Huy Phương
Việt Cộng xem những người trình diễn văn nghệ như những người thợ không hơn không kém. Thợ hát, thợ đàn, thợ múa tập họp thành những toán văn công, được điều động làm việc theo chỉ thị và đường lối của đảng, để hoặc là tuyên vận, hoặc để giải trí cho đám đông. Vì vậy chúng ta cũng quen gọi những người này là văn công. Văn công phải được huấn luyện tư tưởng chính trị, có lý lịch, có lập trường, được nuôi dưỡng và nhận công tác theo nhu cầu của từng chiến dịch. Ngày nay văn công được đưa ra nước ngoài trình diễn dưới visa du lịch, dù là dưới hình thức kiếm ăn riêng của cá nhân, do nhu cầu hay được sự cho phép của các cơ quan trách nhiệm trong nước, do đường lối của đảng đều có lợi cho chế độ. Dù những ca sĩ này không hát những bài ca tụng bác hay đảng như hồi chiến tranh “chống Mỹ” hay lúc mới vào Saigon, nhưng những khuôn mặt này vẫn tượng trưng một đám ca hát đang được trọng dụng của chế độ hiện nay ở Saigon.
Chúng ta cũng không thể xem những khuôn mặt này chỉ là cá nhân, “đồng bào” ruột thịt không liên quan gì với chế độ Cộng Sản, nên sẵn sàng giang tay đón nhận. Việc cấm cửa những thể thao gia, nghệ sĩ của một quốc gia khác đến trình diễn là một sự cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với một quốc gia thù nghịch. Ca sĩ trong nước không sang Mỹ, Úc hay Canada để trình diễn cho dân bản xứ các nước này xem, mà là cho những người Việt Nam di dân, trong nước “dốt chữ” gọi là Việt kiều, đa số là những người tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi vì chế độ Cộng Sản. Vậy chuyện “trừng phạt” này không phải là không hợp lý. Chúng ta không có chính phủ hay đường lối để đối phó, mặc nhiên chấp nhận sự tự do hỗn tạp, tùy tiện, mở cửa cho những “văn công” được gởi đi từ trong nước.
Câu hỏi của chúng ta là có phải tất cả ca nhạc sĩ hiện nay của chúng ta tại hải ngoại đều có cơ hội đồng đều để về trình diễn ở Việt Nam không, hay phải qua những giai đoạn sát hạch về đường lối chính trị, và mỉa mai thay, cả tài năng trước một ban giám khảo như theo tiết lộ của một vài ca sĩ đã xin về nước trình diễn trước đây? Những nghệ sĩ này trước đây đã được cộng đồng hải ngoại nuôi sống từ khi đặt chân đến Mỹ, nay về nước gặp gỡ giới báo chí, trở thành những kẻ cơ hội, ca tụng chế độ đương thời, nói xấu hải ngoại coi mình như “con không cha”, nay về nhận bố đẻ Cộng Sản ở Saigon, khi trở lại đây vẫn được khán giả đồng bào chấp nhận. Bây giờ chúng lại đứng trên sân khấu hải ngoại, cười khẩy vào mặt chúng ta.
Nghệ sĩ trong nước ra trình diễn trước hết là cạnh tranh với ca sĩ hải ngoại, vì mỗi nghệ sĩ đều có sân chơi riêng của mình. Xin dành cho những ca sĩ đã cùng hoàn cảnh sống chết với chúng ta chứ không phải tất cả đều “cá mè một lứa”. Cách đây vài năm những ca sĩ trong nước ra hải ngoại trình diễn đều gặp nhiều sự phản đối, dai dẳng nhất là trường hợp Bằng Kiều, cho đến lúc Bằng Kiều “xin nhận nơi này làm quê hương”. Không phải những giới chức trách nhiệm về vấn để đưa ca sĩ ra nước ngoài lưu diễn không biết đến việc này, nên họ dùng kế hoạch “tằm ăn dâu” hay “vết dầu loang”. Trước tiên “những ông bầu” cho thử nghiệm bằng cách chỉ để các ca sĩ này chỉ hát thuần túy ở những sòng bài, xen lẫn với những ca sĩ hải ngoại. Khi thấy không có sự phản đối của người nước ngoài, trái lại còn được báo chí, truyền thông quảng cáo, phỏng vấn, các ca sĩ này bắt đầu hiện diện trong những show hát tại các thành phố lớn có nhiều người Việt, bước tiếp theo là tổ chức những buổi trình diễn toàn là những ca sĩ từ trong nước ra. Vì hải ngoại vẫn mua vé đi xem, một số người muốn đổi món ăn, thiếu ý thức chính trị, nên có lúc báo chí trong nước đã loan tin con số thù lao của một hai ca sĩ ra hải ngoại đã lên đến con số $10,000.00 đô la, số tiền mà ca sĩ hạng nhất ở đây cũng không bao giờ với đến.
Trong chủ trương đem văn hóa thâm nhập cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trước đây, Cộng Sản đã tổ chức những chuyến lưu diễn “Duyên Dáng Việt Nam” quy mô và tốn kém, nhưng không có kết quả vì sự chống đối của đồng bào hải ngoại, Cộng Sản xoay qua chiến thuật đánh du kích bằng cách gởi đi những ca sĩ được nuôi dưỡng và ưu đãi từ trong nước, với tính cách cá nhân đi du lịch ra nước ngoài để tránh danh nghĩa là do các cơ quan trong nước tổ chức. Một nguồn tin từ cơ quan thuế vụ Hoa Kỳ cho biết các nghệ sĩ ngoại quốc đến trình diễn tại Hoa Kỳ phải thông báo cho cơ quan IRS ít nhất là 30 ngày trước khi lưu diễn và ký thỏa thuận CWA (Central Withholding Agreement) để tránh lỗi lầm không đóng thuế. Sở thuế Hoa Kỳ hiện nay để ý rất kỹ về các cuộc lưu diễn của các nghệ sĩ ngoại quốc, nhất là ở đây lại dưới visa du lịch, vì nhiều năm qua Hoa Kỳ đã thất thu trong các trường hợp này. Các ca sĩ Việt Nam ra kiếm ăn ở ngoại quốc rồi đây sẽ sợ sự thăm hỏi của sở thuế hơn là sợ bị biểu tình phản đối.
Hiện nay có nhiều tổ chức chính trị tại hải ngoại đã hô hào biểu tình “chống văn công”, nghĩa là chống những ca sĩ “con cưng” của chế độ trong nước ra trình diễn. Những cuộc biểu tình này nhiều lúc cũng khiến cho buổi trình diễn phải dẹp bỏ, nhưng cũng đôi lúc, “trong vỗ tay, ngoài la hét”, ai mua vé đi xem thì cứ việc đi xem, ai biểu tình phản đối thì cứ biểu tình, vì người biểu tình không được vào rạp để bị kết tội phá rối và ông bà bầu, ca nhạc sĩ thì được nhân viên an ninh hoặc cảnh sát bảo vệ chặt chẽ.
Cũng có những cuộc biểu tình nhắm sai mục đích hay thiếu cơ sở không được nhiều người hưởng ứng như cuộc biểu tình chỉ vì một cái khuy nịt có hình ngôi sao trắng chỉ thấy in trên poster, cuộc biểu tình chống một trung tâm ca nhạc chỉ vì ngày trình diễn có xa gần với ngày sinh của Hồ Chí Minh (thì đã sao?) Chúng ta đã từng phung phí, tiêu hao quá nhiều năng lực không đúng chỗ, đúng lúc.
Chúng ta buồn vì cứ nghĩ có khi con trẻ ngồi xem trong rạp mà cha mẹ già đứng ở ngoài biểu tình. Các bậc cha mẹ đã giáo dục được con trẻ chưa? Các đoàn thể đã giáo dục được quần chúng chưa? Cộng đồng hải ngoại đã đoàn kết chưa? Lại còn những con cái của những cựu tù nhân chính trị, quên quá khứ của cha ông, chấp nhận ca hát bên các ca sĩ do Cộng Sản đưa ra nước ngoài, chỉ vì mùi thơm của đồng đô la, thật đáng xấu hổ. Nhiều ca sĩ hải ngoại đã có lập trường trước đây, không muốn hay không được về Việt Nam trình diễn, nay trước luật đào thải và thị hiếu của quần chúng cũng đành đứng chung sân khấu với những “văn công”, mà không hề thấy hổ thẹn.
Ba mươi lăm năm rồi, Cộng Sản chưa thao túng hay chưa có khả năng khống chế sân chơi hải ngoại vì chúng ta tuy không có chính phủ, không có quân đội, không có công an trấn áp, không có một tổ chức đại diện duy nhất, nhưng còn giữ vững được tinh thần của những người đã bỏ đất nước ra đi vì chế độ Cộng Sản đương thời. Nhờ tinh thần đó, mà hôm nay, Cộng Sản Việt Nam mặc dầu có tòa đại sứ, lãnh sự trên đất Mỹ nhưng chưa treo nổi một lá cờ trong khu phố của cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy vậy trên mặt trận văn hóa, sản phẩm băng nhạc, báo chí, phim ảnh và nhất là ca sĩ trong nước ồ ạt tuôn ra nước ngoài, đến những địa điểm từng hãnh diện mang danh là thủ đô chính trị, thủ đô tỵ nạn... Lý do là vì cộng đồng người Việt của chúng ta chưa đoàn kết đúng mức, chưa một lòng, chưa nhìn rõ lại mình, nên mãi vẫn còn có cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược.”
Muốn loại bỏ ảnh hưởng nghị quyết 36 của Cộng Sản trong công tác văn hóa tư tưởng, hải ngoại có một kho vũ khí tuyệt đối, khá lớn mà không chịu sử dụng. Vũ khí đó là đồng đô la. Trong nước đang cần đô la, chúng ta lại tiếp tế đô la cho trong nước. Các ca sĩ trong nước ra hải ngoại cần đô la chúng ta lại xếp hàng mua vé đi xem. Hải ngoại phải biết nói không và quyết định “không”: đó là không mua vé các buổi trình diễn có văn công, đại lý nhà buôn không nhận bán vé, báo chí truyền hình không chạy quảng cáo thì ca sĩ trong nước không còn đất dụng võ.
Khi hải ngoại chúng ta đồng tình nói được chữ “không”, trong rạp hát vắng người xem thì ngoài rạp không cần phải giăng cờ treo biểu ngữ, hay chịu mưa, dang nắng đi biểu tình nữa.
Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH....
Những hình ảnh cuộc biểu tình của Cộng đồng người Việt Quốc Gia chống vẹm Đờm Vĩnh Hưng.....ở bên ngoài...
Và việc CH Lý Tống đấm vào mặt tên vẹm ở bên trong...
Xin mời theo dỏi hình ảnh và bản tin ngắn...
BMH
Washington, D.C
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment