Vi Anh
Tống cựu nghinh tân, hy vọng năm mới 2011 nhân quyền trên thế giới khả quan hơn năm 2010 đã qua - là năm buồn cho nhân quyền.
Một, đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới là TC công khai chà đạp nhân quyền trong và ngoài nước. Trung Cộng là một chế độ mới vươn lên đệ nhị siêu cường kinh tế thế giới và có dân số đông nhứt Nhân Loại. Thế mà TC chẳng những chà đạp nhân quyền của người dân mình, đồng bào mình, tiêu biểu như qua vụ TC triệt Ô. Lưu hiểu Ba được giải Nobel hoà bình vì đấu tranh ôn hoà cho tự do, dân chủ, nhân quyền Trung Quốc. Và TC và còn trợ trưởng cho nhiều chế độ độc tài tước đoạt quyền sống của người dân, rõ nét nhứt là độc tài quân phiệt Miến Điện.
Trung Cộng đã dùng tất cả phương tiện ngoại giao và nội trị để áp lực chánh quyền Thụy Điển và Ủy ban Nobel không cấp phát giải Nobel Hoà Bình cho Ông Lưu hiểu Ba. TC biệt giam Ô Lưu hiểu Ba, quản thúc người vợ, cấm bạn xuất cảnh. TC còn làm một trò hề là phát giải Khổng Tử Hoà Bình cho Cựu Phó tổng Thống Đài Loan nhưng Ông này từ chối. TC vận động hàng 100 nước có toà đại sứ ở Thụy Điển tẩy chay buổi lễ, nhưng chỉ có 17 kẹt với TC nên không dự lễ phát.
Tuy nhiên TC đã thất bại. Ủy Ban vẫn làm lễ phát giải Nobel Hoà Bình ngày 10/12/ 2010 tại Oslo. Cái ghế dành cho Ô Lưu Hiểu Ba để trống là bản cáo trạng trực tiếp và rõ ràng TC là một chế độ chà đạp nhân quyền. Cái ghế trống đó làm cho cả thế giới bàng hoàng, Ở đầu thế kỷ 21 và thiên niên kỷ thứ ba mà lại có một chế độ độc tài, toàn trị còn hơn thời Trung Cổ Đen Tối nữa. Cái ghế trống đó, cái ghế do TC không cho người dân của mình ngồi đó làm cho nỗi buồn nhân quyền vốn u ám ở Á châu thêm đen tối.
Bên cạnh tội sát hại nhân quyền với tư cách chánh phạm đối với nhân dân mình, đồng bào mình, và ép buộc các nước khác phải làm theo ý muốn của mình như Thiên Tử đối với thiên hạ là Nhân Loại, TC còn đồng phạm một số tội ác nhân quyền khác trên thế giới, cụ thể là ở Miến điện.
Tổ chức Asia Society tại Hoa Kỳ, ông Jamie Metzl, tố cáo TC trên báo Wall Street Journal, rằng «Trung Quốc là người bảo vệ chính của các chính phủ chà đạp nhân quyền», như Sudan, Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Zimbabwe và Iran.
Ai cũng biết ở Á châu quân phiệt Miến Điện và độc tài CS Bắc Hàn không thể sống được nếu không có TC bao che về kinh tế, chánh trị, ngoại giao. Miến Điện cũng như CS Bắc Hàn là hai chế độ độc tài toàn diện đồng minh thân thiết của TC. TC phủ quyết tất cả nghị quyết chế tài đối với hai chế độ độc tài này khi Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc đưa ra thảo luận, biểu quyết.
Nên độc tài quân phiệt Miến Điện coi những can thiệp của quốc tế, của các siêu cường như Mỹ cho Bà Aung San Suu Kyi, như đàn khải tai trâu. Quân phiệt tăng án và giải tán đảng của Bà để Bà không ứng cử được. Bầu cử xong một quốc hội gia nô cho quân phiệt, họ trả tự do cho Bà ngày 13 tháng 11 vừa qua, sau khi vừa bỏ tù bà vừa quản thúc tại gia 15 năm trong 21 năm qua. Nhưng ra khỏi ngục tù nhỏ, Bà vẫn phải sống trong trại tù lớn là xã hội Miến điện nằm trong bàn tay sắt của quân phiệt. Vị lãnh tụ đối lập Miến Điện này khó hay không thể hoạt dộng cho tự do, dân chủ, nhân quyền nhân dân Miến Điện.
Hai, còn đệ nhứt siêu cường thế giới là Mỹ thì chỉ nghĩ tới quyền lợi của Mỹ, nói nhân quyền mà không làm nhân quyền, lại đi trợ trưởng cho những nhà nước chà đạp nhân quyền của nhân dân mình..
Phân tích trên báo The Christian Science Monitor, Sarah Trister, một người vận động nhân quyền trong tổ chức Freedom House, chứng minh Mỹ chỉ nhân quyền bằng cái miệng trên thế giới. Thái độ giả đạo đức về nhân quyền của Mỹ ở hải ngoại làm hại nỗ lực vận động nhân quyền của các tổ chức ngoài chánh phủ và làm hình ảnh nước Mỹ về nhân quyền xấu đi.
Mỹ cứ tiếp tục ủng hộ và đồng minh với các chế độ độc tài đàn áp người dân, chà đạp nhân quyền. Những viện trợ và yểm trợ đó của Mỹ làm cho người dân các nước sở tại nhìn Mỹ là một nước giả đạo đức, nói nhân quyền mà hành động phản nhân quyền, trợ trưởng cho các chế độ độc tài.
Cụ thể như tháng 7 năm 2010, Ngoại Trưởng Mỹ đi Đông Nam Á, tăng cưởng tương quan ngoại giao và an ninh với Thailand, Vietnam, và Cambodia là những nước có quá nhiều vi phạm nhân quyền nhứt là hai nước VN và Miến.
Như từ năm 2006, Mỹ đều trân viện trợ cho các chế độ vi phạm nhân quyền như cho Ethiopia hơn $500 triệu mỗi năm. Quốc Hội Mỹ có nhiều hy vọng trong năm 2011 sẽ tiếp tục đồng ý với Hành Pháp viện trợ cho Ai cập $1.5 tỷ, Yemen, $100 triệu.
Nhiều lần Hạ Viện Mỹ khuyến nghị đưa CS Hà nội vào CPC nước cần quan tâm đạc biệt vì vi phạm tự do tôn giáo, mà Bộ Ngoại Giao không đồng ý. Hai lẩn chánh thức họp bô trưởng ngoại giao, quốc phòng, một lần họp lãnh đạo quốc gia, nhơn các hội nghị của ASEAN, có mặt CS Hà nội, Mỹ đều tránh né vấn đề nhân quyên VN.
Ba và sau cùng, năm 2010 là năm buồn cho nhân quyền. Tự do, dân chủ thì bánh vẽ, nhân quyền thì nói suông. Các nước CS ở Á châu như TC, Việt Cộng ngụy biện nhân quyền là quan niệm dân chủ phương Tây không phù hợp với "các giá trị châu Á", dù họ ký vào những công ước coi nhân quyền là giá trị nhân bản, có tính hoàn vũ. Họ nói tự do, dân chủ, nhân quyền của họ - “vạn lần hơn” - của Tây Phương như CS thường nói. Ho vẫn bầu chánh quyến dân cử, quốc hội dân cử nhưng thực sự là “đảng cử dân bầu”.
Human Rights Watch vạch trần xảo thuật của độc tài và cộng sản, «Nhiều quốc gia hiện nay đang nói về dân chủ và xác định rằng "ít ra là chúng tôi cũng tổ chức bầu cử, và đó là sự tiến bộ". Thế nhưng, trong thực tế, đó chỉ là những cái vỏ trống rỗng nhằm duy trì nguyên trạng tại các nước đó »./. ( Vi Anh)
Tro ve dau trang
No comments:
Post a Comment