Vinh danh kỳ-nữ PHẠM-THANH-NGHIÊN.
Con cháu Triệu, Trưng, tỏ chẳng hèn.
Mạnh dạn chỉ tên bầy bạo đảng,
Hiên ngang hài tội lũ cường quyền.
Công-hàm ký-kết đem dưng đất,
Khế-ước thi-hành cắt nhượng biên.
Tù ở 4 năm đày liễu yếu,
Mà toàn dân Việt lặng ngồi yên.
TDT, JAN-30-10
Ngô-Phủ
-------------------------------------------------------------------
Quốc kỳ Việt Nam
Thủ đô Saigon
Vui lòng giúp phổ biến bản tin này
Một Bản Án Thô Bỉ_
29/01/2010
Nhà văn bất đồng chính kiến Phạm Thanh Nghiên bị Vietcong tuyên án 4 năm tù hôm 29/1 về tội “tuyên truyền chống phá nhà nứơc”, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Theo AFP và AP số ra ngày thứ sáu, ngoài bản án 4 năm tù giam, cô Nghiên còn bị phạt 3 năm quản thúc tại gia. Phạm Thanh Nghiên năm nay 32 tuổi bị kết tội và tuyên án tại Toà án nhân dân Hải Phòng trong một phiên xử kéo dài nửa ngày.
Nhà báo Phạm Thanh Nghiên bị Vietcong tuyên án 4 năm tù giam, 3 năm quản thúc tại gia
Tin Tổng Hợp
Trong một số phiên toà xét xử các nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam trước nay, các nhà ngoại giao và báo chí quốc tế được theo dõi phiên xử qua màn hình tại một phòng kế bên phòng xử.
Tuy nhiên, hãng thông tấn AP cho hay giới ngoại giao vào các phóng viên phương Tây không được tham dự phiên toà của cô Thanh Nghiên.
Phát biểu với Ban Việt Ngữ VOA, bà Nguyễn Thị Lợi, thân mẫu của cô Phạm Thanh Nghiên, cho biết:
“Phiên toà diễn ra ngày thứ sáu 29/1/2010, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Nhà báo hay phóng viên không ai được vào tham dự. Họ kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản thúc, buộc vào tội “tuyên truyền chống phá nhà nứơc”. Việc Thanh Nghiên toạ kháng, bây giờ họ không truy cứu nữa, mà họ kết án là tuyên truyền chống nhà nứơc. Con tôi chẳng có tội gì cả. Còn việc nhà nứơc họ làm thế nào thì mình phải chấp nhận thôi, chứ cũng chẳng kêu oan đựơc. Kháng cáo cũng không ăn thua gì đâu!”
Cô Phạm Thanh Nghiên, một nhà báo tự do và cũng là một blogger, bị bắt hồi tháng 9/2008 trong khi cô đang tọa kháng tại gia, phản đối Trung Quốc xâm lấn chủ quyền của Việt Nam, với hai biểu ngữ khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam, và yêu cầu chính phủ Hà Nội có thái độ cứng rắn đối với việc Trung cộng lấn chiếm đảo Trừơng Sa và Hoàng Sa.
Tuy nhiên tại toà, giới công tố rút lại các lời buộc tội liên quan đến vụ này, và bản án của cô Nghiên được dựa trên một việc khác.
Các công tố viên nói rằng cô đã phỉ báng quan chức nhà nứơc khi viết bài tố cáo họ ăn chặn tiền bồi thừơng cho gia đình các ngư dân bị quân tuần duyên Trung Quốc sát hại trong một vụ việc xảy ra hồi năm 2007.
Ngoài ra, cô Thanh Nghiên còn bị buộc tội tàng trữ các tài liệu chống nhà nứơc và trả lời phỏng vấn của báo đài nứơc ngoài.
AP trích lời luật sư Trần Vũ Hải cho biết bị cáo thừa nhận các hành vi, nhưng khẳng định tất cả những điều đó không phạm pháp.
Năm ngoái, cô Phạm Thanh Nghiên là 1 trong 37 nhân vật từ 19 quốc gia được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch trao Giải thưởng Hellman/Hammett dành cho các nhà văn bị đàn áp chính trị.
Đây là bản án thứ 14 trong loạt các phiên toà xét xử những nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam trong 3 tháng nay. Ngày 20 tháng Giêng, 4 nhà dân chủ trẻ bao gồm Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung, và Trần Huỳnh Duy Thức bị tuyên các mức án từ 5 đến 16 năm tù về tội danh “âm mưu lật đổ chính quyền” theo điều 79 Bộ luật Hình sự.
Các phiên phúc thẩm trong tháng này tại Hải Phòng và Hà Nội giữ y án đối với 9 nhà dân chủ bao gồm Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Văn Túc, Phạm Văn Trội, Trần Đức Thạch, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Mạnh Sơn, Vũ Hùng, và Nguyễn Kim Nhàn, với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật Hình sự. Tất cả các trường hợp này đều bị xét xử và tuyên án nhanh chóng.
Hoa Kỳ, Châu Âu và nhiều nước trên thế giới cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án những bản án này là hành động đàn áp dân chủ-nhân quyền, đồng thời kêu gọi Hà Nội phóng thích vô điều kiện các nhà bất đồng chính kiến. Đáp lại, chính phủ Hà Nội nói rằng đây là những nhận xét “thiếu thiện chí” và can thiệp vào chuyện nội bộ của Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Lợi, mẹ của cô Nghiên cho biết: bà thẫn thờ trước bản án quá lớn dành cho con bà.
"Kết quả bản án này, chúng tôi là người dân cũng chẳng biết nói gì cả. Kêu cũng không kêu với ai được.
"Những người đáng kêu lại là những người thực hiện. Tôi chẳng biết kêu ai cả," bà Lợi nói.
"Tôi là mẹ của cháu thôi thì tôi chỉ biết âm thầm, ngậm ngùi chấp nhận. Biết làm sao bây giờ."
Một số nhân vật bị chính quyền cho là "chống đối" và bắt cùng đợt với cô Nghiên như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Trần Đức Thạch, nhà giáo Vũ Hùng... đều đã ra tòa hồi tháng 10 và bị xử tù từ 2 đến 6 năm.
Cũng hồi tháng 10, Phạm Thanh Nghiên cùng năm nhân vật khác đã được tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch (HRW) trao giải thưởng Hellman/Hammett năm 2009.
Phạm Thanh Nghiên bị bắt vào ngày 18/09/2008 khi đang tọa kháng tại nhà trước hai khẩu hiệu về Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, cô Nghiên và nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đã làm đơn xin được biểu tình theo điều luật 69 của Hiến pháp Việt Nam nhưng không được chấp nhận.
Trong quá khứ, cô đã từng bị bắt giam một vài lần. Đầu tiên là vào ngày 30/04/2008 khi biểu tình chống lại cuộc rước đuốc Bắc Kinh, sau đó được thả.Vào ngày 11/09/2008, cô Nghiên lại bị giữ và được thả ra vào ngày sau nhưng vẫn còn bị theo dõi cho đến khi bị bắt lại.
=========================================
===================================================
No comments:
Post a Comment