NHÌN QUA DÒNG THÁC "HOÀNG CHỦNG" Ở PHI CHÂU
Hà Nhân Văn
Đầu thế kỷ 20, Âu Mỹ đã phát hoảng về dân Tàu bành trướng, gọi là họa hoàng chủng. Bây giờ mới thực sự!
BẮC KINH BÀNH TRƯỚNG Ở PHI CHÂU
TC nhảy vào Sudan cách đây hơn một thập niên, trưóc hết là đi tìm dầu hỏa. Al Bashir thừa kế một Sudan phân hóa, rối loạn, chậm tiến, đảo chính liên miên kể từ ngày độc lập. Năm 1951-53, Sudan đã đưọc nếm mùi dân chủ qua tổng tuyển cử rồi lao vào xáo trộn giữa Tả phái Mác xít thân Liên Xô và Hữu phái Hồi giáo nhưng vẫn chỉ là một quốc gia văn hóa bộ lạc, rộng lớn nhất Bắc Phi châu, ở phía Nam Ai Cập. Chưa có một tổng thống nào hung bạo, tàn ác như al Bashir trong cuộc nội chiến Bắc Nam. TC có mặt ở Khartoum vào thời Sudan đẫm máu nhất, một cuộc chiến tương tàn đến ghê rợn mà Darfur là tiêu biểu. Các nước Tây phương bỏ chạy thì TC bước vào.
Năm 2005, TC gửi qua Bắc Sudan khoảng 1,500 dân binh võ trang bảo vệ ống dẫn dầu. LHQ và cả thế giới lên án vụ tàn sát chủng tộc ở Darfur, có thể nói TC là nước duy nhất bảo vệ chính quyền al Bashir. Đây là quốc gia chia rẽ nhất Phi châu (về Sudan, tham khảo Arab Politics cuả sử gia Michael C. Hudson, tr. 325-337). Sudan không phải là nước Ả Rập Hồi giáo thuần túy mà là quốc gia giao lưu Ả Rập và Phi châu. Thiên Chúa giáo tập trung ở Nam Sudan. Cuộc trưng cầu dân ý đầu năm 2011 do LHQ bảo trợ và giám sát, Sudan đã chia đôi, miền Nam chính thức trở thành nước cộng hòa độc lập ngày 9-7 tới đây do kết quả cuôỉc trưng cầu dân ý với trên 95% dân miền Nam bỏ phiếu ly khai. Al Bashir chỉ còn là tổng thống Bắc Sudan gần như bị cô lập từ Ả Rập Bắc Phi đến khắp Phi châu. Nam Sudan nhờ khí hậu tốt là một vựa lúa mì, TC không có ảnh hưởng ở miền Nam này. Kể cả Bắc Sudan, ảnh hưởng của TC cũng chỉ giới hạn ở thủ đô Khartoum và các giếng dầu với cộng đồng người Hoa biệt lập, không khác các cộng đồng Hoa ở khắp Phi châu.
Trong một bài phóng sự mới đây, đại nhật báo The Washington Post mô tả sự hiện diện cuả TC từ Đông Phi đến Trung Phi và Bắc Phi như một cuộc xâm lăng (invasion) của thực dân mới (neo colonialism). Chủ yếu là dầu hỏa, khai thác quặng mỏ, đầu tư xây cất cầu, đường, hạ tầng cơ sở... Bắc Kinh đã thành công, đánh bật Đài Loan khỏi Phi châu. Thập niên 1980, ít nhất còn 20 nước Phi châu thiết lập quan hệ ngoại giao với Đài Loan và được Đài Loan viện trợ kinh tế và kỹ thuật. Nay không còn một tòa đại sứ nào của Đài Loan ở Phi châu. Lấy nước Algéria, Bắc Phi, làm thí dụ, năm 2010, có vào khoảng 37,000 công nhân Tàu làm việc ở Algéria. Tỉnh Bab Ezzour có hàng ngàn công nhân người Hoa làm việc trong các công trường xây cất, họ ở riêng một cộng đồng, thủ đô Algiers đã có Phố Tàu. Dân bản xứ thường ác cảm với người Hoa và thường xô xát, đụng độ, do văn hóa khác biệt. Người Hoa không thể nào không hương khói cúng giỗ dù chỉ là một công nhân đơn độc. Người Hoa cũng như người VN không thể nào không ăn thịt heo, một điều cấm kỵ đối với Hồi giáo. Đã có một đám thanh niên Hồi giáo kéo nhau đến đập phá một tiệm thực phẩm cuả người Hoa ở Algiers, dù chỉ bán cho người Hoa vì người Hồi giáo địa phương khám phá ra lạp xưởng làm bằng thịt heo và mỡ heo mà họ coi là điều ghê tởm.
Chính sách của Bắc Kinh là giao hảo với tất cả các chế độ bản xứ dù đó là chế độ độc tài đẫm máu như chế độ al Bashir Sudan, miễn sao có thể khai thác tài nguyên của bản xứ. Hối lộ vẫn là phương tiện hữu hiệu nhất. Cứ theo đà này như hiện nay, vào thập niên 2020, TC sẽ là một chủ nhân ông lớn nhất ở Phi châu. Lấy 2 nước giàu tài nguyên quặng mỏ làm tiêu biểu: Congo và Zambia. Hiện nay TC đã hoàn tất được 6 đặc khu kinh tế ở Phi châu và sắp khởi công xây dựng đặc khu kinh tế thứ 7 ở Sudan. TC đã dựng "vành đai đồng" ở nước quặng mỏ Zambia. Năm 2008, CT Hồ Cẩm Đào công bố "đặc khu kinh tế" Zambia trị giá 800 triệu USD. TC nuốt đồng như sa mạc hút nước mưa. TC tiêu thụ 1/5 số lượng đồng trên thế giới, 1/8 hàng hóa xuất cảng phải dùng đồng. Có thể nói, quặng đồng Zambia đứng thứ 2 ở Phi châu sau Congo đã nằm trong tay TC. Congo là nước có nhiều quặng mỏ nhất thế giới. Đầu thế kỷ 20 một nhà tư bản Anh nói: "Nước nào chiếm được Congo là chiếm cả Phi châu". Pháp rồi Bỉ đã lanh chân chiếm được Congo nhưng chưa khai thác được bao nhiêu, thập niên 1990-2000 Congo lọt vào tay TC "đủ mọi thứ khoáng sản". TC nhảy vào nước Mozambique đầu tư khai thác gỗ, mua hàng trăm ngàn hécta rừng rồi thuê dân bản xứ đốn cây lấy gỗ. Một chuyên gia kinh tế Anh than thở về nạn TC phá rừng ở Mozambique: "Chúng ta có Phi châu, một lỗ hổng đen (black hole), chúng ta có TQ ở Phi châu, chúng ta lại có thêm một lổ hổng đen nữa, 2 "black holes" đó hợp lại thành một thảm họa của hành tinh này".
Nhưng Phi châu đang thức dậy! TC đang ngoạm những khúc xương khổng lồ khó nuốt ở Phi châu (kỳ sau tiếp theo). Nhưng khó nuốt vẫn cứ ngoạm, Sudan là một. Âu Mỹ có để cho TC ngang dọc ở Phi châu không? Câu trả lời là không. Pháp và Anh là 2 nước dẫn đầu trong chiến dịch oanh tạc Libya và lập quan hệ với phe đối lập, quyết hạ Qaddafi là một tín hiệu Anh Pháp phải trở lại Phi châu. Cuối cùng, tội phạm al Bashir Sudan cũng sẽ bị tóm cổ.
1-7-1921: MỞ ĐẦU KỶ NGUYÊN ĐỎ
Tuần này, cả Hoa Lục mở hội lễ xa hoa tráng lệ ăn mừng sinh nhật lần thứ 90 của ĐCS Trung Hoa, 90 năm vinh quang cũng là 90 năm tội ác. Bắc Kinh trưng dụng 170 nghệ sinh danh tiếng để trình diễn văn nghệ trong đó có vợ phó chủ tịch nước Tập Cẩm Bình là một danh ca trên sân khấu toàn quốc. Diên An (Yan'an), thủ đô của ĐCSTH thời Quốc Cộng tranh hùng và kháng chiến chống Nhật (1936-1948) là trung tâm lễ hội. Trước ngày khai mạc tuần lễ "90 năm quang vinh" của ĐCSTH, ban kiểm tra trung ương đảng công bố bản phúc trình cho biết năm 2010 vừa qua, đảng đã khai trừ, trục xuất khỏi guồng máy đảng 146,537 cán bộ đảng phạm tội tham nhũng. Đồng thời ngân hàng trung ương TQ ở Bắc Kinh cũng công bố một tài liệu dài 67 trang trong 15 năm, cho đến giữa năm 2008, có 18,000 quan chức tham nhũng và viên chức cầm đầu các công ty quốc doanh đã đào tẩu khỏi nước và biến mất đem theo 126,6 tỷ đô la Mỹ. Vụ mới nhất, năm 2011 này, bộ trưởng bộ đường sắt Li Zhijun đã tham nhũng 125 triệu mk trong dự án xây đường sắt cao tốc. Theo The Global Times (Bắc Kinh), ít nhất Li Zhijun có tới 10 cô vợ bé.
Một tài liệu khác Bắc Kinh cho biết, một năm 2010, trên toàn quốc đã xảy ra 107 vụ bạo động. Riêng năm 2011 này, tính đến tháng 5 có vào khoảng 110 vụ bạo động, đáng kể là vụ dân Nội Mông nổi dậy và thợ thuyền ở Quảng Đông biểu tình, "giao chiến" với công an! Thực sự, Hoa Lục đang nội loạn khắp nước. Mục này, tuần sau sẽ dành một số đặc biệt về ĐCSTH, tai họa và phong thủy.
ĐÓN TIẾP TỘI PHẠM QUỐC TẾ
Như các báo và đài đã loan tin với hình ảnh lộng lẫy, Trung Cộng đã long trọng đón tiếp Tổng thống nước Sudan al Bashir vào sáng ngày 29-6 vừa qua, trải thảm đỏ, 21 phát súng đại bác chào mừng tội phạm hình sự quốc tế. CT Hồ Cẩm Đào đến tận chân thang máy bay đón tiếp, choàng tay ôm tội phạm al Bashir đang bị tòa án hình sự quốc tế ra lệnh truy nã. Nhưng cảnh sát quốc tế Interpol ở Bắc Kinh đã không thi hành lệnh. Phát ngôn viên cuả chính phủ Bắc Kinh, Hồng Lỗi tuyên bố rằng "việc TQ đón tiếp TT Sudan al Bashir là chính đáng”, lại nói thêm rằng nhiều nước đã long trọng đón tiếp al Bashir nên TQ cũng theo như vậy! Các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều luật sư danh tiếng lên tiếng phản đối, nặng lời cáo giác "TQ đã chà đạp luật pháp quốc tế". Ls. Ye Ning, người Hoa đang ở Hoa Kỳ đã cực lực lên án việc này, Ls Ning nói rõ, tuy TQ không phải là thành viên của tòa án quốc tế nhưng tòa án này có thẩm quyền pháp lý đối với các chính phủ trên thế giới trong đó cũng có thẩm quyền đối với chính phủ TQ (ICC has jurisdiction in China).
Tòa án quốc tế The Hague (Hòa Lan) được thành lập do hiệp ước Rôma, tức International Criminal Court (ICC). Theo Ls. Ye Ning, tòa án quốc tế có quyền lực toàn cầu, ấn định khu vực trách nhiệm của tòa trên các chính phủ dù ký hay không ký hiệp ước Rôma. Tòa vừa ban hành án lệnh bắt cha con trùm khủng bố Qaddafi do phạm tội "chống lại loài người". Tội của al Bashir cũng là tội diệt chủng và chống lại loài người nhưng đẫm máu gấp trăm lần cha con Qaddafi, Lybia. Al Bashir đã trực tiếp can dự vào vụ diệt chủng đẫm máu ở Darfur, Sudan, tàn sát khoảng 300,000 người.
Tội phạm al Bashir được CT Đào đón tiếp ở đại sảnh Nhân Dân, khoản đãi quốc tiệc và 2 bên ký kết các hiệp ước phát triển kinh tế và khai thác dầu hỏa. TT Sudan đến thăm tổng trụ sở công ty quốc doanh dầu hỏa TC (CNPC) ở Bắc Kinh. Hiện Sudan là nước đứng hàng thứ 6 bán dầu hỏa cho TC.
Uy tín của Bắc Kinh càng ngày càng bị soi mòn trên trường ngoại giao quốc tế, nhất là từ vụ giải Nobel Hòa bình 2010 trao cho nhà bất đồng Lưu Hiểu Ba, nhưng vụ đón tiếp hung thần bạo chúa Sudan nghiêm trọng hơn cả, chứng tỏ Bắc Kinh đã chà đạp và ngồi xổm trên luật pháp quốc tế. Tháng 5 vừa qua, trước áp lực quốc tế, Mã Lai Á đã từ chối cấp chiếu khán cho TT Sudan al Bashir đến thủ đô Mã dự một hội nghị quốc tế. Giả dụ ông ta đến Hoa Kỳ, Anh, Đức, Úc, Nhật v.v... ông ta sẽ bị interpol tóm cổ ngay. Tòa án quốc tế ICC do LHQ bảo trợ mà TQ lại là hội viên HĐBA LHQ, cơ quan lãnh đạo LHQ. Qua sự xâm lấn Biển Đông, đơn phương khoanh vạch vùng Lưỡi Bò, chiếm 80% diện tích Biển Đông và sự cố ngang ngược đón tiếp al Bashir, Bắc Kinh tự mình làm mất uy tín và danh dự chỉ vì tư lợi dầu hỏa. ĐCSTH đang xuống dốc!
Tòa ICC The Hague, tiếng Pháp là La Haye (la hay), tên một thành phố ở nước Hòa Lan đã có một quá trình lịch sử lâu dài, được thành lập năm 1899 do một công ước quốc tế, lúc đầu chỉ là tòa tài phán các vụ tranh chấp giữa các nước. Sau Đệ II thế chiến, tòa án công lý thế giới ra đời (The World Court of Justice) có một vai trò lớn hơn do Đại Hội Đồng LHQ thông qua hiến chương 14, HĐ Bảo An giữ một vai trò trọng yếu, các quốc gia hội viên LHQ đương nhiên là thành viên của tòa nhưng cũng vẫn chỉ về tài phán các vụ tranh chấp giữa các nước (lãnh thổ, biên giới, vùng biển). Năm 1973 đã có 71 quốc gia hội viên. Các vấn đề quốc tế càng ngày càng phức tạp, bạo chúa bạo quyền hoành hành nên LHQ triệu tập hội nghị ở Rôma, các nước thỏa thuận thành lập tòa án hình sự quốc tế, xử các tội phạm chiến tranh và tội tàn sát nhân loại, gọi là chống lại loài người. Tội nhân bị giam ở La Haye, xét xử ở đây do các thẩm phán và công tố quốc tế do LHQ chuẩn nhận tuyển lựa từ các quốc gia hội viên, có thể xử ở ngay quốc gia mà tội nhân phạm tội như trường hợp tòa án quốc tế Nam Vang đang xét xử bọn đồ tể Khmer Đỏ (chủ tịch nước Khieu Samphan, 71 tuổi, Bộ trưởng Ngoại giao Ieng Sary, 85 tuổi; vợ là Ieng Thinth, 79 tuổi, và tên cai tù khét tiếng tự Duch, Anh Hai đã tàn sát 2.2 triệu dân Miên từ năm 1975-1979).
Đón tiếp đồ tể Sudan, Bắc Kinh biện minh rằng TQ không phải là thành viên cuả tòa án. Nhưng TQ là hội viên HĐBA LHQ, chẳng trách chi TC đã chà đạp cả công ước 1982 và luật Biển, ngang nhiên đoạt Biển Đông: thêm một bằng chứng, TC công khai chẳng những vi phạm mà còn thóa mạ công lý quốc tế. Nếu VN kiện TC ra tòa án quốc tế về lãnh hải, đây là một bằng chứng hỗ trợ cho VN. TC tiếp đón bạo chúa đẫm máu dân lành Sudan ở Darfur thì Bắc Kinh cũng có thể đón Qaddafi. Chiếc tàu chiến Tô Châu đậu ở ngoài khơi Tripoli để làm gì đấy? Sẵn sàng tiếp cứu trùm Libya.
CUỘC CHIẾN GIÁN ĐIỆP MỸ – HOA
Số trước chúng tôi viết về mọât vấn đề khó tránh khỏi đụng độ Mỹ - Hoa về quân sự, sẽ không chỉ ở Á Đông - TBD mà Biển Đông là điểm nóng mà còn ở Phi châu nữa. Cho đến nay, Trung Đông và bán đảo Ả Rập vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Tạp chí Foreign Affairs số mối nhất, 7 & 8-2011 (vol.90, no 4) đặt thành chủ đề "How America can compete?" (Hoa Kỳ có thể cạnh tranh như thế nào?). Cạnh tranh với ai? Xin thưa TC là hàng đầu. Dù nói gì thì nói: Hoa Kỳ vẫn là đối thủ của TC và ngược lại. Cuốn sách trận chiến gián điệp Mỹ - TC mới xuất bản, HNV đọc say mê trọn cuối tuần. Tác giả David Wise trong cuốn sách rất nhạy cảm này, nhan đề "Tiger Trap" hay là "Bẫy cọp" mà FBI là trọng tâm. Chiến tranh lạnh, Mỹ và Liên Xô là 2 kép chính trong cuộc chiến gián điệp. Thì nay, qua tác giả Wise, TC là chính, TC đánh cắp của Mỹ đủ thứ tài liệu tối mật, lại khác với Liên Xô, hoàn toàn khác với một hình thức và nội dung mới lạ. Đọc xong "Tiger Trap" độc giả có thể kết luận: Các ông Ba Đỏ Bắc Kinh thật là "supermen"! Hoa Kỳ qua CIA và FBI đã bất lực trong cuộc chiến kỳ lạ này, hơn cả LX, "TQ là kẻ thù gián điệp số 1 của Mỹ" (China is America's espionage enemy no 1). Gián điệp TC còn "ăn cắp" cả những bí mật của kỹ nghệ Mỹ nữa (Chinese spies stealing American industrial secrets). TC trở nên giàu có, đứng hàng thứ 2 toàn cầu sau Hoa Kỳ chính là nhờ sự nghiệp "ăn cắp" vĩ đại cuả kỹ nghệ Mỹ (kỳ sau xin tiếp theo).
THỜI VÀNG SON CỦA CÁC BÀ
Trên mục này, số cuối tháng 5-2011, tựa đề "Trùm IMF: "Sư tử bị cua cái cắp bại liệt", HNV đã tiên đoán ở phần cuối: "chắc là bà đương kim Tổng trưởng bộ tài chính Pháp Christine sẽ thay thế ông Dominique" làm giám đốc IMF tức Quỹ tiền tệ quốc tế. Quả đúng như tiên liệu, ngày 28-6 vừa qua bà Christine Lagarde đã được Hội đồng quản trị IMF với 24 thành viên bầu làm trùm hệ thống ngân hàng toàn cầu, với 187 quốc gia hội viên. Hoa Kỳ dẫn đầu với 18.80% vốn, Nhật Bản thứ 2 6.25%, Đức thứ 3 5.83%, Anh quốc thứ 4 4.3%, Pháp thứ 5 4.03%, Trung quốc thứ 6 3.82% (lập lại kỳ trước). IMF có số vốn 1,000 tỷ mỹ kim (one trillion) là quỹ khẩn cấp (emergency fund) và 326 tỷ mỹ kim quỹ cho các nước gặp khó khăn (troubled countries) được vay với lãi suất ân huệ. IMF canh chừng kinh tế toàn cầu (monitors the global economy). Tuy chức danh giám đốc quản trị (managing director) nhưng là siêu giám đốc, quyền lực tài chính và ảnh hưởng bao trùm thế giới. Bà Chritine, trùm IMF đầu tiên là phụ nữ và không phải là kinh tế gia, bà là luật sư và ngoại giao, đậu luật khoa ĐH Paris, Cao học chính trị học ĐH Aix en Provence, tốt nghiệp trường Holton-Arms, Bethesda, Maryland khóa 1974.
Vụ án xâm phạm tính dục với cô bồi phòng da đen của cựu GĐ IMF Strauss Kaln đã rẽ qua một khúc quanh đầy bí ẩn, có thể cựu trùm IMF chỉ là "nạn nhân". Thứ Sáu 1-7, ông đã được tại ngoại, được đi lại tự do trên khắp nước Mỹ nhưng không được ra ngoại quốc; một tháng vừa qua, ông bị giam tại gia (house arrest) tốn 250,000 $US ở khách sạn 7 sao khu Manhattan, N.Y. Luật sư của ông đã tìm được nhiều bằng chứng cô bồi phòng thuộc loại không lương thiện, có liên hệ làm ăn với trùm bạch phiến, cô ta có mấy trương mục ngân hàng trong đó có khoảng 100,000 $US, trùm bạch phiến đã trả cho cô ta. Luật sư cũng nắm được bằng chứng ngay trong ngày Strauss Kahn bị bắt, cô bồi phòng điện thoại cho trùm bạch phiến (đã mang án đại hình) bàn với y về khoản tiền mà cô ta sẽ được hưởng trong vụ án.
HÀ NHÂN VĂN
--
--
Trước
No comments:
Post a Comment