NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH
ĐỗThái Nhiên
(http://www.vietvusa .com)
Xã hội là môi trường sống của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giúp con người giao lưu với xã hội. Sống đồng nghĩa với đối thoại. Tuy nhiên ngôn ngữ là ngôn ngữ chung. Xử dụng ngôn ngữ chung để diễn tả tâm tình riêng vốn là một công việc vô cùng khó khăn và phức tạp. Dưới chế độ độc tài hà khắc, người thực thi quyền lên tiếng đã phải vừa vận dụng năng lực lên tiếng với tất cả khó khăn của ngôn ngữ chung, vừa tinh vi lách tránh công an văn hóa, công an giáo dục bằng kỹ thuật: dùng cái hư làm nổi bật cái thực, nhắc đến cái thực với ẩn ý đẩy sự suy nghĩ hướng về cái hư. Đó là lý do giải thích tại sao trong lòng của chế độ CSVN đã xuất hiện một số hiện tượng lên tiếng mang nội dung kỳ bí gần như huyền hoặc.
Thac sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh, tốt nghiệp Đại Học Đà Lạt về môn văn. Tháng 9 năm 2007 theo chương trình thu hút nhân tài của tình Quãng Nam, Bích Hạnh được mời dạy môn văn tại trường trung học phổ thông Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quãng Nam. Ngày 01 tháng 06 năm 2009, sở giáo dục và đào tạo Quãng Nam quyết đinh cho thạc sĩ Bích Hạnh thôi việc. Cơ quan này nêu lý do : Bích Hạnh đã “sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách nhà nước; xuyên tạc đường lối của đảng, chủ trương pháp luật của nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhật khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục” (Hết lời dẫn)
Ngày 04 tháng 06 năm 2009, qua cuộc phỏng vấn được phóng viên Thiên Giao của dài Á Châu Tự Do thực hiện, Thac sĩ Bích Hạnh cho biết: Trong thời gian dạy học tại Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bích Hạnh có đề cập đến 04 sự kiện sau đây:
1) Sự kiện (1): Sau giờ giảng dạy về tác phẩm “Hai Đứa Trẻ” của Thạch Lam, Bích Hạnh
khuyên học trò nên tự nghiên cứu, tim tòi thêm trên internet. Cô giáo thạc sĩ Bích Hạnh ân cần nói cho học trò biết trên mạng internet có nhiều tài liệu “rất thú vị”(chữ dùng của Bích Hạnh).
“Hai Đứa Trẻ” là truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam, Nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Hai chị em Liên và An là hai đứa trẻ. Họ là cư dân của một phố huyện hẻo lánh. Đời sống ở đây nghèo nàn, buồn chán và không lối thoát. Hàng ngày Liên và An chỉ trông chờ tới tối để được ngắm nhìn chuyến tàu đêm từ xa ghé qua phố huyện. Tàu đêm là một đoàn tàu sang trọng, tiện nghi, màu sắc và ánh sáng rực rỡ. Tàu đêm là cửa sổ giúp người dân phố huyện nhìn ra thế giới bên ngoài. Tàu đêm vừa là tấm gương vừa là giấc mơ để phố huyện vươn mình lên.
So với thế giới tiến bộ ngày nay, đất nước Việt Nam chẳng khác nào phố huyện của Thạch Lam ngày xưa. Nếu tàu đêm là của sổ của phố huyện thì internet là cửa sổ của Việt Nam. Internet mở ra trước mắt Việt Nam, trước mắt lớp học do cô giáo Bích Hạnh hướng dẫn cả một xã hội quốc tế phồn vinh trên nền tảng dân chủ và nhân quyền. Đó là lý do giải thích tại sao sau giờ giảng văn có chủ đề “Hai Đứa Trẻ” thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh đã nói với học trò về internet.
2) Sự kiện (2): Tiếp tục đề cập tới những tin tức trên internet, Bích Hạnh cho học trò
biết Cô có đọc một bài viết trên web mạng của giáo sư Lê Hữu Mục. Bài này chứng minh: Nhật Ký Trong Tù không phải của ông Hồ. Một học trò của Bích Hạnh phản đối ý kiến vừa nêu với lời lẽ nguyên văn rằng: “ Bác Hồ là thần tượng của cả dân tộc, tại sao lại có thông tin như vậy?” Bích Hạnh ôn tồn trả lời học trò: “ Cô tin sự thật, cái đẹp, chân lý luôn luôn tồn tại, cho dù ai đó có tìm cách phủ nhận”
Ý kiến của cậu học trò về ông Hồ là ý kiến theo cảm tính, ý kiến của ngừơi có nhiều năm bị dạy dỗ bằng giáo dục nhồi sọ. Ý kiến của cô giáo là ý kiến của lý trí. Bích Hạnh nhấn mạnh: “Chân lý luôn luôn tồn tại dù ai đó tìm cách phủ nhận” Dĩ nhiên “ai đó” ở đây là đảng CSVN chứ không là giáo sư Lê Hữu Mục. Vấn đề không là ông Hồ có phải là thần tượng của dân tộc Việt Nam hay không, vấn đề chính là ông Hồ có đích thực là tác giả của Nhật Ký trong Tù hay không? Chân lý mà cô Bích Hạnh muốn nói tới chính là chân lý rằng: Ông Hồ là người có biệt tài ăn trộm, ăn trộm tên, ăn trộm vợ, ăn trộm văn thơ và đặc biệt nhất là ăn trộm quyền hành của nhân dân.
3) Sự Kiện (3): Đối với bài học “Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn”, bằng vào kiến thức tổng
quát, mọi người đều thừa biết: người phỏng vấn phải đặt câu hỏi ngắn gọn, đúng trọng tâm. Người trả lời phỏng vấn phải đáp trả chính xác nội dung câu hỏi. Tránh kiểu trả lời gian dối, nhất là gian dối trắng trợn. Cô giáo Bích Hạnh nhận định về người trả lời phỏng vấn như sau: “Cách trả lời phỏng vấn rất quan trọng. Nó cho người ta biết người trả lời phỏng vấn có kiến thức bao nhiêu, văn hóa như thế nào, văn hóa ứng xử ra sao.” (Hết lời dẫn)
Sau các nhận định vừa kể, cô Bích Hạnh nói với phóng viên đài Á Châu Tự Do rằng: “ Tôi có lấy một thí dụ bên lề là khi Nông Đức Mạnh ra nước ngoài, có người hỏi: “ Ở Việt Nam nhiều người nói ông là con bác Hồ, ông nghĩ sao về điều này?”. Tôi nói với học sinh, tôi nghe phong thanh ông ta không nói có, cũng không trả lời không, chỉ trả lời “Ở Việt Nam ai chẳng là con, là cháu bác Hồ”.(Hết lời dẫn)
Câu trả lời của Nông Đức Mạnh hiển nhiên là kiểu đối đáp của những tay cờ bạc bịp trên các vỉa hè nơi thị tứ. Vì vậy cô giáo Bích Hạnh chỉ cần thuật lại cho hoc sinh nghe câu chuyện Nông Đức Mạnh mà không cần kèm theo lời bình luận nào.
4) Sự Kiện (4): từ Nông Đức Mạnh nhìn lại Hồ Chí Minh, vẫn trong cuộc phỏng vấn ngày
04/06/2009, thạc sĩ Bích Hạnh phân trần với đài Á Châu Tự Do rằng: “Tôi chỉ dạy học trò cách trả lời phỏng vấn. Tôi không có ý định nói bác Hồ có con riêng hay chuyện này chuyện kia. Nhưng ban tuyên giáo tỉnh ủy Quãng Nam nói cô Hạnh nói bác Hồ có con riêng. Đồng thời, còn có một nội dung trong đó cô nói không nên thần thánh hóa bác Hồ.
Tôi không nói là không nên thần thánh hóa bác Hồ. Tôi nói rằng mọi thiên tài đều là con người. Trước khi nhìn nhận là một thiên tài, hãy nhìn nhận dưới góc cạnh một con người để thấy chất người trong con người của họ”
(Hết lời dẫn)
Những trình bày của Cô giáo Bích Hạnh cho thấy vị giáo viên thạc sĩ này đã khôn ngoan tránh xa vấn đề có nên thần thánh hóa ông Hồ hay không. Thay vào đó, Bích Hạnh đề nghi mọi người hãy nhìn Hồ Chí Minh dứơi góc cạnh của một con người trước khi đưa ông Hồ lên hàng thần thánh. Về mặt con người, Hồ Chí Minh là người có nhiều ngày sanh khác nhau, ngày chết không ghi chính xác, suốt đời không một lần nhắc đến cha, đến mẹ. Những ngày gần qua đời ông Hồ chỉ mong được đi gặp ông Karl Marx, ông Lenine. Ông, Bà Tổ Tiên và Trời Phật không có trong đầu của ông Hồ. Hồ Chí Minh là người mang nhiều tên họ khác nhau, đặc biệt là tên Trần Dân Tiên, tác giả những bài Hồ ca tụng Hồ. Mặc dầu ẩn trốn dưới nhiều tên khác nhau ông Hồ vẫn bị dư luận ghi nhận là người phạm nhiều tội ác nhất trong thế giới của những tay độc tài. Không một vị thánh nào lại có quá khứ tồi tệ như Hồ Chí Minh. Nói cách khác chỉ có những người không bình thường về mặt trí tuệ mới thần thánh hóa Hồ Chí Minh. Đó là thông điệp mà thạc sĩ Bích Hạnh muốn gửi cho học trò của Cô chung quanh vấn đề thần thánh hóa Hồ Chí Minh.
Với học vị thạc sĩ do chính chế độ Hà Nội đào tạo, cô giáo Bích Hạnh tiến vào trường trung học Nguyễn Bỉnh Khiêm theo lời mời “thu hút nhân tài” của tỉnh Quãng Nam. Từ vị trí được chế độ ưu đãi như vừa kể thạc sĩ Bích Hạnh đã lạnh lung từ bỏ mọi quyền lợi riêng tư để dũng cảm nói lên hai chân lý:
Một là chế độ Hà Nôi từ Hồ chí Minh trở xuống bao gồm toàn những ma quỹ, khoác áo thần thánh. Họ là kẻ tham ô không giới hạn, hại dân không cảm giác, bán nước không lưỡng lự.
Hai là muốn đất nước cất cánh tiến bộ, người Việt Nam cần tích cực theo giỏi internet để hiểu biềt tường tận thế nào là sự gắn bó giữa kinh tế thị trường và chính trị dân chủ nhân quyền. Song song với việc học hỏi internet như vừa nói toàn dân Việt Nam cần phải đào thải chế dộ Hà Nội bằng mọi phương cách nhằm mở đường cho sự xuất hiện của thể chế tự do dân chủ.
Điều đặc biệt nhất là thạc sĩ Nguyễn thị Bích Hạnh đã dũng cảm bước những bước cứu nước một cách tinh vi và khoa học đến độ không một viên chức nào của chế độ, kể cả công an, dám trực tiếp đối mặt với Bích Hạnh để thẩm vấn và tranh luận. Nhà cầm quyền Hà Nội chỉ có thể âm thầm cho Bích Hạnh thôi việc. Quả thực, trong mọi tình huống của lịch sử, Việt Nam không bao giờ vắng bóng nữ anh thư./.
ĐỗTháiNhiên
(http://www.vietvusa .com)
Dân tộc Kinh là gì?
· Nước Việt Nam chỉ có dân tộc Việt thuần nhất về văn hóa, ngôn ngữ và phong tục tập quán, chiếm đa số (87%) trong 54 dân tộc. Nước Việt Nam không có dân tộc Kinh.
· Dân tộc Kinh là dân tộc thiểu số (khoảng 15 ngàn người) trong 56 dân tộc của Trung Quốc.
Đọc những tài liệu liên quan đền dân tộc Việt Nam phổ biến trên internet gần đây, chúng ta đều không khỏi ngạc nhiên về một nhóm từ mới dùng để chỉ dân tộc Việt: Dân tộc Kinh.
Vậy dân tộc Kinh là gì? Tại sao dân tộc Việt lại biến thành dân tộc Kinh?
Trước hết, chúng ta hãy nêu ra một vài dẫn chứng về sự đổi thay lạ lùng này:
1- . Bài của Quốc Việt – biên soạn theo tài liệu nước ngoài – (nguồn www.temvn.net) :
“DÂN TỘC KINH TẠI TRUNG QUỐCDân tộc Kinh (the Kinhs - the Jings – The Gins) là dân tộc chiếm đa số trong cộng đồng 56 dân tộc Việt Nam (thực ra là 54 – tác giả viết lầm) với hơn 70 triệu người. Tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa, dân tộc Kinh chỉ là một dân tộc thiểu số trong cộng đồng 56 dân tộc. “
2- Bài của Thanh Trúc, phóng viên RFA:
“Việt Nam là quốc gia có 54 dân tộc anh em, trong đó lớn nhất là dân tộc Kinh ở các tỉnh thành khắp ba miền đất nước”.
3- Tài liệu của trang Web Chim Viet Canh Nam về 54 dân tộc Việt cũng gọi dân tộc Việt là dân tộc Kinh.
: http://chimviet. free.fr/dangnet/ 54dantoc/ dtv00001. htm
Tìm hiều nguồn gốc danh từ “Kinh” và “Thượng”.
Trước năm 1975, tại miền Nam chúng ta thường hay nói “Kinh Thượng một nhà” để chỉ tình đoàn kết giữa đồng bào sống ở miền suôi (miền đồng bằng, kinh thành, kinh đô) với đồng bào sống ờ cao nguyên (thượng du, mạn ngược). Người Kinh mà người Thượng thường hay gọi để chỉ những người dân sống dưới đồng bằng, kinh thành, kinh đô… bao gồm người Việt, người Hoa, người Chàm, người Khơ Me…Ngược lại, những người dưới đồng bằng gọi người dân sống ở cao nguyên là người Thượng bao gồm nhiều dân tộc thiểu số như Thổ, Mán, H’Mông, BaNa, Gia Rai, Ê Đê…
Nghĩa ngữ nhóm từ “người sinh sống tại một địa phương” trong tiếng Việt được hiểu là “người địa phương đó”. Thí dụ những người sinh sống tại Hà Nội, ta gọi là “người Hà Nội”. Nếu ai sinh sống tại Sài Gòn, ta gọi là “người Sài Gòn”…”
Như vậy, nhóm từ “người sinh sống tại một địa phương” không có nghĩa là một dân tộc của nước Việt Nam, nói cách khác, nước ta không hề có dân tộc Hà Nội, dân tộc Sài gòn, dân tộc Kinh, dân tộc Thượng, mà chỉ có người Hà Nội, người Sài gòn, người Kinh (gồm nhiều dân tộc), người Thượng (gồm nhiều dân tộc)…
Ngoài ra, ngày nay, người Việt di dân lên sinh sống ở cao nguyên ở rất đông. Thí dụ ở Tây Nguyên, số người thuộc dân tộc Việt đã chiếm đa số với khoảng 4 triệu người so với những sắc tộc thiểu số khác sinh sống tại đây (dưới 20% dân số Tây Nguyên – theo Nguyên Ngọc http://www.viet- studies.info/ kinhte/NguyenNgo c_TayNguyen. pdf ). Vì tình trạng chiến tranh trước đây, số người sinh trưởng tại cao nguyên mà ta gọi là người Thượng, nay đã di cư xuống ở miền đồng bằng khá đông.
Định nghĩa “Dân tộc là gì?”
Tham khảo nguồn tài liệu trên internet, ta tạm thời chấp nhận những định nghĩa sau đây:
Dân tộc là:
Cộng đồng người hình thành trong lịch sử có chung một lãnh thổ, các quan hệ kinh tế, một ngôn ngữ văn học và một số đặc trưng văn hoá và tính cách.
Thí dụ: Dân tộc Việt, Dân tộc Nga.
Tên gọi chung những cộng đồng người cùng chung một ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế và văn hoá, hình thành trong lịch sử từ sau bộ lạc.
Thí dụ: Việt Nam là một nước có nhiều 'dân tộc'.
Đoàn kết các 'dân tộc' để cứu nước.
(Hồ Ngọc Đức, Free Vietnamese Dictionary Project (chi tiết)
Lấy từ “http://vi.wiktionar y.org/wiki/ d%C3%A2n_ t%E1%BB%99c)
Nguồn gốc dân tộc Việt:
Có nhiều giả thuyết. Ta tạm thời chấp nhận: “ Dân tộc Việt có nguồn gốc là dân tộc Lạc Việt, cùng chủng tộc với nhóm dân Bách Việt sinh sống tại Lĩnh Nam (phía nam dẫy núi Ngũ Lĩnh và Động Đình hồ) của nước Trung Hoa thời xưa. Xin nhớ: trước thời nhà Tần xâm lăng Bách Việt, miền Lĩnh Nam không thuộc về nước Tàu. Tất nhiên dân Bách Việt bao gồm nhiều tộc Việt cũng không phải là người Tàu và nước Nam Việt sau đó cũng không phải là nước Tàu . Nếu Nam Việt là nước Tàu hay thuộc về nước Tàu thì hà tất nhà Hán phải sai Lộ Bác Đức đem quân đi xâm lăng nước Nam Việt?”:
http://www.hungsuvi et.us/vanhoa/ Timhieunguongocd antocViet. html
Dân tộc Kinh là dân tộc thiếu số của 56 dân tộc Trung Quốc
Nước Việt Nam chỉ có người Kinh (khác với người Thượng) sống dưới đồng bằng mà không có dân tộc Kinh. Nhưng nước Tàu có dân tộc Kinh là một dân tộc thiểu số với khoảng 15 ngàn người trong số 56 dân tộc Trung Hoa. Đây là những người Việt đã di cư từ vùng Đồ Sơn thuộc Việt Nam sang 3 đảo nhỏ Vạn Vĩ, Vu Đầu và Sơn Tâm thuộc tỉnh Quảng Tây, gần biên giới Hoa Việt vì “chẳng may” 3 đảo này lại thuộc về Trung Quốc:
“Giáo-Sư Nguyễn Văn Canh nói về việc “Trung-Hoa đòi nhượng đất” và “Pháp cắt dất” như sau: Ðiều 3 Hiệp ước Thiên tân có nói rằng " ở nơi nào nếu cần, có thể điều chỉnh lại chi tiết cho đúng để đưa đến một biên giới thực sự cho Bắc kỳ". Phía Trung Hoa vin vào đó, giải thích dấu hiệu này như là giúp đưa đến những sắp xếp sâu rộng, coi như bồi thuờng về đất đai đối với những nhượng bộ chính trị mà Trung Hoa đã ưng thuận ở nơi khác. Lý hồng Chương giải thích cho Đô đốc Rieuner :"Nước Pháp đã được quá nhiều khi chiếm được Bắc Kỳ, một xứ chư hầu của Trung Hoa từ 600 năm nay... Điều này làm tôi rất đỗi ưu tư; cần có một đền bù dưới hình thức nhường một ít đất ở vùng biên giới của Annam đối với tôi như thế là đủ"
“Công ước phân định biên giới trong tình trạng này đã chấp thuận nhượng một phần lãnh thổ Việt nam cho Trung Hoa ở nơi có tranh chấp giữa hai Ủy Ban. Có 2 địa điểm tranh chấp chính được nhượng choTrung Hoa: (1) trên biên giới Vân Nam, là tổng Tụ long, hòan toàn thuộc về đất của Vương quốc Annam và chừng 3/4 đất đai của tổng này bằng 750 cây số vuông được nhượng cho Trung Hoa và (2) thuộc tỉnh Quảng Đông là mũi Packlung và "khu vực người Việt nằm trong lãnh thổ Trung Hoa (Vũ Hữu San - Hải Giới Việt Hoa – http://vuhuusan. 110mb.com/ haigioi.htm)
Tàu muốn gì trong việc gọi dân tộc Việt là “dân tộc Kinh”?
Là người Việt, chúng ta ai cũng biết các triều đại người Tàu luôn luôn dạy con cháu của họ rằng: “nước Việt Nam chỉ là một quận huyện của họ và người Việt Nam cũng xuất phát từ người Tàu mà ra. Họ rất ghét Triệu Đà và nước Nam Việt vì ông vua có nguồn gốc phương bắc này dám chống lại Thiên Triều (thực ra xưa kia Triệu Đà là người nước Triệu, bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt để sát nhập vào nước Tàu), nhất là thừa tướng Lữ Gia người Nam Việt đã dám công khai chống lại quân tướng nhà Tây Hán. Từ khi nhà Hán sai Lộ Bác Đức tiêu diệt xong nước Nam Việt vào năm 111 trước Công Nguyên, các triều đại Trung Hoa tiếp theo không bao giờ gọi dân tộc ta là người Việt cả, và không hề chấp nhận những tên gọi nước ta như “Đại Cồ Việt”, “Đại Việt”, Việt Nam”…do vua nước ta đặt ra. Họ chỉ gọi dân tộc Việt là “Giao Chỉ” sau đó (đời Đường) đổi thành “An Nam” và phong cho những vị vua nước ta là “Giao Chỉ Quận Vương” hoặc “An Nam Quốc Vương”. Thực dân Pháp cũng vậy, chúng toa rập với Tàu gọi người Việt là An Nam (Anamite).
Ngày nay, kể từ khi cố vấn Tàu thành công trong việc khuất phục được đảng CS Việt Nam cầm quyền cai trị nước ta, họ luôn luôn tìm cách đồng hóa nước ta , hết bằng phương tiện quân sự (chiến tranh biên giới 1979, chiến tranh Biển Đông -1987?), đến phương tiện “diễn biến hoà bình” (hiệp ước biên giới đất liền và biển, dự án Bauxite, chi ếm c ứ Hoàng Sa, Trường Sa…). Rồi thừa thắng xông lên, cán bộ Việt gốc Tàu đang xâm nhập vào lãnh vực văn hóa và lịch sử Việt Nam . Hàng loạt những sự thay đổi về Lịch Sử và Văn Hóa Việt Nam như dời lại thời kỳ Bắc Thuộc gần 100 năm (từ -111 thành -207) (?), dùng nhiều từ Hán như “lễ tân”, “công hàm”, “hộ chiếu”, “tham quan”…(ngược hẳn với thời gian trước chiến tranh 1979, lúc đó dùng từ Việt quá lố như “máy bay lên thẳng”, lính thủy đánh bộ “, “Xưởng đẻ”, …).
Chủ trương biến “dân tộc Việt” thành “dân tộc Kinh” - một dân tộc thiểu số trong 56 dân tộc Trung Hoa, phải chăng đây cũng là “điểm” trong kế hoạch đồng hóa Việt Nam thành quận huyện của Tàu, và dân tộc Việt Nam thành dân tộc thiểu số của Tàu?
Chúng ta cần tỉnh táo trước âm mưu đen tối của kẻ thù truyền kiếp phương Bắc. Lịch sử đã chứng minh nước Tàu dù mạnh, dù giàu đến mấy cũng không thề khuất phục nổi dân tộc Việt tuy nhỏ bé kém thế hơn, nhưng tinh thần quật cường bầt khuất lúc nào cũng mạnh hơn.
Chúng ta hãy noi gương bất khuất của danh tướng Trần Bình Trọng:
“Thà làm Quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc”
Vương Sinh
thuan nguyen
No comments:
Post a Comment