VIỆT NAM CỘNG HÒA

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN

SINH VI TƯỚNG - TỬ VI THẦN
NGŨ HỔ MÃNH TƯỚNG QUÂN LỰC VIET NAM CỘNG HÒA

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Ngũ Hổ Mãnh Tướng

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Tiểu Sử Các Anh Hùng Dân Việt

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Các bậc anh hùng đã tuẫn tiết & chết sau 30/4/75 ..

Hoa

Hoa

DANH SACH

DANH SÁCH CÁC QUÂN, DAN, CAN, CHANH NUOC VIỆT NAM CÔNG HOÀ ĐÃ TỰ SÁT TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG . . .

===========================

TT
HỌ TÊN
Cấp bậc-chức vụ -đơn vị
Ngày tự sát
==========================
1
Lê Văn Hưng
Chuẩn tướng-tư lệnh phó QĐIV
30/4/1975

2
Nguyễn Khoa Nam
Thiếu tướng tư lệnh QĐ IV
30/4/1975

3
Trần Văn Hai
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ7BB
30/4/1975

4
Lê Nguyên Vỹ
Chuẩn tướng tư lệnh SĐ5BB
30/4/1975

5
Phạm Văn Phú
Thiếu tướng- cựu tư lệnh QĐII
30/4/1975

6
Đặng Sỹ Vinh
Thiếu tá BTL CSQG
30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con

7
Nguyễn Văn Long
Trung tá CSQG
30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn, Saigon

8
Nguyễn Đình Chi
Trung tá Cục ANQĐ
30/4/1975

9
Phạm Đức Lợi
Trung tá
30/4/1975

10
Mã Thành Liên( Nghĩa)
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng 411ĐP, TK Bạc Liêu-

khoá 10 Đà Lạt
30/4/1975 tự sát cùng vợ

11
Lương Bông
Thiếu tá phó ty ANQĐ Cần Thơ- Phong Dinh
30/4/1975

12
Vũ Khắc Cẩn
Đại úy Ban 3 , TK Quảng Ngãi
30/4/1975

13
Nguyễn Văn Cảnh
Trung úy CSQG trưởng cuộc Vân Đồn, Q.8
30/4/1975

14
Đỗ Công Chính
Chuẩn uý ,TĐ 12 Nhảy Dù
30/4/1975 tại cầu Phan Thanh Giản

15
Trần Minh
Trung sĩ I Quân Cảnh gác Bộ TTM
30/4/1975

16
Tạ Hữu Di
Đại úy tiểu đoàn phó 211 PB Chương Thiện
30/4/1975

17
Vũ Đình Duy
Trung tá trưởng đoàn 66 Dalat
30/4/1975

18
Nguyễn Văn Hoàn
Trung tá trưởng đoàn 67 phòng 2 BTTM
30/4/1975

19
Hà Ngọc Lương
Trung tá TTHL Hải Quân Nha Trang
28/4/1975 tự sát cùng vợ,2 con và cháu ( bằng súng)

20
………….Phát
Thiếu tá quận trưởng Thạnh Trị Ba Xuyên
1/5/1975

21
Phạm Thế Phiệt
Trung tá
30/4/1975

22
Nguyễn Văn Phúc
Thiếu tá tiểu đoàn trưởng, TK Hậu Nghĩa
29/4/1975

23
Nguyễn Phụng
Thiếu úy CS đặc biệt
30/4/1975 tại Thanh Đa, Saigon

24
Nguyễn Hữu Thông
Đại tá trung đoàn trưởng 42BB, SĐ22BB-

khóa 16 Đà Lạt
31/3/1975 tự sát tại Quy Nhơn

25
Lê Câu
Đại tá trung đoàn trưởng 47BB, SĐ22BB
Tự sát 10/3/1975

26
Lê Anh Tuấn
HQ thiếu tá ( bào đệ của trung tướng Lê Nguyên Khang)
30/4/1975

27
Huỳnh Văn Thái
Thiếu uý Nhảy Dù- khoá 5/69 Thủ Đức
30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã Chợ Lớn

28
Nguyễn Gia Tập
Thiếu tá KQ- đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh KQ
Tự sát 30/4/75 tại BTLKQ

29
Trần Chánh Thành
Luật sư- cựu bộ trưởng bộ thông tin của TT Ngô Đình Diệm- nguyên thượng nghị sĩ đệ II Cộng Hòa
Tự sát ngày 3/5/75

30
Đặng Trần Vinh
Trung uý P2 BTTM, con của thiếu tá Đặng Sĩ Vinh
Tự sát cùng vợ con 30/4/1975

31
Nguyễn Xuân Trân
Khoá 5 Thủ Đức
Tự tử ngày 1/5/75

32
Nghiêm Viết Thảo
Trung uý, ANQĐ , khóa 1/70 Thủ Đức
Tự tử 30/4/1975 tại Kiến Hòa

33
Nguyễn Thanh Quan ( Quan đen )
Thiếu uý pilot PĐ 110 quan sát ( khóa 72 )
Tự sát chiều 30/4/1975

34

Phạm Đức Lợi
Trung tá P. 2 Bộ TTM, khóa 5 Thủ Đức, học giả,

nhà văn, thơ, soạn kịch…bút danh :

35
Phạm Việt Châu,
cựu giảng viên SNQĐ, trưởng phái đoàn VNCH thực hiện HĐ Paris tại Hà Nội
Tự sát tại nhà riêng ngày 5/5/1975

36

Hồ Chí Tâm
B2, TĐ 490 ĐP ( Mãnh Sư) TK Ba Xuyên (Cà Mau )
Tự sát bằng súng M16 trưa 30/4/1975 tại Đầm Cùn, Cà Mau

37
Phạm Xuân Thanh
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 tại Vũng Tàu

38
Bùi Quang Bộ
Th/sĩ Trường Truyền Tin Vũng Tàu
Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người

tại Vũng Tàu

39

Nguyen Hoa Duong
Dai uy truong Quan Canh Vung Tau
Tu thu ngay 30 /4/75,tai hang rao truong QC.


40
Cố Đại úy Nguyễn ánh Tước
DaiUy - Khoa III/TD - ANQD
Tu tu tai nha o Hoc Mon

41

Cao Hoài Cải
Phụ tá Trưởng Chi Chiêu Hồi- Q.Hòa Đa- Bình Thuận.
Đêm 17/4/1975- Ông uống thuốc độc quyên sinh tại nhà, Ấp Hiệp Phước- ChơLầu- Hòa Đa- Bình Thuận.


42


43

=========================

Danh sách này do một cựu SVSQ khoá 3/73 Thủ Đức sưu tầm từ những tư liệu không được đầy đủ,

cần cập nhật danh sách các anh hùng của QLVNCH để được đầy đủ và chính xác nhằm lưu danh cho hậu thế…


******************************************
========================================



[Cong Luan] Đại Tá Hồ ngọc Cẩn ...


VNCH - USA Flag

image


Đại tá VNCH Hồ Ngọc Cẩn nói lời cuối cùng trước khi bị Cộng Sản hành hình :

"Nếu tôi thắng trong cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi cũng không hỏi các anh câu mà các anh hỏi tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Không ai có quyền kết tội tôi. Lịch sử sẽ phê phán đoán các anh là giặc đỏ hay tôi là ngụy. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Xin đừng bịt mắt. Đả đảo cộng sản. Việt Nam muôn năm".

====================================

HOA

HOA

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM

30-4-75 : TƯỞNG NIỆM
MỘT BỨC TƯỜNG ĐÁ HOA VINH DANH NGƯỜI VỊ QUỐC VONG THÂN

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam

Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam
Tổ Quốc Tri Ơn

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY

TUONG DAI CHIEN SI VIET MY
WESTMINSTER CALIFORNIA

10-26-2011 Theo Cung Menh Nuoc Noi Troi voi Ngoc Dan Thanh www.youtube.com

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - President Nguyen Van Thieu Republic of Vietnam vnlib

Diễn văn lịch sử ngày Quân Lực 19/6/1973 -- Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

Portraits Of Honour - The Faces By Thank A Soldier| 1 video

HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG HOÀ MỘT THỜI VANG BÓNG

- Ngày Đau Thương Của Binh Chủng TQLC - QLVNCH.flv

LE CHAO CO DAU NAM 2011

LE CHAO CO DAU NAM 2011

Kizoa slideshow: MERRY CHRISTMAS & HAPPY NEW YEAR 2012

F-35B Ship Suitability Testing

Canh buom vuon xuan

Monday, June 29, 2009

Dien Hanh Van Hoa 2009 1
===================================================================
======================================================================
Nhật báo Người Việt bí sử hồi thứ Nhất

Khởi đi từ một garage nhỏ tại một căn nhà tọa lạc ở Santa Ana, nhật báo Người Việt bắt đầu với Đỗ Ngọc Yến, Phan Huy Đạt, Hoàng Ngọc Tuệ, Ngô Mạnh Thu (chết) Nguyễn Đức Quang (QMS), Phạm Phú Minh (QMS), Nguyễn Văn Khanh (Radio Bolsa) …v…v… được coi là tờ báo lớn nhất tại hải ngoại hiện nay với những truyền thông và văn hoá ngoại vi như đài phát thanh VNCR, Phụ Nữ Gia Đình, Thế Kỷ 21. Từ những bước chậm chững ban đầu và nghiễm nhiên chiếm điạ vị Thái Sơn ngày hôm nay, nhật báo Người Việt đã trở thành những ước mơ của một vài người trong công ty.
.
Nhiều người xuất thân từ Người Việt đã ra đi và thành công như Tống Hoàng (Viễn Đông) hoặc Phạm Phú Minh, Nguyễn Đức Quang cũng thành. Dù rằng sự thành công không “vĩ đại” như tờ Người Việt và mỗi sự ra đi đều có những ý nghĩa và lý do riêng. Sự “Biệt kinh kỳ” (Biệt không phải là Bặt) của Viễn Đông là sự “Bặt tin” vĩnh viễn, mang đầy ý nghĩa kinh tế (cạnh tranh thương vụ) nên sự ra đi vĩnh viễn không có ngày trở lại. Ông du ca Nguyễn Đức Quang có một thời gian đi với Viễn Đông về hùng cứ nơi trụ sở nhà in Mr. Print, nhưng sau lại tách ra.
.
Tống Hoằng (Bạn học cùng lớp tại Chu Văn An với người viết và bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, chủ tịch cộng đồng người Việt tại Úc) từ ngày xa nhà quàn Peek Family về hùng cứ tòa soạn Người Việt cũ, sinh khí có vẻ hồi phục, ăn nên làm ra. Cùng với Việt Báo Kinh Tế đã làm cho con đường Moran trở thành con đường “báo bổ” hay béo bở cũng xêm xêm cho làng báo Việt ngữ hải ngoại. Bởi vậy có lúc đã có những vận động biến đường Moran thành con đường mang tên anh. Nhưng hội đồng thành phố không chịu, lấy lý do là vì chi phí quá lớn lao so với “chiều cao” (thành tích) của ông Đỗ Ngọc Yến.

Gần đây nhất lại có những tin đồn báo Người Việt cũ và Người Việt mới. Tại sao khi những Tống Hoằng, Nguyễn Đức Quang, Phạm Phú Minh ra báo khác không ai đặt vấn đề báo Người Việt mới hay cũ? Thật ra câu chuyện báo “Người Việt mới” không vì các cộng sự viên cũ như Vũ Ánh, tay phóng sự cộng đồng Đỗ Dũng, Vũ Đình Trọng, Đỗ Trung như mọi người suy luận mà là có những uẩn khúc.
.
Những điều mà nhiều người có thể cũng đã nghĩ hoặc biết nhưng không dám viết. Ra báo trong một tình hình kinh tế không sáng sủa và những phồn thịnh như hào quang Las Vegas không còn huy hoàng của Mỹ Quốc hôm nay là một can đảm. Nếu Việt Herald News (Người Việt mới) vẫn là những chủ trương, đường lối và dập khuôn của Người Việt cũ thì có cần thiết cần 2 tờ báo xêm xêm trong cùng một “con đường xưa em đi”? Lẽ dĩ nhiên câu trả lời là không? Vậy không lẽ đem tiền đi đốt như tuần báo Take2Tango 1 & 2.

Ra báo mới tăng cường món ăn tinh thần cho độc giả cũng là điều tốt. Nhưng làm báo theo kiểu của trào lưu thế hệ 30/4/1975 thì không nên. Làm báo phải dám ăn dám nói (sự thật, chứ đùng viết sự bịa đặt và thổi phồng) như những người trẻ như Việt Weekly, Việt Star cũng nên làm. Làm báo, làm đài, làm hình chỉ loan những tin tức tại VN mà quên những ảnh hưởng trực tiếp tại hải ngoại là một sai lầm.
.
Tin cộng đồng người Việt hải ngoại thật ra có thể viết hàng ngày nếu muốn rất nhiều. Điển hình là tin rất lớn trong cộng đồng là phiên tòa ngày Thứ Ba 26/5/2009 liên quan đến công ty Người Việt và nhóm biểu tình, không anh nhà báo nào dám đăng (vì sơ bị thế chỗ báo Người Việt?). Tin quốc nội nếu cần có chỉ là hình thức cho đầy đủ và có lệ vì chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống người Việt hải ngoại. Đó phải chăng là lý do nhà báo Đỗ Dũng cho biết làm việc cho Việt Herald News sẽ có cơ hội viết mạnh bạo như Việt Weekly (Whao, I wish, just wait and see, man).

Thật ra ký giả Đỗ Dũng muốn, nhưng sự thật chủ báo hay chủ nhiệm, chủ bút có “chịu chơi” hay không lại là chuyện khác. Chưa kể những rễ cái, rễ con bám chặt trong cái gốc “tòa soạn”. Muốn viết thật thì câu chuyện ông Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên (bị nhật báo Người Việt sa thải) cũng đủ cho Đỗ Dũng khai thác rồi.
.
Bây giờ không còn bị “gò bó” trong Người Việt “cũ” hi vọng Đỗ Dũng ráng cho bà con biết thâm cung bí sử này. Ông Vũ Ánh nổi tiếng là người “khéo léo” và trầm tĩnh. Chờ một cơn xao động như Đỗ Dũng mong muốn có lẽ hơi khó. Bởi lẽ bản thân của ông Vũ Ánh cũng chưa yên.

Chắc độc giả còn nhớ cái ly kỳ của sự sa thải này. Một trong lý do nhóm biểu tình tiếp tục cuộc biểu tình vì họ cho rằng ông Vũ Ánh không bị sa thải như báo Người Việt đã loan báo. Thực tế đoàn biểu tình không đòi sa thải 2 ông này. Ông Vũ Ánh (trong lá thư gửi cho Liên Ủy Ban Chống Nghị Quyết 36) cho biết tự ý từ chức và ông VQHN cũng trả lời nhật báo Orange County Register tương tự (từ chức) để tạo sự bình an cho Người Việt.
.
Trong khi nhật báo Người Việt tuyên bố sa thải, vì 2 người trực tiếp chiụ trách nhiệm (Chủ Nhiệm và Chủ Bút) về bài viết này. Nhất là bài báo biện minh của Vũ Ánh càng chế dầu vào lửa. Người Việt đã hi sinh 2 con dê tế thần để xoa diụ đoàn biểu tình hay lợi dụng thời cơ để chặt rễ phe cánh Đỗ Tăng Bí? Một sự ra đi nhưng 3 dư luận khác nhau. Vậy Đỗ Dũng sẽ viết thật một cách “cởi mở” để nổ tung dư luận ra sao?

Vũ Ánh là một trong những người chịu trách nhiệm trực tiếp đến việc đăng bài báo và đã có bài viết biện minh cho quyết định chọn đăng bài và hình “chậu rửa chân” thì nhân vật Vũ Ánh cũng phải là đối tượng để biểu tình? Nếu Vũ Ánh gác bút rửa kiếm OK dư luận sẽ dễ dàng “bị quên”, nhưng nếu ông tái xuất giang hồ và đang được lãnh lương báo Người Việt “mớ”i thì sao?
.
Hình như lệnh tòa cấm Ngô Kỷ, Đoàn Trọng và Trần Thế Cung chống Người Việt cũ, nhưng lại không có lệnh chống người đã quyết định cho đăng bài và hình TrầnThuỷ Châu? Quyết định cho phép đăng bài và hình chậu rửa chân trên báo Xuân Người Việt là của cá nhân hay một nhóm hay của công ty Người Việt? Dù sao đi nữa là quyết định của ai thì quyết định của Chủ Nhiệm vẫn là quyết định “sáng suốt tối hậu”. Cơ hội viết thật và viết cởi mở hơn cho Người Việt “mới” đang đến trong tầm tay Đỗ Dũng, viết hay và viết đẹp mắt xem chơi. CD chứa đựng nội dung Xuân Người Việt 2009 được Hội đồng quản trị thông qua không có bài viết Trần Thuỷ Châu và hình cờ VNCH. Nhưng khi di chuyển từ tòa soạn Người Việt đến nhà in thì một trang báo đã bị thay. Bài viết và hình đã đươc tuyển chọn và nghiên cứu để vừa đủ thay đúng một trang báo và không làm xáo trộn thứ tự toàn tập báo Xuân. Một nghiên cứu tuyệt hảo, một chiến thuật tiếp thu Người Việt thần sầu, nhưng rất tiếc không thành công.
.
Ai cầm CD này đến nhà in? CD đã được niêm phong có chữ ký của chủ nhiệm, chủ bút không? Nhân vật cầm CD này phải là người rất có uy tín với nhà in và đã từng mang CD đi in nhiều lần. Ông này có ghé nơi nào trước khi đến nhà in không? Tại sao báo Xuân in ra bày bán nhiều ngày mới bị phát giác như vụ bài thơ của tử vi Nhân Quang? Trả lời được những câu hỏi này Đỗ Dũng sẽ nhìn thấy những lông ngỗng của Thần Kim Quy: “Giặc ngồi ngay sau lưng của bệ hạ”. Good luck bạn hiền.

Sự tái xuất hiện của Vũ Ánh biết đâu cũng là cơ hội cho 3 người bị cấm bên Người Việt “CŨ” được đứng trước Người Việt “MỚI” một cách hợp lệ? Ranh giới giữa mới và cũ cũng không xa. Chuyện tưởng yên sau án tòa nhưng vẫn chưa yên. Tu chính án số 1 không có quyền cấm biểu tình, nhưng tại sao 3 người lại phải cam kết không được biểu tình tại Người Việt cũ nữa. Trong khi đó những người khác thì không bị chế tài? Thiệt là nghịch lý? Làm nghề luật sư cũng thiệt khổ, ít ra trong trường hợp này. Bài thực tập mở đầu cho nhà báo Đỗ Dũng được viết tự do và cởi mở hình như khó hơn theo “mộng ước thật bình thường”.

Trở lại vụ báo Người Việt thật ra những bài thơ Tử Vi Nhân Quang Xuân Người Việt 2006 và hình chậu rửa chân “chôn” cờ VNCH Xuân Người Việt 2008 chỉ là những cái diện của sự tranh chấp nội bộ trong nhật báo Người Việt. Vậy điểm ở đâu? Nhân vật Đỗ Tăng Bí (tức Đỗ Việt Anh, xin đừng lầm với Đỗ Bảo Anh) đóng một vai trò quan trọng ra sao? Đỗ Tăng Bí em ruột bình luận gia Ngô Nhân Dụng tức nhà văn Đỗ Quý Toàn, một trong những tay viết cột trụ, một tay bỉnh bút thời sự nổi tiếng với những bài bình luận đem lại Người Việt một niềm tin “chống Cộng” trong dư luận độc giả. Dư luận bàn nhiều về nhân vật “âm thầm” này.
.
Nhưng hình như chưa ai viết về Đỗ Tăng Bí. Có người nói đùa tại tòa soạn nhật báo Người Việt có nhiều có nhiều người họ Đỗ quá nên “đổ” tùm lum. Giống như gia đình họ Từ đừng bao giờ làm xui gia với họ Trần. MC giới thiệu 2 họ Từ Trần thì đám cưới chắc phải hát bài “Đồi Thông Hai Mộ”.

Hai sự kiện bài thơ (2006) và chậu rửa chân (2009) không phải ngẫu nhiên và vô tình. Cũng “không phải tại anh, không phải tại em. Tại phông tên nước nên chúng mình gặp nhau”. Một sự kiên nhẫn rất tình cờ tái diễn sau 2 năm. Một âm mưu, một kế hoạch có chiến thuật để thống lĩnh công ty Người Việt? Báo Xuân Người Việt 2006 được phát hành, không ai thắc mắc cho đến khi cuộc biểu tình bùng nổ.
.
Ai là người “nhìn xa hiểu rộng” thâm ý nội dung bài thơ ngoài tác giả? Ai là người “đặt hàng” một người nổi tiếng về lãnh vực tử vi để làm bài thơ “dzô dziên” không giống ai? Tác giả bài thơ hay đạo diễn đặt hàng bài thơ đã tiết lộ cho những chuyên viên biểu tình để “giựt giây”?
.
Cuộc biểu tình đã được “thương thuyết gia” Hoàng Ngọc Tuệ hóa giải nhanh chóng bằng một “cuộc họp kín” với 3 người đại diện phe biểu tình là Cụ Phạm Ngọc Hợp, ông Trần Thế Cung và ông Nguyễn Xuân Tùng. Trước đó, người viết đã ngăn cản: “Muốn giải thích, trình bày gì cứ nói ngay bên ngoài này. không cần vào thương thuyết bên trong ….” Quả nhiên, sau khi “thương thuyết” đại diện phe biểu tình tuyên bố giải tán trong trật tự, báo Người Việt đã bằng lòng “xin lỗi”.

Không có lời giải thích ai cho phép đăng và tại sao bài thơ xuất hiện trên báo? Kết quả cũng không có ai bị sa thải sau lỗi lầm “vô tình” vinh danh các ông chóp bu của Bắc Bộ Phủ. Đoàn biểu tình năm 2006 quá “hiền”, “hiền” đến nỗi 2 năm sau “lịch sử” lại phải tái diễn. Cường độ gây xúc động 2008 được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn và tác động mạnh hơn: “lá cờ chính nghĩa quốc gia” bị nhục mạ thì đương nhiên sự công phẫn sẽ ảnh hưởng lớn hơn. Bài thơ còn phải suy diễn và giải thích. Đem lá cờ ngâm vào chậu rửa chân tạo ấn tượng ngay tức thì vậy là chắc ăn nhất.
.

Kể từ đó, người viết bắt đầu âm thầm “để ý” đến bên trong sự “tranh chấp” của nội bộ nhật báo Người Việt. Thật tình người viết muốn giữ sự vô tư và công bằng trước khi vụ xử án cho nên hôm nay mới bắt đầu loạt bài. Bao nhiêu lần Người Việt “được” đề nghị mua? Ai muốn mua Người Việt? Tại sao VNCR tách ra khỏi Người Việt? Vụ bài thơ và chậu rửa chân có liên quan đến cùng một người không? Cùng một “vị chỉ huy” hay khác? Có cộng sản nhúng tay trong đó hay không? Tấm ảnh Đỗ Ngọc Yến chụp từ lâu tại sao người giữ tấm ảnh biết Đỗ Ngọc Yến như vậy không tố cáo ngay từ lúc đầu mà phải chờ đến 2008 mới tung ra và tung ra để làm gì? Ai là người yêu cầu Người Việt phải mướn lại Vũ Ánh và Vũ Quý Hạo Nhiên? Tại sao Đoàn Trọng “bỏ cuộc” và bị mang tiếng là “phản bội”? Xin hẹn độc giả hồi 2 với nhiều gay cấn.
.

Bí sử nhật báo Người Việt hồi thứ hai
.


Phát pháo của loạt bài đầu tiên bắn ra đã nhận được nhiều phản ứng trong cộng đồng và báo giới. Người bán tín bán nghi, người đồng ý, kẻ bất đồng, người hả hê, kẻ khó chịu. Nhưng trước khi đi vào chi tiết hồi thứ 2 Thâm Cung Bí Sử Người Việt, người viết xin được trả lời một số thắc mắc về một phần bài viết trước (có người nói là không rõ ràng) về việc tại sao phải biểu tình tại Việt Herald Daily News (Người Việt mới), trong khi mục tiêu của nhóm biểu tình là “triệt hạ công ty Người Việt”?

Thưa độc giả và những người thắc mắc (người viết không được biết rõ là ai?),

Có lẽ những người thắc mắc chuyện này không muốn hiểu và chỉ muốn xoáy mục tiêu vào công ty Người Việt theo đúng mục đích của nhóm biểu tình? Nhưng chúng tôi trên quan điểm của người quan sát thời cuộc và suy luận trong quan điểm người bằng quang trong chiều hướng hệ thống tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách. Sự kiện “chậu rửa chân” Người Việt nếu đứng trên cái nhìn tổng quát, Hội Đồng Quản Trị công ty Người Việt là đơn vị phải chịu trách nhiệm chung, điều này đúng.
.
Nhưng nếu phân tích vào chi tiết sự kiện thì Chủ nhiệm Vũ Ánh phải là người trực tiếp hoàn toàn chịu búa rìu dư luận, nhất là bài viết bênh vực của ông đã “quyết tâm” bào chữa hành động cho đăng bức hình “khích động tâm lý người Việt tị nạn chống cộng sản” cùng những biện luận nội dung đề cao tình mẫu tử của Huỳnh Thuỷ Châu (cá nhân) xứng đáng hơn và trọng vọng hơn là hình ảnh biểu tượng lá cờ quốc gia mà ông Vũ Ánh đã từng phục vụ nằm với đống ghét bẩn của những bàn chân dơ bẩn.
.
Do đó đối với người viết, người bị chống đối phải là Vũ Ánh (nếu cuộc biểu tình chống Người Việt vẫn còn được tiếp tục). Vì vậy, chúng tôi mới viết 3 ông Ngô Kỷ, Đoàn Trọng và Trần Thế Cung vẫn có lý do biểu tình trước cửa Người Việt mà không bị chế tài bởi thoả hiệp đã ký kết cam đoan không biểu tình chống báo Người Việt.
.
Nếu thật sự vì lý tưởng yêu nước thì họ vẫn có quyền biểu tình chống Vũ Ánh, người đã “đồng ý” cho phép đăng bài và “chậu rửa chân.” Kinh nghiệm đau thương qua nhật báo Người Việt sẽ giúp cho họ ngày 1 tháng 7, 2009 là ngày “Người Việt mới” khai trương và họ có quyền mượn đầu heo nấu cháo bằng cách đứng trước tòa soạn “Người Việt mới” để biểu tình chống “Người Việt cũ”. Đơn giản và dễ hiểu. Nhất cử lưỡng tiện, một công hai việc.

Lý do Vũ Ánh bị sa thải là một nguyên tắc rất thường tình khi một tờ báo vướng vào một vấn đề tế nhị và nhạy cảm với dư luận. Tại Hoa Kỳ và các nước Tây Phương gặp trường hợp này thì người “phạm lỗi” thường giữ sỉ diện bằng cách tự ý từ nhiệm không phải chờ đến khi bị đuổi. Trường hợp ông Vũ Ánh thì khác. Ông ngồi lì cho đến khi bị đuổi việc.
.
Có dư luận cho rằng ông là “con dê tế thần” của công ty Người Việt hay là một “Lê Lai cứu Chuá”. Người viết nghĩ khác vì sau khi có biện pháp trừng phạt, tại sao những người biểu tình vẫn “ngoan cố” không thỏa mãn yêu sách và cho rằng họ không yêu cầu sa thải Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên như là một điều kiện để chấm dứt biểu tình. Chúng tôi sẽ giải thích sau.

Trở lại bí sử báo Người Việt, ngày 17/8/2006 ông Đỗ Ngọc Yến đã ra đi mang đi tất cả những biểu tượng hay đúng hơn là cây cột trụ của công ty Người Việt (Nhiều người còn tiên đoán một cảnh thanh toán hãi hùng và công ty Người Việt sẽ sụp đổ.) Khi còn sinh tiền ông đã “hóa giải” tất cả những khó khăn từ tài chánh đến kỹ thuật và giao tế.
.
Những âm mưu nhằm thống lĩnh tờ nhật báo Người Việt đã manh nha từ khi ông Đỗ Ngọc Yến còn sống. Đỗ Việt Anh tức Đỗ Tăng Bí em trai của bình luận gia Ngô Nhân Dụng (tức nhà báo Đỗ Quý Toàn) đã bán toàn bộ cổ phần để sau đó tách rời VNCR ra khỏi quỹ đạo công ty Người Việt.
.
Nguyên tắc cổ đông và thương trường thì công ty càng có nhiều tổ hợp càng mạnh. Đó là lý do tại sao có những cảnh cá lớn muốt cá bé, đại công ty mua các công ty nhỏ nhưng phát triển mạnh. Khi bị tách ra thì Người Việt sẽ bị yếu đi vì tổ hợp bị phân thân (sự thật ngược lại không đúng như Đỗ Tăng Bí mong muốn.)
.
Khi tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi, một phần những điều kiện trong hợp đồng để tách rời là công ty Người Việt phải cưu mang tuần báo Thế Kỷ và Phụ Nữ Gia Đình trong 10 năm và oái ăm thay hai tuần báo này lại nằm trong sự điều hành của VNCR (Một hình thức đi buôn mà không bị mất vốn.)
.
Một điều sai lầm nữa của Hội Đồng Quản Trị công ty Người Việt là dù Đỗ Tăng Bí đã ra đi nhưng một bàn chân của ông ta vẫn còn ngự trị trong nhật báo Người Việt với chức vụ CPA (quản trị tài chánh). Ba năm sau cổ phần Người Việt từ từ gia tăng gấp 3 lần, Đỗ Tăng Bí giữ chức vụ Quản Trị Tài Chánh lẽ dĩ nhiên nhìn thấy điều này rất hối hận vì trị giá tiền rút đi mất 2/3 lợi tức gia tăng, nên muốn trở lại công ty bằng số cổ phần đã bán.
.
Vấn đề trở lại cũng là chuyện thường tình nhưng Đỗ Tăng Bí muốn trở lại theo tình cảm của người Việt Nam. Nghĩa không muốn phải trả theo thời giá hiện tại. Đỗ Tăng Bí muốn trở lại bằng giá đã bán trước đó 3 năm. Lẽ dĩ nhiên nguyên tắc thương mại, không công ty nào chịu bằng lòng cho bán lại cổ phần theo giá cũ khi thời giá đã tăng. Nhất là tăng gấp 3 lần thì ngu sai mà cho trở lại.

Từ đó em buồn và chuyện cơm không lành canh không ngọt đã âm ỉ trong công ty Người Việt. Bà Hoàng Vĩnh phu nhân của một trong những sáng lập viên công ty Người Việt là dược sĩ Hoàng Ngọc Tuệ bỏ công việc nhà thuốc tây trở về Người Việt quán xuyến thay Đỗ Tăng Bí trong chức vụ Quản Trị Tài Chánh.
.
Nhưng dù “buồn ơi ta xin chào mi” thì thế lực Đỗ tăng bí vẫn còn “cấy sinh tử phù” qua 2 tay gạo cội là Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên. Với những chức vụ Phụ tá Chủ Nhiệm, Tổng Thư Ký sau biến cố Xuân Bính Tuất 2006, thay vì bị sa thải thì lại được lên chức Chủ Nhiệm và Chủ Bút.

Vậy ai là người “đặt hàng” ông tử vi Nhân Quang làm bài thơ ca tụng 10 nhân vật Bắc Bộ Phủ? Rất tiếc “sứ giả” Hoàng Ngọc Tuệ đã nhanh tay, lẹ mắt tung chưởng hóa giải cuộc biểu tình bằng nội công thâm hậu hàm mô công “hấp tinh đại pháp” khiến cuộc biểu tình nhanh chóng xẹp như quả bóng xì.
.
Nhanh đến nỗi không ai kịp hỏi ai trong HĐQT là người “ngu” đến mức không hiểu ý nghĩa và đã cho đăng bài thơ trước khi giải tán đoàn biểu tình. Bài thơ được in trên bìa báo là một điều quá dễ với kỹ thuật in digital hiện đại. Ba người Phạm Ngọc Hợp, Nguyễn Xuân Tùng, Trần Thế Cung là những chuyên viên kỳ cựu đầy công lực trong chuyện biểu tình lại có thể sơ xuất và dễ dàng “khuất phục” không có điều kiện (khi chấm dứt biểu tình) khi rời phòng họp với ông Hoàng Ngọc Tuệ? Dư luận lúc đó đã nghĩ đến chuyện bị mua chuộc.
.
Người viết không tin có chuyện này dù rằng trong 3 ông thì Trần Thế Cung là người có nhiều “thành tích” và là người nổi tiếng nóng nẩy, cực đoan. Nhất là “thành tích” xé 15 trang giấy danh sách người biểu tình yểm trợ tài chánh trong vụ đấu tranh Trần Trường Hi-Tech 53 ngày. Nhưng dù người viết rất tin tưởng nơi ông Nguyễn Xuân Tùng và cụ Phạm Ngọc Hợp, thì 2 người này cho đến nay vẫn chưa bao giờ thuật lại chi tiết của buổi họp.
.
Do đó nghi vấn bị mua chuộc không thể không bị hoài nghi bởi dư luận. Phần người viết có lẽ những tên tuổi trong bài thơ quá trừu tượng chưa đủ sức hấp dẫn người tham gia biểu tình mặc dù số người biểu tình đông hơn vụ “chậu rửa chân” trong ngày đầu tiên. Cường độ của cơn điạ chấn Nhân Quang đã chưa đủ mạnh để làm bung gốc cây cổ thụ Người Việt qua hơn 30 năm sóng gió.

Tuy nhiên, người viết cho đến nay vẫn có những thắc mắc: Trong 3 người có ai khi vào thương thuyết đã đặt câu hỏi đại khái như sau: Các thành viên trong HĐQT đã đọc bài thơ chưa? Có ai hiểu ý nội dung bài thơ nói về cái quỷ quái gì không? Nếu HĐQT có thảo luận trước khi quyết định đăng bài thơ thì tổng số ai đồng ý, ai phản đối? Số người đồng ý hơn số người bất đồng ý là bao nhiêu? Danh sách người đồng ý cho đăng gồm những ai (Biết để sau này những người chuẩn bị làm báo cẩn thận với những nhân vật “tối dạ” này).
.
Nếu bài thơ “vô tình” không ai được biết sau khi HĐQT chuẩn nhận lần cuối cùng thì làm sao bài thơ lại lọt vào nhà in và ngồi chễm trệ trên trang bìa? Tại sao cả 3 người sau khi giải tán biểu tình chưa bao giờ tiết lộ nội dung buổi họp?

Thật ra có nhiều câu hỏi rất “ngớ ngẩn” đáng được đưa ra hỏi và từ đó chúng ta sẽ có được những câu trả lời “rất khôn ngoan” để may ra biết đâu nhật báo Người Việt tránh được “tai nạn” chậu rửa chân. Người viết mong rằng sau bài viết này sẽ tìm ra được manh mối phiên họp của Người Việt và bộ 3 nói trên. Ông Trần Thế Cung theo lời bà Vân (Thủ Quỹ nhóm biểu tình) thì đã “mất tích” không còn liên lạc được bằng điện thoại sau bản án (Đúng ra thì Trần Thế Cung lấy cớ bận làm báo báo Khu Hội cựu Tù Nhân Chính Trị đã rút lui từ lâu.)
.
Chúng tôi hi vọng vẫn có dịp được nghe lời tường thuật vào 1 ngày đẹp trời nào đó của cụ Hợp và ông Tùng. Người viết vào thời điểm này hoàn toàn không để ý đến cái âm mưu tiếp thu nhật báo Người Việt. Nhưng vẫn thắc mắc tại sao tờ báo phát hành cả tháng trời không ai phát giác? Cho đến khi một “báo động” rỉ tai và cuộc biểu tình thực hiện ngay buổi trưa. Ai đã thông báo và giải thích ý nghĩa bài thơ để giựt giây đoàn biểu tình? Phải chăng người thông báo và người quyết định cho đăng hay người lén lút đưa nhà in CD mới đều là một người? Không ai hiểu nội dung bài thơ bằng người “được đặt hàng” là Nhân Quang và người đi đặt hàng?
.
Vậy ai là người đặt hàng? Người đặt hàng có phải là người “điềm chỉ” nội dung bài thơ? Nếu nguỵ biện rằng HĐQT vô tình phạm phải khuyết điểm sơ xuất cho đăng bài thơ thì ai là người đưa bài thơ của Nhân Quang vào tờ báo Xuân? Lẽ dĩ nhiên HĐQT nhật báo Người Việt biết, nhưng tinh thần tốt khoe, xấu che. Nội bộ công bố chỉ làm xấu mặt nhau. Chưa kể lúc đó thế lực của Đỗ Tăng Bí cũng còn khá mạnh, bằng chứng là Vũ Ánh sau đó không bị giáng chức còn được đưa lên làm Chủ Nhiệm từ chức vụ Phụ Tá với số lương 150 ngàn mỹ kim 1 năm. Số lương cao nhất và cao hơn Tống Hoằng trước khi giã từ vũ khí Người Việt.

Mùa Xuân Đinh Hợi 2007 là Mùa Xuân Trên Đỉnh Bình Yên. Mặc dù ông Đỗ Ngọc Yến đã ra đi, nhưng hình như hồn ma của ông vẫn còn làm cho những người muốn “đảo chánh” HĐQT phải e dè sau lần thất bại thứ nhất, cũng có thể những đỉnh cao trí tuệ chưa nghĩ ra một kế hoạch nào hay hơn. Xuân Mậu Tý 2008 có lẽ thích hợp cho những âm mưu bất chánh vì là năm con chuột, dễ chui rúc.
.
Ai là người có sáng kiến nhục mạ lá Cờ VNCH? Ai chà đạp lá cờ chính nghĩa quốc gia, một biểu tượng của người tị nạn quả là một vũ khí lợi hại dễ khích động tâm lý của người Việt yêu nước? Sáng kiến độc đáo này thật là tuyệt hảo. Chỉ cần thay đổi một trang báo là người ta có thể thay đổi cả một bộ mặt đang thiu thiu ngủ của cộng đồng.
.
Một bức hình vẽ lá cờ Vàng 3 Sọc Đỏ trong chậu rửa chân của ngành làm móng tay chân, chắc chắn lần này HĐQT của công ty sẽ phải đi chỗ khác chơi. “Thần Tượng” Đỗ Ngọc Yến đã ra đi, một lá chắn trở ngại quan trọng đã không còn, “đứa con gái” chân yếu tay mềm như Đỗ Bảo Anh thì chắc chắn không có đủ bản lãnh và sẽ không phải là đối thủ đáng ngại. Phen này thì chắc chết “mother” các con.
.
Theo nguồn tin trong tòa soạn báo Người Việt thì CD khi chấp thuận không có trang báo mang nội dung “chậu rửa chân” và bài báo Hùynh Thủy Châu. HĐQT nhật báo Người Việt, Đỗ Tăng Bí, Vũ Ánh, Vũ Quí Hạo Nhiên nên công khai giải thích việc này “ai đã cho đăng bài Huỳnh Thuỷ Châu” để chấm dứt biểu tình. Chuyện đã lỡ không còn che đậy. Hãy công khai một lần để trả lại êm ấm cho cộng đồng. Cộng đồng Người Việt không thể bị xáo trộn vì tranh chấp nội bộ công ty Người Việt và VNCR.

Bài viết bào chữa cho tấm hình “chậu rửa chân” của Vũ Ánh mà nhiều người cho là Vũ Ánh “ngu” khi mặc áo bào để cứu chúa (dù rằng đa số không biết Chúa của Vũ Ánh lúc đó là ai, chỉ nghĩ là HĐQT) như là hành động châm dầu vào lửa. Như vậy không phải là ngu mà là chất xúc tác khích động thêm cho cường độ chống đối của người biểu tình (đã bảo là âm mưu có kế hoạch điều nghiên rõ ràng mà).
.
Vũ Ánh không tự giác nhận lỗi và sỉ diện từ chức khi biến cố xảy ra mà còn tăng thêm sự tức giận cho nhóm biểu tình bằng bài viết rất “stupid” không xứng đáng với văn phong của nhà làm báo chuyên nghiệp và trong chức vụ chủ bút. Vũ Ánh cần phải hi sinh, lì lợm cố bám ngồi lại vì chiến thắng đã đến trong tầm tay (những người “đảo chánh” tin như vậy).
.
Nhưng HĐQT Người Việt đã phản công đúng lúc, cơ hội đến trong tầm tay, chơi cú rờ-ve chặt luôn 2 cánh tay mặt và tay trái (Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên) của Đỗ Tăng Bí. Lẽ dĩ nhiên phe “đảo chánh” đau điếng, bằng chứng là Ngô Kỷ đã ra rả trên làn sóng Sài Gòn Cali Radio là đoàn biểu tình không đòi sa thải 2 người này, sự sa thải không có thực và không ảnh hưởng hoặc thay đổi lập trường của đoàn biểu tình.
.
Bằng chứng là “một người trong nhóm biểu tình” (Lời Phan Huy Đạt trên SBTN) đã từng “yêu cầu” phải mướn lại 2 ông Vũ Ánh và Vũ Quí Hạo Nhiên nếu không Người Việt sẽ bị đối đầu với một vấn đề khá phức tạp. Ít ngày sau đó lời yêu cầu không được thỏa mãn, 2 tấm hình ông Đỗ Ngọc Yến ngồi họp với Nguyễn Tấn Dũng, Võ Tá Chước, Lê Quý Biên được tung ra (Chúng tôi sẽ đề cập đến chuyện 2 tấm hình và 200 nữa như Đoàn Trọng đã hứa, nhưng không hề có.
.
Tấm hình thật hay giả, ai đưa cho Ngô Kỷ hoặc Đoàn Trọng?) Hiện nay trong tay chúng tôi đã có 1 transript phiên toà 21/5/2009 và bản sao khẩu cung của Ngô Kỷ ngày 5/5/2009. Nhưng nếu chính 1 trong 3 nhân vật “hướng dẫn biểu tình” này nói lên thì sẽ có giá trị hơn.
.
Ai trong đoàn biểu tình lái xe Lexus mới tinh? Ai bỏ tiền cho Ngô Kỷ làm chủ 6 chiếc xe hơi khá tốt trong khi Ngô Kỷ đang thất nghiệp theo lời cung khai trước tòa? Biểu tình là một công việc được trả lương? Nếu có ai trả và được trả bao nhiêu? Ngô Kỷ có nhận tiền của Lê Công Tâm không, nếu có bao nhiêu? Tin đồn trên đài Sài Gòn Cali Radio Ngô Kỷ được trả 40 ngàn mỹ kim (chi phí còn thiếu luật sư) và 45 ngàn bỏ túi xài chơi đúng hay sai?
.
Tại sao xe Ngô Kỷ bị dán biểu ngữ “phản bội”? Trước đây người viết có bài Ngô Kỷ bị tắt tiếng trên đài Võ Cự Long, nay không những bị tắt mà còn chơi nhau sát ván, nón cối lại được dịp tung chưởng đầy quán Zen, diễn đàn điện tử, Paltalk và làn sóng Saigon Cali Radio, tại sao? Xen hẹn những hồi sau càng ngày càng hấp dẫn. Càng đi xa anh càng nhớ em, càng nhớ em anh càng đi xa cảnh gió tanh mưa máu, Bolsa có gì lạ không em?
Nguon: "Nguyen Phuong Hung
===============================================
==================================================
Thư Mời: Tham Dự Nhạc Hội Giữ Lửa Cho Quê Hương

From: Freedom4VN honnhien29@gmail. com

To: Date: Tuesday, June 30, 2009, 2:13 AM
http://www.vietnamh umanrights. net/website/ Thumoi%20Nhachoi .pdf

Thư Mời
Kính gởi
Quý vị lãnh đạo tôn giáo, cộng đồng, hội đoàn
Quý cơ quan báo chí, truyền thanh, truyền hình
Toàn thể quý vị đồng hương Việt Nam tại Nam California


.
Để đánh dấu 55 năm ngày Ký Hiệp Định Geneve (20-07-1954) chia đôi đất nước, trân trọng kính mời quý vị tham dự chương trình Văn Nghệ với chủ đề "GIỮ LỬA CHO QUÊ HƯƠNG", do ban Tù Ca Xuân Điềm, các nghệ sĩ thân hữu, Radio Bolsa và Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức vào ngày:
.
Chủ Nhật, 19-07-2009, từ 1pm đến 5pm (Cali time)

.
Tại: STAR PERFORMING ARTS CENTER16149 Brookhurst st., Fountain Valley, CA, 92708
.
Đây là một chương trình văn nghệ đầy ắp tình tự dân tộc, với những ca khúc và nhạc cảnh đặc sắc do Ban Tù Ca và nhiều nghệ sĩ tên tuổi trình diễn, chắc chắn sẽ làm hài lòng quý vị. Sự hiện diện của Quý Vị là bằng chứng cụ thể nói lên sự quan tâm và hỗ trợ của Cộng Đồng người Việt hải ngoại chúng ta đối với công cuộc đấu tranh vì Dân Chủ và Nhân Quyền của đồng bào tại quê nhà. Mọi đóng góp của Quý Vị, sau khi trừ chi phí tổ chức, sẽ được chuyển đến Mạng Lưới Nhân Quyền VN để yểm trợ các nạn nhân bị chà đạp nhân quyền tại quê nhà.
.
Trân trọng kính mời


Thay Mặt Ban Tổ Chức

Xuân Diềm-Việt Dzũng

Giá vé đồng hạng-Mua Trước: $30, tại cửa: $35
Các Địa Điểm Bán Vé


Nguyễn Quang Huy (MLNQVN): (714)-261-5969
Xuân Điềm: (562)-623-5165, (562) 290-7483S
NOW WHITE HAIR & NAIL: (714) 638-4105
Thanh Trang (San Diego): (858) 484-1428
Xuân Thanh: (909) 292-5982
Bùi Như Hải: (714) 588-0035
NHÀ SÁCH TỰ LỰC: (714) 531-5290
BOLSA Ticket Com: (714) 418-5290


=====================================================
=======================================================


LỊCH SỬ NGÀY LỄ ÐỘC LẬP CỦA HOA KỲ
US Independence Day
- William Hoàng
*
Trong khoảng 10 năm kể từ 1775, mười ba tiểu bang đầu tiên ở Bắc Mỹ Châu đã kết hợp với nhau tiến hành một cuộc chiến chống Mẫu Quốc Anh để thành lập một quốc gia mới, trẻ trung, và lấy tên là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States Of America).

Hàng năm, cứ đến Ngày 4 Tháng 7, Hoa Kỳ cử hành Lễ Ðộc Lập của Hoa Kỳ tức Independence Day để nhớ lại rằng sau nhiều năm thương thảo chỉ gặp những áp chế càng ngày càng khắc nghiệt hơn, Quốc Hội Lục Ðịa cuối cùng đã vùng lên đồng thanh chấp thuận đưa ra Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập (Declaration of Independence) vào ngày 4 Tháng 7, 1776, hai ngày sau khi đại biểu các tiểu bang biểu quyết dứt khoát đoạn tuyệt với Mẫu Quốc.
Vào ngày tuyên ngôn này, Hoa Kỳ chưa chuẩn bị để có lá quốc kỳ và bài quốc ca mới. Bài ca hồi đó là “Hail, Columbia”, lá cờ là Grand Union Flag có 13 sọc cùng hình lá cờ Anh ở góc trái, và chưa có ngôi sao nào. Cho tới ngày 14 tháng 7 năm 1777 Quốc Hội II Lục Ðịa Mỹ Châu mới ra nghị quyết nhìn nhận lá cờ hình chữ nhật có 13 sọc trắng và đỏ với 13 ngôi sao kết thành một vòng tròn trên nền xanh dương.
Nhân Ngày Lễ Ðộc Lập của Hoa Kỳ, xin cùng nhìn lại một số biến cố lịch sử đáng nhớ trong tiến trình hình thành Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ như:
Ai đã khám phá ra Châu Mỹ?
Tại sao Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu đã bùng nổ?
Tầm mức quan trọng của Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ như thế nào?
Và cuối cùng là Lòng ái quốc của nữ giới trong Cuộc Chiến Cách Mạng HK thể hiện như thế nào?

Ai là người khám phá ra Châu Mỹ?

Vào cuối thế kỷ 15, vua chúa ở Âu Châu quyết định tìm những lộ trình mới đi tới Ðông Phương. Tây Ban Nha (Spain, TBN) là nước đầu tiên mở rộng quyền lực về kinh tế và chính trị tại Tân Thế Giới (New World, Bắc Mỹ Châu).
Giương ngọn cờ biểu hiệu “Vàng, Chiến Thắng, và Chúa” (Gold, Victory, and God), các nhà chinh phục TBN đã chiếm lãnh nhiều vùng đất trù phú nhất ở Tân Thế Giới và đã khai thác rất nhiều tài nguyên thiên nhiên (vàng, bạc, đồng) khiến cho TBN trở thành một quốc gia mạnh nhất thế giới trong hầu hết ba trăm năm.

Có ba nhân vật khám phá Châu Mỹ trong giai đoạn đầu là:
(1) Leif Ericson, người Na Uy, đặt chân lên Châu Mỹ khoảng năm 1000. Cuộc khám phá của Ericson ít người để ý trong mấy thế kỷ.
(2) Amerigo Vespucci, người Ý, đến thăm bờ biển phía bắc Nam Mỹ Châu vào năm 1499. Bản tường trình về chuyến đi của ông được phổ biến rộng rãi. Năm 1507, ông Martin Waldseemüller, một nhà địa dư người Ðức, đọc một bản sao méo mó về câu chuyện của Vespucci, bèn kết luận Amerigo Vespucci là người khám phá ra Châu Mỹ và đề nghị đặt tên Châu Mỹ là America để vinh danh Vespucci. Ngày nay, nhiều người gọi mình là Americans nhưng ít người biết về Amerigo Vespucci.
(3) Cristoforo Colombo, nhà hàng hải người Ý, đặt chân lên Châu Mỹ (vùng biển Caribbean, Trung Mỹ) ngày 12 Tháng Mười, 1492 nhưng ông lại tưởng đó là những đảo ở Phương Ðông. Chính vì vậy, ông đã gọi thổ dân Mỹ Châu là Indians và danh từ không chính xác này đã trở thành thông dụng.

Tóm Lược Cuộc Ðời Christopher Columbus (1451 – 1506)

Trong ba nhân vật kể trên, Columbus được nhiều người chấp nhận là nhân vật có công nhiều nhất trong nỗ lực khám phá Châu Mỹ. Tại sao? Có lẽ bởi vì những bản tường trình chi tiết của ông về những miền đất ông khám phá ra qua những chuyến hải hành đã đặc biệt giúp cho Vua, Chúa Âu Châu cơ hội bằng vàng để bành trướng đế quốc.
Columbus sinh năm 1451, con của một thợ dệt ở Genoa (Ý). Ngay từ lúc còn trẻ, ông đã rất thạo nghề đi biển trong vùng Ðịa Trung Hải. Ông có thể là người đầu tiên tới Châu Á qua ngả Châu Phi vào năm 1488. Ông thuyết phục được Hoàng Hậu Isabella, Tây Ban Nha, chấp thuận trang bị cho chuyến thám hiểm của ông theo hướng tây để tới Châu Á.
Ngày 3, Tháng Tám, 1492, đoàn thuyền của ông gồm Santa Maria, Nina, và Pinta khởi hành rời cảng Palos có Vua Ferdinand và Hoàng Hậu Isabella đưa tiễn. Columbus cứ yên trí rằng ông có thể tới quần đảo Indies (Á Châu) trên một lộ trình ngắn hơn theo hướng tây. Ông cứ giữ mãi định kiến này cả trong những chuyến đi tiếp sau này. Tất cả những nơi ông đặt chân không phải là vùng đảo Indies mà là một thế giới mới với những cây cỏ lạ và những sắc dân da đỏ như đồng mà ông gọi là Indians.
Ngày 12.10.1492, ông đổ bộ lên Ðảo Walting trong vùng Habamas. Sau khi khám phá ra Cuba và Hispaniola, ông trở về Tây Ban Nha (Spain) và được phong Ðô Ðốc (Admiral) và Thống Ðốc của các vùng đất mới khám phá và sẽ khám phá.
Ông tiếp tục tiến hành ba cuộc thám hiểm vùng Tân Thế Giới (New World). Tháng Mười 1493, ông khởi hành từ Tây Ban Nha với đoàn tầu 17 chiếc và chở theo hàng trăm người khai thác thuộc địa (colonists). Ông lập thuộc địa ở Hispaniola, khám phá ra Puerto Rico, Jamaica, Virgin Islands, và thám hiểm bờ biển Miền Nam Cuba. Trong chuyến đi lần thứ ba, 1498, ông nhìn thấy Nam Mỹ và khám phá ra Trinidad. Cuộc thám hiểm lần thứ tư và là lần cuối cùng (1502 – 04), ông cũng vẫn tiếp tục tìm con đường mới và ngắn nhất đi về hướng Tây để kiếm các vùng đất East Indies. Kết quả ông đã tới vùng bờ biển Trung Mỹ (Central America) ở Honduras và Panama.
Danh vọng và địa vị của ông lên rất cao nên đã gây nhiều ghen tị với nhiều quan chức trong nước cũng như ở các thuộc địa nên ông bị nhiều kẻ dèm pha. Vua Tây Ban Nha thất sủng ông và cử Francisco de Bobadilla thay thế ông làm Thống Ðốc. Ông bị xiềng xích chở về Tây Ban Nha rồi chết trong cảnh nghèo và uất ức vì tài sản và công lao của ông đã bị hầu như mất hết! Thật là vô cùng bất hạnh cho một nhà thám hiểm tiên phong đầy gan dạ, kiên trì, và nhiệt thành, đã đem lại cho Tây Ban Nha nói riêng và Âu Châu nói chung không biết bao nhiêu là vàng bạc lấy ở Tân Thế Giới. Ông mất năm 1506 trong nghèo nàn và hầu như bị lãng quên.
Columbus bị lãng quên mất một thời gian, nhưng cường quốc ở Âu Châu bấy giờ lại rất nhớ miền đất lạ đầy tài nguyên hấp dẫn ở Châu Mỹ và người ta đã đổ xô đến đó tìm vàng và lập thuộc địa. Năm 1620, con Tầu Mayflower rời cảng Plymouth, Anh Quốc, chở theo 102 di dân, vượt 3000 dặm xuyên Ðại Tây Dương, đổ bộ tại Princetown, Massachusetts. Rồi, các di dân định cư tại nơi ngày nay có tên là Plymouth, Mass. và được mệnh danh là “The Pilgrim Fathers” hay “Những Người Cha Hành Hương Tị Nạn”. Khoảng một nửa trong số Pilgrims đã chết trong mùa đông lạnh buốt năm đó.
Tuy nhiên một vài chi tiết lịch sử đáng nhớ là:
(1) Những người Pilgrims chọn William Bradford làm Thống Ðốc đầu tiên của họ và ông được tái cử 30 lần kể từ 1621.
(2) Bốn mươi mốt người trong số 102 Người Cha Hành Hương Tị Nạn, trước khi rời tầu, đã cùng nhau ký bản kết ước “Mayflower Compact” rằng họ sẽ tạo dựng tại Châu Mỹ một cơ cấu chính trị dân sự (a civil body politic) bảo đảm những luật lệ công minh và bình đẳng. Ðây là một tư tưởng hết sức tiến bộ và hẳn đã là ngọn lửa nung nấu ý chí tranh đấu trong cuộc chiến cách mạng ở Châu Mỹ và là tư tưởng nền tảng trong Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập.
*
Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu (CCCMMC)
và Tuyên Ngôn Ðộc Lập
Nguyên nhân và những yếu tố
đưa cuộc cách mạng đến thành công

Cuộc Chiến Cách mạng Mỹ Châu năm 1775 không kéo dài và ít đổ máu nhưng sự thành công của Cuộc Chiến Cách Mạng đó cùng với Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập đã có một ý nghĩa hết sức quan trọng không riêng chỉ đối với Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ mà còn đối với cả thế giới năm châu: sự thành công đó tạo một niềm hứng khởi say mê cho những con người vốn khao khát Tự Do của thời đại Bừng Sáng (Enlightenment) và là nguồn hy vọng tuyệt vời của những con người bị áp chế muốn vùng dậy đòi lại quyền làm người.

Tình hình Châu Mỹ La Tinh trước CCCMMC bùng nổ

Nhờ Christopher Columbus tình cờ khám phá ra Châu Mỹ trong những năm 1490, dân Âu Châu đổ xô đến đây để tìm vàng và lập nghiệp. Có hai sự kiện lịch sử:
(1) Jamestown ở Ðông Nam Virginia là ngôi làng đầu tiên của một số dân thuộc địa (colonist) người Anh ở Bắc Mỹ định cư vĩnh viễn vào năm 1607,
(2) Plymouth ở Ðông Nam Massachusetts là nơi những vị Tiền Bối Tị Nạn Tôn Giáo - the Pilgrim Fathers - đổ bộ từ con Tầu Mayflower vào năm 1620.
Từ đó, các nước cường thịnh ở Âu Châu như Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Bồ Ðào Nha, v.v. đã dần dần thiết lập các thuộc địa trên khắp dải đất rộng lớn và nhiều tài nguyên của Mỹ Châu với diên tích khoảng 17 triệu dặm vuông, đứng hàng thứ nhì thế giới sau Châu Á. Hoa Kỳ có diện tích khoảng 3 triệu 6 trăm ngàn dặm vuông đứng hàng thứ nhì sau Canada với 3 triệu 8 trăm ngàn dặm vuông. Miền Bắc Mỹ Châu lúc đó có 13 tiểu bang, mỗi bang đứng đầu là vị Thống Ðốc.
Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu bắt đầu bùng nổ với Trận Lexington và Concord (Tháng Tư, 1775) và với tiếng hô hào rất lớn của Patrick Henry “Cho Tôi Tự Do hay là Cho Tôi Chết” (Give Me Liberty or Give Me Death). Thi sĩ Emerson đặt hai câu thơ:

Hence once the embattled farmers stood
And fired the shot heard round the world

Nhập cuộc chiến các nông gia đứng dậy
Phát súng đầu nghe thấy khắp năm châu

Tại sao xẩy ra Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu?

Nguyên nhân dẫn đến Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu là sự bất mãn cao độ về chính sách thuế khóa quá cưỡng ép và không khoan nhượng, cùng với vấn đề quyền hạn của thuộc địa bị hạn chế qua sự kiện “đánh thuế mà không có sự đại diện” (taxation without representation) . Nguyên nhân sâu xa là người dân thuộc địa từ lâu vẫn hoài bão một cuộc sống tự do, bình đẳng, và độc lập đối với Mẫu Quốc Anh.

Cuộc cách nạng thành công nhờ những yếu tố nào?

Cuộc Chiến Cách Mạng Mỹ Châu thành công nhờ 5 yếu tố chính:

Lòng bất mãn cao độ của dân thuộc địa Mỹ Châu trước sự ngoan cố của Anh Hoàng và Nghị Viện Anh.
Cuộc chiến được lãnh đạo bởi những nhân vật có tài và có đức, tiêu biểu là George Washington.
Ảnh hưởng của tham luận “Common Sense” cổ võ cho một nền cộng hòa độc lập.
Ảng hưởng của Bản Tuyên Ngôn Ðộc lập của nhóm Thomas Jefferson.
Lòng ái quốc của các bà trong Cuộc Cách Mạng Mỹ Châu.

(1) Tính Ngoan Cố của Anh Hoàng và Nghị Viện Anh quốc

Anh Hoàng, George III có tiếng là đần độn từ nhỏ (học dốt) và chuyên chế; các triều thần tỏ ra bảo thủ không chịu lắng nghe nguyện vọng của các thuộc địa và quyết tâm dẹp trừ phản loạn. Hai sử gia Hoa Kỳ ghi về George III, đại ý là “Năm 1760, George III lên ngôi. Ông vua 22 tuổi này không muốn chấp nhận ý kiến quyền hành của vua nên bị hạn chế. Mẹ ông ta nói với ông ta: ‘George, con phải là Vua’ và ông ta đã thực hiện câu nói đó của mẹ.”
Anh Hoàng ban hành các điều luật mới như Sugar Act, Stamp Act, Tea Act, Declaratory Act (thuộc địa là thuộc cấp, Nghị Viện có thể ban hành luật buộc dân thuộc địa phải tuân theo.), và Thuế Quan Townsenhd (đánh vào hàng hóa xuất nhập cảng) nhằm tăng giá biểu các loại thuế đánh vào thuộc địa để bù đắp cho cuộc chiến với Pháp (1754-1763).
Sự bất mãn bùng nổ qua sự kiện có tên là “Boston Tea”: Ngày 27.11.1773, Tầu Dartmouth chở 1700 thùng trà tới Boston. Ðám dân chống không cho đem trà xuống trong khi Thống Ðốc Hutchinson buộc phải thu thuế trà. Tới ngày 16.12, dân biểu tình giả làm những thổ dân lên tầu và đổ hết trà xuống biển. Tin này bay tới London, nhiều người ở Anh nghĩ là phải dạy thuộc địa một bài học. Anh Hoàng George III nói: “Ta phải buộc chúng phục tùng hay bỏ mặc chúng” (We must master them or leave them to themselves).
Mùa xuân năm sau (1784), Nghị Viện Anh ra “Những Ðạo Luật Cưỡng Chế” (Coercive Acts) và chuẩn bị đưa binh sĩ vượt 3000 dặm sang Mỹ Châu để dẹp loạn. Tại Mỹ Châu, Massachusetts, thủ phủ của dân thuộc địa tị nạn, kêu gọi một cuộc họp các đại biểu của tất cả các thuộc địa để nghiên cứu đưa ra hành động chung.
Quốc Hội Lục Ðịa Ðầu Tiên (First Continental Congresss) nhóm tại Philadelphia vào tháng Chín, 1774. Có nhiều tranh cãi về “Hòa” hay “Chiến”. Cuối cùng đa số chấp nhận lý luận của John Adams (sau này là Tổng Thống kế TT Washington): dân chúng thuộc địa phải cầm súng để bảo vệ các quyền của họ. Lúc đó, John Adams phát biểu: “Cuộc cách mạng đã hoàn tất trong tâm trí của dân chúng và Khối thuộc địa, trước khi cuộc chiến khởi sự. (The revolution was complete in the minds of the people and the Union of the colonies before the war commenced.)”

(2) Thân Thế và Sự Nghiệp
của George Washington (1732 – 1799)
(TC: The American Nation, tr. 106)

Dường như Washington sinh ra để trở thành một vị lãnh đạo có công lao lớn nhất dẫn dắt Cuộc Chiến Cách Mạng Châu Mỹ tới thành công. Ông thực sự xứng đáng được mọi người Hoa Kỳ gọi là “Cha của Ðất Nước” – “Father of His Country”.
Ông sinh ngày 22.2.1732 trong một gia đình trồng trọt thuốc lá giầu có ở Westmoreland, Virginia. Cha mẹ ông sở hữu chừng 10 ngàn mẫu và khoảng 50 nô lệ. Ông đối xử với các nô lệ rất tử tế và lịch sự, và không bao giờ đặt vấn đề ông có quyền sở hữu nô lệ. Ông không theo học chính thức trường lớp nhiều, nhưng có thày dạy kèm (tutors), đặc biệt dạy ông về công dân giáo dục. Ông siêng năng và rất kỷ luật.
Ông có một thân thể rất tráng kiện như cha ông: cao 6 feet và cân nặng 200 pounds. Giống như các bạn đồng lứa, ông rất ngưỡng mộ các vị anh hùng của thời Cộng Hòa La Mã tỉ như Cato the Young, nổi tiếng về tính thật thà và tận tụy với công vụ.
Ông không thích môn Văn nhưng giỏi Toán. Từ nhỏ đã có khiếu về khảo sát địa hình (survey). Năm 1749, ông làm trắc địa viên (surveyor) cho Công Ty Culpeper.
Năm 1752, ông gia nhập dân quân Virginia. Ông được phái tới Ohio River Valley ở đông Pennsylvanyia để tấn công một lực lượng nhỏ của Pháp để khởi sự Cuộc Chiến Pháp và Thổ Dân (French & Indian War) và trở thành Tư Lệnh của Dân Quân Virginia (1755- 58). Cuối 1758, ông từ nhiệm nghĩa vụ này vì: là một dân Mỹ Châu, ông sẽ không thể thăng tiến trong quân đội Anh Quốc mặc dầu ông dũng cảm và có tài quân sự.
Ông chuyển sang sự nghiệp chính trị bằng cách nhận một ghế trong Hạ Viện của Nhóm Burgesses (Ðại Biểu Thị Xã, 1759- 74), làm thẩm phán tòa hòa giải (1760- 74), quản lý sở đất Virginia của ông ở Mount Venon, và cưới bà Martha Dandrid ngày 6.1.1759.
Khi Cuộc Cách Mạng Châu Mỹ sắp bùng nổ trong giữa những năm 1770, ông đắc cử vào Quốc Hội Lục Ðịa Kỳ I (1774 – 75). Ngày 15.6.1775, Quốc Hội Lục Ðịa Kỳ II bổ nhiệm ông là Tổng Tư Lệnh Quân Ðội Lục Ðịa. Ông nắm quyền chỉ huy vào ngày 3.7.1775. Ông đã xây dựng từ những binh đoàn kém huấn luyện và thiếu trang bị thành những đơn vị có kỷ luật và tác chiến tốt, và bảo vệ được Boston (1776). Tuy nhiên ông suýt bị tiêu tan sự nghiệp vì thất trận ở Long Island.
Sau những thành công trong các trận ở Trenton và Princeton, ông gỡ được một chút tín nhiệm. Ông tránh khỏi được một toan tính bãi nhiệm ông. Trong các năm 1777- 78, ông rút các đơn vị về thủ ở Valley Forge. Nhờ kết đồng minh với Pháp (1778) và Tây Ban Nha (1779), lực lượng của ông chiếm được Yorktown (1781). Khi hòa bình ký kết (1783), ông từ chức trở về trang trại ở Mount Vernon.
Bất bình với những Ðiều Khoản về Liên Hiệp Chế (Confederacy) 1781, ông đóng vai trò chính trong nỗ lực bảo vệ chấp nhận Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc và được Quốc Hội nhất loạt bầu làm vị Tổng Thống đầu tiên. Ông làm lễ nhậm chức Tổng Thống vào ngày 30 Tháng 4, 1789. Tin tưởng mãnh liệt vào một chính quyền trung ương mạnh, ông thành lập ngành tư pháp liên bang (1789) và một ngân hàng quốc gia (1791). Năm 1792, ông lại được Quốc Hội nhất loạt bầu làm Tổng Thống nhiệm kỳ hai.

Trong nhiệm kỳ hai, nhìn thấy đã có nhiều dấu hiệu chia rẽ đảng phái, TT Washington đã đưa ra lời tiên đoán rằng “đất nước sau này chắc chắn sẽ rơi vào nạn chia rẽ đảng phái rất trầm trọng” và trong bài diễn văn từ giã cuối nhiệm kỳ hai vào Tháng Chín, 1796, ông phát biểu sẽ không nhận đề cử làm TT cho nhiệm kỳ ba và ông biện bác cho một quốc gia đoàn kết hơn là chia rẽ bởi các đảng phái, bởi các chính sách kinh tế, hay đối ngoại. Hết nhiệm kỳ hai, ông trở lại Mount Vernon vui thú điền viên.
Với đức tính liêm khiết, lòng kiên nhẫn, trái tim yêu công lý, và tinh thần trách nhiệm cao, ông là một vị lãnh đạo vĩ đại và rất xứng đáng với danh hiệu “Cha của Ðất Nước”. Ông qua đời ngày 14.12.1799.
Nhưng Cuộc Chiến Cách Mạng giành độc lập thành công hẳn nhiên còn nhờ tới những bài luận thuyết nẩy lửa của những nhân vật tài ba viết làm bùng lên khí thế đấu tranh rất mãnh liệt và kiên cường của đông đảo quần chúng.

(3) Ảnh Hưởng của Bản Tham Luận
“Common Sense” của Thomas Paine (1737- 1809)

Thomas Paine sinh trưởng ở Anh và là một nhà văn cấp tiến, một khuôn mặt lãnh đạo của Cuộc cách Mạng Mỹ Châu. Ông di cư sang Mỹ Châu năm 1774. Hơn 150 ngàn ấn bản tham luận (pamplet) Common Sense (Ý Thức Thông Thường) rất có ảnh hưởng của ông được bán ra năm 1776 thúc đẩy các thuộc địa tuyên bố hoàn toàn độc lập. Ông gọi Anh Hoàng George III là “Bạo Chúa” (Royal Brute) và nói với những người còn e ngại, sợ xệt: “Một chính quyền của chính chúng ta là quyền tự nhiên của chúng ta” (A government of our own is our natural right”).
Ông nhấn mạnh: “Hỡi nhân loại yêu quý! Chúng ta dám chống không phải chỉ với sự bạo ngược mà chống ngay cả tên bạo ngược nữa” (O! ye that love mankind! Ye that dare oppose not only tyrany but the tyrant itself!). Bản Common Sense ảnh hưởng mạnh trong Quốc Hội. Tháng 3, 1776, Quốc Hội phái các tầu võ trang chống thương thuyền Anh; cho mở các cửa cảng châu Mỹ cho tầu ngoại quốc vào; thúc đẩy các đại hội tỉnh hình thành hiến pháp và chính quyền tiểu bang. Ngày 7.6.1976, Richard Lee đưa ra bản quyết nghị của đại hội Virginia như sau:

Quyết Nghị: Rằng các thuộc địa thống nhất là và có quyền là những tiểu bang tự do và độc lập; rằng các thuộc địa xóa bỏ hết mọi liên thuộc với Vương Quốc Anh; và rằng mối liên lạc chính trị giữa các thuộc địa và Anh Quốc thì và phải là hoàn toàn giải tán.

(4) Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ

Ðể chính thức tuyên bố cắt đứt mọi dính líu và lệ thuộc vào mẫu quốc, Quốc Hội Lục Ðịa thành lập một nhóm gồm năm nhân vật: Thomas Jefferson, Benjamin Flanklin, John Adam, Roger Sherman, và Robert Livingston với nhiệm vụ soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập. Thomas Jefferson được coi như là soạn thảo viên chính vì ông là một luật gia có văn tài và thông minh. Sau đó ông được cử làm Thống Ðốc bang VA (1779- 81) và bầu làm Tổng Thống hai nhiệm kỳ (1801 – 1809).
Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập (Declaration of Independence) được ký kết ngày 4 tháng 7 năm 1776 là một văn kiện đánh dấu kỷ nguyên mới của nhân loại trong thế kỷ 18 nói lên tiếng nói đoạn tuyệt với chế độ quân chủ để xây dựng một chính thể mới gọi là chính thể cộng hòa (the republic) với nội dung quyền hành của đất nước là của toàn dân. Ý niệm này xuất phát từ những tư tưởng trong các luận thuyết của các triết gia điển hình là Jean Jacque Rousseau (Pháp) viết cuốn “Nguồn Gốc của Sự Bất Bình Ðẳng của Con Người (Origin of Inequality of Man, 1755).

Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ vang dội khắp thế giới. Ðặc biệt là ở Pháp, Cuộc Cách Mạng 1789 đã đưa ra bản tuyên ngôn tương tự gọi là Tuyên Ngôn của Pháp Quốc về Quyền của Con Người (French Declaration of the Rights of Man).
Nội dung Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập của Hoa Kỳ như sau:

Chúng tôi coi những sự thật sau đây là hiển nhiên rằng mọi người sinh ra là bình đẳng, rằng Tạo Hóa ban cho họ một số quyền bất khả chuyển nhượng, rằng trong những quyền đó có quyền Sống, quyền Tự Do, và quyền theo đuổi Hạnh Phúc. Rằng để bảo đảm những quyền này, Chính Quyền phải được xây dựng bởi luật pháp và quyền hạn chính đáng của chính quyền phải xuất phát từ sự đồng ý của những Người Dân. Rằng bất cứ khi nào bất cứ một Hình Thức Chính Quyền trở nên phá hoại đối với những cứu cánh này thì Người Dân có Quyền thay đổi hay hủy bỏ chính quyền đó, và thiết lập Chánh Quyền mới. ...

Xin thưởng thức hai bài thơ xướng họa:

Mừng Lễ Ðộc Lập Hoa Kỳ
- Ngô Phủ, AZ, Bài Xướng

“Hai trăm hăm chín” tuổi chào đời
So với năm châu quá trẻ thôi
Dân Chủ phân quyền xa cựu chế
Công Hòa hợp chủng dựng tân thời
Văn minh Mỹ Quốc lừng muôn cõi
Kỹ thuật Hoa Kỳ vọng khắp nơi
Fourth of July mừng Quốc Khánh
“Hậu sinh khả úy” đúng như lời
*
Mừng Hoa Kỳ Ðộc Lập
-Hải Bằng.HDB, Bài Họa

Quyết rời mẫu quốc tái xây đời
Dân chủ đa nguyên đạt mới thôi
Ðộc Lập châm ngôn soi vạn thế
Tự Do lý tưởng sáng muôn thời
Phát huy Bình Ðẳng trên toàn cõi
Bảo vệ Nhân Quyền tại khắp nơi
Mở rộng vòng tay ôm tị nạn
Tạ ơn Nước Mỹ bút thay lời
*
Ngoài những lực lượng kiên cường và các bài viết hùng hồn, cuộc chiến giành độc lập cho Mỹ Châu còn dựa vào sự góp sức hết lòng của phụ nữ Hoa Kỳ. Họ đã toàn bộ đứng lên làm những công tác nâng cao tinh thần binh sĩ lúc đó đang xuống thấp và phải lui về tái bố trí ở Valley Forge.

(5) Lòng Ái Quốc của Các Bà
trong Cuộc Cách Mạng Mỹ Châu

Thật ra không phải tất cả mọi người đều hưởng ứng ngay phong trào cách mạng. Trái lại còn khá nhiều phân tử trung thành với mẫu quốc gọi là “bảo hoàng” (loyalists) vì tâm lý sợ hãi thế lực còn mạnh của Anh Quốc và vả lại họ chưa ý thức được thế nào là hạnh phúc, là tự do, và bình đẳng bởi vì họ đã quá quen với những nếp sống cũ: phục tùng và chịu đựng. Ngay cả đối với mười ba tiểu bang bỏ phiếu biểu quyết cho bản Tuyên ngôn Ðộc Lập, cũng chỉ có 9 đại biểu bỏ phiếu thuận; còn hai đại biểu bỏ phiếu chống là Pennsylvania và South Carolina và hai đại biểu lưng chừng là Delaware và New York.
Cuộc chiến ban đầu gây nhiều tổn thất cho thuộc địa vì quân số ít và trang bị thiếu thốn. Tin về quân Anh đã chiếm Chaleston, South Carolina, truyền tới Philadelphia trong tháng Năm, 1780, chính quyền và các thương gia lập tức tìm mọi cách gây quỹ yểm trợ cuộc chiến và nâng tinh thần của binh đội. Bỗng có một cuộc vận động không ai ngờ được là các bà ở Phila lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ đứng ra lập hội nhằm kêu gọi tất cả các thuộc địa yểm trợ cuộc chiến. Cuộc vận động bắt đầu từ ngày 10.6.1780 và người có sáng kiến lập hội này là bà Esther de Berdt Reed 33 tuổi và là một người yêu nước kiên cường viết một bài vận động tâm lý có nhan đề là “Tâm Tình của một Phụ Nữ Mỹ” (The Sentiments of An American Woman) và trở thành chủ tịch của Hội Của Quý Bà (Ladies Association) .
Trong bản “Tâm Tình”, bà Berdt xác định rằng phụ nữ Mỹ phải cương quyết làm nhiều hơn là hứa suông (barren wishes). Bà nêu lên sự nghiệp vĩ đại của vị Nữ Anh Hùng Joan of Arc của Pháp (1412 – 1431), người nữ nông dân nghèo đã đứng lên hô hào giải phóng nước Pháp khỏi Anh Quốc. Bà hô hào phụ nữ Mỹ nên từ bỏ “các món trang sức tầm thường” (vain ornaments) và dành món tiền mua sắm quần áo lòe loẹt hay làm tóc kiểu để mua quà tặng cho binh sĩ gọi là “quà của Quý Bà” (the offering of the Ladies).
Lời kêu gọi này được đáp ứng ngay lập tức. Ba ngày sau khi bài “Tâm Tình của Một Phụ Nữ” xuất hiện, ba mươi sáu bà ở Philadelphia hội lại để quyết định làm thế nào tiến hành những đề xuất của bà Berdt. Những quyết nghị của họ in trong một phụ chương của bài Những Tâm Tình đăng tải trên báo Pennsylvania Zazette ngày 21.6.1780. Bản kế hoạch có nhan đề “ Những Ý Kiến, liên quan tới cách gửi tới Các Binh Sĩ Mỹ, các Món Quà của các Phụ Nữ Mỹ” và bản kế hoạch không đề nghị gì hơn là động viên toàn bộ nữ giới. Những đóng góp sẽ được nhận từ bất cứ một phụ nữ nào với bất kỳ số lượng nào. Môt “Nữ thủ quỹ” sẽ được chỉ định trong mỗi quận kiểm tra thu góp tiền bạc, ghi cẩn thận tất cả những khoản tiền thu. Kiểm tra những công việc của những nữ thủ quỹ quận sẽ là phu nhân của Thống Ðốc trong chức vụ “Nữ Tổng Thủ Quỹ”. Nhất loạt, tất cả các món quyên góp sẽ được gửi cho Martha Washington (phu nhân của George Washington) để tặng binh sĩ.
Công tác quyên góp được tiến hành ngay. Thành phố Phila chia thành mười khu, mỗi khu có hai tới năm bà phụ trách. Từng cặp vận động viên như vậy đi đến từng nhà quyên góp không trừ một ai. Nhóm vận động viên bao gồm đủ thành phần xã hội. Vào đầu tháng Bẩy, số tiền lạc quyên lên tới ba trăm ngàn đô la thuộc địa ($300, 000. dollars thuộc địa). Trong tháng Bẩy, báo chí khắp nơi tái đăng bài “Những Tâm Tình” kèm theo kế hoạch chi tiết về lạc quyên.
Các bà ở Trenton, New Jersey, là nhóm đầu tiên theo gương Philadelphia. Họ cũng cho đăng tải bài kêu gọi lấy tên là “Tâm Tình của Các Bà ở New Jersey”. Trung tuần tháng Bẩy, New Jersey chuyển số tiền khởi thủy $15,500. cho George Washington. Ở Maryland, hội các bà gửi $16,000. mới chỉ quyên góp ở thành phố Annapolis thôi. Chủ bút báo Pennsylvania Packet viết một bài đặc biệt gửi cho cư dân Matyland: “Phụ nữ ở mọi nơi trên hoàn cầu đang mắc nợ các phụ nữ ở Mỹ Châu vì họ đã tỏ ra rằng nữ giới có khả năng làm công đức chính trị cao nhất.” (the women of every part of the globe are under obligations to those of America for having shown that females are capable of the highest political virtue).
Số tiền quyên góp đã được dùng để làm gì? Kế hoạch sử dụng tiền quyên góp của các bà rất khác với kế hoạch của vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, George Washington. Ông muốn làm các áo sơ mi cho binh sĩ hơn bất cứ các món quà nào khác. Nhưng bà Esther Reed báo cáo rằng không những vải rất khó kiếm mà hơn nữa Pennsylvania đang có kế hoạch gửi hai ngàn áo sơ mi cho binh sĩ và hàng đã được chở từ Pháp qua nhiều rồi. Bà thêm rằng một số người đưa ý kiến là đổi hết số tiền ra dollar nặng và tặng cho binh sĩ mỗi người hai đồng để tùy nghi sử dụng. Tuy nhiên, bà viết thêm cho vị Tổng Tư Lệnh Quân Ðội, George Washington, rằng nếu binh sĩ còn cần sơ mi thì Hội Các bà sẽ dành một khoản tiền để thực hiện.
Washington trả lời đại ý rằng: tặng tiền có thể sẽ tạo cho binh sĩ phạm ký luật nếu họ uống rượu. Nếu quý bà muốn sử dụng tiền tặng dữ làm phước đó tốt đẹp, thì nên mua sơ mi tặng cho binh sĩ. Rút cục các bà thực hiện đúng ý Washington. Bất hạnh thay, công việc chưa thực hiện xong thì bà Esther de Berdt qua đời vì bịnh kiết lỵ (1780) và công việc điều hành hội trao cho bà Sarah Flanklin Bache (con gái của Benjamin Flanklin) đảm nhiệm. Cho tới đầu tháng 12 thì đã hoàn tất hơn 2000 sơ mi có in tên của một bà đã lập gia đình hay chưa lập gia đình may tấm áo đó. Cuối tháng 12, số sơ mi được trao cho viên Tổng Quân Nhu ở Philadelphia.
Một người dân Philadelphia dấu tên viết: “Tôi thú nhận rằng chúng tôi đã tiến hành công việc một cách nghiêm trang và với lý do cao quý. Chúng tôi hy sinh từng giờ phút mà chúng tôi có thể dành ra từ những công việc nhà cho công ích. Chúng tôi quên tất cả những mệt nhọc vì sung sướng và hãnh diện là trong khi các binh sĩ chịu gian khổ và hiểm nguy trên chiến địa để bảo vệ chúng tôi thì chúng tôi ở nhà chỉ làm những lao động nhỏ thôi nhằm tạo những phút thoải mái và làm nhẹ đi những nỗi nhọc nhằn của họ.”
*
Tóm lại, Cuộc Chiến Cách Mạng Châu Mỹ mở đầu một kỷ nguyên mới của nhân loại, kỷ nguyên của Tự Do, Bình Ðẳng, và Tiến Bộ với một quốc gia mới, rất trẻ trung được khai sinh, đó là Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (The United States of America). Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập minh định “Mọi người sinh ra bình đẳng” và “Quyền hạn của chính quyền phải xuất phát từ sợ đồng ý của người dân”. Ðó là những tư tưởng hoàn toàn mới mẻ và đầy hấp dẫn khi mà những hình thức và tập tục của chế độ quân chủ vẫn còn ngự trị trong tâm trí nhiều người.
Pháp là nước đầu tiên noi gương Hoa Kỳ tiến hành Cuộc Cách Mạng Pháp 1789 nhằm triệt hạ chế độ quân chủ của Louis XVI và nhân ngày lễ Ðộc Lập của Hoa Kỳ thứ 100, nước Pháp tặng Mỹ Quốc bức Tượng Nữ Thần Tự Do hiện đặt trong cảng New York.
Hoa Kỳ vẫn phải tự cho mình trách nhiệm bảo vệ và phát huy những lý tưởng nêu trong bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập trên mô hình toàn cầu trong ý niệm về Một Nền Trật Tự Mới Thế Giới (A New World Order).
*
Trân trọng cảm tạ,
William Hoang





====================================================

========================================================
NEDA NGÃ GỤC


TRÊN ĐƯỜNG PHỐ TEHERAN



tka23 post



Nhiều người cho rằng cái chết của Neda Soltan đã trở thành tiếng nói của một nước Iran mới
Trong một thế giới đầ
y dẫy tranh chấp, chiến tranh và bạo động, hình ảnh của một cô gái vô tội trút hơi thở cuối cùng trên một đường phố Iran vì một viên đạn xuyên thẳng vào tim, vẫn gây xúc động mạnh. Anh Ben nói: "Điều đã xảy ra thật là khủng khiếp, và đối với người xem, cảnh tượng này thật là đáng kinh sợ. Tôi chỉ mong rằng cái hình ảnh ấy sẽ có tác dụng đưa đến những thay đổi lớn cho Iran."Cô Kate nói: "Tôi xem đoạn video nhiều lần bởi vì tôi không muốn tin là nó thật sự đã xảy ra. Thật là hãi hùng! Thật là thảm thương! Tôi không phải là một người dễ khóc, nhưng đã không ngăn được nước mắt..."

Anh Will nói: "Làm thế nào mà một chính quyền có thể đối xử tàn bạo như thế đối với công dân của mình, dù họ có biểu tình chống đối đi chăng nữa, họ vẫn là công dân, đồng bào của mình! Tôi may mắn chưa bao giờ phải ở trong hoàn cảnh tương tự. Cuộc đời của tôi chưa một lần bị ảnh hưởng vì bạo động, tôi không thật sự hiểu những gì họ đã phải chịu đựng, nhưng tôi ủng hộ cuộc đấu tranh của họ để đòi có tiếng nói trong cuộc bầu cử vừa rồi."Đó là phản ứng của anh Ben Beede, sinh viên Đại Học Tufts, và hai sinh viên trường Dại Học Georgetown, Will Huang và Kate Gallagher, về đoạn video ngắn, ghi lại giây phút cuối cùng của Neda, một phụ nữ Iran đã ngã gục trên một đường phố thủ đô Teheran vào tuổi thanh xuân, với tương lai lẽ ra phải rạng ngời trước mắt. Những ngày sau đó, một số hình ảnh và chi tiết về nhân vật chính đã xuất hiện trên mạng. Người ta được biết tên nạn nhân là Neda Agha Sultan, vào khoảng 26 tuổi, và theo những tấm ảnh kèm theo câu chuyện, người xem không khỏi tiếc nuối cho cuộc đời quá ngắn ngủi của cô gái có nét mặt kiều diễm kia, một người mê âm nhạc đến nỗi đã lén lút đi học hát, là một điều cấm kỵ dưới chế độ cầm quyền của các giáo sĩ Hồi Giáo có khuynh hướng cực đoan tại Iran. Và thế là Neda, một người bàng quang vô tội không thiết tha gì đến các vấn đề chính trị, với mộng bình thường chỉ là được hưởng một số quyền tự do căn bản, đã nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng đã bùng dậy dữ dội trong những ngày sau khi kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống Iran được công bố.Cựu Thái tử







Iran Reza Pahlavi nói: "Không một ai sẽ được lợi khi nhắm mắt trước những lưỡi dao hay đòn thù quất vào mặt, vào miệng của đồng bào chúng tôi, dù già trẻ hay lớn bé, hay trước những viên đạn đã xuyên thủng thân thể của Neda yêu quý của chúng ta... (khóc), người chỉ có một tội duy nhất, là muốn mưu tìm tự do."Đó là những lời phát biểu đầy xúc động của cựu Thái Tử Iran Reza Pahlavi, người con của cựu Hoàng Iran, khi nhắc đến cái chết của người phụ nữ vô tội.Anh Ben Beede, sinh viên Đại Học Tufts cho biết ý kiến của anh về vấn đề này.Anh Bn nói: "Đoạn video có sức thuyết phục mạnh. Trước khi sự việc xảy thì nhiều người Iran có thể dễ dàng biện minh cho lập trường trung lập, tự tách mình ra khỏi những biến cố chung quanh để xem mọi việc diễn tiến thế nào, cho tới khi đoạn video xuất hiện, thì người ta mới thấy tận mắt người dân đã bị đối xử tàn bạo như thế nào, và như thế, họ khó có thể ngoảnh mặt làm ngơ trước những diễn tiến đang xảy ra."



Lực lượng Dân quân Hồi giáo Basij được thành lập hồi năm 1979 và là một nhánh của đội Vệ binh Cách mạng Iran













Neda không phải là nạn nhân duy nhất đã chết dưới tay các lực lượng Basij, lực lượng bán quân sự đáng sợ của Iran, và các lực lượng Vệ Binh Cách Mạng trong các cuộc biểu tình rầm rộ tự phát tại nước này. Nhiều thanh niên khác đã bị đánh đập dã man, và có ít nhất 20 người khác đã chết tức tưởi, không kém gì trường hợp của Neda, để đòi lá phiếu của họ được tôn trọng. Nhưng Neda đã trở thành một biểu tượng cho cuộc đấu tranh đó, một phần vì phái tính của mình. Quả vậy, trong những cuộc biểu tình tại Iran, phụ nữ đóng vai trò nổi bật, một điều chưa từng thấy trong một xã hội Hồi Giáo. Trong cái gọi là cuộc cách mạng Twitter, thế giới mạng




đã chứng kiến sự hiện diện của đông đảo phụ nữ, thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ những phụ nữ mặc áo choàng đen che kín người, cho đến các cô gái trẻ, mặc quần jean, để mặt trần, đầu chít những tấm khăn quàng màu sắc sặc sỡ, dương cao những tấm biểu ngữ đả đảo kết quả cuộc bầu cử mà họ cho là gian lận.






Trong bối cảnh thông tin bị ngăn chận, các nhà báo nước ngoài bị trục xuất và cấm hoạt động, nhiều người đã sử dụng điện thoại di động và các máy thâu hình số như những vũ khí mới để ghi lại, và phát tán trên mạng những hình ảnh về những gì đang diễn ra tại đất nước họ.Qua những hình ảnh gây nhiều xúc động đó, lần đầu tiên chúng ta thấy không những sự rạn nứt trong xã hội Iran, mà còn hình dung ra được hai nước Iran khác biệt. Một nước Iran theo chế độ thần quyền, nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của các giáo sĩ Hồi Giáo có lập trường cực đoan, và một nước Iran trẻ trung, hướng ngoại, tận dụng các công cụ hiện đại nhất để nối kết với thế giới bên ngoài qua mạng internet. Cựu Thái Tử Iran Reza Pahlavi có nhận xét sau đây.Cựu Thái Tử Iran Reza Pahlavi: "Một phong trào đã dấy lên trong ngày 22 lịch Hồi Giáo, tức là ngày 12 tháng 6 theo Lịch của quý vị. Phong trào này không phải là một phong trào Hồi Giáo hay chống Hồi Giáo. Nó cũng không đấu tranh cho chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội, hoặc cho bất cứ ý thức hệ nào, nó cũng không đòi thành lập bất cứ hình thức chính quyền nào. Phong trào này không thiết tới những tranh cãi chính trị đã diễn ra trước khi nó ra đời, mà trọng tâm của phong trào là tính bất khả xâm phạm, hoặc hơn nữa, tính thiêng liêng của lá phiếu trong các cuộc bầu cử. Phong trào này có thể sẽ không thành công ngay bây giờ, và có lúc nó sẽ bùng lên, có lúc nó sẽ âm ỉ. Tuy nhiên tôi xin đoan chắc với quý vị rằng phong trào này sẽ không bị tiêu diệt, bởi vì... Chúng ta sẽ không để nó chết." Người ta nhận diện được bộ mặt của nước Iran mới đó trên nét mặt cương quyết của giới trẻ đã xuống đường tuần hành trong im lặng, trong những tiếng hô Allahu Akbar, vinh danh Thượng Đế, xuất phát từ sân thượng các căn nhà trên khắp thủ đô Teheran vào mỗi tối, một hành động phản kháng gợi nhớ cuộc cách mạng tại Iran cách đây 30 năm về trước.Dù đã bị lấn át phần nào vì chiến dịch đàn áp thô bạo của chế độ cầm quyền Iran trong mấy ngày qua, không ai biết liệu những lời hô hào ấy, tiếng nói của một Iran mà Neda đã trở thành biểu tượng sẽ dẫn nước Iran về đâu.
Xem Video
======================================================
===========================================================

Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế Ở New York 2009



Tuyết Mai



New York - Cộng đồng VN ở New York đã tham dự Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế, được tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày 27 Tháng 6, 2009 tại New York, NY. Đây là cuộc diễn hành, quy mô, đông vui nhất kể từ ngày cộng đồng VN tham dự Diễn Hành Văn Hóa QT ở New York, mười năm nay. Có khoảng một ngàn năm trăm đến hai ngàn đồng hương từ nhiều nơi trên thế giới như Đức, Âu Châu, Canada, Nhật, và khoảng ba mươi cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ về tham dự.





.

Mỗi người cầm một cờ vàng, cuộc diễn hành trải dài nhiều blocks trên đại lộ Avenue of Americas, đã phô trương một rừng cờ vàng. Đây là một hình ảnh đẹp vô cùng. Cuộc diễn hành này chẳng những trình diễn nét đẹp văn hóa Văn Hóa VN mà hình ảnh cờ vàng rợp trời đã thể hiện một khuynh hướng chính trị yêu chuộng dân chủ, tự do và một ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất của người Việt Quốc Gia ở hải ngoại.

.
Dù người Việt tỵ nạn đã lưu vong ở hải ngoại hơn ba mươi bốn năm vẫn giữ vững tinh thần đấu tranh tự do, dân chủ cho đất nước quê hương Việt Nam.Chủ đề năm nay là “Nét Đẹp Cố Đô Huế”.



.

Trên xe diễn hành, mặt sau là bản đồ nước Việt Nam hình cong chữ S, mặt trước là bức tranh vẽ hình những cô gái Huế trong áo dài trắng thướt tha với cầu Trường, Sông Hương thơ mộng với hàng phượng vĩ và chùa Thiên Mụ. Trên xe có bốn hoa hậu và nhiều thanh niên, thiếu nữ trong quốc phục VN, dẫn đầu là Cô Tara Thu, một nhà hoạt động thế hệ trẻ.


.
BTC chọn chủ đề Cố Đô Huế vì Huế là biểu tượng của nét đẹp Miền Trung, Huế một di tích lịch sử VN, đã được thế giới, UNESCO công nhận là một di sản văn hóa thế giới.Đặc biệt trong cuộc Diễn hành Văn Hóa năm nay có trưng bày một đại kỳ của Tòa Đại Sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn trước năm 1975, bề ngang 5 ft, bề dài 25 ft, được dùng trong những đại lễ tiếp đón quốc khách trên thế giới, đựơc trao lại cho Cộng đồng Việt Nam Boston (MA) hồi 7 Tháng 3, 2008. Đại kỳ này được đem ra trình diễn trong cuộc Diễn hành VHQT năm nay vì nó tượng trưng cho sức mạnh, ý chí bất khuất và tinh thần yêu chuộng tự do của nhân dân VN.



.

Chủ đề năm nay là “Nét Đẹp Cố Đô Huế”, nên phần đông phụ nữ tham dự mặc áo dài tím và đội nón lá Huế, hay mặc áo dài trắng, choàng khăn tím, đẹp dịu dàng thướt tha, trên vai áo có choàng giải cờ vàng ba sọc đỏ, màu sắc rực rỡ, đã tô điểm cho những thiếu nữ VN một nét đẹp thật dễ thương, vừa yêu kiều diễm lệ vừa quý phái kiêu sa, được quan khách hai bên đường say mê chiêm ngưỡng, vỗ tay tán thưởng vang dội.



.

Thêm vào đó là rừng cờ vàng làm sáng rực một góc trời, đã làm cho đoàn diễn hành của VN nổi bật. Đặc biệt trong cuộc diễn hành này, trong số quan khách hai bên đưòng có trên ba trăm ngừơi VN và người ngoại quốc cầm vàng ( do BTC phát trước), nên khi phái đoàn VN đi diễn hành qua, có nhiều tiếng hoan hô “Viet Nam! Viêt Nam!”, “Việt Nam Muôn Năm! Việt Nam Muôn Nam” vang dội một góc trời.

.
Tiếng hoan hô và vỗ tay hòa cùng tiếng quân nhạc oai hùng từ xe phát thanh do Ông Nguyễn Tường Thược phụ trách, gió thổi nhẹ cờ vàng phất phới tung bay. Tất cả đã hòa huyện vào nhau tạo một khung cảnh, một không khí vô cùng vui tươi, sống động, phấn khởi đã làm nhiều người xúc động ứa nước mắt.



.

Không có một quốc gia nào, một dân tộc nào, đã mất nước, phải lưu vong hơn ba mươi bốn năm mà vẫn còn thiết tha với quê hương, đã tụ họp về đây để giương cao ngọn cờ Tổ Quốc, rầm rồ, oai nghiêm, hùng tráng như trong ngày Diễn hành Văn Hóa ở New York hôm nay.

.
Trong số trên ba mươi cộng đồng từ nhiều nơi về tham dự có Linh mục Nguyễn Hữu Lễ và “Phong Trào Đòi Tên Saigon” , CĐ New Mexico, CĐ Minnesota, Tổ chức Mầm Non VN, Nhà Việt Nam, Cộng Đồng Quebec, Montreal, CĐ Massachusetts, CĐ Florida, CĐ Iowa, CĐ Detroit MI, CĐ Bắc CA, CĐ Nam CA, CĐHTĐ, MD&VA …



.

Đây là lần thứ hai mươi bốn Cơ quan Di Dân tổ chức Diễn Hành Văn Hóa Quốc Tế ở New York, và là lần thứ mười Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tham dự. Trước khi cuộc Diễn hành bắt đầu Ông Nguyễn Trung Châu, Chủ Tổng Hội Trưởng, Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Luật Sư Nguyễn Thanh Phong, Chủ Tịch Cộng Đồng New York, đại diện cho BTC có lời chào mừng và cảm ơn đại diện các cộng đồng và đồng hương đã về tham dự thật đông đảo trong kỳ Diễn Hành Văn Hóa năm nay.



.

Kế đến là phần phát biểu của đại diện các cộng đồng, Luật sư Hoàng Duy Hùng , CĐ Houston , Texas; Ông Nguyễn Kinh Luân, CĐ Dallas, TX; Giáo Sư Lai Thế Hùng, CĐ Âu Châu; Bà Minh Nguyệt, Phó Chủ Tịch Nam Cali; Giáo sư Nguyễn Chính Kết đại diện cho Linh Mục Phan Văn Lợi, Kỷ sư Nguyễn Nam Hải và những nhà đấu tranh trong và ngoài Khối 8406 gởi lời chào mừng và cầu mong các cộng đồng ngừơi Việt tham dự những ngày diễn hành như thế này để nuôi dưỡng tinh thần đấu tranh cho VN.Ông Đỗ Hồng Anh, Chủ Tịch CĐVN /HTĐ, Maryland và &Virginia phát biểu, trong cuộc diễn hành này có Đại kỳ của Tòa Đại Sứ VNCH ở HTĐ được đưa diễn hành qua nhiều đường phố ở New York.



.

Ông mong một ngày nào đó chúng ta sẽ đem lá đại kỳ này về trình diễn qua các đường phố của Saigon, Huế và Hà Nội, VN.Vì đoàn diễn Hành của VN bắt đầu bằng chữ V nên được xếp gần cuối cuộc diễn hành. Đi đầu là hai phụ nữ cầm banner “Yesterday’s Immigrants , Today’s Voting Citizens. Register to Vote”, chỉ có bốn đoàn diễn hành trong số hằng trăm, được Ban tổ chức NY chọn lựa, trao tặng cho banner này. Đó là niềm hãnh diện của chúng ta.



.

Kế đến một phụ nữ mặc quốc phục VN cầm bản “ International Immigrants Presents Vietnam”, bên phải là Ông Nguyễn Trung Châu, bên trái là Luật sư Nguyễn Thanh Phong. Kế đến, hai người cầm hai cờ HK và cờ VN, nối tiếp là hơn mười phụ nữ VN mặc áo dài tím, áo dài vàng , cờ vàng đội nón lá cầm banner “Vietnamese American Community”, theo sau là ba cựu quân nhân Không quân mặc quân phục cầm cờ Hoa Kỳ, Cờ VNCH và Quân kỳ Không quân.



.

Kế đến đại kỳ nằm, rồi đến khoảng mười vị đại diện các cộng đồng từ như đại diện Nam Cali, Bắc Cali, CĐ/HTĐ, MD&VA, CĐ Houston, Texas; CĐ Dallas, Texas, Iowa…Kế đến đại diện quý bà mặc quốc phục VN với áo dài màu sắc rực rỡ, đính kim tuyến và khăn vành, đẹp cổ kính, quý phái.

.
Rồi đến các em trong “Mầm Non VNAY, rồi đến CĐ/HTD, MD&VA mang hình Huế với chùa Thiên Mụ, Cầu Trường Tiền,, Thành Nội và Cờ Vàng, kế đến quý bà mặc áo dài tím, quý ông mặc quốc phục VN áo dài gấm xanh dương, khăn vành xanh. Nhạc diễn hành có lúc là quân nhạc hùng dũng, có lúc thật êm dịu tình tứ, mộng mơ hát về Huế như ” Chùa Từ Đàm”, “Huế Xưa”…với tiếng đàn tranh thanh thót, du dương.



.

Theo sau là đoàn diễn hành của các Cộng đồng Người Việt New Mexico, Cộng đồng Massachusetts, CĐ Iowa, CĐ Florida, Cộng đồng Detroit , Michigan, kế đến đoàn diễn hành của Phong trào đòi lại tên SaiGon với Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ đến từ Úc Châu, theo sau là Cộng Đồng Germany với rất nhiều phụ nữ trong áo dài tím, kế đến phái đoàn “Nhà Việt Nam”, còn rất nhiều đoàn thể trải dài nhiều blocks trên Avenue of Americas, từ đường số 38 đến số 51 ở New York.Khi phái đoàn VN diễn hành qua khán đài chính, MC đã giới thiệu bằng tiếng Việt “Chào Mừng Việt Nam đến New York”



.

Khán giả hai bên đưòng vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt, ngừơi trong phái đoàn diễn hành duyên dáng, tươi cười vẫy tay chào, tất cả bước đều trong niềm hãnh diện sâu xa. Sau khi xem qua đoàn diễn hành của VN với gần hai ngàn ngừơi, trong đó có nhiều phụ nữ kiều diễm thắm tươi và đoàn ngừơi oai hùng với rừng cờ vàng phất phới, quý vị trong Ban tổ chức DHVHQT của New York đã phát biểu, bày tỏ niềm hân hoan được tiếp đón phái đoàn VN và cảm ơn sự tham dự nhiệt tình, thật đông đảo gần hai ngàn người của cộng đồng người Việt.



.

Ngoài nét đẹp văn hóa với trang phục cổ turyền, cuộc diễn hành Văn Hóa năm nay rất thành công về mặt chính trị. Gần hai ngàn người với cờ vàng tung bay phất phới, trải dài trên đại lộ Avenue of Americas của New York, một thành phố thương mãi nổi tiếng của thế giới, đã gởi đi một thông điệp chính trị quan trọng cho CS cũng như thế giới thấy cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ, Nhân Quyền cho Việt Nam vẫn còn tiếp tục.

.
Qua hệ thống truyền hình, truyền thông, chúng ta đã cho CS và thế giới thấy dân tộc VN là một dân tộc kiên cường, bất khuất, dù CS đã xâm chiếm Miền Năm hơn ba mươi bốn năm, người Việt tỵ nạn, lưu vong khắp năm Châu , dù xa quê hương ngàn dặm, nơi chân trời góc biển nào, người Việt Quốc Gia vẫn hướng về quê hương, quyết đấu tranh cho đến cùng, cho đến một ngày người dân VN ở quê nhà có được ấm no, dân chủ, tự do.



.

Mỗi nước có một nét đẹp văn hóa riêng, phải lấy công tâm mà nhìn nhận phái đoàn VN thật đẹp và thật hùng hậu, đã làm rạng danh “Con Rồng Cháu Tiên” . BTC, Ông Nguyễn Trung Châu và Luật sư Nguyễn Thanh Phong, Cô Tara Thu và nhiều vị trong BTC cũng như những vị mạnh thương quân đã đóng góp rất nhiều công sức gây quỹ cũng như tổ chức để thực hiện được cuộc diễn hành thật quy mô và thành công rực rỡ này.



.

Một trong những nhà mạnh thường quân yểm trợ mạnh mẽ cuộc Diễn Hành Văn Hóa hằng năm là Ông Bà Trần Đình Trưòng, Chủ nhân Khách sạn Carter ở New York. Ông Bà Trường đã giúp đồng hương ở xa về bằng cách cung ứng chỗ ở miễn phí trong Khách Sạn Carter. Được biết có gần một ngàn đồng hương đã về tạm trú ở khách sạn Carter trong thời gian về New York dự Diễn Hành Văn Hóa năm nay.



.

Năm nay Cộng Đồng HTĐ, MD và VA gồm hơn năm mươi người, dưới sự hướng dẫn của Ông Chủ Tịch Đỗ Hồng Anh, Ông Lê Minh Thiệp, Phó Nội Vụ, và hầu hết quý vị trong BCH như Bà Tuyết Ngọc, Bà Thanh Hùynh, Ông Đào Hiếu Thảo, Bà Nguyễn Thế Sinh, Bà Kiều Nga, Ông Trần Đình Trữ…



.

Đặc biệt là Ông Nguyễn Văn Đặng đã đóng góp rất nhiều công lao trong chuyến đi tham dự DHVHQT năm nay. Phái đoàn khởi hành ở VA từ năm giờ sáng và trở về lại lúc 10 giờ đêm. Sau một ngày dài trên xe bus và diễn hành dưới trời nắng, nóng hơn mười blocks ở New York, lúc trở về gần nửa đêm người nào cũng mệt nhoài, nhưng tất cả đều biểu lộ nét hâ n hoan, vì đã đóng góp vào việc chung, giới thiệu với thế giới nét đẹp văn hóa dân tộc mình, cũng như cùng nhau hợp tác, thể hiện tình đoàn kết, tạo thành một sức mạnh cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại.



.

Nếu các cộng đồng VN khác cùng ý thức và nuôi dưỡng tình thần dấn thân phục vụ, chúng ta sẽ thành công, không những chỉ thành công trong những cuộc Diễn Hành Văn Hóa QT ở NY, Diễn Hành Độc Lập ở HTĐ Thủ đô HK, mà chúng ta sẽ thành công trong công cuộc đấu tranh tự do, dân chủ và nhân quyền cho hơn tám mươi bốn triệu đồng bào ở VN.

































































Tro ve dau trang


====================================================================
=====================================================================


Sunday, June 28, 2009

Mọi Người Hãy Sám Hối!
Mọi Người Hãy Sám Hối!
Mọi Người Hãy Sám Hối!
Ls Lê Trần Luật
.
Sám hối là việc thực hành mà mọi người thuộc mọi tôn giáo vẫn hay làm như một lời mời gọi. Người Công Giáo thường thực hiện nghi thức sám hối trước khi bước vào những buổi phụng vụ quan trọng.
.
Theo đó, người Công giáo được mời gọi nhìn lại chính mình trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu sót. Người Công Giáo đặt mình trước Chúa, cầu xin Chúa thanh tẩy, để được xứng đáng đến với Chúa (trích từ Radio Vatican).
.
Lời mời gọi ấy đã trở nên rõ ràng và khẩn thiết không riêng gì đối với người Công Giáo mà còn đối với tất cả chúng ta trong lúc này.
.
Một trong những thiếu sót lớn là từ bao năm nay đa số chúng ta đã bàng quan, thờ ơ với bất công và nỗi đau của dân tộc. Hoặc có quan tâm thì cũng dừng lại ở mức độ tìm hiểu.
.
Hằng năm chúng ta hay chứng kiến sự bất thường của dòng chảy sông Mê Kông. Đến hẹn lại lên, lũ tràn về Miền Tây. Lũ cướp đi sinh mạng của hàng chục người, thậm chí hàng trăm người. Lũ rút, bỏ lại nhiều mảnh đời bơ vơ không nơi nương tựa. Trẻ em bỏ học, càng lúc càng nhiều, trẻ em bán vé số càng lúc càng gia tăng. Phụ nữ bán mình nơi đất khách để tìm kế sinh nhai.
.
Người ta bảo: đó là do thiên tai và hậu quả của nó để lại.Hằng năm, sau đợt khô hạn, bão tố lại kéo về cày nát Miền Trung. Bão tàn phá nhiều làng mạc, rồi lại cướp đi nhiều sinh linh. Có khi thật oái ăm vì người ta dự báo bão về phía Bắc, ngư dân lánh bão vào phía Nam và tất cả làm mồi cho cá.
.
Người ta bảo do dự báo thời tiết không được chính xác.Tôi thì không nghĩ vậy! Tôi thì nghĩ người ta vô trách nhiệm!Hằng ngày hằng giờ, người ta vẫn thường lạnh lùng thông báo trên phương tiện truyền thông:
.
“tháng này có khoảng hơn 4000 người chết vì tai nạn giao thông”.

Sinh mạng con người Việt Nam rẻ rúm quá phải không. Tại sao đều là con cái của Chúa mà sinh mạng con người Việt Nam lại bị xem như rác rưới vậy?Không những bàng quan với sinh mạng của người Việt mà chúng ta còn bàng quan với nổi nhục của dân tộc.
.
Chúng ta từng tự hào có lịch sử 1000 năm chống giặc phương Bắc. Nhiều binh hùng tướng mạnh của Trung Quốc đã phải bỏ mạng tại đất nước này, nhưng giờ đây họ lại ngang nhiên xem mảnh đất này như quê cha đất tổ của họ.
.
Họ cho xây dựng thành phố trên đảo của chúng ta, đưa dân của họ đến sinh sống. Họ cấm người dân Việt Nam không được đánh bắt cá ở vùng biển của người Việt.
.
Trên Tây Nguyên, họ vô tư đưa công nhân Trung Quốc sang làm việc. Cao hứng, họ còn đánh những người dân của Việt Nam mà bây giờ chúng ta mới dám mở miệng. Họ mạnh dạn tuyên bố việc bổ nhiệm huyện trưởng huyện đảo của Việt Nam là phạm pháp. Nhục ơi là nhục! Thế mà trong nước, những người lên tiếng để bảo vệ Hoàng Sa Trường Sa thì bị cầm tù. Những người yêu cầu bãi bỏ dự án Bauxite được xem là chống đối lại chủ trương lớn của Đảng.
.
Không những bàng quan với sinh mạng người Việt, nỗi nhục của dân tộc mà chúng ta cũng bàng quan với nhiều nỗi thống khổ của người Việt Nam.Đi tới đâu trên đất nước này cũng tìm thấy người dân khiếu nại, khiếu kiện vì mất đất.
.
Nhiều người cả đời chỉ làm mỗi một việc là đòi lại đất. Họ khiếu kiện, chán chê mê mãi ở địa phương không ai giải quyết, họ bồng bế, dắt dìu nhau đến những thành phố lớn để hy vọng tìm thấy ánh sáng, công lý từ Trung Ương.
.
Lúc đầu thì họ là những người xa lạ. Lâu dần, để chống lại sự sợ hãi, họ tập trung thành “bầy đàn”. Họ ngủ lang thang trên các đường phố, đêm đêm họ chấp tay lạy tám phương bốn hướng với chút hy vọng tìm lại sự thật. Mà nào có được yên thân, họ luôn luôn trong trạng thái thấp thỏm, đề phòng chiến dịch truy quét, vì “người ta” không thích tập trung đông người.
.
Đói rách, họ tìm đến các Nhà Thờ, Nhà Chùa đề xin nương tựa rồi lại tiếp tục tìm công lý... trong vô vọng.Còn biết bao nhiêu oan trái trên đất nước này mà chúng ta đã thờ ơ... im lặng.Một xã hội im lặng đến khó hiểu, ngột ngạt khó thở, chúng ta như người bị bóp mồm bóp miệng không nói được!Với toàn bộ ý nghĩa, sám hối là hành động trong sáng và cao cả.
.
Chúng ta sám hối để có dịp tự nhận thấy những thiếu sót của mình. Chúng ta dũng cảm nhận thấy mình đã bàng quan với bất công và nỗi đau của dân tộc. Trong sám hối, tôi tin rằng mỗi người chúng ta sẽ tự tìm thấy hướng đi đồng hành cùng với khát khao của dân tộc...
.
Sài Gòn, ngày 28-06-2009
Luật sư Lê Trần Luật
=======================================================
=============================================================

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

Chúc Mừng Năm Mới - Diễn Hành Hoa Hồng từ California

3rd Brigade Combat Team Change of Command

Nhạc Phẩm Anh La Ai - Anh Là Ai

"Làm truyền thông, quí vị không có nhiệm vụ phải bảo vệ!" - Vũ Công Lý

Biểu tình lên án VietWeekly và đồng bọn làm tay sai cho Việt Cộng.

Phải Lên Tiếng-Sinh Viên VN bảo Vệ Hoàng Sa,Trường Sa-Ngô Nguyễn Trần

Tôi yêu Tổ quốc tôi

Tin tuc So . net " Viet Nam doi chu quyen Hoang Sa

Lich Su To Quoc Viet Nam

Nam Cali bieu tinh chong Cong ham ban nuoc cua Pham van Dong tren 4000 nguoi tham du

Tai Nam California luc 6PM 14 thang 9 nam 2011, hang ngan dong huong da dung chat khu Tuong Dai Chien Si Viet My, tham du cuoc bieu tinh phan doi TC xam lang VN; vach mat bon CSVN ban nuoc !! Va tranh dau cho nhan quyen VN voi chu de " Dem Thap Nen Niem Tin ".

14-9-11:Bieu tinh chong Tau cong va vc ban nuoc dang bien VN

DapLoisongNui.MP4

Lời Kêu Gọi Thanh Niên Việt Nam Yêu Nước

Tự Đốt Xe Phản Đối VC Bán Nước Tại Siêu Thị Co.op Mart, VT

Lao động Trung Quốc quậy phá nhà dân tại Nghi Sơn, Thanh Hóa

Tội ác bán nước của CSVN- Quốc Hận 30/4/1975 - Phần 5

Bản lĩnh người yêu nước : Biểu tình trong đồn CA

26-8-2011 Tin Vietnam:Wikileak, bieu tinh tai Hanoi ky 11

Demonstration Against China August 21/ Biểu Tình Chống Trung Quốc ngày 21/8

Toàn cảnh cuộc trấn áp biểu tình ngày 17/07

Toi Ac Cong San 2

Biểu tình tại Hà Nội 7/8/11

bieu tinh phan doi TQ tai Sai Gon 6

19-6-2011 tin tuc Vietnam - Sbtn - Bieu tinh chong Tau cong:Saigon & Hanoi

Browse Movies Upload Dậy mà đi hởi đồng bào ơi

6/12/11 Liên Mạng Tranh Đấu cho VN

Saigon bieu tinh demonstration 19/6/2011

Xuong duong cung canh hoa Lai

Demonstration agaist China's aggression in NY June 25th 2011

Video: Biểu tình chống TQ tại Hà Nội 3/7/11

Thanh nien Co Vang va dong bao VN Nam Cali xuong duong

Biểu Tình Chống Trung Quốc tại VN ngày 05.06.2011

Biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn trên biển Đông ngày 5/6/2011

LẤY LẠI HOÀNG SA - TRƯỜNG SA

chùa Hang đảo Lý Sơn - 6 drduongdinhhung Subsc

Tôi Đã Thức Tỉnh - Lê Nguyễn Huy Trần

Mậu Thân, Anh Nhớ Gì Không?

- HUẾ 68 (Nhạc và lời Vĩnh Điện) Tiếng hát Bảo Triều

------------ http://www.bacaytruc.com Tưởng Niệm Huế Tết Mậu Thân (1968)

LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM

6/5/11 LIÊN MẠNG HOA LÀI TRANH ĐẤU CHO VIỆT NAM Tình hình trong nước mấy ngày qua, nhộn nhịp chuẩn bị biểu tình vào ngày 5 tháng 6/ 2011 tại hai thành phố Sàigon và Hà nội, trước các tòa Đại sứ quán Trung cộng để nói lên sự quyết tâm của toàn dân: - Phản đối Nhà nước CS quá nhu nhược làm tay sai cho Tàu công đang hiếp đáp dân lành. Trên biển cả, trong giới hạn Quốc tế đã khằng định theo các hiệp ước qui định, dân chúng VN sống từ đời ông cha để lại chưa bao giờ có một nước nào dám ngang nhiên ngăn cấm việc làm ăn vì cuộc sống độ nhật thường ngày. - Ngày nay Trung cộng ỷ nước lớn giàu mạnh, lại muốn chiếm đoạt cả miền thềm lục địa VN. Cấm dân làm ăn sinh sống trên biển và hải đảo VN có từ cha ông để lai. - Người dân biết lượng sức mình, VN chỉ bằng cái chén, Trung cộng là thúng thì hỏi bằng cách nào mà VN chống đỡ ?! - Chúng tôi chỉ cần xin các nước trong Liên Hiệp Quốc giúp đỡ và giải quyết công bằng cho con dân VN. 2/ Và hiện nay chúng tôi đồng thông báo cho toàn thế giới chính thức biết rằng: - Chúng tôi nhất quyết chống lại Nhà nước CSVN là tay sai của Đảng CS Nga- Tàu. 3/ Toàn dân VN chỉ mong có một nước VN : - Độc Lập - TựDo - Dân Chủ- Phú Cường. Không lệ thuộc bất cứ nước nào. 4/ Toàn dân VN trong và ngoải nước đồng xuống đường cùng một ngày hôm nay để biểu thị tính thông cảm, tình Đồng bào ruột thịt để nói lên tiếng nói chung: - Đảng CSVN chỉ là tay Sai thủ đắc, che giấu làm Việt gian cho Đảng CSQT Nga - Tàu mà thôi ! 5/ Trong suốt 64-65 năm qua, dưới chế độ CS chưa bao giờ có Độc lập - Tự Do - Dân chủ. Toàn dân VN hôm nay đồng nói lên nguyện vọng chung : - Chúng tôi cần Quốc tế hóa VN. Không để các nước lớn lợi dụng Đảng phái riêng tư mà làm thiệt hại nước nhỏ bé VN ?! Trân trọng, ===================================