[diendanchinhtri] Tcbc 2011.07.01 - THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI VILNIUS NGÀY 1.7.2011 Hội nghị Cấp cao của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ họp tại thủ đô Vilnius, Lithuania – Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp riêng các Xã hội dân sự [2 Attachments]
- FROM:
-
Friday, July 1, 2011 10:45 AM
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam
Que Me : Action for Democracy in Vietnam & Vietnam Committee on Human Rights
Que Me : Action pour la Démocratie au Vietnam & Comité Vietnam pour la Défense des Droits de l’Homme
B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme@free.fr - Web : http://www.queme.net
********************************************************************************************************************
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI VILNIUS NGÀY1.7.2011
Hội nghị Cấp cao của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ họp tại thủ đô Vilnius, Lithuania – Ngoại trưởng Hillary Clinton tiếp riêng các Xã hội dân sự
VILNIUS, ngày 1.7.2011 (QUÊ MẸ) –Gần một trăm Ngoại trưởng các quốc gia dân chù trên năm châu đã về thủ đô Vilnius, Lithuania, tham dự Hội nghị lần thứ 6 của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, và 120 đại biểu các Xã hội dân sự trên thế giới cũng về tham dự từ ngày 28.6 cho đến 2.7.2011. Ra đời năm 2000, đến năm 2005 Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ trở thành một cơ cấu mới của LHQ.
Chủ đề của Hội nghị lần thứ sáu là : Khả năng, Sinh lực, Dấn thân (Empowered, Energised, Engaged)
Ông Võ Văn Ái được mời tham dựtrong tư cách Ủy viên đại biểu cho Việt Nam trong Ban Thường vụ Quốc tế Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ (The Nongovernmental International Steering Committee of the Community of Democracies), và Chủ tịch Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam. Ban Thường vụ Quốc tế Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là mạng lưới toàn cầu của các nhà lãnhđạo các Xã hội dân sự để thăng tiến dân chủ và nhân quyền. Đây chính là tiếng nói của Xã hội dân sự nằm trong khuôn khổ của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, cốvấn cho các chính phủ về những hành động cần thiết giúp các xã hội dân sự được hoạt động tự do để bảo vệ dân chủ, pháp quyền, và bảo vệ các quyền cơ bản theo Tuyên ngôn Warsaw.
Trong cuộc họp của Ban Thường vụQuốc tế Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, và sau đó họp chung với Ban Thường vụ Phong trào Dân chủ Thế giới, là hai tổ chức dân chủ quốc tếlớn nhất, hôm 28.6, và sau đó, trong khoáng đại các tổ chức Xã hội dân sự ngày 29 và 30.6, phái đoàn Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam đã trình bày hiện tình bóp nghẹt các xã hội dân sự tại Việt Nam, và ba tuần lễ qua nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã đàn áp học sinh – sinh viên và những người tham dựcác cuộc biểu tình tại Saigon và Hà Nội chống Trung quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam trên biển.
Thông cáo báo chí của Ban Thường vụ Quốc tế Phi Chính phủ thuộc Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ phát hành hôm nay, 1.7.2011, nêu lên tình trạng đàn áp các xã hội dân sự tại Miến Điện, Belarus, Barhain và Việt Nam. Về phần Việt Nam bản thông cáo viết :
“Nhà hoạt động dân chủ Võ Văn Ái, dẫn đầu Phái đoàn Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, nói lên sự quan tâm về tình hình Việt Nam, nơi cuộc đổi mới kinh tế dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đang dẫn tới những vi phạm ồ ạt trên lĩnh vực chính trị và xã hội. Ông Võ Văn Ái nhấn mạnh đến vai trò chủ yếu của các tôn giáo trong cuộc vận động cho dân chủ, ông kêu gọi cộng đồng thế giới hậu thuẫn cho việc phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và trả tự do cho vị lãnh đạo Giáo hội này, Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ.
“Ông Võ Văn Ái kêu gọi cộng đồng thế giới có những động thái hậu thuẫn cho hàng nghìn giới trẻ học sinh – sinh viên xuống đường biểu tình mấy tuần lễ qua chống Trung quốc xâm lấn chủ quyền Việt Nam”.
|
Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hilary Clinton (hình bên phải)
tiếp riêng một số đại biểu các Xã hội dân sự.
Hình ông Võ Văn Ái bên trái. |
Nhân hội nghị lần này, chiều ngày thứ sáu 30.6, Ngoại trưởng Hoa kỳ, bà Hillary Clinton, đã tiếp riêng một số đại biểu các Xã hội dân sự. Cuộc họp traođổi lần này được bà Ngoại trưởng yêu cầu không tiết lộ ra ngoài. Ngay một sốphóng viên báo chí đã được mời ra khỏi phòng họp trong thời gian hai giờ đồng hồgặp gỡ các Xã hội dân sự. Như năm ngoái tại Hội nghị ở Kraków bên Ba Lan, lần này ông Võ Văn Ái cũng được mời tham dự.
Nói về Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ, thì hơn 10 năm trước nhiều Thủ tướng, Ngoại trưởng thuộc nhiều quốc gia Âu Mỹ Á, như cố Thủ tướng Ba Lan Bronislaw Geremek, cựu Ngoại trưởng Hoa KỳMadeleine Albright, v.v… họp nhau tại thủ đô Warsaw, Ba Lan và cho ra đời tổchức có tên Cộng động các Quốc gia Dân chủ (Community of Democracies) nhằm thúcđẩy tiến trình dân chủ hóa toàn cầu qua “Tuyên Ngôn Warsaw”.
Kể từ năm 2002, các quốc gia dân chủ nhận thấy rằng muốn đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa toàn cầu thì cần có sựtrợ lực của các tổ chức Phi Chính phủ, nên tại hội nghị lần thứ hai ở thủ đô Hán Thành, Nam Hàn, 196 tổ chức Phi Chính phủ được mời tham dự. Tuy nhiên tại đây, hai thành phần Chính phủ và Phi chính phủ họp riêng. Đến ngày kết thúc thì Cộngđồng các Quốc gia Dân chủ mới gặp gỡ đại diện các tổ chức Phi Chính phủ để traođổi, đồng thời đưa ra “Kế họach Hành động cho Dân chủ”.
Sang năm 2005, Hội nghị lần thứ 3 tổchức tại Nam Mỹ ở thủ đô Santiago nước Chí Lợi với tiêu đề “Cùng nhau hợp tác cho Dân chủ”. Ðặc điểm của Hội nghị lần 3 là các tổ chức Phi chính phủ không còn họp riêng, mà được trực tiếp tham dự với các phái đoàn chính phủ để trao đổi và thảo luận các vấn nạn nóng bỏng gây trở lực cho tiến trình dân chủ trên thế giới. 40 tổ chức Phi chính phủ được mời tham dự, chọn lọc từ 196 tổ chức tham gia Hội nghị lần 2 ở Seoul năm 2002. Cũng từ hội nghị lần thứ 3 tại Santiago, Cộng đồng các Quốc gia Dân chủcho ra đời cơ cấu mới gọi là Ban Thường vụ quốc tế Phi Chính phủ trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ (The Nongovernmental International Steering Committee of the Community of Democracies). Ông Võ Văn Ái đại diện cho Việt Nam được bầu vào Ban Thường vụ quốc tế này.
No comments:
Post a Comment