[tạp bút]
• Hồ Công Tâm
Khoảng mùa hè năm 1995 khi hai nhà thơ trong nước là Phạm Tiến Duật và Nguyễn Quang Thiều được một tổ chức phản chiến của người Mỹ mời sang Hoa Kỳ đọc thơ ở một vài trường đại ho.c. Khi hai nhà thơ này ghé Cambridge, Massachusetts, một số bạn trí thưc trẻ có nhã ý tổ chức một cuộc họp mặt tại tư gia ở Boston để tìm hiểu tình hình sinh hoạt sáng tác thơ văn ở trong nước. Tôi được mời tới tham dự trong buổi họp mặt ấy. Chúng tôi mượn chén rượu để mọi việc được tự nhiên thoải mái. Chiều hôm ấy tôi và nhà văn Lê Tùng Minh với một vài thân hữu ở Dorchester tới trước. Một lúc sau, một giáo sư trẻ có nhiệm vụ lái xe đi chở hai nhà thơ ấy từ Cambridge qua. Ngồi uống rượu, chúng tôi lần lượt đọc một vài bài thơ của mình cho nhau nghe.
Phạm Tiến Duật là nhà thơ quân đội, nổi tiếng với bài thơ được phổ nhạc “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây... cái gạt nước xóa đi nỗi nhớ...”, và là Phó Tổng Biên Tập tờ tạp chí Văn Nghệ Quân Đô.i. Anh khoảng 45 tuổi, khi vào Nam tham gia chiến trường, chưa học xong chương trình trung học cấp 3, nghe nói sau năm 75 được học bồi dưỡng bổ túc văn hóa nên trong lúc nói chuyện để lộ ra nhiều sơ hở về kiến thức. Nguyễn Quang Thiều trẻ hơn, chừng 40 tuổi. Hai anh cũng như lớp nhà văn Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương... được sinh ra và lớn lên hoàn toàn trong vòng ảnh hưởng của sựï giáo dục và tuyên truyền bưng bít giáo điều xã hội chủ nghĩa không hề có kinh nghiệm về cuộc sống của người dân miền Nam Việt Nam dưới chế độ tự do trước năm 1975. Họ nhìn người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu tự vệ để ngăn chận làn sóng đỏ xâm lược phương Bắc tràn xuống với một cái nhìn lệch lạc qua góc độ lăng kính của bộ máy tuyên truyền Cộng Sản.
Sau khi nhà thơ Phạm Tiến Duật đọc mấy bài thơ của anh nói về cuộc chiến xâm nhập miền Nam đánh Mỹ, thấy chẳng có chi là đặc biệt, đến phiên Nguyễn Quang Thiều đọc một số thơ mang màu sắc quê hương, tứ thơ có vẻ mới mẻ. Thiều có giọng đọc thơ ấm và hấp dẫn. Anh thuộc lòng thơ của anh, đọc trơn tru, làu làu. Có lẽ anh đã đi nhiều nơi trình diễn đọc thơ của mình trước cử tọa thuộc đủ mọi thành phần. Tôi hỏi nhà thơ Nguyễn Quang Thiều:
“Ở đây chúng mình cởi mở thành thật với nhau, ngoài thơ viết về đề tài quê hương, đề tài đánh Mỹ cứu nước, anh có làm thơ đánh “Ngụy” không? Đọc cho anh em ở đây nghe thử vài bài, hơi tò mò, nghe cho vui vậy ấy mà.”
Thiều đáp:
- “Không! Em không làm thơ đánh Ngụy!” (Thiều kém tôi chừng hơn 10 tuổi, anh xưng em với tôi).
- “Nếu có, xin anh cứ đọc, để biết thôi, chứ ở đây không khí tự do, chúng mình hoàn toàn cời mở, thoải mái, không có phiền hà gì đâu!”
- “Không! Em không làm thơ đánh Ngụy, thực mà!”
Tôi ngó nhà văn Lê Tùng Minh, một người đã từng tốt nghiệp Cao Học Sử trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, cũng đã từng“xẻ Trường Sơn vào Nam”, về hồi chánh với chính quyền miền Nam hồi Tết Mậu Thân, kẹt lại Việt Nam sau năm 1975, bị tù đầy nhiều năm, mới qua định cư ở Mỹ được vài năm nay. Ông đeo kính râm, đội mũ phớt, trông như một thám tử đang hành nghề. Tôi quay qua hỏi Nguyễn Quang Thiều:
- “Thế anh có sáng tác thơ tình, có bài thơ tình nào hay, đọc cho chúng tôi nghe vớỉ”
- “Thơ tình của em dở lắm, không có hồn, trẻ trung lại nổi tiếng như em ở Việt Nam thì thiếu gì tình, lúc nào cũng ê hề. Có thiếu thốn, thèm khát hoặc thất tình, làm thơ tình mới hay đươ.c. Em chưa hề thất tình!”
Sau Mịch La Phong, Lý Đồng Dao..., tới phiên tôi đọc thơ. Tôi không thuộc thơ của tôi nên, ở nhà trước khi đi, tôi đem theo chừng 20 chục bài thơ đã được in sẵn trên giấy. Để thăm dò xem phản ứng của hai nhà thơ miền Bắc và các anh em sinh viên hậu đại học vừa ở Việt Nam được gởi qua Mỹ tu nghiệp, tôi đọc những bài thơ chống Cộng thật hung. Như bài “Nói với bạo quyền Cộng Sản”, “Bể Khổ”... và sau cùng là bài “Quán nhậu ở chợ Huyện” như sau:
Nhá nhem dơi lượn quanh chòi vắng
Con nước ròng trơ mấy gốc bần
Lờ lững lục bình trôi chầm chậm
Muộn màng khói bếp dáng phân vân
Quán chợ lên đèn, bên lít rượu
Dăm con khô mực nướng vừa thơm
Công an, thuế vụ cười hô hố
Một chén đưa cay cổ hạ đờm!
Đù má Bác Hồ thương hết biết
Tao vừa vô mánh đẹp hồi hôm
Tiệc này để đó tao bao hết!
Cứ nhậu thả dàn, nhậu thiệt xôm!
Lít nữa, rượu ngon nghe chủ quán!
Đem lên dĩa gỏi! Nướng thêm tôm!
Mấy thằng con Ngụy kia, ê cút!
Cách Mạng đang ăn, cấm ngó mồm!
Đêm đã về khuya, mưa rả rích
Đìu hiu chợ huyện, phố thưa người
Con ai co quắp ngoài hiên lạnh
Quán nhậu còn nghe vọng tiếng cười!
Nghe tôi đọc đến đây thì nhà thơ Phạm Tiến Duật kêu nhức đầu quá, hỏi chủ nhà có thuốc nhức đầu cho anh xin vài viên uống. Chủ nhà đem ra một chai thuốc viên Tylenon. Duật đổ hai viên ra lòng bàn tay rồi bỏ vào miệng uống chiêu một ngụm nước. Đoạn ngó sang Nguyễn Quang Thiều, rồi anh phân trần với mọi người trong bàn rượu:
- Tôi có cái hẹn với một người Mỹ chiều nay, xin phép mọi người cho tôi với Nguyễn Quang Thiều đi ngay kẻo trễ he.n.
Nghe anh nói vậy chúng tôi ngỡ ngàng, tiệc vừa mới gọi là bắt đầu, mỗi người chưa uống hết một hoặc hai ly rượu... nhưng không thể nêu lý do gì để cầm chân hai nhà thơ ấy ở lại đươ.c. Anh bạn giáo sư Tuấn lúc nãy lãnh nhiệm vụ chở hai anh tới đây, thì bây giờ lại có nhiệm vụ chở hai anh ra về.
Sau đó, gặp Tuấn, tôi hỏi nhỏ: “Này chiều hôm đó, em chở Duật với Thiều về. Họ có cái rendez-vous với người Mỹ nào đó thực không, hay là lèo!”
Tuấn cười:
-“Có rendez-vous mẹ gì đâu! Có lẽ tại nghe anh đọc mấy bài thơ, mấy ông ấy bị cú shock bất ngờ vì chưa sửa soạn tinh thần nên bối rối không biết phản ứng ra sao, bèn đòi về. Phạm Tiến Duật và Nguyễn Quang Thiều ngỏ ý muốn ghé thăm nhà anh ở Lowell để trao đổi thuần túy vấn đề văn hóa mà thôi. Anh thấy thuận tiện không?”
Tôi thoáng nghĩ không thể có vấn đề văn hóa thuần túy, lỡ tiếp hai nhà thơ ấy tại nhà, khi về Việt Nam mấy ông ấy viết bài tường thuật không trung thực trên báo Đảng và Nhà Nước, rồi tụi ruồi bu ưa chụp mũ ở Mỹ thiếu gì, chúng nó xuyên tạc rằng mình đi đêm mời Cộng Sản tới nhà thì cũng hơi phiền. Tôi bèn trả lời Tuấn: “Thôi, phiền lắm, không tiện!”
Chừng một tháng sau, tôi nghe nói hai nhà thơ đó đã về lại Việt Nam. Và khoảng một năm sau tập thơ của Nguyễn Quang Thiều được một cơ quan văn hóa thuộc Viện Đại Học Boston dịch sang Anh ngữ và ấn hành.
Trong thâm tâm, tôi cứ nghĩ rằng các nhà văn, nhà thơ, ca sĩ, nhạc sĩ... được nhà nước Cộng Sản Việt Nam cấp giấy tờ cho đi công tác ở nước ngoài dù ngắn hạn hay dài hạn thì cũng phải có điều kiện gì hoặc có gì họ có thể tin tưởng đươ.c. Những người như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Dương Thu Hương tác giả cuốn tiểu thuyết Thiên Đường Mù, Nguyễn Huy Thiệp tác giả tập truyện Tướng Hồi Hưu, Bảo Ninh tác giả cuốn truyện Nỗi Buồn Chiến Tranh, vân vân đâu có khơi khơi mà được bạo quyền Cộng Sản cho đi công tác hoặc du lịch ở các nước tư bản Âu Mỹ. Ngay cả như Bùi Tín tác giả cuốn Mặt Thật, Vũ Thư Hiên tác giả cuốn hồi ký chính trị Đêm Giữa Ban Ngày... họ đều có cái nhìn lệch lạc về tập thể người Việt tị nạn tại nước ngoài, nhất là đối với những thành phần công chức quân nhân thuộc chế độ Sài Gòn cũ. Làm sao chúng ta có thể tin tưởng được rằng họ đã thực lòng chán ghét chủ nghĩa Marx Lénin, khi Hồ Chí Minh, một tên tội đồ của dân tộc Việt Nam hãy còn là hình ảnh tượng trưng cho những gì cao quý ngự trị trong trái tim họ, và mỗi khi nhìn thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ, họ còn tỏ vẻ khó chịu, không muốn đứng chung với tập thể Việt lưu vong trong những lúc cử hành nghi lễ chào cờ.ø
Những khoảng cách ấy không dễ gì một sớm một chiều có thể triệt tiêu ngay được!
Mới đây Đài RFA có mở một cuộc phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương nhân dịp 25 năm kỷ niệm ngày quân đội miền Bắc chiến thắng miền Nam Việt Nam. Trong đó có một câu trả lời của Dương Thu Hương khiến chúng ta không khỏi ngậm ngùi vì cái nhìn của chị hãy còn ở góc độ hạn chế bởi hậu quả của sự giáo dục và tuyên truyền bưng bít tiếp thu dưới chế độ Cộng Sản, không dễ gì “ngộ” được những sự thật lịch sử khách quan của cuộc chiến Quốc Cộng giữa hai miền Nam Bắc vừa qua.
Một câu hỏi của nhân viên đài RFA nêu ra như sau:
- “Trong cuộc chiến tranh vừa qua thì chị thuộc thế hệ được báo chí mô tả cũng như chị tự nhận là thế hệ “xẻ Trường Sơn đánh Mỹ”, thế thì đã 25 năm qua rồi, bây giờ nhìn lại cuộc chiến, nếu chị có một cơ hội gặp gỡ trực tiếp để nói chuyện và thảo luận với những người từng có giai đoạn ở chiến tuyến khác với chị, thì chị muốn nói điều gì?”
Nhà văn Dương Thu Hương đáp như sau:
- “Tôi nói với những người đó là lịch sử bao giờ cũng chọn con đường tăm tối và dân tộc Việt Nam là một dân tộc đau khổ vì cả hai phía đều bị đẩy vào con đường tăm tối. Và chúng ta nên nhớ là cuộc chiến tranh Việt Nam đó lẽ ra người Việt Nam không nên làm cuộc chiến tranh ấy. Mà lẽ ra nên tìm lối thoát khác. Có lẽ số phận nước Việt mình thật khốn nạn, người Việt Nam biến thành lính đánh thuê cho cả hai hệ tư tưởng. Rốt cuộc lại, thắng hay bại thì người Việt Nam cũng là người bại trước”.
Tôi muốn nhân dịp này để được nói với Dương Thu Hương hoặc những người cùng thế hệ và cùng cảnh ngộ với Dương Thu Hương, vốn có cái nhìn tuy đã cởi mở nhưng vẫn còn quá nhiều hạn chế do thực tế sinh ra và lớn lên dưới chế độ Cộng Sản, được Cộng Sản giáo dục và tuyên truyền, bị bưng bít không có điều kiện để biết những sự thật khách quan. Có lần Dương Thu Hương qua Pháp, khi được hỏi về một số nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo... cô cho biết từ nhỏ đến lớn cô chưa từng nghe nhắc đến tên tuổi và chưa hề được đọc bất cứ tác phẩm nào của các nhà văn này. Ngay cả một số nhà văn miền Bắc có liên hệ đến nhóm Nhân Văn Giai Phẩm năm 1956 cũng hoàn toàn xa lạ đối với cô. Một khi Đảng đã bưng bít, giấu kín thì cô và các bạn hữu cùng hoàn cảnh và thế hệ cô không có điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu.
Thế thì làm sao mà cô Dương Thu Hương và thế hệ những người cùng hoàn cảnh như cô hiểu được những người như chúng tôi ở bên kia chiến tuyến của cô. Cô tưởng chúng tôi là những người khát máu, gặp phụ nữ địch là phải xẻo vú, đâm lưỡi lê vào âm hộ nạn nhân sau khi đã thỏa mãn thú tính, hoặc như những người lính Việt Nam Cộng Hòa lúc nào về đóng quân ở phố thị cũng say sưa và đeo lủng lẳng một xâu lỗ tai khô của địch quân trên cổ, như nhà văn Nguyễn Mộng Giác đã từng mô tả trong tác phẩm Mùa Biển Đô.ng. Chúng tôi không phải là những tên lính đánh thuê như cô đã lầm tưởng hoặc như những nhà văn Cộng Sản và nằm vùng thường cố tình xuyên ta.c. Nếu không có những người như cô “xẻ Trường Sơn vào xâm lược miền Nam”, thì chúng tôi không phải bỏ cuộc sống ấm êm ở thành thị hoặc người dân hiền hòa miền Nam không phải bỏ ruộng vườn màu mỡ tốt tươi để phải cầm súng ra chiến trường. Không lẽ thấy những người anh em ở miền Bắc “xẻ Trường Sơn” vào xâm lược miền Nam, chúng tôi lại bó tay giương mắt ếch nhìn đất nước miền Nam bị nhuộm đỏ, ruộng vườn tài sản bị tịch thu để trở thành những người vô sản làm công cho các hợp tác xã để kiếm ngày hai bữa cơm độn rau khoai. Những nhà lãnh đạo như Ngô Đình Diệm hoặc một số tướng lãnh miền Nam không phải ai cũng là tay sai của đế quốc tư bản Mỹ như hầu hết các nhà lãnh đạo ở Bắc Bộ phủ đều là tay sai của Điện Cẩm Linh hoặc Bắc Kinh. Chúng tôi, những sĩ quan và binh sĩ quân đội Việt Nam Cộng Hòa không “thề phanh thây uống máu quân thù”! Chúng tôi ở vào cái thế phải chiến đấu để tự vệ! Không còn con đường nào khác! Nếu không có đoàn người “xẻ Trường Sơn vào xâm lược miền Nam”, thì cuộc chiến đẫm máu đã không diễn ra trên quê hương miền Nam yêu dấu, thì chúng tôi đã không phải bị đày ải trong các trải cải tạo trong rừng sâu hóc núi. Hàng mấy trăm ngàn người dân miền Nam vô tội đã không phải bỏ xác ở biển Đông trên đường vượt biên đi tìm tự do. Và ngày nay trên hai triệu Việt không phải sống lưu vong ở hải ngoài!
Lịch sử Việt sẽ được viết lại một cách trung thực để soi sáng cho các thế hệ sau. Nhưng ai là người hội đủ khả năng và đức liêm khiết, có cái nhìn khách quan, đứng ra lãnh cái sứ mạng viết lại những trang sử Việt đau thương của cuộc chiến đẫm máu và nước mắt giữa Quốc và Cộng đã diễn ra trên mảnh đất quê hương hơn nửa thế kỷ qua một cách trung thực để con cháu chúng ta đời sau biết ai là người có công, ai là kẻ có tô.i. Chúng ta, tập thể những người Việt tị nạn ở hải ngoại phải làm gì để có thể đóng góp tích cực vào việc làm sáng tỏ những nghi vấn lịch sử, phải làm sao và làm gì để có thể trả sự thật về cho lịch sử.
Chúng tôi không hề chủ tâm đào sâu khơi rộng cái khoảng cách giữa những người anh em máu đỏ da vàng cùng chung một ngôn ngữ, chung một phong tục, chung một quá khứ lịch sử oai hùng mấy ngàn năm trên quê hương Việt Nam yêu dấu. Chúng tôi mặc dầu đã có cuộc sống tương đối ổn định trên các quốc gia văn minh tiến bộ nhưng lúc nào cũng tha thiết vói sự nghiệp đấu tranh cho nền dân chủ tự do, hạnh phúc của đồng bào Việt Nam.
Hồ Công Tâm
No comments:
Post a Comment