Ở Hay Về Việt Nam?
Vi Anh
Trong phần điểm báo của Đài RFI mới đây, có trích dẫn một phóng sự của báo Le Monde “về làn sóng Việt Kiều về nước để làm ăn sinh sống. Họ là những người đã rời Việt Nam cùng với cha mẹ họ sau năm 1975. Hôm nay, họ đã trở thành người mang quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Anh... Họ trở về định cư trên đất nước có nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này.” Câu chủ đề của bài phóng sự của tờ báo lớn của Pháp thiết nghĩ cần phân tích vì liên quan đến một vấn đề nguyên tắc hết sức căn bản, một lằn ranh đã vạch của người Việt hải ngoại đại đa số mang căn cước tỵ nạn CS. Hai yếu tính này người Pháp hay người Mỹ không có cái “tâm Việt Nam” khó mà thể nghiệm, khó mà thấu triệt, lãnh hội được như người Việt hải ngoại: đó là ở hải ngoại hay về VN.
Nhưng trước nhứt cần lướt qua những điểm cốt yếu của bài phóng sự. Bài phóng sự có nhắc đến những con số đáng chú ý. Như có “4 triệu người Việt hải ngoại mà phần lớn trong số họ rời khỏi đất nước sau 30.4.1975”. Hai phần ba Việt Kiều định cư ở Mỹ, tập trung tại bang California. Số còn lại sống ở Tây Âu, đông nhất là ở Pháp (400.000), và Úc châu. Còn ở Đông Âu thì đông nhất là ở Ukraina. 80% trong số họ mang quốc tịch nước sở tại và vẫn giữ được liên lạc với gia đình ở Việt Nam. Mỗi năm, họ gửi về Việt Nam khoảng từ 6 đến 8 tỷ đô la (tương đương với từ 4.8 đến 6.4 tỷ euro)”.
Như cả thế giới đều biết đại đa số người này là quân dân cán chính VNCH rời khỏi VN để tỵ nạn CS trong một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN, kéo dài rất lâu qua nhiều phong trào: di tản sau khi Saigon sụp đổ, vượt biên đường bộ, đường biên, tỵ nạn chánh trị và đoàn tụ gia đỉnh. Những người biết chuyện không coi mình là “Việt Kiều” vì họ không thừa nhận chế độ CS đang thống trị VN, mà tự coi mình là người Việt hải ngoại đất nước đang bị chế độ CS Hà nội tạm chiếm như người Pháp của Pháp quốc Hải ngoại thời Đức Quốc xã xâm chiếm Pháp. Còn người gốc Việt ở Đông Âu đa số là người Miển Bắc Xã Hội Chủ Nghĩa công tác, lao động, du học ở lại sau khi các nước CS Động Âu sụp đổ.
Theo phóng sự, “làn sóng Việt Kiều về nước bắt đầu từ năm 2000. Hiện tại người ta không xác định được chính xác số Việt Kiều về nước. Theo lời ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều, thì hiện tại, chỉ biết rằng, năm 2009 có khoản 500,000 Việt Kiều hồi hương, còn cách đây 10 năm là 200,000. Nhưng ông không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư.”
Điểm này là điểm cần phân tích thấu đáo chữ nghĩa vì tác giả bài phóng sự là người Pháp, không thể đòi hỏi ông ta hiểu người Việt, chữ Việt một cách tinh túy như người Việt. Chữ Việt “đi VN” khác với “về VN”, chữ “đi” khác với “về”. Đi là đi đến, xong việc rổi về nơi mình ở. Còn về là đi đâu đó rồi trở về nơi mình ở. Việc ông Tạ Nguyên Ngọc, Trưởng ban Quốc gia phụ trách về Việt Kiều không xác định được cụ thể có bao nhiêu người về để du lịch, bao nhiêu về định cư là cách nói tránh né, một kiểu chơi chữ nhập nhằng đánh lận con đen, che dấu một sự thật: người Việt hải ngoại đi VN vì nhiều việc chung và riêng trong đó có du lịch như đi Thái Lan, Trung Quốc – thì có, có nhiều nữa là đằng khác. Nhưng nếu nói về VN thì có nghĩa như Pháp, Mỹ ngoại quốc về nước nhà, quê nhà, gia trụ mình đang ở và ở lại luôn như ở quê nhà thì không đáng kể nếu không muốn nói là không.
Đúng như báo Le Monde nói, “phần lớn người trở về vẫn tỏ ra thận trọng. Họ đặt một chân vào Việt Nam, còn chân kia vẫn ở lại nước sở tại. Họ về làm kinh doanh, đông nhất là ở TP.HCM.” .. “Phần lớn những người trở về là giới trẻ thế hệ thứ hai, thứ ba, bị tác động bởi cuộc khủng hoảng kinh tế ở Phương Tây. Họ mất việc làm và được lãnh tiền trợ cấp. Với số tiền đó, họ có thể mở cơ sở để kinh doanh.”
“Theo Le Monde, tất cả Việt Kiều đều khẳng định rằng họ trở về không phải để làm giàu, mà muốn cùng đồng hành với sự phát triển của đất nước. Tất cả điều mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam. Nhưng tương lai của họ dường như không chắc chắn.”
Nhà cầm quyền CS Hà nội rát cổ kêu gọi đem chất xanh, chất xám về phục vụ quê hương. Mỹ cũng nỗ lực bang giao và giao thương với cựu thù CS Hà nội, nhưng sau 15 năm bang giao và giao thương, cũng không có gì khá lắm đâu. “Về thương mại, Đại sứ Mỹ Michalak ở Hà nội cho biết giao thương giữa hai quốc gia ‘đã tăng trưởng 3.300%, và năm ngoái Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam’. ‘Thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đô la năm 2009. Nhưng Ông nói Hoa Kỳ đang bị thâm hụt thương mại khoảng 10 tới 12 tỷ đôla với Việt Nam.
Và tin tổng hợp của truyền thông tiếng Việt hải ngoại chỉ rõ số người Mỹ gốc Việt đầu tư ở VN tỷ lệ thấp hơn các đại công ty của Mỹ. Chưa thấy người Mỹ gốc Việt nào đem vốn về đầu tư mà đem tiền lời ra khỏi VN an toàn. Còn số người lớn tuổi đa số được hưởng welfare về chơi trong tháng qua thì có, ở lại thì không vì bị cúp tiền trợ cấp an sinh và y tế.
Ít nghe nói người trẻ nào dọn nhà, cuốn tượng, đem toàn gia đình vợ con về VN vì “mong muốn sống hết quãng đời còn lại ở Việt Nam”. Nhưng rất thường nghe con cháu các cụ cả và số người ăn theo đua nhau đi Mỹ du học, như lời Đại sứ Mỹ mới nói “trong hơn một thập kỷ qua,Mỹ đã cấp gần 300 nghìn visa cho người Việt nhập cảnh Mỹ trong đó có gần 40 nghìn sinh viên. Hiện có gần 13 nghìn sinh viên Việt Nam đang học tập tại Mỹ, đưa Việt Nam đứng thứ tám trong số các nước có nhiều du học sinh ở Hoa Kỳ. Người Việt dù định cư trong lòng văn minh Tây Phương vẩn coi gia đình là nền tảng của con người. Ai cũng thấy tại sao cán bộ đua nhau cho con cái đi du học mà mình đem gia dình về VN làm sao con cái học. Đó là chưa nói CS Hà nội mở kinh tế mà khoá chặt chánh trị, Người Việt hải ngoại sống và làm việc ở các nước tự do, dân chủ cả hơn 30 năm, về mà sống trong môi trường độc tài đảng trị của CS chắc chắn cuộc sống không dễ đâu.
Theo dõi tình hình từ khi CS Hà nội mở cửa cho người Việt đi VN, người đi VN thí có, có nhiều, có nhiều lý do. Nhưng người về VN, hồi hương dưỡng lão hay lập nghiệp có rất ít, không đáng kể so với tổng số người Việt hải ngoại, có thể nói là không./. ( Vi Anh)
VI ANH
No comments:
Post a Comment