Đồn cảnh sát ở Tân Cương bị tấn công
Trong chiến dịch giải cứu sau đó, hai con tin, hai nhân viên an ninh và một số người tham gia tấn công đã bị giết chết.
Đại hội Uighur đóng tại Đức cho hãng AFP hay lý do cuộc xung đột là vì công an Trung Quốc bác bỏ đơn xin tuần hành hoà bình của người sắc tộc thiểu số này.
Phát ngôn viên của Đ̣ại hội Uighur, ông Dilxat Raxit được trích lời nói:
"Khi va chạm xảy ra, công an đã nổ súng, và sau đó bắt giam 13 người, gồm cả một người bị thương nặng".
Va chạm sắc tộc
Tân Cương là nơi sinh sống chính của cộng đồng người Uighur, nhóm sắc tộc theo Hồi giáo thường lên tiếng tố cáo di dân người Hán gây sức ép và áp đặt những kiểm soát nghiêm ngặt.
Hồi năm 2009, các cuộc bạo động sắc tộc dữ dội đã nổ ra tại Tân Cương sau khi có tình trạng căng thẳng giữa người Uighur thiểu số và nhóm người Hán, khiến gần 200 người thiệt mạng.
Trước đây, tại Tân Cương đã từng có những vụ bạo lực mà giới chức Bắc Kinh thường quy trách nhiệm cho những người Uighur (Duy Ngô Nhĩ) muốn ly khai để lập ra nhà nước Đông Thổ hay Đông Đột Quyết (Eastern Turkestan).
Tại các đợt bạo lực khi đó, chừng 200 người bị giết, gồm cả người Hán và dân thiểu số Uighur, và khoảng 1700 bị thương, theo tin từ chính quyền.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động Uighur và các nhóm nhân quyền cáo buộc Bắc Kinh lợi dụng vấn đề này nhằm trấn áp các thành phần bất đồng chính kiến người Uighur, những người vốn coi làn sóng di dân người Hán tới khu vực là nhằm xóa nhòa văn hóa Uighur.
Ngược lại, chính quyền luôn nói việc đầu tư nhiều vào vùng Tân Cương là để phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của dân.
Bắc Kinh cũng bác bỏ các cáo buộc rằng họ có chính sách tiêu diệt văn hóa bản địa.
Truyền thông nhà nước nói tình hình tại Hotan lần này đã "trong tình trạng kiểm soát".
Tại Tây Tạng, một vùng khác của người thiểu số theo Phật Giáo, mới hôm 17/7, Phó Chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đến cắt băng khánh thành công trình đường cao tốc nối thủ phủ Lhasa và sân bay duy nhất cho toàn vùng.
No comments:
Post a Comment