Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.12.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Thực ra chỉ có những siêu thánh nhân, sống hoàn toàn vì tinh thần, mới không có ý tưởng quỵt nợ. Tuy vậy, nếu siêu thánh nhân cũng phải ăn uống cho thân xác mình sống, thì khi có dịp, cũng dễ dàng tìm cách quỵt nợ. Khi FREUD nói tính dâm dục là động lực, thì ngày nay trong sự khó khăn kiếm phương tiện sống, Tiền bạc còn là động lực mạnh hơn tính dâm dục. Ngồi trong phòng tối riêng lẻ với mỹ nhân mà không ai có thể soi mói (Báo chí phanh phui), tính dâm dục dễ dàng trổi dậy. Cũng vậy, có quyền lực sinh sát (Chính trị độc tài bịt miệng người khác) mà ngồi bên đống vàng, thì lòng tham Tiền bạc cũng làm thánh nhân biển thủ mấy thỏi vàng vào túi riêng vì nếu có ai nói tới, thì mình bỏ tù theo điều 88 Hình Luật Việt Nam.
Về Tiền bạc, thì không bao giờ nói đến hai chữ TIN TƯỞNG, mà tâm trí dễ nghĩ đến hai chữ LỪA ĐẢO. Có người hỏi tôi tại sao vậy ? Tôi trả lời liền rằng chính tôi không TIN TƯỞNG vào tôi về Tiền bạc, thì làm sao tôi TIN TƯỞNG vào người khác về Tiền bạc. Tôi trưng dẫn hai tỉ dụ để chứng minh lời tôi nói:
=> Tỉ dụ thứ nhất: Buổi tối, nếu tôi ra ngoài đi uống bia, tôi chỉ bỏ vào túi chừng 20 quan Thụy sĩ, chứ không mang ví tiền đi theo với Credit Cards. Khi uống bia hết 20 quan Thụy sĩ thì về nhà ngủ. Còn nếu mang ví tiền đi và Credit Cards, thì khi hứng lên hoặc ngà ngà say,nhất là gặp nữ giới ưng ý, rút tiền ra và ký Credit Cards hoang phí vô ích. Điều này có nghĩa là chính tôi không TIN TƯỞNG vào tôi lúc ngà ngà say.
=> Tỉ dụ thứ hai: Về tình cảm, khi đôi trai gái hoàn toàn TIN TƯỞNG nhau, thề thốt nếu một người chết, thì mình cũng chết theo cho trọn mối tình lý tưởng. Thế rồi hai người lấy nhau. Nhưng vừa làm đám cưới, thì hai người ký giấy phân chia Tiền bạc riêng lẻ (séparation des biens), nghĩa là không TIN TƯỞNG nhau về Tiền bạc, mặc dầu hoàn toàn TIN TƯỞNG nhau về tình cảm.
Chính vì việc không thể TIN TƯỞNG nhau về Tiền bạc, mà tôi muốn bàn đến vấn đề VINASHIN xin hoãn USD.60 triệu đáo hạn phải trả ngày 20.12.2010. Khi xin hoãn trả nợ, đó chỉ là lời hứa hẹn trả nợ ký bởi một bên bởi VINASHIN để yều cầu phía Chủ nợ TIN TƯỞNG vào lời hứa về Tiền bạc. Phía Chủ nợ chưa trả lời vì chưa TIN TƯỞNG vào lời hứa hẹn của Vinashin. Chúng ta không thể trách phía Chủ nợ và đòi buộc phía Chủ nợ phải TIN TƯỞNG vào lời hứa của mình.
Vấn đề QUỴT NỢ hay TRẢ NỢ Tiền bạc không còn nằm ỡ bình diện tạo niềm TIN TƯỞNG, tạo DANH DỰ suông, mà nằm ỡ chỗ tính toán QUYỀN LỢI khi QUỴT NỢ hay TRẢ NỢ.
Phía Chủ nợ chưa trả lời cho yêu cầu hoãn nợ của phía CSVN (Vinashin và Nhà Nước) vì họ đang tính toán dùng việc làm mất QUYỀN LỢI cho phía CSVN để bắt ép phải trả nợ. Phía CSVN cũng tính toán QUYỀN LỢI khi xin hoãn nợ hoặc quỵt nợ sau này. Chúng tôi xin mượn lời của Giáo sư Jonathan PINCUS, Kinh tế gia tại Trường Harvard Kennedy ỡ Thành phố Hồ Chí Minh, tóm tắt về hậu quả QUYỀN LỢI nếu phía CSVN không trả USD.60 triệu đúng hạn :
« If Vinashin doesn’t pay, it will make it more expensive for any Vietnamese entity, government-ownered or otherwise, to get overseas financing. People in the government don’t seem to be thinking long-term about the implications of this for Vietnam’s fiancial credibility “ (Bloomberg, by Katrina NICHOLAS, 20.12.2010, from Singapore)
(Nếu Vinashin không trả, việc này sẽ làm nợ nần trở thành rất mắc mỏ cho bất cứ Công ty Việt Nam nào, quốc doanh hay không quốc doanh, về việc có được tài chánh nước ngoài. Những người trong Chính phủ dường như không nghĩ đến dài hạn về việc này đối với lòng tin tưởng tài chánh dành cho Việt Nam).
Giáo sư Jonathan PINCUS nói về việc mất QUYỀN LỢI cho phía Việt Nam trong tương lai nếu không trả vốn đúng hạn: (i) Tín dụng nước ngoài sẽ trở thành mắc mỏ; và (ii) mất lòng Tin tưởng về Tài chánh lâu dài cho Việt Nam. Giáo sư đã đứng ở lãnh vực QUYỀN LỢI chung cho Việt Nam mà nói, nghĩa là đứng ở phạm vi mất QUYỀN LỢI cho Dân chúng Việt Nam. Phía Chủ nợ cũng tác động trên việc mất QUYỀN LỢI chung cho Việt Nam để bắt ép Vinashin hoàn vốn.
Nhưng điều quan trọng là Nguyễn Ngọc Sử, tân Tổng Giám đốc Vinashin, và Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ đồng chịu trách nhiệm, có vì QUYỀN LỢI chung của Dân chúng Việt Nam mà TRẢ NỢ hay chỉ tính QUYỀN LỢI riêng mà QUỴT NỢ. Thực vậy, chúng tôi có thể nói ngay rằng nếu vì QUYỀN LỢI chung cho Dân chúng Việt Nam, thì hai người có thể lo liệu hoàn món nợ USD.60 triệu đúng hạn để tránh nhửng thiệt hại như Giáo sư Jonathan PINCUS đã nói. Nhưng Nguyễn Ngọc Sử và Nguyễn Tấn Dũng chỉ tính toán QUYỀN LỢI riêng tư mà xin hoãn nợ để rồi QUỴT NỢ. Chúng tôi xin cắt nghĩa việc tính toán QUYỀN LỢI riêng tư mỗi người như sau:
* QUYỀN LỢI riêng tư Nguyễn Ngọc Sử
Nguyễn Ngọc vừa được chỉ định làm Tổng Giám đốc, chưa được ăn uống riêng tư gì cả, mà đã phải nhận trách nhiệm hoàn vốn. Chính vì vậy, nếu phải hoàn vốn, thì ông cũng xin phải có thời gian để kiếm chác được gì khi hoàn vốn. Ông tính toán sẽ bán một số cơ sở của Vinashin để thâu tiền mà hoàn vốn. Ông đã nói rõ rằng trong một năm có thể bán những cơ sở thâu vào chừng USD.1 tỉ để có thể hoàn vốn. Khi bán những cơ sở này, ông chắc chắn thâu riêng cho ông một số tiền. Tỉ dụ, ông bán với giá rẻ, nhưng người mua đút vào túi ông một số tiền. Thực hiện việc bán cơ sở như vậy, ông sẽ đút túi riêng một số tiền lớn, lúc đó ông hoàn vốn mà không thương tiến gì QUYỀN LỢI chung.
* QUYỀN LỢI riêng của Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Tấn Dũng đồng chịu trách nhiệm về số tiền USD.4.4 tỉ thất thoát của Vinashin. Trong số tiền khổng lồ này đã có phần của Nguyễn Tấn Dũng. Chính phủ Việt Nam đã bảo đảm cho việc vay USD.600 triệu, nhưng bay giờ ông muối mặt từ chối trách nhiệm hoàn nợ vì lo sợ những Tập đoàn quốc doanh khác thua lỗ cũng bắt ông phải chịu trách nhiệm. Mặt khác ông muốn từ chối trách nhiệm vì muốn còn giữ chức Thủ tướng hoặc khỏi bị truy tố. Đó là việc tính toán QUYỀN LỢI riêng tư. Ông không còn nghĩ đến những thiệt hại QUYỀN LỢI chung của cả Việt Nam mà Giáo sư Jonathan đã nói.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 22.12.2010
Web: http://VietTUDAN.net
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment