09/06/2009 10:29 (GMT + 7)
LTS: Việc Trung Quốc ngang nhiên cấm ngư dân các nước đánh bắt cá ở Biển Đông đã gây phản ứng trong dư luận.
Theo yêu cầu của nhiều độc giả, Tuần Việt Nam xin giới thiệu bài viết của hai tác giả Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu - Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Bài viết thể hiện quan điểm và kết quả nghiên cứu riêng của hai tác giả. (Tuần Việt Nam chưa thể kiểm chứng các sự kiện đưa ra trong bài).
Ngày 17/3, Trung Quốc gửi tàu Ngư chính 311 tới Biển Đông[1] để “tuần tra nghề cá” và sau đó còn tuyên bố rằng sẽ tăng cường lực lượng tuần tra bằng cách dùng chiến hạm cũ hay đóng tàu tuần dương mới. Việc tuần tra này được tiến hành cả trong một số vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
BP đưa ra lý do thương mại cho việc rút ra khỏi dự án mặc dù đã đầu tư 200 triệu USD để thăm dò và đã đánh giá vùng Hải Thạch là có thể có nhiều khí đốt nhất trong bồn trũng Nam Côn Sơn. Trước đó, vào năm 2007, Trung Quốc đã đe dọa quyền lợi thương mại của BP tại nước này để áp lực BP rút ra khỏi dự án với Việt Nam.
Như mọi năm khác kể từ năm 1999, Trung Quốc đơn phương tuyên bố cấm đánh cá tại Biển Đông từ vĩ độ 12 trở lên phía Bắc, với cớ bảo quản nguồn lợi thuỷ sản ở Biển Đông. Vùng cấm bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
.
Biển Đông và vấn đề chủ quyền lãnh thổ đất nước
Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích
Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 4)
Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 3)
Lãnh hải Việt Nam, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 2)
Lãnh hải VN, luật biển và Biển Đông - những điều cần biết (kỳ 1)
Trung Quốc không có quyền như thế trong vùng biển quốc tế và càng không có quyền như thế trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác. Bằng việc hành động một cách đơn phương như thế, Trung Quốc đã cố ý vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam và Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của hai nước này, và vi phạm quyền đánh cá mà UNCLOS ban cho tất cả các nước trên thế giới trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
Mục đích của Trung Quốc khi hành động đơn phương không phải là bảo quản nguồn lợi thuỷ sản mà là tỏ với thế giới rằng Trung Quốc làm cái mà nước này gọi là “thực thi chủ quyền một cách hoà bình” ở Biển Đông. Đây là những bước trong chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc để biến 75% diện tích trên Biển Đông thành “cái ao nhà” của họ.
Trong tháng Năm, một số thuyền đánh cá Việt Nam bị tàu nước ngoài bắt, tịch thu cá, phá hoại, đuổi, và đâm chìm.
Trong một trường hợp cụ thể, ngày 19/5, tàu cá của ông Nguyễn
Tàu cá QNg 95048TS bị tàu nước ngoài tông chìm tại điểm cóký hiệu "X", bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Trong một trường hợp cụ thể khác, ngày 19/5/2009 tàu cá QNg 94734 TS của ông Lệ (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) bị một tàu nước ngoài tấn công ngay trên ngư trường lấy đi hơn một nửa số cá vừa đánh bắt được[9]. Đã vậy, trước khi bỏ đi, các thuyền viên của tàu ngoài còn dùng lưỡi lê đâm thủng một chiếc thuyền thúng dùng làm thuyền cứu nạn trên tàu cá.
Trước tình hình này, hàng trăm tàu đánh cá miền Trung không dám ra biển ngay trong chính vụ cá của ngư dân[12].
Những sự kiện này đặt ra nhu cầu bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông.
Trong các vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền hay quyền chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế, từ 12 hải lý ra tới tối đa là 200 hải lý, là vùng có diện tích rộng lớn nhất, có nhiều tiềm năng dầu khí nhất, và có nhiều quyền chủ quyền hơn vùng thềm lục địa mở rộng. Vì vậy, vùng đặc quyền kinh tế có tiềm năng đem lại nhiều quyền lợi kinh tế cho Việt Nam nhất.
Thế nhưng Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục trong việc bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Khẳng định phạm vi vùng đặc quyền kinh tế
Cho tới khi nộp báo cáo về thềm lục địa cho Ủy ban Ranh giới Thềm Lục địa ngày 6/5/2009 và 7/5/2009, Việt Nam chưa công bố rộng rãi ranh giới cụ thể cho vùng đặc quyền kinh tế của mình ngoại trừ trong Vịnh Thái Lan và Vịnh Bắc Bộ.
Trên nguyên tắc, đó là một điều bất lợi cơ bản cho việc bảo vệ quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông. Với thực trạng Trung Quốc có chủ trương và hành động cụ thể để chiếm 75% Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự chưa công bố này lại càng gây bất lợi nghiêm trọng. Việt Nam cần phải quảng bá càng rộng rãi càng tốt phạm vi cụ thể của vùng đặc quyền kinh tế tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của mình, thay vì chỉ tuyên bố nguyên tắc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Tất nhiên việc quảng bá rộng rãi phạm vi cụ thể của vùng đặc quyền kinh tế tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp sẽ không làm cho Trung Quốc ngưng tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế đó. Tác dụng của việc này là làm cho thế giới thấy rõ vùng biển nào thuộc Việt Nam và như thế có hợp lý hay không. Như vậy, mỗi khi Bộ Ngoại giao Việt Nam cần phải phản đối việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế giới sẽ dễ thấy quan điểm của nước nào hợp lý hơn.
Yêu sách của Trung Quốc đối với 75% diện tích Biển Đông là vô lý và Trung Quốc phải ngụy trang cho yêu sách đó bằng sự mù mờ. Việt Nam phải đối trọng điều đó bằng một ranh giới hợp lý và minh bạch.
Sau việc vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế trong báo cáo về thềm lục địa, Việt Nam cần khuyến khích các nhà xuất bản trong nước vẽ ranh giới này trên bản đồ Việt Nam và quảng bá ranh giới này với thế giới và với các cơ quan của Liên Hiệp Quốc.
Ngoài ra, để tranh thủ sự đồng thuận của thế giới, Việt Nam cũng có thể vạch ranh giới vùng đặc quyền kinh tế dùng ngấn thủy triều thấp của bờ biển lục địa và các đảo không bị tranh chấp thay vì dùng đường cơ sở 1982. Như vậy sẽ tăng khả năng đạt được sự đồng thuận trong khi không giảm đáng kể diện tích mà Việt Nam có thể đòi hỏi.
Vì các đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang trong tình trạng tranh chấp, vì hiệu lực để tính vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này chưa được xác định và chưa được các nước trong khu vực công nhận, vì vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sẽ nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế từ lãnh thổ không bị tranh chấp của các nước khác, Việt Nam có thể tuyên bố là sẽ công bố phạm vi vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sau. Như vậy sẽ phù hợp với tinh thần của Tuyên bố 2002 của ASEAN và Trung Quốc về quy tắc ứng xử về Biển Đông.
Thực thi chủ quyền càng đầy đủ càng tốt trong vùng đặc quyền kinh tế
Việt Nam cần phải đầu tư thêm cho lực lượng tuần tra vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hiện nay “trung bình một người trong lực lượng Thanh tra vảo vệ nguồn lợi thuỷ sản phải kiểm soát 1000 km² mặt biển và khoảng 25-30 km bờ biển. Cả nước mới chỉ có chưa đến 100 tàu thuyền làm nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra hoạt động nghề cá trên biển, trong đó chỉ có khoảng 25% là có khả năng hoạt động cách bờ từ 50-100 hải lý [trong khi vung đặc quyền kinh tế ra tới cách bờ 200 hải lý]...Kinh phí hoạt động kiểm tra, kiểm soát bình quân chỉ đủ cho Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tổ chức được từ ba tới năm chuyến biển/năm với thời lượng từ ba đến bảy ngày”[13].
Trong tình trạng tính mạng, tài sản, kế mưu sinh của ngư dân Việt Nam bị đe doạ trong vùng đặc quyền kinh tế phù hợp với UNCLOS của Việt Nam, chúng ta không thể chấp nhận được việc thiếu một đội ngũ có khả năng tuần tra vùng đặc quyền kinh tế.
Tính mạng, tài sản và quyền hợp pháp của công dân Việt Nam cần được bảo vệ trong vùng đặc quyền kinh tế không khác gì trên đất liền.
Về lâu về dài, trong tình trạng Trung Quốc tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nếu Việt Nam thiếu sót trong việc thực thi chủ quyền của mình, trong khi Trung Quốc làm những điều mà nước này gọi là thực thi chủ quyền, thì điều đó ít nhất sẽ tổn hại cho việc tranh thủ dư luận, và không ngăn cản được chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đội ngũ tuần tra vùng đặc quyền kinh tế sẽ đảm nhận nhiều vai trò :
Thể hiện sự hiện diện, thực thi chủ quyền và trách nhiệm của Nhà nước Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế;
Bảm đảm cho ngư dân Việt Nam không phải lẻ loi khi đối phó với những trường hợp có sự xâm phạm chủ quyền đất nước, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Để cho Trung Quốc không tiến hành những điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như ở chỗ không người, hay như đó là vùng đặc quyền kinh tế của họ.
Việc ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế không chỉ là quyền và cần thiết cho sự mưu sinh của họ, mà còn quan trọng trong việc khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy ngư dân Việt Nam không chỉ cần được Nhà nước bảo vệ, mà còn phải được Nhà nước hỗ trợ, thí dụ như:
Nhà nước cần hỗ trợ hơn nữa đối với phương tiện để đánh cá xa bờ, để khuyến khích ngư dân đánh cá trong toàn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thay vì đánh cá gần bờ hơn[14].
Nhà nước cần tài trợ bảo hiểm cho trường hợp ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc bắt phạt hay phá hoại phương tiện đánh cá trong khi hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông.
Đi đôi với bảo hiểm trên, ngư dân cần phải chứng minh được là mình hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hay trong vùng biển quốc tế giữa Biển Đông. Chứng minh này cũng có ích lợi khi các cơ quan có chức năng của Việt Nam cần phải đấu tranh với Trung Quốc.
Đấu tranh ngoại giao
Quan trọng nhất, song song với các biện pháp trên chính phủ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa nhằm phản đối Trung Quốc. Ngoài việc phản đối mạnh mẽ với Trung Quốc, Chính phủ cần tiến hành các biện pháp để thế giới biết rõ sự bất hợp pháp này của Trung Quốc. Đây là việc đã diễn ra từ lâu, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta xem nhẹ. Nếu cứ xem nhẹ, hay tiếp tục thiếu các biện pháp đủ mạnh mẽ, thì hậu quả của nó về sau sẽ khó mà khắc phục được.
***
Việc Trung Quốc ngang nhiên làm điều họ cho là “thi hành quyền chủ quyền” trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cả chục năm qua là một sự xâm phạm nghiêm trọng đến nước ta. Nó xâm phạm và ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản và cơ hội kiếm sống của hàng triệu người dân ven biển. Nó còn ảnh hưởng đến chủ quyền thiêng liêng của đất nước và nguy hiểm hơn, là những bước tiến nguy hiểm trong chiến lược “tằm ăn dâu” của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Chúng ta cần nhận thức về tầm nguy hiểm của việc này và cần chủ động, tích cực và kiên quyết hơn nữa trong việc bảo đảm quyền chủ quyền của nước ta đối với vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó cũng là điều cần thiết để bảo đảm tính mạng, tài sản và đời sống cho hàng triệu người dân ven biển.
Dương Danh Huy và Lê Minh Phiếu
Ghi chú:
[1] http://vietnamnet. vn/chinhtri/ 2009/03/836601/
[2] http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2009/03/090320_ bp_withdrawal. shtml
[3] http://vietnamnet. vn/chinhtri/ 2008/08/800731/
[4] http://www.chinadai ly.com.cn/ cndy/2009- 05/15/content_ 7779091.htm
[5] http://www.chinadai ly.com.cn/ regional/ 2009-05/19/ content_7792657. htm
[6] http://vitinfo. com.vn/Muctin/ Quocte/LA61256/ default.htm
[7] China Daily: http://www.chinadai ly.com.cn/ regional/ 2009-05/19/ content_7792657. htm
[8] http://www.nld. com.vn/200905200 3463412P0C1002/ tau-ca-vn- bi-tau-nuoc- ngoai-tong- chim-tren- bien-dong. htm
[9] http://www.vietnamn et.vn/kinhte/ 2009/06/850893/
[10] Báo Tin chiều Chu Giang, http://news. ifeng.com/ mil/2/200905/ 0521_340_ 1167780.shtml
[11] http://www.bbc. co.uk/vietnamese /world/2009/ 05/090526_ china_patrol. shtml
[12] http://vietnamnet. vn/kinhte/ 2009/06/850893/
[13] Trích từ: “Công uớc biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam”, TS Nguyễn Hồng Thao (Chủ biên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, trang 288
[14] Theo báo Tuổi Trẻ, http://www.tuoitre. com.vn/Tianyon/ Index.aspx? ArticleID= 319421&ChannelID=3.
Về Báo cáo số 91/BC-CP ngày 22-5-2009 của Chính phủ gửi Quốc hội:
THƯ GỬI QUỐC HỘI CỦA GS NGÔ BẢO CHÂU
Thư viết từ Princeton, ngày 27 tháng 5 năm 2009
Kính gửi Quí vị Đại biểu Quốc hội khóa 12:
Đã có khá nhiều phản biện thuyết phục về kinh tế, ảnh hưởng môi trường và an ninh của dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, tôi không có gì bổ sung thêm. Tôi mạn phép cầm bút viết cho Quí vị với tư cách là một công dân suy nghĩ và trăn trở với vận mệnh của đất nước.
Quan hệ Việt Nam-Trung Quốc dài và sâu như chính lịch sử Việt Nam. Người Việt Nam có phông văn hóa, cách suy nghĩ và ứng xử nhiều phần giống người Trung Quốc, không ít người Việt Nam có tổ tiên đến từ Trung Quốc. Quan hệ với Trung Quốc vừa là một phần hữu cơ vừa là một nguy cơ cho sự tồn vong của bản sắc Việt Nam.
Cái tôi muốn đề cập đến trong bức thư này không phải là quan hệ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc mà là chính sách “thực dân mới” của chính quyền Trung Quốc. Cũng như các nước Anh, Pháp trong thế kỷ mười chín, Mỹ trong thế kỷ hai mươi, công nghiệp Trung Quốc trong thế kỷ hai mốt phát triển như vũ bão.
Trung Quốc thực hiện chính sách “thực dân mới” một cách có hệ thống ở châu Phi, châu Mỹ la tinh và mọi nơi có nhiên liệu, khoáng sản trong đó có Việt Nam. Trong trường hợp của Việt Nam, ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc có thể kéo thêm hệ quả nguy hiểm sau đây : quan hệ hữu cơ vốn có của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam trở thành đô hộ văn hóa.
Xin quay lại vấn đề khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Đọc tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc năm 2001 khi Tổng bí thư Nông Đức Mạnh sang thăm Trung Quốc và năm 2006 khi Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào sang thăm Việt Nam, ta nhận thấy một điều hiển nhiên là Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên này và muốn ta khai thác bằng được. Trong những trường hợp như vậy, chỉ suy diễn ta cũng thấy việc này có lợi cho họ nhiều hơn cho ta.
Tuy nhiên, suy diễn thôi không đủ. Nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện đặc biệt quan tâm đến những con số, cá nhân tôi có ý kiến sau đây :
1) Dữ kiện chính của vấn đề là Việt Nam có nguồn tài nguyên bô-xít lớn thứ ba thế giới chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên.
2) Báo cáo của Chính phủ cho biết qui hoạch bô-xít được lập trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng. Tại thời điểm này, kinh tế toàn cầu đi vào khủng hoảng, có nguy cơ kéo dài.
Dữ kiện chính về kinh tế vĩ mô không còn đúng nữa, không rõ hiệu quả kinh tế đã được tính toán lại như thế nào. Trong báo cáo của Chính phủ, phần chắc chắn là phần lỗ những năm đầu, vì là lỗ kế hoạch. Ngay cả tính toán giả định ta cũng chưa rõ là sẽ lỗ kế hoạch bao nhiêu năm.
3) Diện tích sử dụng cho khai thác bô-xít dự kiến là 8,6% tỉnh Đắc Nông là một con số khổng lồ nếu ta nghĩ đó là 8,6m2 trên tổng diện tích 100m2 nhà của ta.
4) Báo cáo cho biết khai thác bô-xít không thể tránh khỏi ảnh hưởng nhất định đến môi trường và có nêu một số giải pháp công nghệ khắc phục. Trong các phản biện có nêu khó khăn đặc thù của ta là khai thác bô-xít ở đầu nguồn một số sông lớn như sông Đồng Nai, chưa có tiền lệ trên thế giới.
5) Báo cáo cho biết dự án có ảnh hưởng tốt cho xã hội, cụ thể tạo ra hàng ngàn công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Nếu so sánh với mức đầu tư hàng tỉ đô-la Mỹ, thì có nhiều cách hay hơn, an toàn hơn, hiệu quả kinh tế nhãn tiền hơn, để tạo vài ngàn việc làm. Lưu ý con số công ăn việc làm trong báo cáo tương đương với con số hộ dân bị di chuyển. Còn viễn cảnh xây dựng trung tâm dịch vụ, khách sạn, du lịch và giải trí xung quanh hồ chứa bùn đỏ, theo tôi, ít có sức thuyết phục.
Xin nhắc lại, cũng như phần đông Quí vị, tôi không phải chuyên gia ngành khai thác khoáng sản, nhưng qua nghiên cứu kỹ Báo cáo của Chính phủ và các phản biện của nó, tôi nhận thấy trong Quy hoạch chung khai thác bô-xít ở Tây Nguyên, phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh. Bối cảnh kinh tế thế giới rất không thuận lợi cho khai thác nguyên liệu thô, vậy cái gì thúc đẩy ta triển khai khai thác ào ạt vào thời điểm này.
Khác với các nước Châu Phi thế kỷ mười chín, đất nước chúng ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Quí vị, phần nhiều ở tuổi cha, tuổi chú của tôi, biết rõ hơn tôi : độc lập chủ quyền của ta không phải tự nhiên mà có. Nước ta có một Quốc hội do nhân dân bầu ra, một Chính phủ do Quốc hội chỉ định, một Quân đội phục tùng Chính phủ. Đó là một thành quả cũng không phải tự nhiên mà có.
Tôi kính mong Quí vị bỏ thời gian, nghiên cứu tường tận Báo cáo dự án khai thác bô-xít Tây Nguyên, các phản biện khoa học của nó, lắng nghe ý kiến cử tri và suy nghĩ đến sự tồn vong của đất nước, để rồi xây dựng quan điểm riêng của Quí vị, trình bày nó rõ ràng trong nghị sự của Quốc hội và chịu trách nhiệm về nó trước các cử tri. Tôi rất biết đây là việc khó, nhưng dù Quí vị muốn hay không muốn, nhân dân đã đặt niềm tin lên vai của Quí vị.
GS. TSKH Ngô Bảo Châu
Giáo sư toán học Đại học Paris 11, Pháp,
Thành viên của Institute for Advanced Study, Princeton, Mỹ.
Địa chỉ hiện tại:
School of Mathematics
Institute for Advanced Study
Einstein Drive
Princeton NJ 08540 U.S.A.
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
Ghi nhận:Nếu thật sự Quốc Hội do nhân dân bầu ra thì đã không có vấn đề khai thac bauxit và an ninh quốc gia không bị đe doạ.
__._,_.___
Messages in this topic (1) Reply (via web post) Start a new topic
Messages
************************VN - News !Dien dan pho bien tin tuc, thoi su, binh luan, thong bao, cao pho, tim than nhan that lac .v.v.v. va tat ca cac su kien "HOT" co lien quan den dat
No comments:
Post a Comment