Đại tướng Không quân Mỹ thăm Việt Nam
Tướng Chandler. Ảnh: wikipedia
.
Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương Mỹ, Đại tướng Carrol Howic Chandler đang có chuyến thăm Việt Nam.>
.
Việt - Mỹ đối thoại chiến lược an ninh và quốc phòng
Chiều qua, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Trung tướng Phạm Hồng Lợi, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã tiếp Đại tướng Carrol Howic Chandler.
.
Trung tướng Phạm Hồng Lợi chúc chuyến thăm tại Việt Nam của Đại tướng Carrol Howic Chandler và các thành viên trong đoàn sẽ thu được kết quả tốt đẹp. Chuyến thăm diễn ra từ ngày 10 đến 13/6.
.
Tướng Chandler phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 1974, sau khi tốt nghiệp Học viện Không quân. Trước khi trở thành Tư lệnh vùng Thái Bình Dường, ông là Tư lệnh vùng Alaska, sau đó làm Phó tổng tham mưu trưởng không quân Mỹ tại Washington DC, phụ trách kế hoạch và tác chiến.
.
Tướng Chandler hiện sống tại Hawaii với vợ và ba con, hai trai một gái.
__._,_.___
Messages in this topic (1) Reply (via web post) Start a new topic
Messages
=======================================
Báo TQ đòi vũ lực để chiếm Biển Đông;
Ngành Hải sản VN tê liệt, chỉ còn chạy có 20% công suất
vì lệnh TQ cấm BiểnBIỂN ĐÔNG (VB Tổng hợp) --
Nhiều dây chuyền chế biến hải sản tại các nhà máy Việt Nam đang báo nguy thiếu nguyên liệu, và có khi chỉ còn chạy có 20% công suất vì lệnh cấm đánh cá Biển Đông do Trung Quốc đưa ra.
.
Tin trên của báo Lao Động số ngày 11-6-2009 ghi nhận từ Hội nghị toàn thể Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản VN (Vasep) tổ chức tại Sài Gòn ngày 10/6.Trong khi đó, Đài BBC cũng hôm Thứ Năm cho biết rằng tình hình TQ cấm ghe cá VN ra Biển Đông chỉ là một “Phép thử của Trung Quốc” trong một chuỗi những mưu tính về chiến lược quân sự và kinh tế.Dù vậy, báo Lao Động ghi rằng phía chính phủ Hà Nội vẫn trấn an người dân: Đại tướng Lê Văn Dũng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng CSVN, nói rằng Hải Quân CSVN chỉ đủ sức bảo vệ ngư dân Việt ở vùng gần, còn ở xa thì ráng tự thành lập thành các đội đánh cá mạnh. Tướng Dũng nói, “Như trên các vùng biển xung quanh đảo Trường Sa, những đảo mà mình quản lý thì ngư dân đánh cá ở đó rất tốt. Có điều, nếu đi ra xa khu vực đó thì mình cũng khuyên bà con ngư dân cố gắng liên kết với nhau thành những đội đánh cá mạnh để chống những hoạt động của tàu nước ngoài, bảo đảm đội hình và bảo đảm an toàn.
.
Hải quân mình đi tuần tra theo vùng biển chứ không thể đi theo từng tàu đánh cá, mà ngư dân VN cũng không đánh cá thành đoàn mà thường đi từng tàu.”Tuy nhiên, tình hình phức tạp này kéo dài đã từ 10 năm nay, theo trang Blog của Mr. Do ghi lại dư luận từ phía thông tin dòng chính Trung Quốc:
.
“Mạng Chinanews.com. cn cho rằng Trung Quốc đã thực hiện mùa nghỉ đánh cá ở vùng biển này suốt 10 năm qua, thường kéo dài từ ngày 1/6 tới ngày 1/8, nhưng phía Việt Nam chưa từng phản đối về điều đó, trừ năm nay. Phía Trung Quốc giải thích mùa nghỉ đánh cá năm nay đã thực hiện sớm hơn nửa tháng, bắt đầu từ ngày 16/5 và kéo dài liên tục 15 ngày.
.
Và việc Việt Nam luôn đưa ra những kháng nghị về vấn đề Nam Hải là không hợp lý, lẽ ra người đưa ra kháng nghị phải là phía Trung Quốc. Mạng này cũng thừa nhận theo tình hình phức tạp ở Hải Nam, tàu Ngư Chính Trung Quốc là lực lượng quan trọng duy trì trên biển và giải phóng quân có năng lực duy trì quyền lợi ở khu vực biển Nam Sa, Nam Hải.” (Mr. Do's Blog)
.
Thực tế là bây giờ ngành chế biến hải sản đang khủng hoảng thiếu, không chỉ vì lệnh cấm biển mà còn vì doanh nghiệp TQ vào phá hoại thị trường vật giá hải sản VN, theo báo Lao Động hôm 11/6/2009:“Ông Trần Văn Lĩnh -
.
Tổng GĐ Cty CP thuỷ sản và thương mại Thuận Phước - Đà Nẵng) cho biết: “Bởi ảnh hưởng lệnh cấm của Trung Quốc, ngư dân miền Trung không dám ra khơi đánh bắt. Những DN chế biến như chúng tôi, đã khó khăn về nguyên liệu, nay cực kỳ khó khăn hơn!”Theo ông Lĩnh, có chút hải sản nào đánh bắt được, thì thương nhân Trung Quốc vào tìm mua bằng bất cứ giá nào, khiến các DN chế biến xuất khẩu hải sản miền Trung gần như không có nguyên liệu để chế biến, sản xuất.
.
Theo các DN, khi nguyên liệu từ biển khan hiếm, họ quay sang thuỷ sản nuôi trồng để chế biến như con tôm thẻ chân trắng. Nhưng ở miền Trung, giá tôm thẻ chân trắng đang từ 39.000-40.000đ/kg đột nhiên cao vọt lên 45.000đ/kg, cao hơn cả giá bán ở ‘vựa’ tôm ĐBSCL, mà không có hàng để mua.
.
Nguyên nhân, lại cũng bởi các thương nhân Trung Quốc đổ vào miền Trung mua tôm thẻ chân trắng và luôn đẩy giá cao hơn 3.000-5.000đ/kg so với DN Việt Nam.(...)...
.
Nhiều DN miền Trung cho hay, họ đang ngó về vùng nguyên liệu miền Nam để mong tồn tại. Tuy nhiên, các DN ở đây cũng đang "đói" nguyên liệu chế biến. Điển hình như Cty CP thuỷ sản Nam Việt (Navico - An Giang) - một "đại gia" trong ngành thuỷ sản, nhiều năm liền dẫn đầu cả nước về kim ngạch xuất khẩu, nhưng hiện 3 nhà máy thuỷ sản được đầu tư công nghệ hiện đại chỉ hoạt động 30%-40% công suất bởi không đủ nguyên liệu.
.
Hoặc ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (vựa thuỷ hải sản lớn nhất Đông Nam Bộ), hàng loạt DN lớn như Cty TNHH East Wind Việt Nam (huyện Tân Thành-chế biến bột cá), từ đầu năm đến nay, chỉ thu mua được khoảng 1/3 nguyên liệu so với cùng kỳ năm ngoái, nên 3 dây chuyền chế biến có tổng công suất lên 350 tấn/ngày chỉ hoạt động được 20%...
.
Thiếu nguyên liệu, suy thoái kinh tế theo Vasep, là nguyên nhân khiến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2009 chỉ đạt chỉ đạt xấp xỉ 30% so với kế hoạch $4 tỷ USD xuất khẩu năm nay.”Đặc biệt, trên báo Tuổi Trẻ số ngày 11/6/2009, một quan chức nói rằng chuyện TQ cấm biển là xưa từ nhiều năm rồi.
.
Ông Nguyễn Việt Thắng, chủ tịch hội nghề cá VN, trả lời Tuổi Trẻ:“- Đây không phải là lần đầu Trung Quốc ra lệnh cấm vi phạm chủ quyền biển của VN, thưa ông?- Vài năm trước, Trung Quốc đã có lệnh cấm này và chúng ta vẫn tổ chức cho bà con sản xuất bình thường, đồng thời lên tiếng phản đối sự vi phạm chủ quyền VN.”Và đài BBC hôm Thứ Năm nóí rằng dư luận đa số công dân mạng TQ đang sôi sục vì cho rằng ghe tàu VN cứ vào vùng Biển Đông “lãnh hải của TQ” mà đánh cá bất hợp pháp. BBC viết:“...
.
Sau khi Việt Nam lên tiếng phản đối lệnh cấm đánh bắt tại biển Đông, đã có không ít kêu gọi từ phía dư luận Trung Quốc đòi Bắc Kinh phải thẳng tay.Tờ báo chính thức China Daily sau khi đăng bài trích lời người phát ngôn Tần Cương nói lệnh này là “không thể tranh cãi”, đã nhận nhiều ý kiến đóng góp của độc giả.
.
Một người viết: “Trung Quốc cần có thái độ cứng rắn hơn về chủ quyền tại Biển Đông”....Người khác thì cho rằng: “Nếu không thể thuyết phục những nước bé nhỏ kia đừng xâm chiếm lãnh thổ Trung Quốc tại Biển Đông, thì làm sao Trung Quốc có thể nhận là Cường quốc đang lên?
.
Lời lẽ hô hào cũng chỉ có giới hạn thôi. Vũ lực đằng sau lời lẽ là điều cần thiết.”Bài trên Đông phương Nhật báo đi xa hơn trong bình luận: “Tình hình hiện nay là cơ hội lịch sử cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông”...
.
Tình hình nhìn toàn bộ, thấy rõ là bất an, vì trong khi Hải quân TQ cố tâm ngăn chận Biển Đông, thì thương lái TQ thu vét hải sản VN với giá phá hoại thị trường, tới nổi công suất nhiều nhà máy hải sản VN chỉ còn chạy có 20% công suất...
.
Chưa có thời nào trong lịch sử VN mà bị ‘truy sát’ như thế, trong khi chính phủ Hà Nội vẫn không dám đưa vấn đề ra Liên Hiệp Quốc hỏi tội TQ về “gây hấn, phá hoại thị trường...”Hay là CSTQ đã mua được cả Bộ Chính Trị Đảng CSVN rồi hay sao?
.
Việt Báo Thứ Sáu, 6/12/2009, 12:00:00 AM
=============================================
===================================================
No comments:
Post a Comment