Trần Thị Sông Dinh, Jun 30, 2010
Photo courtesy: AP
Cali Today News - Quân đội Hoa Kỳ vừa loan báo họ đã tiến hành thành công dù trong thử nghiệm trong việc bắn hạ một hỏa tiển liên lục địa tầm ngắn nhắm vào Hawaii.
Các binh sĩ của Sư Đoàn 6 Pháo Binh Phòng Thủ Không Gian ở căn cứ Fort Bliss, Texas đã phóng đi một hỏa tiển ngăn chận (interceptor) từ một căn cứ hoả tiển trên đảo Kauai, và vũ khí ngăn chận này đã đánh hạ hỏa tiển tầm ngắn tấn công vào Hawaii ở giai đoạn cuối của hỏa tiển tấn công này được phóng đi từ một chiếc tàu ngoài khơi.
Khi mà các binh sĩ phóng hỏa tiển ngăn chận (interceptor) thì họ không biết trước lúc nào hỏa tiển tấn công được phóng đi.
Cơ quan quốc phòng hỏa tiển Hoa Kỳ nhận xét là “những dấu chỉ ban đầu cho thấy là mục tiêu cuộc thử nghiệm đã đạt được”.
Cuộc thử nghiệm này là cuộc thử nghiệm mới nhất của hệ thống Terminal High Altitude Area Defense (THAAD), được thực hiện nhằm bảo vệ cho nước Mỹ, trước sự tấn công phủ đầu của các quốc gia khác bằng hỏa tiển.
Trần Thị Sông Dinh
Lo ngại về xu hướng tấn công trên mạng có dấu hiệu gia tăng, tổng thống Obama cùng đồng sự đã đưa ra dự thảo về việc làm tê liệt hệ thống Internet thế giới trong trường hợp khẩn cấp.
Trang The Age cho hay, thượng nghị sỹ Mỹ Joe Lieberman, kiêm chủ tịch ủy ban an ninh quốc gia, đang nỗ lực tổ chức vận động các tổ chức quốc tế nhằm giúp tổng thống Obama giành quyền kiểm soát hệ thống Internet toàn cầu. Bản dự luật mà văn phòng của ông này đã soạn thảo đề cập đến vấn đề "bảo vệ không gian Internet vì đó là tài sản quốc gia".
"Biện pháp này là tối cần thiết nhằm bảo vệ của cải và con người của đất nước chúng tôi", Lieberman phát biểu. "Khi mà tội phạm mạng đang lan tràn như hiện nay thì Internet thực sự là mối hiểm họa tiềm tàng đối với nền tài chính ngân hàng, cơ sở hạ tầng chính phủ và bí mật quốc gia của Mỹ".
Cũng trong bản dự luật, nhiều nội dung quy định rõ bất cứ tổ chức hay nhà cung cấp mạng nào cũng đều phải "tuân theo quy định trên và có biện pháp giới nghiêm trong mọi trường hợp khẩn cấp liên quan đến khủng bố tin tặc".
Ngay lập tức, dự luật đã vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ nhiều tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới.
Một nhóm vận động hành lang của Australia bày tỏ quan ngại về khả năng Mỹ sẽ nắm giữ toàn bộ quyền hành đối với mạng Internet trong trường hợp dự thảo đi vào hoạt động, thậm chí có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Một trong những chuyên gia truyền thông đầu ngành thuộc trường đại học Sydney (Australia), giáo sư Bjorn Landfeldt, phản đối kịch liệt ý tưởng này. Ông cho rằng trong trường hợp hệ thống Internet toàn cầu bị tê liệt, nó sẽ gây ra thiệt hại vô kể cho bất cứ quốc gia nào. "Hiện tại, chúng ta đã quá lệ thuộc vào Internet. Tôi tự hỏi, hệ thống tài chính, an ninh... của chúng ta sẽ hoạt động ra sao nếu Internet bị Mỹ vô hiệu hóả", giáo sư Landfeldt nói tiếp. "Trường hợp Mỹ thực thi điều này, họ đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho những kẻ khủng bố. Đơn giản là vì chính họ chứ không ai khác sẽ gián tiếp khủng bố lên toàn bộ các quốc gia còn lại".
Tuy phản đối nhưng Bjorn Landfeldt phải thừa nhận quyền bá chủ của Mỹ đối với hệ thống mạng toàn cầu. "Họ là quốc gia duy nhất trên thế giới này có khả năng làm điều đó. Tất cả những yếu tố cốt lõi của hạ tầng mạng toàn cầu đều nằm ở Mỹ. Họ có thể dễ dàng cô lập chúng ta bằng cách vô hiệu hóa chức năng thiết yếu của Internet như DNS".
Hiện vẫn chưa có động thái nào từ phía các tổ chức quốc tế trung gian.
Nguon:terparty@gmail.com
No comments:
Post a Comment