Richard Black BBC VIETNAMESE
tka23 post
Tuy nhiên, khả năng này là có thể, rằng tác động của núi lửa tới người dân Anh, châu Âu và các công dân khác của thế giới chỉ giới hạn trong phạm vi các chuyến bay bị hủy. Ngoài ra, nó không có ảnh hưởng gì khác tới bầu trời.
Các núi lửa phun ra các phân tử rất bé - aerosol - vốn có tác dụng làm mát đi thế giới vì chúng ngăn chận lại năng lượng mặt trời vào trái đất.
Chúng cũng tạo ra khí CO2, là khí gây hiệu ứng nhà kính.
Nhìn về lịch sử, tác động làm lạnh đi đã vượt trội tác động ấm lên. Vụ phun núi lửa Pinatubo năm 1991 ở Philippines đã làm giảm đi nhiệt độ toàn cầu chừng 0.4 đến 0.5 độ C.
Tuy nhiên, núi lửa Eyjafjallajokull, mặc dù trông ghê gớm như vậy, vẫn không được xếp cùng đẳng cấp.
Mike Burton từ Viện Nghiên cứu Địa chất và Núi lửa của Ý nói: “Các khoa học gia Iceland đã đưa ra ước tính ban đầu về khối lượng tro bụi phun ra, là khoảng 140 triệu mét khối.”
Xét về mức độ phun trào của núi lửa, chúng tôi không mong đợi sẽ có tác động gì, ngoại trừ có lẽ ở Iceland
Derrick Ryall, Khoa học gia
“Đó là một lượng lớn trong vòng 5 ngày, nhưng núi lửa Pinatubo phun ra 10 kilomet khối, tức là gấp 100 lần.”
“Thế nên đây không phải là đợt phun trào núi lửa gây ra thay đổi khí hậu như một số người nghĩ.”
Cùng với khối lượng aerosol phun ra, các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc thay đổi khí hậu còn bao gồm độ cao mà tro bụi phun lên.
Nếu tro bụi núi lửa lên tới tầng bình lưu thì nó có thể lơ lửng tại đây trong vài năm. Tuy nhiên, nếu nó chỉ lên tới tầng đối lưu, là tầng thấp nhất, thì nó sẽ quay trở lại trái đất trong vài ngày hoặc vài tuần.
Anja Schmidt từ khoa Trái đất và Môi trường của đại học Leeds ở Anh nói: “Hiện nay, các đám mây tro bụi lên tới độ cao khoảng 7km. Đó là độ cao đủ để ảnh hưởng tới ngành hàng không, nhưng ít có khả năng đủ cao để có tác động mạnh tới hệ khí hậu.”
So sánh
Chỉ một lượng nhỏ máy bay trên thế giới bị ngừng bay vì núi lửa
Nhóm của tiến sĩ Burton đã có hơn một thập niên sàng lọc các phương pháp nhằm đo các khí phun ra từ núi lửa, và đã có chuyến thăm Iceland vào tháng Tư, trước khi núi lửa Eyjafjallajokull phun và sau khi có một đợt phun khác, nhẹ hơn, của núi lửa
Fimmvorduhals cạnh đó.
Họ cho biết rằng núi lửa Fimmvorduhals tung ra khoảng 20 đến 25 ngàn tấn CO2 mỗi ngày.
Dựa vào mức độ tương đối của núi lửa, họ ước tính Eyjafjallajokull có thể phun ra gấp 10 lần khối lượng này một ngày vào lúc hoạt động cao điểm.
Nhưng điều này chỉ xảy ra trong chưa đầy một tuần. Mọi thứ giờ đây có vẻ im ắng hơn.
Và ngay cả trong giai đoạn hoạt động mạnh, lượng CO2 của núi lửa này cũng chỉ khoảng một phần ngàn của tổng lượng CO2 mà con người thải ra từ việc đốt nhiên liệu, phá rừng, các hoạt động nông nghiệp và mọi hoạt động khác.
Trên thực tế, lượng CO2 phụ trội mà núi lửa này phun ra có lẽ còn ít hơn lượng CO2 “tiết kiệm” được nhờ cấm các máy bay tới châu Âu trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, bất cứ so sánh chính xác nào hai tác động này còn tùy thuộc vào tổng thời hạn ngừng bay so với tổng thời gian và độ mạnh của đợt phun núi lửa.
Lần trước núi lửa Eyjafjallajokull phun kéo dài trong hai năm, và lần này có khả năng cũng kéo dài tương đương. Tuy nhiên, không ai biết điều đó có xảy ra hay không.
Thời tiết
Bạn có thể nghĩ rằng với tro bụi trên bầu trời trong khi không có máy bay, chuyện này có thể làm thời tiết thay đổi.
Khi giới chức Mỹ cấm các chuyến bay sau vụ 11/9, chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày tại Hoa Kỳ tăng ít nhất 1 độ C.
Tuy nhiên, sau khi núi lửa Eyjafjallajokull phun, người ta chưa chứng kiến điều gì tương tự hay tác động gì tới thời tiết, theo khoa học gia về khí hậu của Anh Derrick Ryall.
Ông nói: “Xét về mức độ phun trào của núi lửa, chúng tôi không mong đợi sẽ có tác động gì, ngoại trừ có lẽ ở Iceland.”
“Nếu núi lửa tiếp tục phun trong vài tháng, chắc chắn người ta sẽ phải theo dõi, mặc dù cũng rất khó xác định, vì cần có những phân tích hết sức tinh vi.”
Mặc dù các bức hình từ núi lửa Eyjafjallajokull trông rất dữ dội, chắc rằng lịch sử sẽ không xếp hạng nó là núi lửa làm rung chuyển thế giới, không như
Pinatubo, Krakatoa và chắc chắn lại càng không như Toba - ngọn núi lửa phun ra cách đây 70 ngàn năm mà đã khiến cho toàn cầu đóng băng.
BBC
================================================
=================================================================
No comments:
Post a Comment