VIỆT NAM"
Việt Hà, phóng viên RFA
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này
Dân biểu Ed Royce hôm mùng 5 tháng 1 giới thiệu dự luận cấm vận dành cho Việt Nam do những vi phạm về nhân quyền.
AFP PHOTO / TIM SLOAN
Phiên họp Quốc hội Hoa Kỳ khóa 112 ngày 05 tháng 01 năm 2011, Washington, DC.
Ông đồng thời một lần nữa cũng kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách cần quan tâm đặc biệt. Trong khi đó cũng vào ngày mùng 5 tháng 1, một viên chức ngoại giao Mỹ khi đi thăm linh mục Nguyễn Văn Lý tại Huế, đã bị công an ngăn cản, hành hung.
Vi phạm quyền con người
Việt Hà phỏng vấn dân biểu Ed Royce về những đề nghị và diễn tiến mới này. Phần chuyển ngữ do Mặc Lâm thực hiện. Trước hết dân biểu Ed Royce giới thiệu về dự luật mới như sau:
Dự luật này nhắm vào quan chức chính phủ, công an, hay bất cứ ai tham gia vào việc vi phạm quyền con người đối với những người bất đồng chính kiến ôn hòa.
DB Ed Royce
Dân biểu Ed Royce: “Đây là dự luật cấm vận Việt Nam liên quan đến các vi phạm về quyền con người. Tôi giới thiệu dự luật này để có những cấm vận đối với các quan chức chính phủ, những người có những hành vi vi phạm quyền con người ở Việt Nam. Dự luật này nhắm vào quan chức chính phủ, công an, hay bất cứ ai tham gia vào việc vi phạm quyền con người đối với những người bất đồng chính kiến ôn hòa. Cách thức là cấm những người này không được vào Mỹ và cả cấm vận về tài chính. Dự luật này yêu cầu Tổng thống phải đưa ra một danh sách những người vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và họ sẽ bị từ chối vào Mỹ và không được tham gia làm ăn với bất cứ công ty Mỹ nào.
Chúng tôi chuẩn bị vào kỳ họp Quốc hội và chúng tôi chuẩn bị thông qua dự luật này lần nữa tại Quốc hội và đưa ra Thượng viện. Vì dự luật này đã được đưa ra vào hồi cuối năm ngoái khi dân biểu Joseph Cao giới thiệu dự luật lần đầu. Điều đáng chú ý là khi tôi giới thiệu dự luật này thì vào cùng ngày, một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị ngăn cản và tống giam bởi công an Việt Nam. Nguyên nhân là vì ông ta đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý. Cho nên điều mà chúng ta có đó là việc một nhân viên ngoại giao Hoa kỳ bị tấn công trực tiếp trong cùng ngày dự luật được đưa ra. Tôi cho đây là điều quan trọng vì nó nhắc nhở mọi người trên toàn thế giới chú ý đến vấn đề tự do tôn giáo và quyền con người ở Việt Nam.”
Việt Hà: Thưa ông dân biểu, ông có nói đến sự việc một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công khi đến thăm linh mục Nguyễn Văn Lý hôm mùng 5 tháng 1. Sự việc này theo ông ảnh hưởng thế nào đến quan hệ Việt Mỹ?
Dân biểu Ed Royce: “Tôi cho rằng vấn đề chính phủ Việt Nam không tôn trọng quyền tự do phát biểu ý kiến và quyền tự do tín ngưỡng là rõ ràng được nói đến trong các báo cáo và báo chí Mỹ cũng đã nói đến những sự việc như thế sẽ ảnh hưởng đến quan hệ hai nước. Điều mà chúng ta muốn thấy là chính phủ Việt Nam thay đổi cách thức và cho phép quyền con người cũng như tự do tôn giáo lớn hơn.
Dân Biểu Ed Royce trong một lần vận động cho nhân quyền VN trước Quốc Hội Hoa Kỳ. RFA PHOTO.
Hiện Việt Nam là một nước độc đảng và tình hình thì đang ngày càng trở nên tồi tệ chứ không tốt hơn chút nào. Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp tôn giáo và bắt bớ những người bất đồng chính kiến mà tôi cho là họ sẽ không dừng lại chừng nào chính phủ Mỹ lên tiếng. Cho nên vấn đề này đang thu hút được sự chú ý khắp nơi về quyền con người ở Việt Nam. Nó cho thấy Việt Nam đang thụt lùi mà không có một tiến bộ nào mà chúng tôi mong đợi.”
Sự khác biệt
Việt Hà: Đã có những dự luật Việt Nam được đưa ra nhưng không phải dự luật nào cũng được thông qua tại cả hai viện. Dự luật này có gì khác biệt với các dự luật khác để có thể đảm bảo được thông qua và ông lạc quan thế nào về tương lai của dự luật?
Dân biểu Ed Royce: “Chúng tôi đã có những dự luật được thông qua ở Thượng viện trước kia dành cho các nước độc tài khác, cho nên đã có tiền lệ đối với các chính thể độc tài. Ví dụ như dự luật về quyền con người với Iran. Bây giờ chúng ta đã có cả một quá trình sẵn sàng. Nhưng điều mà chúng tôi muốn nói đến đó là phải có một sự tập trung lớn hơn về những vi phạm quyền con người trên toàn thế giới.
Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa VN lại danh sách CPC.
DB Ed Royce
Những dự luật về quyền con người đã được thông qua đối với các nước khác và giờ đây là Việt Nam. Tôi hết sức tin tưởng là dự luật lần này sẽ được thông qua cũng giống như tôi tin tưởng vào nghị quyết tôi đưa ra hồi năm ngoái kêu gọi Bộ Ngoại Giao đưa Việt Nam lại danh sách CPC. Và dự luật đó đã gửi ra một thông điệp là hạ viện đứng về phía người dân Việt Nam. Và quốc hội sẽ tiếp tục gây sức ép lên chính phủ Việt Nam về vấn đề nhân quyền.”
Việt Hà: Đã nhiều lần ông và các đồng nghiệp kêu gọi đưa Việt Nam lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt nhưng dường như đều bị Bộ Ngoại Giao bỏ qua. Lần này, ông có lập luật nào đủ mạnh mẽ để có thể tạo sức ép lên Bộ Ngoại Giao?
Dân biểu Ed Royce: “Vấn đề của Bộ ngoại giao là họ cứ nói rằng đừng lo lắng, tình hình sẽ thay đổi liên quan đến quyền con người ở Việt Nam. Nhưng tình hình trên thực tế cứ ngày một tệ đi, đến mức giờ đây có một nhân viên Hoa Kỳ bị đối xử như vậy. Và chuyện này đã được nhiều người chứng kiến và đã xuất hiện trên báo chí khắp nơi, nhân viên ngoại giao theo luật quốc tế phải được bảo vệ đặc biệt, và chính phủ Việt Nam cần phải tuân thủ. Nhưng theo tôi, trong tình hình linh mục Lý đang bị quản chế chặt chẽ như vậy và một nhân viên ngọai giao Hoa Kỳ thì bị tấn công, bộ ngoại giao Mỹ đã bày tỏ quan ngại, và phản đối mạnh mẽ hành động này thì đây chính là một ví dụ nữa về sức ép đang tăng lên từ quốc hội lên Bộ Ngoại giao để đặt Việt Nam lại danh sanh CPC. Vì những hành động như vậy tiếp tục chứng mình là chúng ta đã không đi đúng đường, Việt Nam không có tiến bộ.
Chúng ta đã nhìn thấy tiến bộ ở nhiều nơi trên thế giới mà tại sao chúng ta lại không nhìn thấy những tiến bộ nào ở Việt Nam về quyền con người? Đây chính là lúc để chúng ta thông qua dự luật này. Tôi cho rằng sự kiện một nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ bị tấn công lần này cũng giúp tạo thêm sức ép lên bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi xem xét đưa Việt Nam vào danh sách CPC.”
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Tải xuống âm thanh
Email bản tin này
-----------------------------
Ông Christian Marchant bị việt cộng hành hung gây quan ngại cho giới ngoại giao
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
Cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua.
AFP photo
Ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức HRW tại cuộc họp báo ở Jakarta hôm 23/7/2010.
Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ cho nhân quyền không? Quỳnh Chi có cuộc nói chuyện với ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch.
Cảnh sát lộng quyền
Quỳnh Chi: Trước tiên xin cám ơn ông đã dành thời gian cho đài Á Châu Tự Do. Thưa ông Phil Robertson, cảnh sát Việt Nam đã đối xử thô bạo với ông Chirstian Marchant, một nhân viên của tòa đại sứ Hoa Kỳ khi ông này đến thăm Linh mục Nguyễn Văn Lý hôm 5 tháng 1 vừa qua. Việc này có gây ra quan ngại gì cho những người cổ vũ nhân quyền cũng như cho Human Rights Watch không ạ?
Phil Robertson: Hơn một năm nay, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã ghi nhận những trường hợp đáng lo ngại về cảnh sát Việt Nam dùng bạo lực. Chúng tôi thấy rằng việc này biểu hiện thêm rằng cảnh sát không bị kiểm soát. Việc này liên quan một phần đến việc chính phủ Việt Nam không bắt họ chịu trách nhiệm cho những hành động này, và vì họ đang nằm ngoài pháp luật.
Hậu quả là hình như cảnh sát có thể làm gì họ muốn làm. Không thể loại trừ trường hợp những cảnh sát này không biết họ đang hành hung người thuộc Đại sứ quán. Tuy nhiên, khi cảnh sát hành hung người, bất kể người nào, đều là không đúng.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Theo ông thì nguyên nhân sâu xa của việc này là gì và những cảnh sát này có được chỉ thị của ai không?
Phil Robertson: Chúng tôi chưa biết nguyên nhân nhưng mà vấn đề là tại sao cảnh sát lại tấn công một người muốn đến thăm một nhà bất đồng chính kiến? Tôi không nghĩ là ông Chirstian Marchant có ý đe dọa những cảnh sát này làm cho họ phải hành xử như vậy. Nếu mà cảnh sát cấm đến khu vực này thì có thể ngăn chặn khi ông Christian đến đó, chứ không thể dùng vũ lực được.
Đây là một xu hướng thật đáng lo ngại bởi vì chúng tôi đã ghi nhận được rằng nhiều trường hợp cảnh sát bắt người rồi hành hạ trong lúc điều tra. Theo một bản báo cáo chúng tôi đã đưa ra hồi tháng 9, có khoảng 15 thường dân bị chết trong lúc bị cảnh sát tạm giữ điều tra trong 1 năm qua. Trong đó, có những trường hợp họ dựng lên lý do là những người này tự vẫn, nhưng cũng có trường hợp cho thấy họ bị cảnh sát hành hạ.
Quỳnh Chi: Vừa rồi ông đã nêu lên rằng có nhiều người bị đánh đập và tử vong trong khi bị cảnh sát điều tra, vậy xin ông chia sẻ những gia đình này nên làm gì nếu thân nhân của họ là một trong những nạn nhân xấu số ấy ạ?
Phil Robertson: Thật ra tùy tình cảm và hoàn cảnh gia đình mà có hành động cụ thể. Cũng rất khó nói chung chung, nhưng tôi nghĩ là họ nên gởi thư khiếu nại và kêu gọi công lý ở mọi nơi. Và chúng tôi, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền sẽ ủng hộ họ nếu họ kêu gọi công lý.
Quỳnh Chi: Việt Nam sẽ tổ chức Đại hội Đảng lần thứ XI vào tuần tới và luôn khẳng định “Dựa vào dân để xây dựng Đảng”. Ông có nghĩ rằng tình trạng công an đánh người và vi phạm pháp luật ngày càng tăng như thế sẽ làm quần chúng ngày càng xa rời nhà nước không?
Phil Robertson: Rất khó nói, bởi vì mỗi người sẽ có những suy nghĩ cũng như phản ứng khác nhau. Nhưng theo tôi, điều quan trọng là: chính phủ Việt Nam phải ngay lập tức có những hành động cụ thể để kiểm soát lực lượng cảnh sát, để đảm bảo rằng họ không lạm dụng quyền lực của mình, dù là đối với những người dân thường vi phạm luật giao thông hay những ai muốn bày tỏ quan điểm ôn hòa. Quyền của người dân là được chính phủ bảo vệ, và tại thời điểm này, việc chính phủ nên làm là kiểm soát lực lượng công an.
Đáng quan ngại
Quỳnh Chi: Cám ơn ông, ông có thể nêu cụ thể nhà nước phải kiểm soát cũng như đưa lực lượng cảnh sát vào khuôn phép bằng cách nào không ạ?
Phil Robertson: Nếu một cảnh sát bắt người rồi đánh người cho đến chết, viên cảnh sát đó phải bị truy tố và bị ngồi tù như bất kỳ một công dân nào phạm tội giết người. Nếu chính phủ không làm được điều này, có nghĩa là họ không đảm bảo được quyền công dân. Nếu việc này kéo dài, hậu quả như thế nào thì còn do người Việt Nam quyết định, nhưng Human Rights Watch sẽ tiếp tục lên tiếng cho những trường hợp vi phạm nhân quyền.
Quỳnh Chi: Vậy nếu như nhà nước không xử lý đúng mức các vi phạm của công an thì hậu quả có thể thấy được là gì thưa ông?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là khi lực lượng công an nhân dân hành xử không theo pháp luật sẽ là một dấu hiệu hết sức đáng quan ngại. Bởi nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ. Việt Nam đã ký vào các Công ước Nhân quyền Quốc tế nên phải tôn trọng nhân quyền.
Quỳnh Chi: Dạ vâng, vậy dưới góc nhìn của ông thì việc ông Christian bị hành hung như vậy có ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao Việt – Mỹ không?
Phil Robertson: Hiện tại thì còn tùy thuộc vào việc Việt Nam trả lời và giải thích như thế nào với chính phủ Hoa Kỳ. Nó còn tùy là Việt Nam sẽ có hành động gì đối với Hoa Kỳ và đối với những cảnh sát viên đó. Nói chung việc này có ảnh hưởng đến ngoại giao 2 nước hay không, còn tùy vào Việt Nam nói gì và làm gì trong những ngày tới.
Nếu chính phủ không xử lý thích đáng những vi phạm của công an, người ta sẽ nghi ngờ khả năng xử lý các vi phạm nhân quyền của chính phủ.
Ông Phil Robertson
Quỳnh Chi: Xem ra thì Việt Nam sẽ phải có những giải thích rất chi tiết vì tôi được biết ông Christian là một trong những tùy viên ngoại giao giỏi của Hoa Kỳ đúng không ạ?
Phil Robertson: Rất là trùng hợp là ông Christian nắm một vai trò rất quan trọng trong các cuộc hội thoại về nhân quyền giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Tôi còn biết rằng, ông Christian sẽ được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh là nhân vật xuất sắc trong việc thúc đẩy nhân quyền. Như vậy, ông Christian được vinh danh vì những hoạt động này nhưng lại bị cảnh sát Việt Nam hành hung. Do đó, phía Việt Nam cần điều tra kỹ càng cũng như có những giải thích thỏa đáng.
Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, còn với ngoại giao các nước khác thì sự kiện này có ảnh hưởng ra sao?
Phil Robertson: Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều người đặt câu hỏi với chính phủ Việt Nam để tìm hiểu về việc ông Christian bị hành hung, bởi vì đây là lợi ích chính đáng của từng quốc gia. Như bạn đã biết, một trong những điều quan trọng của quan hệ quốc tế là việc những nhân viên ngoại giao không thể bị quấy nhiễu hay bị làm hại. Tôi cho rằng, hiện giờ rất nhiều nhân viên ngoại giao của các nước có trụ sở tại Hà Nội và TPHCM đang quan tâm về vụ việc. Lý do là làm sao họ biết được chắc chắn rằng sự việc tương tự không xảy ra với họ?
Chính vì thế, chính phủ Việt Nam không những nên giải thích với chính phủ Hoa Kỳ, mà còn phải giải thích với các Đại sứ quán và Lãnh sự quán ở Hà Nội cũng như TPHCM. Đồng thời, phía Việt Nam cũng nên cho biết làm cách nào để trong tương lai không xảy ra những việc tương tự.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông về những ý kiến vừa rồi.
Phần âm thanh
Tải xuống âm thanh
No comments:
Post a Comment