Hình chụp ngày gắn alfa
tại quân trường THỦ ĐỨC
Tôi được lệnh gọi nhập ngủ khóa 24/SQTB/TĐ khi đang làm việc ở ty y tế Côn Sơn, có lẻ thư từ chậm ra hải đảo cho nên khi tôi về trình diện thì khóa học đã bắt đầu. Tôi được trả lại Côn Sơn tiếp tục làm việc cho tới khi nhận được lệnh nhập ngủ K.25/SQTB/TĐ. Côn Sơn là phần đất bình yên trong một đất nước chiến tranh. Khi nhận nhiệm sở ngoài nầy, tôi nghĩ chắc mình sẽ được lưu dụng làm việc ở đây khỏi phải đi lính. Tôi chưa muốn tham dự vào cuộc chiến lúc nầy, cho nên khi nhận lệnh gọi nhập ngủ tôi bị hụt hẩn lo lắng. Bây giờ thì tôi rất bình tâm nhìn tờ giấy gọi nhập ngủ như một việc phải đến. Tôi lên tòa tỉnh gặp trung tá Nguyễn văn Vệ tỉnh trưởng tỉnh Côn Sơn để chào từ giả, ông bắt tay tôi và nói: Tôi cố giử anh ở lại làm việc ở ty y tế nhưng bộ tổng tham mưu nha Động viên không đồng ý, thôi chào anh và chúc anh về nhập ngủ với cuộc sống mới oai hùng hơn. Hôm sau anh Nguyễn văn Đức xử lý thường vụ trưởng ty y tế Côn Sơn đích thân lái xe đưa tôi ra phi trường Cỏ Ống. Tôi bắt tay anh thật chặt và bước lên chiếc phi cơ quân sự Mỹ C130. Chiếc máy bay gầm gừ cất cánh, bay vòng nghiêng và từ từ nâng cao dần lên. Biển phía dưới một màu xanh thạch bích, sóng vổ lao xao bọt trắng ở dưới mõm núi xa dần. Chào hải đảo, chào Côn Sơn mà ở đó tôi có một mối tình hình như vừa mới chớm với cô nử sinh trường trung học. Chào những cơn sóng vổ bờ đá trong những chiều ngồi nhìn mặt trời lặng dần xuống biển. Chào sự yên bình hiền dịu, chào những cánh hải âu bay trên biển xanh. Ta sẽ về với đất liền, ở đó là những tiếng súng vang vọng đêm khuya, là pháo kích, là mìn nổ, là nổi chết bất ngờ trong mỗi bước đi.Ta thật sự sẽ là lính, ta sẽ đối mặt với trận địa ở một ngày mai khi ra trường. Chiếc máy bay mất hút trên bầu trời, phía dưới một màu mây trắng ngần lớp lớp…
Tôi trình diện tại trại huấn luyện Quang Trung ngày 14/4/1967. Sau hơn hai tuần nằm chờ cho đủ khoá, tôi cùng đoàn quân tân binh được chở lên quân trường Thủ Đức chính thức nhập học. Chín tháng quân trường với những bài học chiến thuật, với những buổi di hành tập trân, với những gian khổ đầy mồ hôi trên các bãi tập “Thao trường đổ mồ hôi sa trường bớt đổ máu”. Ngày 5 tháng 1 năm 1968 toàn khoá lên chọn đơn vị, anh em đồng khoá chào nhau quảy ba lô về các đơn vị trên khắp 4 vùng chiến thuật. Buổi chia tay ngậm ngùi nơi trường mẹ với những cái bắt tay thật chặt, với những lời chúc ráng bảo trọng trong những ngày sắp tới thật sự thử lửa với chiến tranh.
Nhóm chúng tôi hơn 40 tân sĩ quan được đặt dưới quyền xử dụng của Quân Đoàn 4 về trình diện Bộ tư lệnh vùng 4 chiến thuật ở Cần Thơ. Nhóm được chia ra về 3 sư đoàn: sư đoàn 21, sư đoàn 9 và sư đoàn 7, chỉ một số ít được ở lại làm việc cho bộ tư lệnh vùng. Nhóm của tôi hơn mười người leo lên chiếc Caribu bay về trình diên bộ tư lệnh sư đoàn 7 đóng ở Mỷ Tho tỉnh Định Tường. Tôi được phân về tiểu đoàn 2 trung đoàn 11 đóng ở Long Định. Cầm sự vụ lệnh cùng cái giấy phép 10 ngày, tôi về Trà Vinh thăm gia đình. Tôi có ông chú làm tài xế cho bộ tư lệnh quân đoàn 4. Ông chú nói: Cháu tìm cách xin chuyển về tiểu khu, chú sẽ lo cho cháu về làm việc văn phòng, khỏi đi tác chiến cực lắm. Ba má tôi cũng khuyến khích tôi làm như vậy.Tôi nghĩ khó mà chuyển về tiểu khu vì sự vụ lệnh đã có trong tay. Sau 10 ngày phép tôi trở lại bộ tư lệnh để về trình diện trung đoàn thì có tin: Tiểu khu đang phát triển Liên đội địa phương quân nếu ai muốn về tiểu khu thì làm giấy xin về. Thật là một đều bất ngờ ngoài dự đoán. Tôi ký đơn xin về Tiểu khu Định Tường. Tôi được phân về đại đôi 174/ĐPQ xung kích tỉnh đóng ở Bến Tranh. Tôi viết thư về cho chú tôi thì được ông trả lời: Vì tướng Mạnh rời chức vụ cho nên chú không lo được như đã hứa với cháu..Thế là mọi chuyện đã an bày. Thôi thì ở đâu cũng là dân tác chiến, trung đoàn hay đại đôi địa phương quân cũng thế thôi. Tôi lại được 7 ngày phép của tiểu khu trước khi về trình diện đại đôi ở chi khu Bến Tranh. Cầm xong tờ phép tôi đón ngay chuyến xe về Sài Gòn, ghé nhà người quen cùng quê mà ở đó tôi có mấy năm liền ăn ở và đi học. Trời giáp Tết gió thoãng nghe lành lạnh khi tôi bước xuống xe ở bến An Đông, kêu xích lô về Bình Thới. Thật sự chuyến đi phép nầy tôi về đó nhưng không có một khái niệm nào rỏ rệt cho mấy ngày còn thảnh thơi nầy. Sài gòn dường như xa lạ với tôi sau mấy năm ở đảo và suốt chín tháng quân trường. Trước khi ra Côn Sơn tôi có người yêu bỏ lại ở Sài Gòn. Tôi và Khuyên yêu nhau tha thiết. Trước đó nàng có yêu một người nhưng khi yêu tôi, Khuyên dường như quên hẳn người ấy. Khi tôi ra làm việc ở Côn Sơn được sáu tháng Khuyên có viết cho tôi một lá thư. Nàng nói má nàng giục nàng lấy chồng. Không biết sao lúc đó tôi dửng dưng trả lời: Nếu có chổ nào gia đình ưng ý thì em cứ nhận đi. Nói với nàng như vậy nhưng tôi không nghĩ nàng sẽ bỏ tôi dể dàng. Tôi lầm...! Nàng làm đám cưới với anh chàng du học ở Đức, là người yêu củ của nàng. Tôi nghe nhoi nhói một ít trong lòng, nhưng…nghĩ đó cũng là định số. Thì thôi…!
Những ngày tháng nơi quân trường tôi không còn ai để nhớ! Những buổi tiếp tân, tôi mồ côi cười ké với bạn bè. Những ngày phép cuối tuần là những ngày lang thang phố Sài Gòn với những chếch choáng mùi rượu. Cho tới một cuối tuần gần ngày mản khoá tôi gặp lại người yêu đầu lúc còn học ở trường trung học tỉnh. Nàng làm ở vủ trường Paramout. Lúc gặp lại nhau, nàng mừng rối rít chạy vội tới ôm chầm lấy tôi mặc cho người nào đó đứng mở của xe hơi chờ chở nàng về nhà. Tôi gợi ý khi nhìn về phía đó. Nàng nói mặc kệ anh đưa em về… Lúc đó trời đêm mưa bụi như sương. Tôi nghe lạnh run người. Tôi mất nàng có hơn bốn năm kể từ lúc hai người giận hờn rồi chia tay. Bây giờ bất ngờ gặp lại. Tôi lại thấy lòng chùn xuống đau đớn. Nàng bây giờ là cave..! Môt quan niệm rất sai lầm lúc đó, bơi ảnh hưởng của thuyết Khổng Giáo trong những năm còn ngồi ở băng ghế nhà trường"Xướng ca vô loại"!!!!.Tôi để vuột mất tình yêu đầu đời của tôi. Tôi thấy như có một khoảng cách nào đó lớn lắm giữa tôi và nàng lúc nầy. Tôi không ngờ nàng bây giờ là thế...! Không biết nàng đọc được ý nghĩ của tôi hay không. Nàng nói với tôi: Em không còn cách chọn lựa nào khác. Em đang làm cho tiểu đoàn 5/CTCT, nhưng bị đổi ra miền Trung. Em phải phụ với ba má lo cho đàn em, vả lại ra ngoài rất nguy hiễm ba má không đồng ý cho em đi. Em xin vào đây làm việc hơn 3 tháng.Tôi lầm lủi trong ơ hờ. Không biết từ đâu, tôi thấy nàng không còn của riêng tôi. Tôi từ chối vào nhà nàng đêm đó và đi luôn không trở lại ngỏ hẻm Huỳnh Thúc Kháng thị Nghè từ dạo ấy.
Lần nầy sắp làm tên lính tác chiến thật sự, tôi muốn ghé thăm nàng, nhưng tôi lại chuốt nổi đau khổ đến như rả người. Nàng lấy chồng cách nay vài tuần. Đứa em nàng nói: Chị ấy khóc khi quyết định lấy người ấy…đứa em nàng ngập ngừng: !. Anh chê chỉ nên chỉ tức giận anh mà ưng người nầy. Sài gòn ơi! Tôi đả mất hết mọi thứ. Khi trước tôi thấy lòng mình như dửng dưng, nhưng khi biết nàng lấy chồng vì thái độ của tôi lúc trước.Tôi hối hận.! Tôi thật sự mất nàng. Tôi bây giờ trơ trọi!
Còn hai ngày phép, tôi quyết định bỏ Sài Gòn về trình diện sớm. Hôm ra bến xe tôi tình cờ gặp lại cô bạn hồi còn học lớp đệ nhứt trường Hưng Đạo. Hồi đó Thắm và một số bạn cùng lớp thành lập nhóm ca nhạc. Mỗi mùa Noel chúng tôi thường hay tổ chức các party ăn uống nhảy nhót vui đùa vô tư. Chúng tôi sống như thể hiện cái thuyết hiện sinh đang ảnh hưởng mạnh vào lớp trẻ lúc đó. Chúng tôi có những ngày giao du mật thiết. Hình như không có tình yêu mà là môt thứ gì đó tương tự. Có những đêm nàng ở lại nhà trọ ngủ với tôi. Chúng tôi ân ái với nhau trong những cơn ngà ngà men rượu. Tôi tự hỏi sự run động khi hòa nhập thể xác vào nhau là men rượu hay men tình. Sáng sớm nàng bỏ về khi tôi còn say ngủ. Vắng nhau nhưng tôi thấy không có điều gì nhung nhớ và nàng cũng vậy, chưa bao giờ chúng tôi nói một câu yêu thương, chưa bao giờ nói một lời hẹn uớc mai sau. Không có một ràng buộc nào giữa hai chúng tôi. Tôi tự hỏi có phải từ phía Thắm quá tự nhiên, còn tôi thì hình như hoài nghi mọi chuyện.
Nàng nhìn tôi ngờ ngợ trong trang phụ nhà binh lúc ở trạm vé. Tôi thì nhận ra nàng ngay.Tôi hỏi: Thắm đi đâu đây? Lúc nầy nàng mới nhận được tôi và ôm vồ lấy tôi mừng rở. Nàng nói:
- Trông anh oai quá nhìn không ra. Em về Mỹ tho, còn anh...
- Tôi về Tân Hiệp.
Nàng trố mắt ngạc nhiên hỏi:
- Anh làm việc ở đó hả. Nhà em ở đó.
- Anh mới về trình diện thôi, nên chưa biết gì về Tân Hiệp.
Nàng cười tươi:
- Anh có chổ ở chưa? Có ai quen ở Tân Hiệp không?
Tôi cười và nói:
- Có…là Thắm đây.
Nàng cười và lấy ngón tay chỉ vào người tôi:
- Được rồi, anh ở tạm nhà em tối nay rồi sẽ tính sau.
- Còn người nhà của em thì sao? Có bất tiện cho Thắm…
- Nếu bất tiện thì ai mà mời. Giờ nầy mọi người chắc về trong nhà vườn lo sửa
soạn đồ ăn cho dịp Tết.
Nói xong chúng tôi cùng bước lên xe ngồi kề nhau. Trên suốt dọc đường về, chúng tôi nhắc nhiều kỷ niệm thời củ. Tôi hỏi về đời sống tình cãm, nàng nói đùa: Em chờ anh đó, chưa muốn lấy ai! Nàng còn cho tôi biết hiện đang theo học năm cuối văn khoa. Ngồi bên cạnh hai chúng tôi là hai quân nhân đang được nghĩ phép về Mỷ Tho ăn Tết vì có lệnh hưu chiến ba ngày. Tôi nghĩ ba ngày hưu chiến ở nhà Thắm ăn Tết chắc vui.
Xe dừng lại ở bên đường phía đối diện với nhà ga Tân Hiệp, đây là trạm nhà ga xe lửa Mỹ Tho Sài Gòn trước đây. Bây giờ xe lửa đã ngưng chạy nhà ga trống trơn với những băng ghế sắt rỉ sét, vài người bày bán đồ ăn trên mấy cái xịa đan hoặc trong thúng với gióng gánh. Buổi trưa nắng hanh hanh với sự náo nhiệt phía trái cách nhà ga vài chục thước là khu chợ.
Tôi quảy ba lô theo nàng về nhà. Khi tới trước của căn nhà lợp mái tôn, Thắm đưa tay chỉ về phía hơi chếch bên phải cách căn nhà độ hơn 200 mét, là cổng vào doanh trại Đại Đội. Tôi thấy hàng chử màu đỏ Đại Đôi 174 địa phương quân. Thắm đưa tay tra chìa khoá vào ổ khoá mở cửa. Chúng tôi bước hẳn vào nhà. Đúng như Thắm nói nhà không có ai. Một vài người đi ngang trước cửa tò mò nhìn sau lưng chúng tôi. Thắm nhắc tôi:
- Có ai hỏi, anh nói là bà con với em mới đổi về, còn người nhà thì để em
tính…em sẽ giới thiệu anh sau. Nàng cười mĩm hớm hỉnh. Thắm chỉ bộ ván gỏ đặt phía trái căn nhà và nói anh ngủ tạm ở đó, còn em thì ở buồn bên trong. Nhà tắm ở phía sau. Muốn tắm gội thay đồ thì cứ tự nhiên ở đó. Tôi bỏ chiếc ba lô lên bộ ván, nàng xách chiếc túi đi vào bên trong phòng. Tôi móc túi lấy bao thuốc, rút ra một điếu, châm lửa hút và nhìn lơ đảng ra ngoài cửa. Một vài chiếc Honda chạy ngang con đường nhựa nhỏ trước nhà. Tiếng chuông nhà thờ đâu đây nghe vọng lại king kong..Thắm đi ra với bộ đồ màu huyết dụ, trông nàng tươi mát và đẹp. Cái vẻ đẹp nhẹ nhàng thanh thoát. Thắm nói anh nên thay đồ cho nhẹ nhàng. Em đi chợ mua ít đồ về làm cơm ăn. Thắm đi ra khỏi cửa và nói ngoái lại anh cứ tự nhiên ngơi nghĩ, em đi một tí là về ngay. Thắm đi rồi tôi để nguyên bộ đồ, kê đầu trên chiếc balô nằm xuống và thở một hơi khói dài… Còn hai ngày phép, còn hai ngày nửa là hết năm. Đây là cái Tết đầu đời của tên lính mới, rồi đây tôi sẽ có những ngày mưa nắng với chiến trường. Tôi nghĩ với chín tháng quân trường chắc chưa đủ cho mình thực sự vửng tâm mà hành xử với súng đạn ngoài trận địa thật. Mình chỉ học những điều căn bản, còn thực tế lại là do sự dủng cãm và và kinh nghiệm. Mình chưa có kinh nghiệm! Còn dũng cãm? Không biết mình có đủ gan dạ không? Chắc là phải chấp nhận để đương đầu với chiến trường đang chờ đón mình nay mai. Tôi miên mang nghĩ ngợi và thiếp đi lúc nào không biết, chừng mở mắt ra thì cũng là lúc nhìn thấy Thắm đứng bên giường nhìn tôi. Tôi vội ngồi bật dậy và hỏi:
- Em về lâu chưa?
- Trông anh ngủ say, em không nở gọi anh. Em đã làm cơm xong, anh đi thay đồ
đi rồi chúng ta cùng ăn cơm.
- Anh đâu có đồ gì ngoài mấy bộ quần áo nhà binh.
- Thôi thi đi ăn vậy, anh đói chưa?
- Tí tí thôi..
Chúng tôi ngồi vào bàn ăn.Thắm chu đáo như một người vợ, nàng đơm cơm và gắp đồ ăn cho tôi. Tôi hơi xúc động và nghĩ nàng bây giờ khác hơn xưa, không quá vồn vả...tôi có cái cãm giác thật ấm cúng. Cái không khí buổi cơm như một đôi vợ chồng trong gia đình hạnh phúc. Tôi nói đùa:
- Em lo cho anh như một người vợ lo cho chồng, làm anh thấy vui và lạ lắm..em thay đổi nhiều hơn trước.
Thắm cười và nói:
- Em lớn rồi, phải thay đổi để để chuẩn bị làm vợ, làm mẹ.
- Em sắp lấy chồng?
- Chưa có ai để gật đầu...còn anh thì sao?
- Cũng còn long bong..Bây giờ thì không dám nghĩ nửa!
- Vì đâu?
- Làm lính như anh lấy vợ phiền hà lắm...lở chết để người ta ở giá tội nghiệp.
- Anh cứ nói bậy...chết sống có số!
Câu chuyện của tôi và Thắm cứ quanh quẩn chuyện gia đình. Có lẻ chúng tôi ở vào cái tuổi phải nghĩ đến chuyện đó, nhưng tuyệt nhiên cứ nói đâu đâu chứ chưa ai gợi một ý nào đó cho cả hai.Với tôi một người đang hụt hẩn tình yêu, một người sắp đi vào hiễm nguy cuộc chiến, tôi thấy lòng trống vắng và nao nao ước muốn một thứ hạnh phúc nào đó làm ấm áp cuộc đời. Khi Thắm dọn chén bát đi rửa. Tôi nhìn nàng và nghĩ: Hình như có một điều gì đó làm tôi nghỉ ngợi trong lần gặp lại nàng bây giờ.?
Tôi trình diện đại đội vào sáng 30 Tết, buổi chiều nghe mấy người lính chạy hớt hải vào nói Việt công chận xe đò ở ga Ông Táo giữa Tân Hương và Long An bắt giử lính và gom dân tuyên truyền.Tối hôm đó công điện tiểu khu gởi khẩn về đại đội. Đại đội trưởng cho lính đi gom mấy người lính ở quanh chi khu về đại đội và ban lệnh cấm trại. Kẽn đánh tập họp. Quân số điếm được chưa quá 30 lính kể cả lính văn phòng. Đêm đó tôi ở lại trong doanh trại.Trung úy đại đội trưởng bảo thường vụ tìm cho tôi một căn nhà nhỏ trong khu gia binh.Tôi ngủ trên một chiếc ghế bố nhà binh do ông thượng sĩ thường vụ mang đến. Nửa khuya Việt Công pháo kích ầm ầm, có vài quả rơi ngoài vòng rào doanh trại.Tiếng kẻn báo động inh ỏi. Tôi và tất cả quân lính đã chui vào các lô cốt. Tiếng đại đội trưởng chỉ huy phản pháo bằng súng cối 81 ly. Hai cây pháo binh của quận cũng bắn trả ì ầm. Cuộc pháo kích chấm dứt độ vài tiếng thì tôi nghe vài loạt súng nổ ở đâu đó rất xa. Một anh lính nào đó la lớn: Coi chừng nó pháo nửa, nó bắn để lấp tiếng đề pa. Anh lính nầy nói vừa dứt thì nhiều tiếng nổ ầm ầm lại vang lên.Tiếng phản pháo, tiếng rên la của những người dân ở những căn nhà ngoài rào bị thương. Đêm treo sáng từng đợt hoả châu. Đêm ba mươi đón giao thừa với những cơn giật xé của đạn pháo.Trái nổ xa, trái nổ gần. Màn đêm với những tia chớp của đạn, của lửa. Bình thường giờ nầy mọi người, chắc họ đang cúng trời đất để đón mừng năm mới. Có thể bà mẹ đang ngồi châm lửa cho nồi bánh chưng, bánh tét. Có thể bà chị đang gói chiếc bánh ích cuối cùng và lo bốc giở những chiếc bánh chín rồi đặt lên dàn gióng treo. Có thể đứa em nhỏ đang ngủ mơ chờ ngày mai thức sớm mừng tuổi ông bà cha mẹ với gói đỏ tiền lì xì đầu năm. Có thể người cha đang chấp tay trước bàn thờ vái vang điều gì đó với tổ tiên gia tộc... Tôi nhìn đâm đâm nhìn về phía ngoài rào. Bây giờ thay vào đó là nổi khiếp đãm bủa vây, là chết chóc, là rên la thãm thiết. Mộng đầu năm thành tang thương úp chụp lên người dân vô tội. Hưu chiến! Hưu chiến! Tại sao? Tại sao! bọn Việt Công lại dã man giết người trong giờ hưu chiến? Trong đầu Xuân mơ ước? Tôi nghe cay cay đôi mắt. Tôi thật sự khóc trong đêm nay. Thắm ơi! giờ nầy em đang làm gì ? Em có sợ hải không? Em trơ trọi trong căn nhà mà mới hôm qua đã có cùng anh một đêm gối chăng đầy mộng ước mai sau, chứ không phải vô tâm như dạo nào...! Chúng ta thật sự thấy cần có nhau và anh hiểu được sự rung động trong từng thớ thịt của em, chuyền vào anh như cơn mê sãng mềm mại ái ân.
Đêm giao thừa đón năm mới bằng những chuyển động tâm thức như một mở đầu cho một ngày mai gian khổ quyết liệt. Tôi chờ đợi và sẽ chấp nhận nó như vừa nghĩ đến tình yêu thật sự mới nở ra giữa tôi và Thắm.
Huỳnh Tâm Hoài
Sacramento mùa thu sắp tàn 2009
( Trích trong Đặc San Xuân của Hội SQ/TB/Thủ Đức Sacramento sắp phát hành đầu năm Canh Dần 2010)
*PHỤ CHÚ ghi nhớ : Khoá nầy có anh : *Lê Văn Tuất là con Thống Tướng Lê Văn Tỵ (tr/đ37)
*Lê Anh Tuấn là cháu tướng Tỵ (Tr/đ37)
*Nhạc sĩ Vũ Thành An
*Đại đôi trưởng: Trung úy Hồ Tấn Luy
*Trung đội trưởng trung đội 37: Chuẩn úy Nguyễn Anh Dủng .Sau nầy có thêm chuẩn úy Minh Mẩn học trường quân sự Mỹ về.
*Đại đội được đại diện quân trường Thủ Đức đi diển hành ngày quân lực 19/6/67
*Để chuẩn bị cho cuộc diển hành đại đôi trưởng cho luột phần báng súng cho sạch sẽ và đánh bóng lại nên đ/đ mang danh là đại đội luột súng
* Mới vào khoá ít lâu thì khoá 24 bị mìn của VC ở ngoài cổng số 9.
* Các phần còn thiếu ghi trong phẩn nầy nhờ các bạn đồng khoá và chung đại đôi bổ túc thêm.
No comments:
Post a Comment