Kinh chuyen
April 16, 2010
>
>
> Đặng Mỹ Dung và “Ngàn Giọt Lệ Rơi” đến San Jose
> GIAO CHỈ SJ/Việt Tribune
> Lời nói đầu:
> Ða số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời
> gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về
> cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải
> chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand
> Tears Falling..” mới được xuất bản. Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các
> nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam
> cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội
> đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn. Vào
> lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010 bộ sách lịch sử cả Anh và Việt
> ngữ sẽ ra mắt San Jose. Dân Sinh Media sẽ tổ chức tại hội trường của quận
> hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi
> 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau
> này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ
> đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bầy về việc thảo luận cho
> Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh,... sau này.
> Ngàn Giọt Lệ Rơi
> Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời
> sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến
> cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi
> ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện
> thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau.
> Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa
> theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại
> hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có cái vai Mỹ Việt,
> tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ
> kịch tính. Ðồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh
> chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.
>
> Bà Đặng Mỹ Dung – YungKrall, tác giả cuốn Ngàn giọt lệ rơi
> Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện
> phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ
> Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân
> cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại
> giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu
> lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng
> của bộ ngoại giao chính phủ cộng sản Việt Nam đến cơ sở tình báo của hải
> quân trong Ngũ Giác Ðài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu
> chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không? Trên thực
> tế chuyện này đã xảy ra.
> Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao
> gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa
> Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một
> phụ nữ.
> Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Ðặng Mỹ Dung và cuốn sách có
> tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling.
> Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi
> đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là
> một sử liệu. Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một
> cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.
> Ðây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi
> tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ cộng sản. Người vợ ở
> lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không
> về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người
> theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng tiếp tục bàn giao cho thế hệ
> thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải
> quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một
> bên là cha ruột, một bên là chồng. Ðứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác
> giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Ðã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội
> lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Ðốn.
> Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh
> Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía cộng sản cài người
> nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn
> gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một
> biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành
> phim. Cảm khích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý
> vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 35 năm sau kể
> từ tháng 4-1975.
> Phác hoạ chuyện phim Ngàn Giọt Lệ Rơi
> “A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời
> gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách
> sạn Nhật Bản tại Ðông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Ðông
> Nam Á đang diễn ra. Ông Ðặng Quang Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng
> sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm
> tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm
> đó tại Ðông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau
> 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo,
> phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị
> trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi
> tưởng thời kỳ trongchiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
> Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành
> nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là
> Ðặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại
> miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau
> người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao
> rời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân
> dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Ðến năm 1975, ông
> Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp
> ngành ngoại giao thì người con trưởng Ðặng Văn Khôi có thái độ chống chiến
> tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.
> Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Ðặng Hải Vân, lúc ông
> tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam
> Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn
> luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Ðặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã
> thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia
> đình chị đang sống tại Hawaii.
> Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn
> thay đổi từ tháng 4-1975.
> Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại
> sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với
> bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh
> không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Ðặng Mỹ Dung từ
> Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ
> qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì. Tại Hawaii,
> bà Ðặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề
> đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói
> chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa
> thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ
> cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.
> Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI
> lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô
> cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành
> hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết
> tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái
> thuần túy Sài Gòn. Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Ðặng Mỹ
> Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất
> thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp
> viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung
> dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình
> báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên
> đường công tác.
> Sơ lược chuyện phim.
> Bây giờ xin mời khán giả trở lại Ðông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa
> phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội
> bước vào trình với thủ trưởng Ðặng Quang Minh: “Thưa đồng chí thủ trưởng, bà
> Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.” Ông Minh vẫn còn đang
> ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên: “Ðây là đại diện Hội Việt
> Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Ðồng chí mời vào
> đi.” Ðặng Mỹ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.
> Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa
> cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại.
> Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch
> dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con
> gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm đã hiện di tản qua Hoa
> Kỳ.
> Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến
> tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là
> Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả
> hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự
> sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.
> Chiến tranh tình báo.
> Thủ trưởng Ðặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn
> đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa
> vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố
> là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc
> chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư
> luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Ðốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con
> bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản
> Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.
> Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở
> thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Ðặng, vượt ra
> khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng
> thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc
> lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để
> bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà.Nhưng bà Minh
> vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt
> mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.
> Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối với
> Ðặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh
> chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có
> thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các
> tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Ðốn qua Paris. Con Chim Xanh của
> Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với
> phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.
> Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết
> hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội
> và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương
> Ðình Hùng là con của luật sư Trương Ðình Dzu đang hoạt động cho tình báo
> cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin
> tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung
> với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.
> Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được
> phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị
> Ðịnh, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện
> nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao
> Mỹ trao cho Trương Ðình Hùng. Hùng nhờ Ðặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng
> sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng
> đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.
> Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Ðình Hùng và Humphrey
> thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ
> chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Ðây
> là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam,
> Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp
> viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.
> Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà
> được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi
> vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa
> lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến
> dịch mới.
> Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt
> Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Ðăng
> Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể
> chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong
> hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi
> Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với
> nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt
> mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc
> đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu
> ngoại thân yêu.
> Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên
> đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và
> các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và
> tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy
> đi.Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia
> đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”
> Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Ðặng, Hoa Kỳ
> quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Ðình Hùng và
> Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản
> Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Ðinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho
> đến đại sứ Ðặng Văn Sung tại Paris.
> Câu chuyện gián điệp nữ Ðặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng
> Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in
> Về sau ông Ðặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi
> thăm mộ con trai là thiếu úy Ðặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất
> năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Ðặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông
> tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, Ðoàn tụ với mẹ và các em
> ở miền Ðông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân
> đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc
> thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha
> đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa,
> nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền dất tự do.
> Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Ðặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết,
> bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên
> quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong
> lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam.
> Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà
> đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở
> một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.
> Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ
> dùng để dạy cho các trường trung học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ được đến
> tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San
> Jose vào tháng 5-2010. Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ
> thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá
> thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau,
> câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng
> triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện
> này nhân dịp tháng 4-2010, ba mươi lăm năm sau. [GC, 2010]
>
No comments:
Post a Comment