Hoàng Thế Hiển
July 8, 2010
Nghe
Tải xuống để lưu giữ
Hoàng Giang, một lãnh đạo cao cấp đảng CSVN hồi hưu, trong bài viết “Sự im lặng lịch sử và món nợ hậu thế” ngày 15 tháng 6/2010 trên trang điện tử bauxite đã nói một điều nhiều người đã nói, rằng các lãnh đạo CS năm 1975 vì say men chiến thắng nên đã bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng để xây dựng đất nước. Điều đáng chú ý là Hoàng Giang đã nguỵ luận khoả lấp rằng thái độ đó là đã “bỏ giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân” , đã “thách thức vị trí và vai trò lịch sử của lãnh tụ Hồ chí Minh”. Tức là Hoàng Giang đã đề cao cái lý tưởng đảng và mang ra tô vẽ lại cái huyền thoại đã rách nát của Hồ, tương tự như là chuyện xây lăng Ba đình để cả đảng núp sau cái xác ướp có nhiều dấu hỏi này.
Hiện nay trên thế giới chỉ còn xác ướp của 3 lãnh tụ CS: Lenin, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Stalin là người đầu tiên thực hiện việc ướp xác. Xác Lenin được Stalin cho ướp và đăt trong lăng Lenin tại Công Trường Đỏ để mọi người chiêm ngưỡng,. Khi Stalin chết, các đàn em cũng ướp xác và để gần xác Lenin. Nhưng xác Stalin chỉ nằm đó được 3 năm. Khi Krushchev họp Đại Hội CS lần thứ 20 vào năm 1956, thì đem công và tội của Stalin ra…cân đo, và sau đó trục xuất xác Stalin ra khỏi Công Trường Đỏ.
Xác ướp của HCM nằm trong lăng Ba Đình cho đến nay đã gần nửa thế kỷ. Nhiều dư luận trong và ngoài nước cả quyết rằng đây chỉ là xác làm bằng sáp, cho mặc quần áo, chứ không phải là người thật. Trong lăng, xác Hồ Chí Minh được đặt nằm trong lồng kính, để trên cao. Người vào thăm viếng phải bước đi liên tục, không được phép dừng lại quan sát ngắm nghía. Điều này đã làm nhiều người thắc mắc.
Cuộc đời của HCM khi sống, đã có nhiều điều uẩn khúc. Khi chết, lại có nhiều chuyện thiếu minh bạch tạo nhiều nghi vấn.
Tin chính thức loan báo Hồ chí Minh chết ngày 3 tháng 9/1969. Sau đó thì được biết rằng Hồ đã từ trần ngày 2 tháng 9, nhưng bộ Chính trị CSVN loan đi trễ một ngày vì sợ ảnh hưởng không tốt lên ngày quốc khánh CHXHCNVN.
Di chúc của HCM chính thức được công bố ngày 5/10/69. Trong bản di chúc này không đề cập gì tới chuyện chôn cất.
Nhưng dựa trên di chúc viết ngày 15/5/65 của HCM giao cho Vũ Kỳ, Bí thư, có chữ ký của HCM cũng như chữ ký “chứng kiến” của Lê Duẫn thì có đoạn: ” Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, nói chữ là hỏa táng. Tro xương thì tìm một quả đồi mà chôn. Trên mộ nên xây một căn nhà gỉan đơn, rộng rãi, chắc chắn, mát mẻ để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi….”
Tới năm 1968, HCM sửa lại di chúc: “….Tôị yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là hỏa táng. Tro thì chia làm 3 phần, bỏ vào 3 cái hộp sành: một hộp cho miền Bắc, một hộp cho miền Trung, một hộp cho miền Nam. Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả không nên có bia đá tượng đồng mà nên xây một ngôi nhà giản đơn,….”
Tuy nhiên, vào tháng 8/1967, theo tài liệu của Liên Xô thì Viện Lăng Lenin được thông báo là tình trạng sức khỏe của HCM đang suy dần. Bộ Chính trị Liên Xô chỉ thị chuẩn bị ướp xác HCM. Ngày 14/9/67, 3 B/S VN là Nguyễn Gia Quyền, chủ nhiệm khoa Gỉai Phẫu Quân Y Viện 108, Lê Ngọc Mẫn, Chủ Nhiệm Khoa Nội Tiết, BV Bạch Mai, và Lê Điểu, Chủ Nhiệm Khoa Ngoại BV Việt Xô lên đường đi Moscow. Các B/S này ở lại Moscow 7 tháng để học cách ướp xác và bảo vệ xác ướp trong giai đoạn đầu từ 15 tới 20 ngày. Giai đoạn kế tiếp sẽ do các chuyên gia Liên Xô đảm trách. Tổ ướp xác VN được chính thức thành lâp vào tháng 8/1968 do B/S Nguyễn Gia Quyền đứng đầu.
Như vậy, việc ướp xác được sửa soạn chu đáo này, HCM phải biết. Thế thì phải chăng Hồ chì Minh đã chỉ đóng kịch viết di chúc trao cho Vũ Kỳ, với lời lẽ làm mọi người phải cảm phục. Biết đâu đây chẳng là đòn phép chót của Hồ chí Minh để tô điểm cho cái huyền thoại mà chính ông ta tự dựng lên từ cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, dưới bút danh Trần dân Tiên ? Nhưng mà thực sự thì Hồ muốn xác mình được lưu giữ như là xác ông Lênin, ông Xít, ông Mao, mà Hồ tôn thờ?
Đó là những dữ kiện quanh chuyện Hồ chí Minh có muốn ướp xác hay không. Còn quá trình ướp xác như thế nào thì cũng có nhiều điều khác nhau nữa.
Theo tài liệu của Liên Xô, thì ngày 28/8/69, một đòan chuyên viên Y khoa Liên Xô gồm 5 người GS Debov, Polukhin, Michaelov, Kharascov, và Saterov tới Hà Nội. Ngày 2/9/69, họ tới Quân Y Viện 108 để khám nghiệm và mổ xác HCM với sự có mặt của Nguyễn Lương Bằng, Lê Quang Đạo, và Phùng Thế Tài. Hai B/S Polukhin và Michaelov mổ xác HCM với sự phụ tá của 2 B/S VN. Tối ngày 5/9, thi hài HCM được chuyển tới Ba Đình để cử hành lễ thăm viếng. Lại có tin nói rằng chuyên gia Liên Xô muốn đưa xác Hồ về Liên xô để ướp nhưng lê Duẩn không đồng ý. Rồi còn tin cho rằng xác Hồ phải đưa đi trốn tránh bom Mỹ ở các hang động sông Đà, do đó khó tránh khỏi hư thối. Gần 3 tháng sau khi HCM qua đời, trong phiên họp ngày 29/11/1969, Bộ Chính trị mới ra thông báo quyết định ướp xác HCM và xây lăng tại Quảng Trường Ba Đình. Đồ án của lăng do Liên Xô vẽ kiểu, na ná như lăng Lenin ở Công Trường Đỏ. Tất cả những tin này để dẫn đến kết luận rằng xác Hồ trong lăng chỉ là xác giả, bằng sáp. Rồi lại có tin xác Hồ mỗi năm phải đem sang Liên xô sang sửa vá víu cho tươm tất để khách tới thăm viếng.
Tóm tắt thì tất cả những tin này cũng chỉ là khó tin và mâu thuẫn như các chuyện khác quanh Hồ chí Minh. Nhưng dù mâu thuẫn thì cũng vẫn không nhiều thì ít có người nghe và có người sùng bái Hồ chí Minh. Và như thế thì lăng Hồ và xác Hồ vẫn là cái dù để núp cho những lãnh đạo CSVN đã biến thái thành tài phiệt hết rồi. Cho nên, việc xây cất cũng như việc bảo tồn trông nom tốn kém, bộ chính trị đảng VC vẫn còn có gắng duy trì và củng cố bằng những bài viết kiểu Dương Thu Hương, Hoàng Giang tô vẽ huyền thoại Hồ, hay những bài viết khác đổ tội của Hồ cho những đồ đệ như Lê đức Thọ, Lê Duẩn đã chết, và giải thích rằng Hồ lúc già bị cô lập bởi bọn này.
Cái huyền thoại đã rách và cái xác ướp mà nhiều người cho là giả này có lẽ vì thế sẽ không thể dùng được lâu.
Hoàng Thế Hiển
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment