PHẠM VIỆT CƯỜNG: VỢ CHỒNG TÔI ĐI BIỂU TÌNH (05.06.2011)
|
Biểu tình phản đối Trung Quốc. Ngày 5.6.2011. Ảnh: Nguyễn Xuân Diện |
Nhật ký ngày biểu tình phản đối Tàu của tôi 05.06.2011
Phạm Việt Cường
Từ
nhiều ngày trước ngày 05/06, tôi đã tích cực vận động bạn bè, người
quen tham gia vào cuộc biểu tình phản đối Tàu xâm lược bằng nhiều hình
thức qua facebook, blog, tin nhắn SMS. Chiều 04/06, tôi in 3 tờ giấy A2
lớn các biểu ngữ chống tàu và copy thêm 400 tờ A4 nhỏ để phát trong đoàn
biểu tình.
5
giờ 30 sáng ngày 05/06 tôi dậy và đánh thức vợ dậy để đi tham gia cuộc
biểu tình. 6 giờ sáng tôi và vợ không kịp ăn sáng, cưỡi con ngựa sắt phi
vào trung tâm Hà Nội từ ngoại thành. 6 giờ 45 chúng tôi đến vườn hoa Lê
Nin trước đại sứ quán Tàu. Cổng đại sứ quán đóng kín, bên ngoài, một
chú bảo vệ áo xanh đang nhắn tin trên điện thoại. Đi vòng quanh vườn hoa
để nắm tình hình tôi nhận thấy ngoài một vài cảnh sát giao thông như
ngày thường thì khu vực này không hề có bóng sắc phục cảnh sát nào khác.
Trong vườn hoa Lê Nin có nhiều người đủ mọi lứa tuổi đang tập thể dục
hoặc ngồi trên các ghế đá, như chờ đợi một điều gì đó. Các quán cà phê
xung quanh đã có vẻ đông khách hơn những ngày chủ nhật bình thường. Sau
khi gửi xe gần đó, chúng tôi đi vào vườn hoa Lê Nin, ngồi đợi trên một
ghế đá đối diện cổng đại sứ quán Trung Quốc. Dần dần, có thêm nhiều
người vào vườn hoa và đứng hoặc ngồi rải rác. Tất cả đều nhìn ra xung
quanh, rồi nhìn sang cả những người khác với ánh mắt thăm dò và như chờ
đợi một điều gì đó, hầu như đều không quen biết nhau. Trên đường Hoàng
Diệu, Điện Biên Phủ và Trần Phú thêm nhiều xe máy qua lại, họ đều đi
chầm chậm và nhìn vào vườn hoa, nhìn về đại sứ quán Trung Quốc rồi lại
đi.
8
giờ kém 15, tại vườn hoa vẫn rất yên bình, không hề thấy dấu hiệu gì rõ
rệt về một sự kiện sẽ diễn ra chỉ 15 phút sau đó. Ngồi đợi và tình tự
gần 1 tiếng, chúng tôi rất sốt ruột, vợ tôi hỏi sao không thấy ai đứng
ra tập hợp mọi người lại, rất nhiều nhóm nhỏ một vài người cứ đứng ngồi
rải rác khắp vườn hoa, những người đi ngoài đường không thấy động tĩnh
gì họ sẽ không gửi xe vào tham gia mà về mất. Tôi liền đứng dậy, đi đến
bên một thanh niên trẻ mặc áo phông màu đỏ đang ngồi trên yên một xe
wave màu đỏ, tay cầm một túi nilông to với nhiều khẩu hiệu thò ra ở gần
chỗ mình và hỏi khẽ đại ý có phải đến đây để tham gia phản đối Trung
Quốc không. Cậu thanh niên gật đầu nói phải. Tôi nói nhanh, vậy thì
chúng ta phải tập trung lại và giơ băng rôn, biểu ngữ lên để tất cả
những người khác trong vườn hoa biết và tập hợp lại, và những người đang
đi trên đường thấy vậy còn vào tham gia chứ, không chuẩn bị gì, gần 8
giờ rồi mà không thấy gì thì khó thành. Và chúng tôi nhanh chóng quyết
định đi ra khỏi vườn hoa, ra vỉa hè đối diện cổng đại sứ quán TQ đứng và
giương biểu ngữ phản đối lên. Chỉ một vài phút sau, đã có một số người
ra theo và tập hợp lại tại đó (khoảng 20 người), tạo được sự chú ý và
tạo dấu hiệu tập hợp đối với những người khác trong vườn hoa. Và có hai
người trung niên mặc thường phục, một người áo kẻ, một người áo trắng
(hai ông này khoảng 40 tuổi, tôi thấy đứng trong vườn hoa từ trước khi
chúng tôi vào) đến đề nghị tôi và anh bạn áo phông đỏ đưa hết biểu ngữ
cho họ và giải tán. Chúng tôi phản đối, nói đây là thứ của chúng tôi,
các anh là ai mà chúng tôi phải đưa. Họ nói họ là công an, chúng tôi nói
các anh là thường dân, có mặc sắc phục đâu ai biết là công an, và không
đưa biểu ngữ phản đối mà tôi và anh bạn đang cầm trên tay. Hai người đó
lại nói chúng tôi sẽ cho người đến bắt các anh nếu không đưa. Và tự
nhiên xuất hiện thêm 2 thanh niên khác nữa tiến vào gỡ tay chúng tôi lấy
đi các khẩu hiệu chúng tôi đang cầm và cả những cái khác vẫn cuộn để
trong túi nilong và yêu cầu chúng tôi ra về. Đành chịu, chúng tôi quay
lại vào vườn hoa. Trước khi đi, tôi còn nói với 2 ông trung niên ban
đầu: “được, cho các anh thu, tôi vẫn chưa hết đâu”. Khi đó trong vườn
hoa, gần tượng đài Lê Nin đã có thêm một nhóm áo đỏ khoảng 20 người với
khẩu hiệu lớn khác và cờ Việt Nam giơ cao, và thêm rất nhiều người khác
nữa nhanh chóng đổ về từ mọi hướng. Chỉ trong ít phút, số người đã lên
đến khoảng hơn 100 người, rồi vài trăm người. Tôi và vợ lấy các khẩu
hiệu giấy A4 còn trong sắc tay tản ra phát cho mọi người (đó là các tờ
giấy A4 có các dòng chữ “PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC GÂY HẤN”, “PHẢN ĐỐI ĐƯỜNG
LƯỠI BÒ PHI PHÁP” … mà có thể nhìn thấy trên nhiều tấm ảnh chụp đoàn
biểu tình). Tôi dúi vào tay mỗi người một ít và nói nhanh các bạn hãy
chia ra cho người khác nữa đi. Đang phát thì vẫn cái ông áo kẻ thường
phục ban đầu xô đến giằng tập giấy còn lại trên tay tôi, tôi lách người
tránh được, nhưng một ông khác giằng tập giấy trên tay tôi và cuộn đút
vào túi quần (có lẽ anh chàng này cũng là cảnh sát chìm, họ nghĩ nội
dung các tờ A4 phát đại trà đó là truyền đơn phản động chống phá nhà
nước của Việt Tân chứ không phải khẩu hiệu chống Tàu). Ông áo kẻ nói lớn
”bắt thằng này lên xe”. Nhưng tôi đã kịp len nhanh vào giữa đám đông và
thoát được, may mà họ không đuổi theo. Tôi lách ra phía bên kia thấy ở
phía ngoài vợ tôi và một ông cảnh sát chìm khác đang giằng co tập giấy
A4, vợ tôi nhất quyết không giao và nói liên tục: “anh không được lấy
của tôi”, một số bạn thanh niên trẻ đang hỗ trợ vợ tôi giằng lại tập
giấy đã bị bóp nhàu. Tôi phi cả người vào giữa hai cánh tay đang giằng
co, và giúp vợ tôi giữ được nắm giấy, chạy lại đám đông phát nhanh cho
hết. Vợ tôi nói trước đó em cũng bị giằng mất một tập, nhưng sau đó em
lại lấy ra tiếp tục chia cho mỗi người nhiều tờ để họ chia tiếp cho
nhanh hết.
Và
rồi số người tăng lên nhiều nữa, đủ cả mọi thành phần, lứa tuổi, cả
những cụ già râu tóc bạc phơ, các bà trung niên, các cháu bé được mẹ bế
trên tay. Đoàn người hô nhau tiến về phía trước cửa đại sứ quán TQ và
giơ các loại biểu ngữ, khẩu hiệu tự chuẩn bị lên. Từ phía đường Hoàng
Diệu đã xuất hiện những bóng cảnh sát áo xanh hiện ra, cứ như họ đã ém
sẵn ở đâu đó gần đấy và đồng loạt ra ngay. Và ngay trong đoàn, cũng có
nhiều cảnh sát mặc thường phục liên tục đề nghị mọi người cho các xe máy
trong vườn ra ngoài và giải tán. Tình hình khi đó không êm ả như nhiều
bạn nghĩ sau này. Tuy không có bạo động, nhưng khi đó có rất nhiều sự
cãi cọ đấu lý của những người tham gia với các công an mặc thường phục
cố đề nghị mọi người giải tán. Rất nhiều người, và cả các cụ già, bức
xúc vặc lại là các anh là ai mà đuổi chúng tôi, nơi công cộng, vườn hoa
công viên chúng tôi được quyền đứng đây, chúng tôi có làm gì đâu, công
an không được phép đuổi. Nhưng vì đoàn người đã rất đông, xúm lại phản
đối, nên họ cũng đành chịu. Phía trước, cảnh sát và bảo vệ dàn hàng
ngang không cho đoàn tiến ra đường Hoàng Diệu mà chỉ có thể đứng trong
công viên giương biểu ngữ và hô khẩu hiệu đả đảo TQ, rồi lại hát quốc ca
cũng như những bài ca yêu nước. Tôi và vợ lấy ra hai lá cờ Việt Nam
giương lên và cùng hô khẩu hiệu, cùng hát. Cảnh sát áo xanh dồn lên ép
chúng tôi không được đứng lên bãi cỏ, phải đứng trên lối đi. Bỗng nhiên
tôi lại thấy ông cảnh sát chìm áo kẻ gặp ban đầu ngay trước mặt mình.
Nhìn thấy tôi, ông này kêu lên với người bên cạnh: “bắt thằng này ra xe”
và chộp luôn lấy cổ tay tôi, tôi giằng lại, một số người đứng gần xúm
vào phản đối không được tự nhiên bắt người, các anh là ai mà bắt người
ta. Tôi giằng mạnh tay, và với sự hỗ trợ của vợ và một số người khác,
tôi giằng được tay ra và chạy ngay vào đám đông (từ đó trở đi, mọi việc
diễn biến liên tục và tôi không còn nhìn thấy ông cảnh sát chìm áo kẻ đó
nữa).
Ngày
càng nhiều người gia nhập đoàn biểu tình, khi đó chắc khoảng hơn 1000
người. Tất cả đứng hướng vào đại sứ quán TQ hô to những lời phản đối và
kết tội TQ. Một xe cảnh sát có loa trên nóc đi đến đường Hoàng Diệu
trước chúng tôi nói lớn đại ý, các bạn phản đối như vậy đủ rồi, đề nghị
giải tán ra về. Và một lúc sau, thêm một xe bít bùng ào đến, đổ ra các
chú lính CSCĐ trẻ cầm khiên và dùi cui tiến vào. Họ nhanh chóng giăng ra
một sợi dây màu vàng xanh và tiếp tục dàn hàng ngang, che khiên dồn dần
chúng tôi ra ngoài vườn hoa. Tiếng loa vẫn tiếp tục vang lên đề nghị bà
con giải tán, đây là khu vực nhạy cảm không được tụ tập. Rất nhiều
người xung quanh tôi cũng bức xúc nhưng có tiếng bảo nhau thôi thì ra
trước tượng đài Lê Nin đứng cũng được. Khi đó vợ chồng tôi đứng giương
cờ bên nhau ở phía đằng sau, thì có tiếng nói xin lỗi anh chị, và chúng
tôi quay lại thấy một phụ nữ vác 1 cái máy quay phim trên vai và một
người đàn ông. Cô gái nói 1 tràng tiếng Nhật và người đàn ông Việt dịch
lại: “chúng tôi là phóng viên đài truyền hình NHK của Nhật, quan sát
thấy anh chị hoạt động từ đầu, xin phỏng vấn nhanh 1 vài câu”. Chúng tôi
đồng ý, và tôi chỉ kịp trả lời 1 câu hỏi về lý do tham gia biểu tình,
vợ tôi trả lời thêm 2 câu khác, và bị dòng người đẩy theo mất về phía
sau. Đoàn vẫn tiếp tục bị dồn bởi các chú lính có khiên và rất nhiều
cảnh sát và bảo vệ đeo băng đỏ, ra đến tận bên kia vỉa hè đường Điện
Biên Phủ. Khi đó, là khoảng gần 9 giờ, và toàn khu vực chắc đã phải lên
đến trên 2000 người. Chúng tôi đứng bên đường nhìn sang, thấy xung quanh
vườn hoa là 5, 6 chiếc xe buýt to đùng trống không đang đỗ, cửa mở sẵn,
chắc là định để dồn người biểu tình bạo động lên xe đưa đi cũng như
chặn ống kính máy quay các loại từ ngoài lia vào.
Nhưng
chúng tôi cũng chẳng được đứng dọc trên vỉa hè đường Điện Biên Phủ,
dưới chân cột cờ, mà tiếp tục bị đuổi. Đoàn biểu đi về hướng phố cổ theo
đường Trần Phú. Từ ngã tư Trần Phú - Điện Biên Phủ nhìn lại tôi thấy
quá nhiều áo cảnh sát các loại, phải đến mấy trăm người tại khu vực vườn
hoa, họ đứng đầy và dẹp trật tự, chặn không cho xe của dân đi vào khu
vực đại sứ quán TQ. Một chị phụ nữ áo đen bị mấy cảnh sát khiêng dồn lên
1 xe ô tô mở cửa sẵn đậu dưới lòng đường mặc chị dẫy dụa, vài cảnh sát
khác chặn không cho mấy người biểu tình dương máy ảnh lên chụp. Tôi
không hiểu vì sao chị ta bị bắt, chỉ có thể đoán là chị ta hô cái gì đó
khác nội dung phản đối TQ. Đoàn biểu tình rầm rộ đi về phía phố cổ, vừa
đi vừa giương cao những băng rôn, biểu ngữ, cờ Việt Nam, ảnh bác Hồ, ảnh
đại tướng Võ Nguyên Giáp (và cả cờ Tàu với đầu lâu xương chéo) và hô to
phản đối giặc tàu, hát quốc ca. Các chú cảnh sát đi và chạy bên cạnh để
dẹp đường nhưng không ngăn cản đoàn. Hai bên đường, người dân háo hức
nhìn ra và đưa tay vẫy, rất nhiều người nhập thêm vào đoàn. Sau đó chúng
tôi rẽ vào Phùng Hưng, rẽ sang phố cổ, đi qua nhiều con phố trong phố
cổ với những tiếng hô đả đảo TQ xâm chiếm Việt Nam vang rền và kêu gọi
mọi người tẩy chay hàng Tàu. Một đoàn khác rất lớn tách ra đi ra hồ Gươm
và đến tượng đài Lý Thái Tổ, vòng quanh hồ Gươm. Trời rất nắng, nhưng
dường như sự mệt mỏi sau nhiều cây số tuần hành không làm giảm khí thế
của đoàn. Chúng tôi chuyền cho nhau những chai nước uống chung, và có
nhiều người mua thêm nhiều chai nước hoặc kẹo cao su phát cho các thành
viên đoàn (tôi mua một thanh kẹo ngọt Alpenliebe cho vợ ngậm cho lại
sức). Tất cả đều chung một tinh thần, một khí thế hừng hực phản đối tên
giặc truyền thống của nước ta.
Đoàn
chúng tôi đi qua rất nhiều con phố: Bát Đàn, hàng Bông, hàng Da, Quán
Sứ, Tràng Thi v.v… và về Cửa Nam, qua Nguyễn Khuyến đến trước cổng Văn
Miếu Quốc Tử Giám. Tại đó có rất nhiều khách du lịch nước ngoài cổ vũ
chúng tôi bằng những tiếng hô theo Việt Nam, Hoàng Sa, Trường Sa liên
hồi. Các chú cảnh sát dàn hàng đứng yên lặng nghe chúng tôi hô to khẩu
hiệu và hát “vì nhân dân chiến đấu không ngừng” J Tội
nghiệp các chú phải đi và chạy theo đoàn giữa trời nắng mệt mỏi, tôi ân
hận vì đã quên không mua cho các chú mấy chai nước! (nhưng các chú không
phải hô, hay là không được hô?, vợ chồng tôi hô khản cả cổ).
11
giờ trưa, chúng tôi tiếp tục tuần hành sang Cát Linh, khi đó đoàn 2
chúng tôi còn khoảng 200 người, do đoàn lớn đã bị chia cắt thêm thành
các nhóm nhỏ hơn trong phố cổ khi qua các ngã tư, và một số người lớn
tuổi cũng đã dừng lại do trời nắng nóng và tuần hành cũng đã đủ lâu.
Đoàn chúng tôi đi tiếp, định rẽ vào phố Trịnh Hoài Đức và sang đường
Hùng Vương để đến quảng trường Ba Đình. Nhưng có tin báo đường Hùng
Vương đã bị cảnh sát đứng chặn, không thể vào được. Sau khi hội ý nhanh,
chúng tôi quyết định dừng lại và ra về, hẹn nhau sẽ tiếp tục dùng bàn
phím tuyên truyền phản đối TQ và gặp nhau tuần hành vào một thời gian
thích hợp khác. (Thời gian tập trung phản đối trong vườn hoa Lê Nin
trước đại sứ quán Tàu khoảng gần 1 tiếng, tổng thời gian cả buổi biểu
tình và diễu hành là 3,5 tiếng).
Cuộc
tuần hành kết thúc một cách thành công, hơn cả sự mong đợi của tôi, dù
hai lần bị “mật thám” túm trượt (sau đó tôi và vợ phải đi trong giữa
đoàn, không dám trèo lên đầu). Tôi dắt tay vợ đi bộ ngược về Phùng Hưng
để lấy xe máy, mà trong lòng cảm thấy tràn ngập niềm vui và tự hào, vì
đã góp một phần nhỏ để cùng với hàng ngàn người dân yêu nước khác tạo
thành sự phản đối to gửi tới người bạn, người đồng chí TQ vẫn một tay
dấu dao sau lưng, một tay chìa ra bắt tay với Việt Nam. Và đặc biệt là
buổi biểu tình và tuần hành đã tạo được… tiền lệ tốt đẹp đầu tiên cho
các phong trào đấu tranh chống kẻ áp bức của đất nước sau này. (Hai vợ
chồng vào 1 quán ăn bên đường ngồi nghỉ và ăn cơm, bà chủ quán nói
chuyện biết mình vừa tham gia biểu tình tích cực từ sáng, hào phóng
offer miễn phí luôn … 2 cốc trà đá to đùng, và cam kết toàn bộ nguyên
liệu chế biến món ăn của bà đều là hàng Việt Nam, không có gì dính tới
Tàu hết, vì nếu không mình không ăn J J).
Một số kinh nghiệm rút ra:
-
Việc lần này không có sự tổ chức của một nhóm cá nhân đứng ra thực
hiện như lần trước (2007) là rất phù hợp với riêng lần này, như vậy đảm
bảo tính tự phát và an toàn, nhưng lần sau cần có sự tổ chức kín đáo tốt
hơn.
- Người
tham gia nên liên hệ với nhau trước và đi bộ thành các nhóm nhỏ từ 15 –
20 người đến khu vực biểu tình cùng một giờ. Khi đó chưa có dấu hiệu
biểu tình thì không ai chặn các nhóm nhỏ cùng đến vườn hoa công viên tập
thể dục buổi sáng bao giờ. Sau đó khi đến vườn hoa, cần nhanh chóng tập
trung lại một chỗ để tạo thanh thế đông người ngay, như vậy khó bị giải
tán lẻ.
- Khi
tuần hành, vì đường hẹp nên đi gọn nhưng dài để đỡ cản trở giao thông,
người tham gia nên bám nhau, tập trung thành đoàn dài liền nhau, không
nên nhóm trước, nhóm mãi sau, để đỡ bị chia cắt nhỏ khi qua ngã ba, ngã
tư (và như vậy khi chụp ảnh trông đoàn cũng hoành tráng hơn).
- Các
bạn cầm băng rôn điển hình (cần có tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung)
và một cờ to có cán cần đi lên trước để tiện việc chụp hình, quay phim
của phóng viên. Nên chuẩn bị loa cầm tay để hô bắt nhịp cho dễ và tạo
không khí cho cả đoàn và người dân. Người hô nên hô các câu ngắn có ý
nghĩa để tất cả dễ hô theo, tránh hô dài dòng như “phản đối tàu TQ cắt
cáp của tàu Bình Minh 2 như hôm qua” (Như vậy toàn đoàn hô theo không
được J).
- Ngoài
việc nhằm đối tượng phản đối tại một địa điểm, việc tuần hành qua các
phố là cần thiết để tạo dư luận, tuyên truyền và kêu gọi được nhiều nhất
số người dân biết đến và tham gia phản đối. Nhưng nên có lộ trình trước
và có quãng nghỉ, nên đi vào các đường lớn, tránh các phố nhỏ có nhiều
giao cắt để tránh bị tách thành nhiều đoàn nhỏ do tình hình giao thông.
Trong mọi trường hợp, một đoàn lớn sẽ giá trị hơn nhiều đoàn nhỏ.
- Để
phản đối cả kẻ xấu trà trộn vào kích động chính trị chính em với các
mục tiêu khác, có thể chuẩn bị cả băng rôn với nội dung phản đối chúng
nó luôn. Như vậy tất cả 3 bên đều hiểu nhau rõ ràng.
- Việc
tuyên truyền kêu gọi tham gia lần này mới chỉ rất tốt trên internet,
cần đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền hiệu quả khác đến cả những người
dân thường yêu nước ít có điều kiện tiếp xúc với nét. Nếu như đã tuyên
truyền được tốt hơn với nhân dân lao động bình thường, chắc chắn số
lượng người tham gia sẽ đông hơn rất nhiều!
Rất
vui và tự hào. Xin chân thành cảm ơn một số bạn thanh niên đã nhanh
chóng giải vây cho vợ chồng chúng tôi! Cảm ơn các chú cảnh sát đã hỗ
trợ! Cảm ơn các bạn đã tham gia cuộc tuần hành vừa rồi, và đã đọc xong
bài viết này! Cheer!!!
VUI: Tối về vui quá tôi hỏi vợ:
Sáng nay hăng hái bi.ểu tì.nh
Đêm nay hăng hái làm ... gì với nhau?
Vợ tôi đáp:
Tinh thần hăng hái lên cao
Chắc rằng cái ấy... nó cũng cao như tinh thần!
-----------------------------
Hà Nội, 07.06.2011
Phạm Việt Cường
Thêm một chuyện vui:
8
giờ 30 sáng, khi đoàn biểu tình tại Hà Nội vẫn đang tập trung và hô
khẩu hiệu phản đối tại vườn hoa Lê Nin trước cưả đ.ại sứ qu.án Trung
Của, đứng cạnh vợ chồng tôi và một vài người bạn là một phụ nữ trung
tuổi, bà ấy khoảng ngoài 50, mặc một bộ váy màu đen, rất rất nhiệt tình
và hô rất to để phản đối Trung Của. Nhưng dường như thấy chưa đủ, khí
thế và lòng uất hận kẻ xâm lược lên quá cao, bà quay về phía chúng tôi
nói với chúng tôi: "có cần thoát y không nhỉ, hay là để bà đây chạy ra
phía trước thoát hết y phục cho thêm phần ép phê, thân này thì tiếc gì"?
và định len đám đông lên phía trước.
Mấy người chúng tôi phải giữ lại và can ngăn với lý do tránh để cảnh sát tóm lên xe mất đi một tiếng nói quan trọng!
Chúng tôi rất ấn tượng và xúc động với ý định hành xử cũng như lòng yêu
nước của bà (mặc dù có vẻ hơi ... cực đoan . Bất chợt tôi nghĩ đến câu
"giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" của ông cha ta và câu "còn cái lai quần
cũng đánh" của chị Út Tịch. Và cũng hiện ra trong tôi hình ảnh của chị
Dậu dũng cảm, bất khuất để chống lại sự ức hiếp với câu nói "mày trói
chồng bà đi, rồi bà cho mày xem".
Ôi, những người phụ nữ Việt Nam bình thường nhưng vĩ đại, xin nghiêng mình cảm phục!!!
Phạm Việt Cường
No comments:
Post a Comment