Nguyễn Minh Tâm dịch
Tin Kinh Tế Hoa Kỳ:
Bây Giờ Là Lúc Tổng Thống Obama Cần Có Sự Tiếp Tay Của Giới Doanh Nghiệp
· Chìa khoá để đưa nền kinh tế Hoa Kỳ đến giai đoạn phục hồi lâu dài là phải khuyến khích các công ty doanh nghiệp đầu tư vào những dự án kinh doanh, đòn bẩy kinh tế do chính phủ đưa ra chưa đủ để giúp cho nền kinh tế phục hồi.
KINH TẾ HOA KỲ Ở TÌNH TRẠNG PHUN RA NHỮNG đợt phát triển nho nhỏ, và chúng ta không còn nhiều sáng kiến, bài bản để làm cho nền kinh tế vươn lên trở lại. Lãi suất xuống quá thấp rồi, không còn xuống thấp hơn được nữa. Bảo chính phủ bơm thêm tiền vào nền kinh tế, dù với chủ đích tốt hay xấu, đều không thể làmđược .Như vậy, có phương án nào để giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng dậm chân tại chỗ, trì trệ, hay chỉ ngồi chờ cho tình hình kinh tế trở nên xấu hơn? Thực ra, còn có một nguồn kích thích kinh tế thứ hai, có thể đem lại những kết quả sâu xa - còn mạnh hơn cả những đợt kích thích do sự chi tiêu của chính phủ. Và đặc biệt những kích thích đó lại không làm tăng mức khiếm hụt ngân sách.
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang mới đây báo cáo cho biết hiện nay 500 công ty lớn nhất cuả Mỹ, không nằm trong lãnh vực tài chánh, có một khối lượng tiền mặt tích lũy hết sức lớn, khoảng $1.8 trillion đô la. Đây là số tích luỹ nguồn vốn cao nhất từ nửa thế kỷ nay, dù có tính theo phương pháp gì cũng được, ví dụ lấy phương pháp so sánh với tỉ lệ tích sản của công ty. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đó vẫn còn chần chờ không chịu dùng tiền của họ để đầu tư xây thêm nhà máy, mua thêm trang thiết bị, hay tuyển thêm công nhân. Nếu như họ bắt đầu cởi hầu bao ra, đem số tiền này để đầu tư vào nền kinh tế thì hay biết mấy. Và khoản tiền đầu tư đó sẽ có tác dụng lâu bền, hữu hiệu hơn sự kích thích của chính phủ rất nhiều.
Tôi nghĩ rằng kế hoạch tăng chi để kích thích kinh tế của chính phủ chỉ có tính cách tạm thời, và bị hạn chế trong chừng mực nào đó. Cả dân chúng lẫn các công ty đều tỏ ra thận trọng về việc tăng chi của chính phủ. Hiện nay, việc chính phủ bơm thêm tiền vào nền kinh tế chỉ có mục đích giúp nền kinh tế sống còn, không bị đắm tầu. Nếu không có sự kích thích kinh tế lần thứ hai, nhiều chính quyền điạ phương cấp tiểu bang, thành phố phải cắt giảm chi tiêu và tăng thuế. Làm như vậy sẽ khiến cho tình trạng thất nghiệp trầm trọng hơn, mức phát triển kinh tế chậm lụt thêm, tiền thu nhập qua thuế má ít đi, và tăng thêm mức khiếm hụt ngân sách. Ông Joel Klein, Học Khu Trưởng hệ thống giáo dục công lập ở New York nói với tôi rằng vào cuối năm nay, khi tiền kích thích của chính phủ không còn nữa, ông sẽ phải cho 5,000 giáo chức nghỉ việc. Hãy nhân thử tình trạng đó lên với một ngàn lần, chúng ta thấy nền kinh tế trong năm 2011 sẽ bi đát đến mức nào.
Nhưng nghĩ cho cùng, chi tiêu của chính phủ chỉ có thể là nhịp cầu bắt sang khu vực đầu tư của tư nhân mà thôi. Yếu tố chính để đưa đến sự phục hồi kinh tế lâu dài, và sự phát triển mạnh mẽ là phải làm sao cho các công ty doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào Mỹ. Như vậy thử hỏi vì sao họ vẫn còn ngần ngại mặc dù họ có sẵn một đống tiền mặt nằm chờ không dùng đến? Tôi gặp một số nhà lãnh đạo của doanh nghiệp và hỏi thăm họ trong vài ngày qua. Họ đều đưa ra ý kiến sâu rộng về vấn đề này, song nhất định dấu tên, vì sợ làm buồn lòng giới chính khách thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Lý do chính khiến họ thận trọng trong việc đầu tư là tình hình kinh tế không chắc chắn, ổn định. Một vị nói với tôi: “Chúng ta vừa mới trải qua một trận hồng thủy- tsunami- về kinh tế, vì vậy chuyện thận trọng là điều tất nhiên.”. Nhưng ngoài ra, họ cũng nói khá nhiều về tính chất chính trị, về tình hình bất ổn bao quanh những luật lệ mới, và thuế má.Có người than phiền thẳng thừng là chính phủ làm việc không ăn khớp, hoà điệu với doanh nhân – not in sync with entrepreneurs. Ông Jeffrey Immelt, Chủ tịch công ty General Electric đã nói như vậy vào hôm thứ Sáu. Nhóm các công ty trong Hội Nghị Bàn Tròn Kinh Doanh – The Business Roundtable- trước đây từng ủng hộ chính phủ của ông Ob ama, đã bắt đầu than phiền về những núi những luật lệ, qui tắc mới đang được thai nghén hình thành ở Hoa Thịnh Đốn.
Một vị CEO nói với tôi rằng: “Hầu như cơ quan chính phủ nào cũng muốn tăng thêm quyền kiểm soát của mình đối với doanh nghiệp. Điều này làm cho chúng tôi lo ngại trong tương lai, luật lệ ràng buộc chặt chẽ quá, sẽ chẳng còn gì để chúng tôi làm ăn cả.”. Một vị khác nói rằng để có thể hành động đúng theo đòi hỏi của luật về cải tổ y tế, về cải tổ tài chánh, định mức mậu dịch tối đa, công ty của ông phải thuê hàng chục luật sư nghiên cứu những đỏi hỏi mới cuả luật lệ. Những tay chuyên lo chuyện vận động hành lang chính trị như ông “Siêu Lóp Bi” Tony Podesta thì mừng lắm. Ông ta nói với tờ báo The New York Times: “Ông Obama đòi tăng thêm quyền hạn của chính phủ, tức là ông ta giúp chúng tôi có thêm công ăn chuyện làm.”.
Hầu hết các nhà lãnh đạo doanh nghiệp tôi tiếp xúc là những người đã bầu cho ông Barack Obama. Họ vẫn ngưỡng mộ ông Tổng Thống. Những ai gặp ông Ob ama đều nghĩ rằng ông này là một người thông minh , xuất chúng. Nhưng tất cả đều nghĩ rằng trong thâm tâm, ông Ob ama là người không ưa giới kinh doanh. Khi hỏi vì sao họ nghĩ như vậy, hãy đưa ra bằng chứng. Họ vạch rõ rằng trong nội các của ông Ob ama không có một ông, hay một bà nào trong giới kinh doanh cả. Rất hiếm khi nào thấy ông Ob ama tham khảo ý kiến của giới chủ nhân daonh nghiệp. trừ phi để chụp hình đăng báo mà thôi. Kế đến, phải nói rõ là ông Ob ama không hề có kinh nghiệm làm việc trong lãnh vực tư.Vì thế khiến ông nghĩ rằng cơ quan chính phủ, và các cơ quan bất vụ lợi làm việc giỏi hơn khu vực tư. Chính ở điểm này làm cho ông càng thêm mất lòng tin nơi khu vực tư.
Trong một số trường hợp, sự bành trướng của khu vực công là do hoàn cảnh đưa đẩy. Cơn khủng hoảng kinh tế khiến cho chính phủ phải mở rộng thẩm quyền của mình trong nhiều lãnh vực, từ tài chánh đến sản xuất xe hơi. Nhưng đó chỉ là do hoàn cảnh đưa đẩy mà thôi. Bây giờ là lúc ông Ob ama phải phác hoạ kế hoạch phát triển kinh tế, khuyến khích cạnh tranh, đó mới là việc làm lôi cuốn giới kinh doanh Mỹ. Điều này nghe ra có vẻ nặng về khía cạnh tâm lý, hơn là về kinh tế. Và sẽ khiến cho phe tả than trời: “Thế là họ lại muốn chúng ta phải ve vãn, dễ dãi với giới kinh doanh. Đó là việc sau cùng chúng ta phải làm thôi”. Nhưng hoàn cảnh thực tế của vấn đề cho thấy là chúng ta phải làm gì để giới kinh doanh cởi hầu bao ra, dùng tiền của họ để đầu tư càng sớm càng tốt. Đúng như một nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở New York , từng ủng hộ ông Obama ra tranh cử, nói với tôi như sau: “Những gì họ tiên đoán chính là thực tế hiện nay.”.
Bài phân tích của Fareed Zakaria trên Newsweek ngày 12/7/10
Nguyễn Minh Tâm dịch
=================================================
=====================================================================
No comments:
Post a Comment