Phải chăng Nhà nước mặc nhiên chấp nhận kết quả "Giao thiệp của Bộ Ngoại giao Việt Nam với Đại sứ quán Trung Quốc, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam", cho nên Nhà nước CHXHCNVN không muốn quốc dân biết tới quốc nhục này và ra lịnh nhà báo phải rút xuống?
Than ôi Tổ quốc chưa bao giờ bị sỉ nhục như thế này! Đảng CSVN đã bắt cả một dân tộc phải quỳ gối trước những đe dọa của "đồng chi" Trung Quốc.
hta
2009/6/10 Hoang Lan <tngo51@gmail. com>
E. 2009-06-141
Elite. 1000 members Freedom Democracy Human Rights
Bắc Kinh coi thường “đề nghị” của VN: Lệnh cấm đánh cá là hợp lý!Tuesday, June 09, 2009
http://www.nguoi- viet.com/ absolutenm/ anmviewer. asp?a=96218&z=1
Trung quốc tự ý vẽ bản đồ biển Đông đánh dấu phần lớn khu vực này (3/4) hình lưỡi bò là của nước họ.
Hình bên: Tàu Ngư Chính 44183, tàu tuần được cải biến thành tàu tuần tra đánh cá viễn dương lớn nhất của Trung quốc được đưa tới biển Đông, gồm cả các khu vực biển thuộc chủ quyền Việt Nam, thi hành lệnh cấm đánh cá vào mùa đánh cá quan trọng nhật của ngư dân Việt Nam.
HÀ NỘI 9-6 (TH) .- Bắc Kinh từ chối giải toả lệnh cấm đánh cá trên biển Đông theo lời “đề nghị” của Hà Nội, theo lời Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, lấy cớ bảo vệ nguồn thuỷ sản và bảo vệ lãnh thổ của nước họ.
Coi thường Việt Nam?
Tân Hoa Xã thuật theo tin từ tờ Thế giới Thời Báo nói Tần Cương, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung quốc nói Trung quốc có chủ quyền “không thể tranh cãi” đối với các đảo ở biển Nam hải (Việt Nam gọi là biển Đông), bao gồm các quần đảo Tây Sa và Nam Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa) và các vùng biển phụ cận.
Bản tin này thuật lời Tần Cương nói việc cấm đánh cá vào mùa hè là “các biện pháp hành chính thường lệ và hợp lý của Trung Quốc ở biển Nam Hải nhằm bảo vệ sự bền vững của thuỷ sản trong khu vực”.
Nhà cầm quyền Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá trên một vùng biển Đông rộng lớn 128,000 cây số vuông từ 16 tháng 5 đến 1 tháng 8, 2009 ngay cả các khu vực mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi. Nhà cầm Hà Nội vừa lên tiếng phản đối thì ngày 6/6/09, Bắc Kinh loan báo cho tàu Ngư Chính 44183, tàu tuần tiễu kiểm soát đánh cá lớn nhất của họ và rồi đưa thêm 7 chiếc Ngư Chính khác, nhỏ hơn, đến tuần tiễu, thi hành lệnh cấm.
Nhưng một phần lớn khu vực bị Trung Quốc cấm lại là khu vực thềm lục địa mở rộng của Việt Nam cùng với diện tích biển bao quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngoài lời tuyên bố của Tần Cương, người ta chưa biết Bắc Kinh trả lời chính thức cho CSVN thế nào về lời yêu cầu của Hồ Xuân Sơn khi ông này “đã giao thiệp với Đại sứ Trung Quốc Tôn Quốc Tường, lưu ý việc phía Trung Quốc gần đây thực hiện lệnh cấm đánh cá tại một số vùng biển, trong đó có những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông và tăng cường tàu tuần tra, bắt, phạt tàu cá tại những vùng biển này”, bản tin TTXVN được nhiều báo trong nứơc thuật lại ngày 7/6/2009.
Hay Bắc Kinh không thèm trả lời mà chỉ cho Tần Cương bắn tiếng như vậy là đủ?
Hồ Xuân Sơn, trong tinh thần cơ chế “xin-cho” vẫn dùng để cai trị dân để nói khó với Tôn Quốc Tường rằng cái lệnh cấm đó “đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam tại ngư trường truyền thống của Việt Nam, gây bức xúc trong dư luận, không có lợi cho quan hệ hai nước, đề nghị phía Trung Quốc không có các hoạt động cản trở công việc làm ăn bình thường của ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.”
Ngư dân VN điêu đứng
Báo điện tử Vietnamnet, SGTT có một số bản tin về sự điêu đứng của ngư dân Việt Nam khi bị nứơc khác cấm đánh cá ngay trên vùng biển nước mình.
“Chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu ĐNa-66456 - ông Nguyễn Văn Hoà, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng - than rằng: 'Ngay chính vụ cá mà nhiều tàu chúng tôi buộc phải nằm bờ thế này thì chết mất… Thiệt hại từ việc nằm bờ không chỉ thiếu hụt sản lượng, mà còn tiền vay sắm đồ, trả tiền ăn để giữ bạn tàu, chờ đến ngày ra khơi'. Báo VietnamNet ngày 2/6/09 viết. “Theo ông Hoà, thực ra tàu cá Việt Nam đã bị tàu nước ngoài đuổi ngay trên vùng biển Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhiều tàu cá bị đâm chìm, bị bắt phạt hành chính. 'Nhưng chúng tôi có tiền đâu mà nộp phạt. Chúng tôi ngậm đắng nuốt cay chấp nhận, bởi nếu không thì bị dẫn độ về nước họ thì tốn kém nhiều hơn. Thường khi bị bắt, họ chỉ cho 1 tàu còn dầu để chúng tôi kèm dắt nhau vào bờ'- ông Hoà cho biết.”
Ngày 5/6/09, Vietnamnet dựa theo báo cáo từ Sở Ngoại Vụ thành phố Quảng Ngãi nói rằng chỉ riêng tỉnh này “tính từ 2005 đến quý I/2009, tổng số tàu thuyền và ngư dân Quảng Ngãi bị nước ngoài bắt là 74 chiếc, 714 ngư dân, trong đó 33 chiếc với373 ngư dân là bị Trung Quốc bắt.”
Nguồn tin này cho biết thêm “Khi bị Trung Quốc bắt, người thân ngư dân phải nộp tiền chuộc từ 5-7 vạn nhân dân tệ (150-180 triệu đồng) mới đưa được ngư dân về nhà. Ngoài bị bắt ra, Quảng Ngãi cũng có 6 ngư dân bị nước ngoài bắn chết và bị thương (năm 2007).”
Phản ứng yếu ớt
Ngày 8/6/09, Thông tấn xã Việt Nam loan tin “Trung ương Hội Nghề cá Việt Nam vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&TPNTN đề nghị có biện pháp cụ thể để ngư dân yên tâm đánh bắt cá trong vùng biển của VN, đảm bảo đời sống và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Nguyễn Việt Thắng, Thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn CSVN kiêm chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam, ngày 18/5/2009 đã than rằng “Trung quốc cấm người người Việt Nam đánh cá trong khu vực thuộc chủ quyền việt Nam, không thèm đếm xỉa gì đến Việt Nam.” Theo bản tin Đức DPA, và ông này xác nhận “Nhiều trường hợp tàu đánh cá Việt Nam đang ở vùng bị Trung quốc cấm đã bị bắt và bị phạt tiền”.
Một blogger bình luận lời than của ông Thắng trên xcafe rằng “Vùng của Ta mà Họ ra lênh cấm Ta???-Đảng ơi!!!..”
Ngư dân coi mùa đánh cá này là chính vụ. Biển lặng trời êm, không có bão là cơ hội để họ kiếm tiền bù vào những tháng phải nằm nhà. Nhiều ngư dân đã phải bán tàu vì thấy hết cơ hội kinh doanh và không được bảo vệ, theo các báo ở trong nước tuần qua.
Theo bản tin VNNet nói trên “Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã có công văn gửi lãnh đạo các sở NN&PTNT đề nghị nhắc nhở, hướng dẫn ngư dân của mình thực hiện đúng những quy định của luật pháp VN về đánh bắt thủy sản trên biển. Tinh thần là phải bảo vệ quyền lợi, tính mạng, tài sản của ngư dân VN khi khai thác thủy sản trên vùng biển VN.”
Tuy vậy, không thấy có tin tức gì cho biết hải quân CSVN được lệnh điều động đến các vùng biển Việt Nam để bảo vệ ngư dân đánh cá.
Mấy năm qua, CSVN đã mua của Nga một số tàu chiến. 2 chiếc BPS-500, trang bị 2 dàn hoả tiễn chống tàu chiến, 24 hoả tiền phòng không; 5 chiếc tàu Petya-III trang bị hoả tiễn chống tàu ngầm. Hải quân CSVN cũng đang có 4 chiến hạm Tarantul I trang bị hoả tiễn chống tàu chiến có khả năng tấn công tàu chiến xa ngoài 200 hải lý. CSVN cũng có chiến hạm Molniya vận tốc nhanh trang bị 8 hoả tiễn siêu âm chống tàu chiến và 24 hoả tiễn phòng không.
Hiện CSVN đã đặt Nga sản xuất 2 chiến hạm loại Gepard trị giá $350 triệu USD sẽ chỉ được giao vào năm 2010.
Từ năm 1999 đến nay, năm nào Trung quốc cũng loan báo cấm tàu bè đi lại trên biển Đông, gần khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để tập trận hải quân bắn đạn thật. Nhà cầm quyền CSVN thỉnh thoảng có lên tiếng phản đối nhưng không có gì thay đổi.
No comments:
Post a Comment