Trần Mộng Vũ
************ ****
Sau entry hôm qua bàn về cô Đỗ Ngọc Bích, người mà BBCVietnamese giới thiệu là tiến sĩ và đang là giảng viên của Đại học Yale, nhưng tôi có viết rằng không tìm thấy tên cô Bích trong website Đại học Yale. một người bạn bên Mĩ có gửi email cho tôi với lời đính chính của Gs Erik Harms như sau:
"From: Erik Harms
Sent: Monday, April 19, 2010 2:02 PM
Subject: Important Correction to Article
Xin Chào,
Tôi tên là Erik Harms, hiện là Assistant Professor of Anthropology (Phó Giáo sư, khoa nhân học) tại Đại học Yale.
Tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài ý kiến (opinion piece) của Nghiên cứu sinh Đỗ Ngọc Bích trên mạng BBC. Tôi ngạc nhiên bởi vì BBC đã cho các độc giả nghĩ phải là cô Bích là Tiến sĩ đang dạy tại ĐH Yale. Thông tin này hoàn toàn sai. Cô Bích hiện là sinh viên cao học tại Đại học Hawaii, đang học (nhưng chưa có bằng) tiến sĩ trong khoa Hoa Kỳ Học (American Studies). Tôi xin BBC tiếng Việt điều chỉnh lại thông tin này.
Cô Bích đang sống ở New Haven, nhưng cô ấy không làm việc cho Yale. Mọi người đều có phép phát biểu ý kiến cá nhân của mình, và tôi sẽ không bao giờ "điều chỉnh" nội dung của bài cá nhân của cô Bích. Nhưng, tôi cũng nghĩ là độc giả phải biết bài ấy là một ý kiến cá nhân của cô ấy, và không đại diện ý kiến của trung tâm Đông Nam Á học tại Yale.
Xin cám ơn
Erik Harms"
******
Nhân sự kiện “tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích”, nghĩ về giáo dục văn hóa
Bây giờ thì chúng ta đã biết rằng BBCVietnamese đã giới thiệu sai về cô Đỗ Ngọc Bích, tác giả của bài viết gây xôn xao mấy ngày qua. Theo một giáo sư tại Đại học Yale (nơi mà cô nói là giảng viên) thì cô Bích chưa tốt nghiệp tiến sĩ, và chưa bao giờ là giảng viên của Đại học Yale. Như vậy có khả năng là ai đó (có thể từ “nước lạ”) mạo danh cô Bích để viết bài khiêu khích người Việt, hay chính cô Bích muốn chơi nổi bằng một bài phỉ báng lịch sử Việt Nam. Nếu giả thuyết thứ 2 đúng thì có lẽ đây là một vụ Sokal trong truyền thông Việt ngữ và BBCVietnamese còn nợ công chúng một lời xin lỗi. Nhưng suy đi nghĩ lại tôi thấy chẳng có giả thuyết nào có lí hơn là chính cô Bích chấp bút bài viết đó và tự quảng bá mình, và motif thì cũng giông giống như sự kiện cô Lê Kiều Như muốn làm nổi với dâm thư Sợi xích.
(Xin nhắc lại giáo sư vật lí Alan Sokal chơi xỏ giới hậu hiện đại bằng cách viết một bài báo “rất kêu”, dùng toàn những ngôn từ đao to búa lớn và trừu tượng nhưng chẳng có ý nghĩa gì. Bài báo được một tập san hậu hiện đại đánh giá cao và cho công bố. Sau đó, Giáo sư Sokal viết một bài khác cho rằng bài ông viết trên tập san hoàn toàn vô nghĩa, vì chính ông cố ý sáng chế ra những từ ngữ đó một cách vô nghĩa để làm như ta đây là trí thức hậu hiện đại! Một xì căng đan lớn làm bẽ mặt ban biên tập của tập san).
Câu chuyện chung quanh bài viết và nhân thân của cô Đỗ Ngọc Bích làm tôi suy nghĩ về giáo dục. Tôi chẳng quan tâm gì đến cái bằng tiến sĩ của cô (mà cô chưa có) hay chức giảng viên của cô (cũng không có thật), nhưng tôi chỉ quan tâm đến ý kiến của cô liên quan đến những vấn đề hệ trọng về lịch sử, văn hóa và chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người đã chỉ ra những sai lầm của cô Bích, nên có lẽ không cần phải lặp lại ở đây. Điều tôi quan tâm là tại sao cô ấy lại có một cái nhìn lệch lạc về sử Việt Nam đến như thế? Có phải nền giáo dục đã nhào nặn ra một con người mang họ Đỗ nhưng thiếu kiến thức trầm trọng về lịch sử và văn hóa nước nhà.
Đọc vài thông tin trên mạng, tôi thấy cô Bích cũng có ăn có học không đến nổi tệ. Trên website của Đại học Hawaii thì thấy nói cô Bích sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân Anh văn và xã hội học. Trước khi đến Hawaii cô từng dạy tiếng Anh trong Bộ môn Xã hội học và Nghiên cứu quốc tế thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội). Cô cũng từng làm phụ tá cho một tổ chức phi chính phủ của Úc ở Hà Nội, phụ tá giám đốc học vụ của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Như vậy, cô Bích từng có thời gian dài hít thở không khí của đất “ngàn năm văn vật”, và trong thời gian trưởng thành, chắc chắn cô từng đi qua những con đường lịch sử của thủ đô của Việt Nam mà hàng ngàn thế hệ đã bỏ xương máu để gìn giữ. Hình như cô cũng biết vài ba chữ tiếng Anh, nhưng khả năng như thế nào thì chưa rõ. Nói tóm lại, cô Bích hấp thu nền giáo dục – nói theo ngôn ngữ sau 1975 là – ưu việt Xã hội Chủ nghĩa (XHCN).
Chúng ta thử đọc một suy nghĩ quan trọng của cô Bích: “Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc”. Chưa hết, cô ta lớn tiếng chất vấn “Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?” Trong thời kì xung đột (hay chiến tranh), những quan điểm như của cô Bích có thể xem là “nội thù”, là “phản quốc”, nhưng ở thời điểm hòa bình này thì có thể xem là “tranh luận”. Thật ra thì chẳng có gì tranh luận cả, vì cô ấy có trình bày chứng cứ khoa học hay luận điểm gì cho logic để mà tranh luận. Toàn bài viết của cô là những ý tưởng chấp vá, rời rạc, với cách hành văn vô kỉ luật, cứ như là học sinh trung học cóp nhặt đây đó để nặn ra cho được một bài “luận văn”. Câu hỏi cô ta lên giọng “Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?” chứng tỏ cô ta chưa làm bài tập đến nơi đến chốn. Đã có người chỉ ra rằng Chính quyền VHCH lên tiếng về chủ quyền HS-TS từ năm 1951 ở một diễn đàn quốc tế tại San Francisco cô Bích à (nguyên văn tuyên bố của đại diện chính phủ VNCH, ông Trần Văn Hữu: "we affirm our right to the Spratly and Paracel Islands, which have always belonged to Vietnam"). Ấy thế mà cô Bích không biết xấu hổ; ngược lại, cô tự hào kí tên “tiến sĩ” trước tên mình! Như tôi nói, nếu là trong thời chiến, chúng ta phải tự hỏi còn bao nhiêu kẻ “nội thù” và “phản quốc” như thế nữa ở Việt Nam?
Những luận điểm sai trái của cô Bích đã được nhiều người khác tận tình dạy bảo rồi, nên tôi không nhắc lại ở đây. Nhưng tôi thắc mắc là chẳng lẽ một nền giáo dục có người tự hào là “ưu việt” mà lại cấy vào đầu của một cô mang họ Đỗ những quan điểm kì lạ (và sai lầm) như thế. Đọc qua những cuốn sách giáo khoa về sử lớp 5 đến lớp 12, chúng ta thấy nội dung về cổ sử (tức 1000 năm trước) chiếm một phần rất khiêm tốn so với sử cách mạng (vốn chỉ vài chục năm). Mà, ngay cả viết về cổ sử, sách giáo khoa cũng viết rất hời hợt, không hào hứng và “oai hùng” như sách sử thời tôi học trước 1975. Có lẽ những cuốn sách như thế đã sản sinh ra một thế hệ dốt sử, kém hiểu biết về văn hóa Việt. Có lẽ cách dạy sử như thế là tác nhân gián tiếp cho một số người Việt sang Trung Quốc múa hát ca ngợi viên tướng Mã Viện của Tàu.
Thế kỉ 21 là thế kỉ của văn hóa. Một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỉ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai", thay vì "Anh thuộc phe nào", tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa. Nhưng câu hỏi "Chúng ta là ai" tuy đơn giản, câu trả lời thì không đơn giản chút nào, vì trả lời câu đó đòi hỏi đòi hỏi nhiều nghiên cứu về văn hóa, mà nền giáo dục đóng vai trò quan trọng.
Hi vọng rằng sự kiện “tiến sĩ Đỗ Ngọc Bích” đã gióng một hồi trống báo động về tình trạng xuống cấp trong giáo dục phổ thông, và nhất là lịch sử và văn hóa học. Quan trọng hơn, chúng ta hi vọng sẽ không thấy một quái thai khác xuất hiện trong tương lai.
NVT
Posted by Nguyễn Văn Tuấn at 7:31 PM
============ ========= ========= ===
Đang lúc tiết trời oi bức, con người cũng "oi bức" theo, sự kiện tiến sĩ Đỗ đặt vấn đề về tinh thần dân tộc, và các phát biểu ở thì khẳng định trong bài viết, khiến giới bloggers trẻ thuộc thế hệ 8 X là tôi, sốc, bực tức, và đáp trả một cách không thương tiếc ngay lập tức.
Với lối hành xử hết sức lịch sự, tiến sĩ họ Đỗ ngay lập tức phản hồi cho độc giả BBC, trong đó tôi ấn tượng với câu nói sau:
"Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."
Tiến sĩ Đỗ trích dẫn một câu nói của giáo sư Mỹ, với ngụ ý và nhằm cho độc giả biết rằng, tiến sĩ Đỗ nghiên cứu về Hoa Kỳ Học, và thật ra những câu hỏi mà tiến sĩ hỏi không có câu nào ngu xuẩn cả, chỉ có các "câu trả lời là ngu xuẩn".
Hoan hô tiến sĩ, tiến sĩ trích dẫn rất hay, rất tuyệt, tôi rất đồng tình với câu nói trên.
Chính vì đồng tình với "câu trả lời ngu xuẩn", tôi lại phải quay về với bài viết "Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc" của tiến sĩ Đỗ, để tỏ rõ nguồn cơn.
Không có câu hỏi ngu xuẩn
Xuyên suốt bài viết của bà tiến sĩ Đỗ, vài câu hỏi mà tiến sĩ đặt ra quả đúng là "không có câu hỏi ngu xuẩn" cụ thể như sau:
1. Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”
Trong câu hỏi này, được chia thành 2 vế, vế trước "hỏi", vế sau "khuyên", tiến sĩ Đổ hỏi rằng:
"tại sao 8 X lại nghi ngờ, bác bỏ những điều nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành" và khuyên rằng thay vì bác bỏ nghi ngờ như vậy, thế hệ trẻ nên phê phán những điều mà Nhà Nước đang tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây? và nên nghi ngờ về sự hiểu biết về lịch sử của họ, mà sự hiểu biết lịch sử này do Nhà nước tuyên bố....
và đây là câu hỏi thứ hai:
2.“Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?"
Tiếp tục;
3. "Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?"
4. Các câu hỏi kế tiếp rằng: Trường Sa và Hoàng Sa có tự bao giờ, sách giáo khoa, và đài báo chính thống của nhà nước nói Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam, nói như vậy có đúng không.
Quả thật là các câu hỏi hay, câu trả lời dành cho nơi nào cung cấp thông tin thì nơi đó trả lời với tiến sĩ Đỗ, song đến đây tôi chợt nhớ, nếu báo đài, cơ quan in sách giáo khoa thay mặt Nhà nước trả lời, e rằng bà sẽ cho rằng "chỉ có những câu trả lời ngu xuẩn".
Và bây giờ, tôi xét thấy, cần phải đặt lại câu hỏi cho tiến sĩ Đỗ "nguyên do nào khiến tiến sĩ Đỗ mong muốn thanh niên trí thức xem lại cơ sở pháp lý, cũng như chứng cứ về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa,Trường Sa, xem có phải các đảo này là của Việt Nam hay thực sự là của nước lạ".
Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn
Liên quan đến phản hồi các độc giả của BBC, bà Đỗ cho rằng:
"Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời"
Liên quan đến câu khẳng định trên, theo nhận định của riêng tôi, bài viết của Đỗ tiến sĩ ngoài những câu hỏi đặt ra ở trên, thì toàn bài là sự khẳng định, là sự trả lời của Đỗ tiến sĩ về lịch sử cội nguồn của dân tộc, về các vấn đề liên quan đến chủ quyền các đảo.
Câu trả lời thứ nhất về cội nguồn dân tộc, về vốn hiểu biết sử nhà của Đỗ tiến sĩ:
1."Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v..."
câu trả lời thứ hai
2."Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc."
Và quan trọng là câu trả lời thứ ba:
3. "Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me."
Câu trả lời hay câu khẳng định này của Đỗ tiến sĩ hàm ý gì đây?
Câu thứ tư:
4. "Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy."
Trên đây, và trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ chỉ nêu ra các "câu trả lời ngu xuẩn" và đưa ra "không có câu hỏi ngu xuẩn" trong bài viết của bà Đỗ Ngọc Bích đăng trên BBC.
Các bạn bloggers 8 X, các thanh niên, trí thức nhận định thế nào về ý tứ bà Đỗ và trong bài viết và bài phản hồi của bà, thì cho em biết với, em sợ rằng, nhận định của em không khách quan thì như vậy oan uổng cho Đỗ tiến sĩ quá, kẻo rồi oan còn hơn oan Thị Mầu cũng nên.
Tác giả Đỗ Ngọc Bích trả lời độc giả
Đỗ Ngọc Bích
Gửi cho BBC Việt ngữ từ Hoa Kỳ
Thứ nhất, tôi xin cảm ơn và tiếp thu tất cả các ý kiến được diễn đạt một cách lịch sự từ trong và ngoài Việt Nam đã giúp tôi hiểu rõ thêm vấn đề.
Trong bài viết của tôi, nếu mọi người để ý sẽ thấy tôi chỉ đưa ra các câu hỏi, chứ không có câu trả lời.
Quan điểm của tôi, cũng như một câu châm ngôn mà các giáo sư ở Mỹ thường nói là: "Chỉ có câu trả lời ngu xuẩn, không có câu hỏi ngu xuẩn."
Chuyên môn của tôi là Hoa Kỳ học, và tôi cũng mới có hân hạnh bước chân vào lĩnh vực lịch sử Việt Nam chưa lâu.
Do đó, cũng như mọi người, tôi ý thức rằng kiến thức là bao la, không phải ai cũng biết hết được mọi điều? Thế nhưng, chẳng lẽ khi ta chưa biết hết ngọn ngành mọi điều thì cũng không đươc phép đưa ra các câu hỏi mở đường thảo luận?
Thứ hai, tôi không đọc, không chấp nhận, và không đáp lại những lời lẽ xúc phạm thô bỉ của những người phê phán, chỉ trích tôi.
Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.
Ý tưởng viết bài của tôi xuất phát chính từ cảm giác bực dọc, khó chịu khi phải đọc những lời phỉ báng, lăng mạ của các blogger trong nước và hải ngoại đối với nhà nước Việt Nam hay nhân vật lãnh đạo Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc trên Facebook hay diễn đàn BBC, VOA tiếng Việt.
Đỗ Ngọc Bích
Phê phán ở mức độ lịch sự thì được, nhưng xúc phạm lăng mạ thì không nên.
Tôi thấy họ có vẻ ghét TQ quá thể, nên muốn tìm ra nguyên cớ tại sao họ ghét TQ và một số lãnh đạo VN đến thế, và cố gắng làm cho họ bớt thù hận, bình tĩnh, rộng lượng hơn một chút với một số bối cảnh ngoại giao Việt Trung hiện thời.
Tôi tin rằng kiểu phê phán lăng mạ chỉ gây phản cảm, phản tác dụng, và theo tôi không thể có kết quả gì.
Điều này, hơn nữa, cũng làm tôi liên hệ tới vụ ông Bill Clinton, cựu Tổng thống Hoa Kỳ khi còn tại vị, bị đảng Cộng Hòa tấn công chỉ trích vì vụ tai tiếng Monica Lewinsky.
Đảng Cộng Hòa và phương tiện truyền thông đã phê phán mỉa mai quá mức, và kết cục lại làm người dân thông cảm hơn với ông Clinton và ông cựu Tổng thống này đã không bị bãi nhiệm.
Tương tự, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004, ông John Kerry tuy dẫn điểm trong thời gian dài, song lại có lời chỉ trích ông George W. Bush quá mức, nên trở nên kém thuyết phục, và kết quả là mất điểm trong vòng bầu cuối cùng.
Thứ ba, những ai cho rằng tôi không phải là người Việt, hay không đáng là người Việt, thì nên nghĩ lại. Tôi e rằng đó có thể là cách suy nghĩ theo kiểu "bộ lạc." (tribal)
Điều này làm tôi không khỏi không nghĩ đến rất nhiều người Mỹ đã bị chỉ trích là "không phải là người Mỹ," "không xứng đáng là người Mỹ" khi họ nghi ngờ hay phản đối một số chính sách hay quan điểm của một cá nhân hay tổ chức nào đó.
Nếu tất cả bọn họ đều sợ hãi trước lời chỉ trích đó của đồng bào mình, thì có lẽ nhiều điều rất tồi tệ đã có thể xảy ra.
Xin cảm ơn các độc giả mục diễn đàn và Ban Việt ngữ BBC.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment