DÂN MỸ HẠ OBAMA
VÀ ĐẢNG DÂN CHỦ
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.11.2010
Web: http://vietTUDAN.net
Các Đài Truyền Hình Aâu châu nói đây là cuộc bầu cử tốn kém nhất tới USD.4.00 tỉ. Việc đóng góp tiêu tốn này phần lớn đến từ dân chúng tự động, thậm chí từ những người nghèo. Đó là cuộc bầu cử mang tính cách rộng lớn thực sự theo ý nghĩa Dân chủ từ dân và nhất là từ dân nghèo.
Bình luận về lý do hào hứng và nhất quyết hạ Obama và đảng Dân Chủ, các Đài Truyền Hình Aâu châu chỉ cần nhắc lại những lời tuyên bố thẳng thừng của những người hăng hái đi bầu : “ĐÓ LÀ LÝ DO KINH TẾ “. Nói theo kiểu bình dân, đó là cái bụng đói, nghĩa là QUYỀN DẠ DẦY.
Khuynh hướng “Xã Hội“ của Aâu châu đang làm các nước mang nợ công ngập đầu. Họ đã thấy làm ít mà tiêu nhiều thì không thọ cho Kinh tế. Họ đã cho Obama giải Hòa Bình, đã ca ngợi những chương trình đầy “Xã Hội“ của Obama và đảng Dân chủ.
Thực vậy, Kinh tế Hoa kỳ đang đi xuống. Thất nghiệp tăng trên 10%. Khuynh hướng thụt lùi Tiêu thụ sẽ làm đình trệ Kinh tế của chính Hoa kỳ và do đó đẩy mạnh thêm Thất nghiệp. Trong khi đó Obama và đảng Dân Chủ không có những biện pháp án ngữ nhập cảng hàng nước ngoài vào Mỹ nhằm vơ vét những đồng xu cuối cùng mang ra ngoài.
Các Đài Truyền Hình Aâu châu đã đối chiếu hai tâm tình của một Obama năm 2008 và một Obama năm 2010.
Obama năm 2008 vinh quang
Báo Đài Aâu châu bắt đầu nhìn lại tại sao Obama đã thắng cử vinh quang năm 2008:
=> Những bài nói của ông như một Trí thức Đại học đã quyến rũ được giới trẻ sinh viên, vố chưa phải làm lụng vất vả kiếm cơm, mà chỉ đọc và nghe thuyết lý ở trường đầy lý tưởng. 66% giới trẻ dưới 24 tuổi bầu cho Oâng. Giới trẻ này còn lo ngại việc chiến tranh Irak và Afganistan mà họ có thể phải đi phục vụ.
=> Sau hai khóa của TT.BUSH, Cộng Hòa, một số dân chúng muốn có thay đổi. Một nhân vật Mỹ, Cộng Hòa, sống tại Geneva, hôm qua được mời lên Tryền Hình Thụy sĩ. Oâng nói rằng chính Oâng đã bầu cho Obama chỉ vì muốn một sự thay đổi. Nay không có gì thay đổi, mà còn tệ hơn. Oâng hô hào bầu cho Cộng Hòa.
=> Những người da đen rủ nhau đi bầu cho Obama vì mầu da. Thực vậy, theo thống kê, 96% dân da đen đi bầu cho Obama còn pha thêm ý nghĩa phục thù da trắng nữa. Bây giờ thất nghiệp vì Obama không lo lắng chính yếu vấn đề này, những người da đen còn cảm thấy những chủ hãng da trắng thải mình trước tiên.
Kiểm điểm lại hai năm qua
Báo chí và Truyền Hình Aâu châu bắt đầu kiểm điểm lại xem Oâng và đảng Dân chủ đã thực hiện thực sự được gì trong hai năm hay chỉ dùng tài hùng biện để nói giỏi nhưng không làm được.
=> Giải tỏa Nhà Tù nhốt Khủng bó trên phần đất ngoài lãnh thổ Mỹ. Oâng nghĩ rằng làm như vậy là tố cáo sự ác tâm của Chính quyền Bush, đồng thời làm hài lòng Thế giới A-rập. Aâu châu ca ngợi quyết định này. Báo Đài Aâu châu bắt đầu phê bình rằng Ký giấy Giải Tỏa Nhà Tù, nhưng sau hai năm, Nhà Tù vẫn nằm chình ình ra đó bởi lẽ không nước nào tại Aâu châu, mặc dầu ca ngợi quyết định, nhưng không dám rước những tù nhân về sống tại nước mình. Chắc chắn dân Mỹ không chấp nhận việc đưa những tù nhân ấy về Lãnh thổ Mỹ để nuôi trong lo sợ. Ngày nay, đe dọa Khủng bố còn tăng.
=> Chương trình Healthcare đã tốn rất nhiều thời giờ cho Obama và sẽ tốn rất nhiều tiền bạc, trong khi ấy nợ nần của Hoa kỳ tăng, nhất nữa Oâng phải làm việc chính yếu trong thời gian qua cho “Workcare“ mới phải. Oâng đã tốn thời giờ cho tương lai mà hiện tại Thất nghiệp của dân Mỹ mới là vấn đề quan trọng quyết định cho chính tương lai Tổng thống và đảng Dân chủ của Oâng. Chương trình Healthcare mới chỉ trên nguyên tắc, nhưng thực hiện còn xa vời.
=> Theo Lý thuyết truyền thống từ ông Tổ là KEYNES, thì những Chương trình Chi tiêu Kích Cầu Kinh tế phải hướng về những thợ thuyền bởi chính giới thợ thuyền nghèo mới có cường độ tiêu dùng lớn (Propension marginale à consommer). Khi giới thợ thuyền tiêu xài, thì phía CẦU mới tăng để kích thích phía CUNG là Sản xuất. Chương trình Kích cầu khổng lồ USD.787 tỉ lại đổ dồn vào các Ngân Hàng, nghĩa là giới giầu. Giới này cho số tiền ấy vào Tiết kiệm bởi vì cường độ Tiết kiệm của giới giầu cao (Propension à épargner).
=> Chương trình can thiệp kiểm soát Ngân Hàng (Bank Regulation) làm mất cảm tình của giới Tài chánh. Vì vậy trong cuộc bầu cử này, giới Ngân Hàng và Tài chánh đã ủng hộ tiền rất nhiều cho phía Cộng Hòa. Dân Mỹ vốn theo truyền thống làm ăn tư nhân và độc lập. Việc can thiệp của quyền lực vào công việc làm ăn khiến dân chúng gán cho Obama nhãn hiệu “Xã Hội Chủ nghĩa“, thậm chí còn vẽ thêm cho Obama bộ râu Staline hoặc Hitler.
=> Để cho Aâu châu tiếp tục ca ngợi mình là hiếu hòa, Obama đã hủy bỏ chương trình xây Phòng thủ tại Ba Lan, và bây giờ chính Anh và Pháp lại mới ký với nhau Chương trình Phòng thủ nguyên tử chung.
=> Đối với Iran, Obama cũng như thả lòng để Iran tiến dần về võ khí nguyên tử đe dọa Trung Đông, nhất là Do Thái.
=> Đối với những gian giảo Kinh tế của Trung quốc làm thiệt hại Kinh tế Hoa kỳ, nhất là về Tỷ giá đồng Yuan, Obama và Bộ trưởng Geithner như sợ sệt không dám làm mạnh và dứt khóat.
Tóm lại, Báo Đài Aâu châu kiểm điểm lại và thấy rằng trong hai năm, Obama không những chưa làm được điều gì trọn vẹn, mà còn làm cho Hoa kỳ đi xuống về Kinh tế để Thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng. Lý do Kinh tế xuống, Thất nghiệp tăng đụng chạm đến DẠ DẦY dân Mỹ và họ đi bầu cho đảng Cộng Hòa.
Obama năm 2010 buồn thảm
Cuộc bầu cử 02.11.2010 được Báo Đài Aâu châu không coi là cuộc dân đi chọn người Đại diện, mà được coi là một cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý đối với những Chính sách của TT.Obama và của đảng Dân Chủ. Như vậy, dân bầu cho đảng Cộng Hòa có nghĩa là dân phủ nhận những Chính sách của đảng Dân Chủ và của TT.Obama.
Cái buồn thảm của TT.Obama và của đảng Dân chủ, vì vậy, không phải chỉ là đa số hay thiểu số ở hai Viện, mà còn là việc dân chúng làm cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý phủ nhận những Chính sách của mình.
=> Tại Hạ Viện:
Cộng Hoà chiếm 238 Dân biểu, Dân chủ cỉ còn 183 Dân biểu, nghĩa là khoảng cách đa số là 55 phiếu.
=> Tại Thượng Viện:
Dân chủ có 51 Thượng Nghị sĩ và Cộng Hòa có 49 Thượng Nghị sĩ (47 Cộng Hòa + 2 Tea Party). Tea Party được gọi là cực hữu của phía Cộng Hòa. Như vậy đa số tại Thượng việc chỉ có 1 phiếu. Cũng lưu ý rằng tiến nói của một Thượng nghị sĩ Tea Party có tính cách dứt khóa bất hợp tác.
Trong cuộc Họp báo 03.11.2010, sau khi thấy kết quả bầu cử, chính TT.Obama phải xác nhận LÝ DO KINH TẾ khiến dân Mỹ chuyển cuộc bầu cử thành cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý :
“Tổng thống Mỹ: 'Kết quả bầu cử xác nhận tình hình kinh tế '
Thứ Tư, 03 tháng 11 2010, Tin RFA
Tổng thống Obama khẳng định kết quả bầu cử là cách nhắc cho mọi người thấy quyền lực nằm trong tay người dân
Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama nói rằng kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ hôm thứ Ba xác nhận nhân dân Mỹ rất thất vọng trước tình hình kinh tế khó khăn.
Ông nói sau nhiều tháng đi khắp nước Mỹ vừa qua, ông đã nghe được tiếng nói này từ nhân dân, và người dân muốn Washington phục vụ họ, thay vì mang lại bất lợi cho họ.
Ông khẳng định kết quả bầu cử là cách nhắc cho mọi người thấy quyền lực nằm trong tay người dân, và nhất định kinh tế là quan tâm số Một của người Mỹ.
Về chuyện phe Cộng hòa chỉ trích kế hoạch kích cầu của mình, Tổng thống nói điều quan trọng ở đây là hai đảng phải tìm cách làm thế nào để tiến trình phục hồi kinh tế được bền vững và mở rộng“.
Trong ý nghĩa của một cuộc TRƯNG CẦU DÂN Ý như vậy, Dân biểu John BOEHNER, Chủ tịch Hạ Viện tương lai, quyền lực thứ ba sau Tổng Thống và Phó Tổng Thống, không ngần ngại tuyên bố rằng đây là một cuộc PHỦ NHẬN (Désavoeu) của dân chúng Mỹ. Do đó, Oâng nói rằng trong tương lai liên hệ giữa Nhà Trắng và Quốc Hội, ông cứng rắn dứt khoát đối với những Chính sách của Nhà Trắng mà dân Mỹ đã PHỦ NHẬN chứ không tìm cách dàn xếp “Sống chung Hòa bình“ để Kinh tế Mỹ xuống nữa và DẠ DẦY dân chúng thiếu ăn.
Đài EuroNews sáng 03.11.2010 đặt câu hỏi với một Nhà Sử học chuyên về Hoa kỳ xem tương lai có thương lượng nhân nhượng giữa Obama và Quốc Hội hay không. Nhà Sử học chỉ nhắc lại câu nói của Dân biểu John BOEHNER:
“Il n’y aura pas de compromis“ (Sẽ không có điều đình).
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 03.11.2010
Web: http://VietTUDAN.net
No comments:
Post a Comment