'Trấn áp biểu tình là đi ngược lòng dân'
Trao đổi với BBC hôm thứ Sáu 15/7, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện từ Hà Nội cho rằng khả năng diễn ra một cuộc biểu tình, tuần hành vào hôm 13/7 là "có" vì Trung Quốc đã không chỉ sử dụng 'tàu dân sự' mà chính thức sử dụng 'tàu hải quân với binh lính vũ trang' xâm nhập lãnh hải VN và hành hung ngư dân ở Quảng Ngãi.
Ông Diện, một trong số những người tham gia biểu tình chống TQ thời gian qua và có tên trong danh sách công dân ký vào bản kiến nghị hôm 10/7, gửi Quốc hội và Bộ Chính Trị, cho rằng việc can thiệp của chính quyền và lực lượng an ninh, như ở cuộc biểu tình hôm Chủ nhật tuần trước là đi ngược lại với lòng dân.
Nếu việc như tuần trước mà lặp lại, thì chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối của những người đi biểu tình, ít nhất là của những người đi biểu tình
"Vì đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân, đi ngược lại lòng yêu nước và sự thiết tha của nhân dân đối với lãnh thổ và lãnh hải của đất nước."
Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người đang công tác tại Thư viện thuộc Viện Nghiên cứu Hán Nôm ở Hà Nội cũng cảnh báo:
"Nếu việc như tuần trước mà lặp lại, thì chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối của những người đi biểu tình, ít nhất là của những người đi biểu tình. Bởi vì họ không có tội gì và bởi vì việc giữ người như thế là không được phép."
"Không thể ngăn được"
"Một khi ý chí của nhân dân được khởi động và hiểu rõ tình hình, thì tự khắc người ta sẽ biểu thị thái độ cần thiết của người ta," người từng giữ chức vụ Viện trưởng Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học Xã hội VN, nói.
"Làm sao ngăn được các cuộc biểu tình, làm sao ngăn được lòng yêu nước? Và cũng không thể ngăn được," Giáo sư Tương Lai khẳng định.
"Nếu như Trung Quốc tiếp tục các hoạt động gây hấn, lấn chiếm Biển Đông và biểu tỏ thái độ xấc xược, ngang ngược của họ thì chừng ấy vẫn còn có các cuộc biểu tình phản đối và biểu tỏ sức mạnh của Việt Nam," ông nói.
Đánh giá về tác động của bản kiến nghị gửi Quốc hội và Bộ Chính trị hôm 10/7, một số nhân sỹ, trí thức và văn nghệ sỹ hôm thứ Sáu cũng cho BBC hay họ tin rằng bản kiến nghị đã "thu hút được nhiều sự chú ý" của công luận.
Một số vị cho rằng các cơ quan lập pháp và nắm quyền lực này phải có trả lời công khai trước dư luận, chẳng hạn như trên phương tiện thông tin đại chúng, hay gửi thư trực tiếp cho một số công dân đã ký tên.
Trong khi đó, một số ý kiến khác tin rằng điều quan trọng hơn là câu trả lời phải được thể hiện "hợp lý" thông qua các đối sách, chính sách đúng đắn, cụ thể, hay thiết thực của đảng cộng sản và nhà nước trước Trung Quốc tới đây.
No comments:
Post a Comment