến trong trí nhớ. Hình như tôi sợ phải nghe tiếng khóc thầm của mình trong yên lặng. Nhưng tối hôm đó, tôi đã câm như thóc. Vì ý tưởng vừa thoáng qua trí tôi.... Tôi nhớ vết chàm màu đỏ trên cái trán cao và cương nghị của Trần Văn Bá trong ảnh của nhiếp ảnh gia Trần Đình Thục. Không biết sau phát đạn của kẻ thù, vết chàm ấy còn đỏ thẫm hay đã phai màu... Rồi tôi nhớ đến người mẹ già điếng lặng ở miền Nam thủ đô Paris khi nghe tin dữ về đứa con trai sống vì lý tưởng. Không biết ngọn gió đêm hay dòng nước mắt trên đôi mắt quầng thâm đó đã làm tôi chợt nổi da gà. Tôi tự nhủ: Thôi ráng ngủ sớm đêm nay...
Đêm đó, tôi có một giấc mơ kỳ lạ. Tôi thấy Trần Văn Bá đang co ro vì lạnh. Nền đất ẩm làm áo quần anh như thấm nước. Anh đã biết về việc anh sẽ bị hành quyết trong nay mai. Trí óc mỏi mệt căng thẳng quá độ nhiều ngày khiến anh không còn sức lực mà nghĩ ngợi. Bá chỉ thèm ngủ. Một giấc ngủ đầy mà từ lâu Bá không còn có nữa. Khi đã biết không còn điều gì có thể khác hơn cho mình ngoài cái chết đang đếm từng giờ, Bá bỗng sợ ngủ. Vì những phút chập chờn hay đem đến cho trí óc anh những hình ảnh mà khi tỉnh thức, Bá tưởng đã quên. Như hình ảnh mẹ già. Còn nhớ đêm kia khi choàng tỉnh vì đèn pin của gã công an chiếu vào mặt, hai bàn tay anh còn bưng lấy mặt mình. Nhưng trong giấc mơ, đó là hai bàn tay của mẹ. Và khi đó, anhù đã thôi không còn là Trần Văn Bá lì lợm, ngang tàng dưới sự tra tấn của kẻ thù. Làn da như đã thay, như đã trở về với Bá, đứa con của mẹ. Điều đó làm Bá sợ còn hơn roi vọt của bọn vô nhân. Bởi vì mọi trấn ngự đàn áp xúc động đã không còn khi Bá nghe mình nói nhỏ trong bóng đêm: “Mẹ ơi, con nhớ mẹ.”
Người mẹ, cách đó mấy chục năm về trước đã thấy lồng ngực của mình như bị vỡ tan cùng lúc với tiếng đạn của cộng sản nổ tung thi thể của chồng. Nhưng việc chấp nhận cái chết của chồng dễ dàng hơn chấp nhận cái chết của con thơ. Bởi vì dù con có lớn khôn, con vẫn là con của mẹ. Từng ngày một, từ khi con còn là một đứa trẻ cho đến khi con bắt đầu có một tí râu mép trên môi... Rồi con vỡ tiếng, rồi con tìmù lấy cho con một nhận định, một cuộc đời. Tất cả những thay đổi đó, người mẹ nhận lấy như những thay đổi của chính mình. Và vì thế, dù con có ngang tàng, chọc trời, khuấy nước, con vẫn là con của mẹ. Khúc ruột đẻ ra và thân thể người mẹ vì thế đã chỉ còn là một.
Còn nhớ, tôi đã tỉnh dậy trong kinh hoàng không phải vì tiếng súng kẻ thù mà trong hai hàng lệ nghẹn ngào của bà mẹ già Việt Nam. Tôi tưởng tượng Bà Mẹ Gio Linh của Trần Văn Bá đang trên đường khăn gói đi nhặt lấy đầu con. Mẹ đã ôm trong tay một phần thi thể của con. Mẹ đã ôm trong tay bộ óc tinh anh và vết chàm đỏ trên trán của conï. Mẹ sẽ mai táng nó bên dòng sông cũ ngày nào con vẫn hay đùa nghịch, hướng về phía núi xa, bốn mùa sương phủ. Chiều chiều mẹ sẽ đốt cho con một nhánh trầm hương, nguyện cầu cho con của mẹ rồi sẽ được mãi mãi an lành trên cõi thanh cao.
Hình ảnh đau xót, tang thương của bà mẹ Gio Linh đó đã từng làm chúng ta nổi da gà, nhưng cũng sung sướng đến nghẹn ngào, hãnh diện đến tê điếng khi biết rằng chỉ có đất nước chúng ta thôi, mới có những mẹ già thương quá như thế kia. Mặc dù vận nước điêu linh đã chẳng ngừng ở đó. Vì những bà mẹ Gio Linh đã chẳng còn được ở lại quê xưa. Bà đã phải lưu lạc, đã chẳng còn có thể đạp chân trên con đường làng quen thuộc, tất tả chạy vội đi nhận xác con. Con đã chết ở quê hương nhưng mẹ lại cách con một trùng dương biển rộng, vết chàm đỏ sau tiếng súng của kẻ ác có đổi màu hay không, mẹ cũng chẳng hay! Con chết không nấm mộ, nén trầm hương mẹ đốt cho ai?
Tôi hằng có thói quen đè nén nỗi xúc động của mình. Bởi vì từ nhỏ tôi vốn có bản chất ủy mị. Tôi luôn cố lội ngược dòng. Lâu dần, quen đi, mọi biểu lộ tình cảm với bên ngoài đối với tôi có vẻ gì xa xỉ. Thế nhưng đêm hôm đó, tôi chợt thấy mình muốn khóc khi nghe bạn kể chuyện Hồ Thái Bạch. Khi nghe chuyện người mẹ già đi dự phiên tòa xử tử đứa con trai lâu ngày không được gặp vì Hồ Thái Bạch theo cha về Pháp từ nhỏ. Đã mấy chục năm, nay mẹ con gặp lại nhau thì màn sinh tử đã gần kề. Có ai hiểu con bằng mẹ. Bởi vì mẹ Bạch đã nói khi nghe kẻ thù kết án con mình: Tôi vẫn nghĩ con tôi là một đứa trẻ sống vô tư, ham chơi. Nay thì trái lại. Tôi hãnh diện vì con tôi và tôi thương con tôi quá. Bởi vì nó đã thay cha mẹ nó đền đáp ơn sông núi...
Rồi tự dưng tôi nhớ đến ngọn Hoàng Liên Sơn. Thuở nhỏ, học địa lý nước nhà, tôi còn nhớ ngọn núi cao nhất đất Việt là ngọn Hoàng Liên Sơn, 3142 mét. Rồi cũng rất tự nhiên tôi nghĩ Trần Văn Bá đã leo lên đến đó. Đã qua cái sườn núi dốc đá cheo leo kia. Hồ Thái Bạch cũng đã ở trên đó. Cùng Lê Quốc Quân nữa chứ. Phải có ở trên cao mới thấy quê ta biển rộng sông dài. Phải ở trên cao mới đứng cúùi nhìn, để từ đó mới thấy dân ta buồn bã sống...
Tôi nói với bạn tôi về ý nghĩ của tôi sau khi nghe chuyện Trần Văn Bá. Mai mốt khi về lại quê hương, tôi sẽ tìm một ngọn núi cao, một phiến đá bằng, tay trái ngó ra Biển Đông, tay phải ngó xuống bình nguyên nước Việt, dựng một tấm bia cho những anh hùng đất Việt. Những Nguyễn Khoa Nam. Những Lê Văn Hưng, Những Trần Văn Bá. Những Hồ Thái Bạch. Những Nguyễn Ngọc Huy... Những nhân cách và phong thái anh hùng mà người cộng sản Việt Nam đang tìm cách xóa bỏ trong lịch sử nước nhà chỉ vì không cùng chung chính kiến với họ. Tôi vẫn tin hồn thiêng sông núi đang tụ trên một ngọn núi nào cao nhất của Hoàng Liên Sơn để đợi chúng ta về. Sự nằm xuống của những người hùngï, cũng như những dòng lệ khóc con thơ của các mẹ già Việt Nam không thể chỉ là những hơi rượu say hay những chiếc lá bay cuối mùa. Mà đó chính là máu xương trong lòng bàn tay dân Việt đang siết chặt cho một ngày mai chí lớn sẽ về...
*
Kể từ số này, nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hoà đã có sự cộng tác của cựu Hải Quân Trung tá Trần Trọng Hải thuộc QLVNCH trong chức vụ chủ bút dưới bút hiệu Tuấn Anh Trần Trọng Hải. Ông sinh năm 1941 tại Lao Kay, Việt Nam và phục vụ trong quân chủng Hải Quân từ năm 1961 đến năm 1975. Chức vụ sau cùng của ông là Hạm Trưởng Tuần Dương Hạm Lý Thường Kiệt HQ 16. Sau ngày miền Nam mất vào tay cộng sản, ông đã trải qua 14 năm lao tù. Năm 1989 sau khi được phóng thích, ông làm đủ nghề: thợ điện, thợ máy và dạy Anh văn ở Saigòn. Với bút hiệu Tuấn Anh Trần Trọng Hải, ông là tác giả nhiều sách giáo khoa dạy Anh ngữ ở Việt Nam cũng như đã xuất bản nhiều sách, truyện Anh ngữ dịch sang Việt ngữ. Ông đã tái định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO từ năm 1993. Với sự hợp tác của một cựu quân nhân và đồng thời là một nhà văn như Tuấn Anh Trần Trọng Hải, nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Hòa sẽ bước vào một khúc quanh quan trọng và chắc chắn sẽ không phụ lòng mong đợi của Người Việt quốc gia trong vai trò một cơ quan ngôn luận nói lên tiếng nói chống cộng của các Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hoà và Hậu duệ.
Hoàng Dược Thảo
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment