Kêu gọi phi quân sự hóa Trường Sa
Trong bài cùng ngày đăng trên một số trang tiếng Anh quốc tế, cựu Tổng thống Philippines, ông Fidel Ramos nhắc lại thực trạng không có giải pháp mang tính định chế cho vùng biển mà ông nói "nguy cơ xung đột tăng lên từng ngày".
Nhắc lại các vụ ông cho là phía Trung Quốc liên tục xâm phạm lãnh hải và không phận Philippines ngoài khơi Palawan, ông Ramos đặt câu hỏi có phải sẽ nổ ra xung đột, với một bên là "Philippines và Việt Nam", bên kia là Trung Quốc?
Vị cựu lãnh đạo Philippines cũng nhắc lại rằng năm 1994, khi ông Lê Đức Anh là chủ tịch Việt Nam, nước lãnh đạo luân phiên của ASEAN, ông Ramos đã đề nghị với ASEAN rằng cần phi quân sự hóa vùng Trường Sa để tạo niềm tin.
Cựu Tổng thống Philippines nêu rõ việc phải đưa Công ước luật biển của LHQ tức UNCLOS làm nền tảng để giải quyết mọi khác biệt trong việc kiểm soát, khai thác vùng biển xung quanh.
'Niềm tin'
Nhắc tới các phát biểu tại diễn đàn Bác Ngao, Hải Nam của lãnh đạo Trung Quốc về nhu cầu gìn giữ hòa bình ở Biển Đông mà bản tiếng Anh trong bài của ông Ramos gọi là biển Nam Trung Hoa, tác giả nói ông tin rằng "các lãnh đạo Trung Quốc nói như thể họ cũng muốn hòa bình".
Ông Ramos cũng tin rằng các chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam đều mong muốn sự ổn định, hòa bình cho vùng biển này.
Điều này có nghĩa là ông Ramos muốn Hoa Kỳ hiện diện trong vùng, và không đồng ý với đàm phán song phương.
Để nói về nhu cầu xây dựng niềm tin, nhất là với Trung Quốc, vị cựu lãnh đạo Philippines cũng kể lại một câu chuyện.
Ông nói hồi tháng 6 năm nay, ông đọc một bài diễn văn trước 5000 khách Philippines và các quan chức Trung Quốc nhân ngày Hữu Nghị hai nước, kỷ niệm 36 năm lập quan hệ ngoại giao.
Nhưng cùng ngày, ông viết, các tựa lớn trên báo chí Trung Quốc không tiếc lời công kích Philippines nêu chủ quyền ở Trường Sa (Spratlys).
Theo ông Ramos, với đà căng thẳng này, câu chuyện biển Nam Trung Hoa "gần như chắc chắn sẽ chiếm phần trung tâm của nghị trình Diễn đàn ASEAN tại Bali" tuần tới.
'Hậu quả nghiêm trọng'
Trở lại với Pact Asia-Pacifica, ông Ramos nói Hoa Kỳ cần được đón chào, và chính khối châu Á -TBD này có thể sẽ đóng vai trò thay thế khối Pact Americana của người Mỹ trong vòng 5-10 năm nữa.
Tuy trong bài viết không đề cập tới khối Trung Hoa - Pact Sinica - như một số giới từng nêu, ông Ramos trình bày ra viễn kiến về một khu vực xuyên Thái Bình Dương, rộng hơn, bao trùm hơn, với Trung Quốc một phía, Hoa Kỳ một phía và các nước ASEAN ở giữa.
Có vẻ như ông Ramos muốn nói tới mục tiêu là cần tránh cục diện "cân bằng thế lực", tức "balance of power" mà nhiều học giả nói đến như cuộc chơi Hoa Kỳ - Trung Quốc để lập ra cơ chế "chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng" (burden - sharing).
Cùng ngày 17/7, các báo khu vực đăng lại bài trên Jakarta Post của ông Bambang Hartadi Nurgono, nhà nghiên cứu tại đại học University of Indonesia nêu ra nhu cầu đưa Trung Quốc vào thảo luận đa phương với ASEAN về biển đảo.
Nhưng mới hôm qua, 16/7, báo China Daily trong mục Ý kiến có bài của tác giả Vương Hối đả kích mạnh các nước láng giềng Philippines và Việt Nam đang "đe dọa Trung Quốc".
Không nhắc lại các hoạt động của phía Trung Quốc trên biển Đông Nam Á gần đây, gây ra phản đối tại Việt Nam và Philippines, tác giả chỉ nói là Trung Quốc có cơ sở lịch sử lâu đời về chủ quyền tại đây là chính các nước kia đang có hoạt động quân sự cùng Hoa Kỳ, gây ra căng thẳng.
Bài viết mà "ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm của toà soạn" cũng răn đe Hoa Kỳ "sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng" nếu tiếp tục can thiệp vào vùng biển Nam Hải, theo như cách Trung Quốc gọi Biển Đông.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/07/110717_philippines_eastsea.shtml
Philippines hoan nghênh Hoa Kỳ ủng hộ trong tranh chấp Biển Đông
RFA 17.07.2011
Philippines hoan nghênh sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với nước này trước những hành động lấn áp của Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.Trong thời gian gần đây Manila đã liên tục lên án Trung Quốc là đã có những động thái bất chấp luật pháp quốc tế khi cho tàu chiến cũng như tàu hải giám tới vùng biển thuộc chủ quyền của Phi và một mặt khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Philippines.
Trước nghị quyết được quốc hội Hoa Kỳ thông qua hôm thứ Sáu, kêu gọi các nước giải quyết tranh chấp trong các cuộc đàm phán đa phương, cũng như tuân thủ công pháp quốc tế về luật biển, đồng thời nghị quyết cũng lên án bất cứ hành động vũ lực nào nếu được mang ra làm bất ổn cho khu vực.
Ngoại trưởng Albert del Rosario cho rằng, nghị quyết này đã cho thấy sự ủng hộ của các nghị viên Hoa Kỳ đối với Philippines, khi một lần nữa khẳng định tính chính đáng của công pháp quốc tế về luật biển; và điều này nhắc nhở cho Trung Quốc thấy rằng không thể tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình một cách không căn cứ, nhất là áp đặt đường lưỡi bò trên vùng biển Hoa Nam mà Phi gọi là biển Tây Philippines.
No comments:
Post a Comment